"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870078
Đang truy cập:76

KHẢI HUYỀN BÀI 15-

buy abortion pill

abortion pill online philippines

 DÂN ĐẮC THẮNG TRONG

HỘI THÁNH TẠI PHI-LA-ĐEN-PHI-ĐƯỢC CẤT LÊN

TRƯỚC ĐẠI NẠN VÀ LÀ CỘT TRỤ TRONG ĐỀN THỜ

CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong bài này, chúng ta đến với Hội thánh tại Phi-la-đen-phi, tức Hội thánh có tình yêu Anh em (3:7-13). Trong tiếng Hi Lạp, Phi-la-đen-phi có nghĩa là tình yêu anh em. Là dấu hiệu. Hội thánh tại Phi-la-đen-phi báo trước về nếp sống Hội thánh đúng đắn được khôi phục bởi các anh em, những người được Chúa dấy lên vào đầu thế kỉ thứ 19 ở Anh. Như Hội thánh Cải chánh, được báo trước qua Hội thánh Cải chánh, được báo trước qua Hội thánh tại Sạt-đe, là sự phản ứng đối với giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo được báo trước qua Hội thánh tại Thi-a-ti-rơ, thì Hội thánh của tình yêu anh em cũng là sự phản ứng đối với Hội thánh Cải cánh chết choc. Sự phản ứng này sẽ tiếp tục là một chứng cớ chống lại đối với cả Thi-a-ti-rơ bội đạo và giáo hội Cải chánh suy thoái cho đến khi Chúa trở lại

I. ĐẤNG PHÁT NGÔN

A. Đấng thánh, Đấng chân thật

Câu 7 chép: “Đấng thánh, Đấng chân thật….phán rằng”. Đối với Hội thánh của tình yêu anh em, Chúa là “Đấng thánh, Đấng chân thật” mà qua Ngài và bởi Ngài, Hội thánh khôi phục có thể trở nên thánh biệt, được phân rẽ khỏi thế giới và trở nên chân thật, trung tín đối với Đức Chúa Trời

B. Đấng có chìa khóa của Đa-vít

Đối với Hội thánh khôi phục, Chúa cùng là Đấng có “chìa khóa của Đa-vít” (c.7), tức chìa khóa của vương quốc, với uy quyền mở và đóng. Không bao nhiêu người biết ý nghĩa của từ liệu “chìa khóa của Đa-vít”. Theo Sáng Thế Kí chương 1, khi tạo dựng con người, Đức Chúa Trời đã ban cho họ quyền thống trị muôn vật. Sự kiện này cho thấy rằng theo ý định của Đức Chúa Trời, con người phải trở nên quyền lực để đại diện cho Đức Chúa Trời ở trên đất. Tuy nhiên, do sự sa ngã, con người đã đánh mất quyền lực ấy và chưa bao giờ phục hồi lại quyền lực ấy hoàn toàn. Con người không giành lại được quyền thống trị ở trên đất để đại diện cho Đức Chúa Trời. Trong đời sống của A-đam, A-bên, Ê-nót, Hê-nóc và Nô-ê, chúng ta không thấy quyền lực này. Chúng ta cũng không thấy quyền lực này. Chúng ta cũng thấy quyền lực này. Chúng ta cũng không thấy quyền lực này trong đời sống của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Mãi đến khi tuyển dân của Đức Chúa Trời, tức con cái Israel, vào miền đất tươi tốt và xây dựng đền thờ, chúng ta mới lại thấy quyền lực này. Có vẻ như đền thờ được Sa-lô-môn. Xây dựng, nhưng thật ra được Đa-vít xây dựng vì ông ở đằng sau công việc xây dựng đền thờ. Xin nhớ lại điều được bày tỏ trong Sáng Thế Kí 1:26. Đức Chúa Trời tạo nên con người theo hình ảnh của chính Ngài để họ có thể biểu lộ Ngài và đại diện Ngài bằng quyền thống trị của Ngài. Đền thờ liên quan đến hình ảnh của Đức Chúa Trời vì đền thờ như nhà Đức Chúa Trời là sự biểu lộ của Ngài. Đền thờ được xây dựng trong thành. Đền thờ tượng trưng cho sự biểu lộ của Đức Chúa Trời, còn thành tượng trưng cho quyền thống trị của Đức Chúa Trời. Hình ảnh và quyền thống trị được khải thị trong Sáng Thế Kí chương 1 đã được ứng nghiệm trong đền thờ và thành ít nhất là một mức độ nào đó. Trong đền thờ, chúng ta có hiện diện của Đức Chúa Trời vì sự biểu lộ của Ngài, và trong chúng ta có quyền thống trị của Đức Chúa Trời, Vua của Đức Chúa Trời ở trong thành, đại diện cho Ngài khi ông cai trị ở trên đất

 

Đây là nền tảng cần thiết để hiểu chìa khóa của Đa-vít là gì. Chìa khóa Đa-vít nắm giữ là chìa khóa về toàn bộ sự thống trị của Đức Chúa Trời. Sự thống trị của Đức Chúa Trời bao gồm toàn thể vũ trụ, đặc biệt là nhân loại. Sự thống trị này có một chìa khóa mà người sở hữu chìa khóa này là người từng đánh trận cho vương quốc và chuẩn bị vật liệu xây dựng đền thờ. Tên của người ấy là Đa-vít. Đa-vít đại diện cho Đức Chúa Trời trong việc thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất. Do đó, ông có chìa khóa về sự thống trị của Đức Chúa Trời trong vũ trụ. Tuy nhiên, Đa-vít chỉ là hình bong chứ không phải là thực tại. Đa-vít thật là Đấng Christ, tức Đa-vít lớn hơn. Ngài là Đấng xây dựng đền thờ của Đức Chúa Trời, tức Hôi thánh, và thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời. Vì vậy, ngày nay trong Hội thánh vừa là nhà vừa là vương quốc, chúng ta có sự biểu lộ và sự đại diện của Đức Chúa Trời. Là Đa-vít lớn hơn, Đấng Christ đã xây dựng nhà của Đức Chúa Trời, tức đền thờ thật, và đã thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời, tức là sự thống trị mà trong đó Ngài thi hành toàn bộ uy quyền để đại diện cho Đức Chúa Trời. Vì thế, Ngài cầm chìa khóa của Đa-vít. Chìa khóa của Đa-vít là điều gì đó đại diện cho Đức Chúa Trời để mở toàn thể vũ trụ ra cho Đức Chúa Trời. Đây là chìa khóa của Đa-vít mà Đấng Christ đang nắm giữ. Tù liệu này cho thấy Đấng Christ là trung tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng biểu lộ là đại diện cho Đức Chúa Trời, tức Đấng cầm chìa khóa để mở ra mọi sự trong sự thống trị của Đức Chúa Trời

C. Đấng mở và đóng

Câu 7 cũng chép rằng Christ là Đấng “mở thì không ai đóng được, đóng thì không ai mở được”. Vì chìa khóa hoàn vũ, tức chìa khóa của gia tể Đức Chúa Trời ở trong tay Ngài, nên Ngài mở và đóng

Như chúng tôi đã chỉ ra, hầu như mọi điều được tìm thấy trong sách Khải Thị đều không phải là mới mà là sự ứng nghiệm của những điều được khải thị trong Cựu Ước. Đối với Chìa khóa của Đa-vít cũng vậy. Ê-sai 22:22-24 là lời tiên tri về Christ là Đấng cầm chìa khóa của Đa-vít. Ý tưởng sâu xa trong việc Christ cầm chìa khóa của Đa-vít được tìm thấy ở đây. Ê-sai chương 22 nói tiên tri rằng Christ không những là Đấng cầm chìa khóa của Đa-vít mà còn là cây đinh hay cây cọc. Không bao nhiêu Cơ Đốc nhân từng nghe Đấng Christ là một cây đinh. Nếu xem xét văn cảnh của Ê-sai chương 22 và nếu đọc phần Kinh Thánh về Christ là Đấng cầm chìa khóa của Đa-vít trong Khải Thị chương 3, anh em sẽ nhận thấy rằng Christ cầm chìa khóa của Đa-vít là vì nhà của Đức Chúa Trời, vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Chủ đề chính trong Ê-sai chương 22 là nhà của Đức Chúa Trời. Và bức thư gửi cho Hội thánh tại Phi-la-đen-phi cuối cùng đề cập đến Giê-ru-sa-lem Mới. Những người đắc thắng tại Phi-la-đen-phi sẽ là cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời, và cuối cùng đền thờ của Đức Chúa Trời sẽ được mở rộng thành Giê-ru-sa-lem Mới sẽ không còn đền thờ, vì trong cõi đời đời, đền thờ sẽ được mở rộng thành một thành phố có ba chiều bằng nhau (21:16), là sự mở rộng của Nơi chí thánh. Đây là sự tổng kết chung cuộc của nhà Đức Chúa Trời. Đấng Christ cầm chìa khóa của Đa-vít, đánh trận cho Đức Chúa Trời, xây dựng đền thờ và thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời, đều là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời

 

Đấng Christ cầm chìa khóa của Đa-vít; Ngài mở và đóng không phải để chúng ta có thể nên thánh hay thuộc linh mà để có thể được xây dựng. Ngài không quan tâm đến cái gọi là thánh biệt hay thuộc linh. Trong hai thế kỉ qua, có những người xưng là thánh biệt hay thuộc linh. Trong hai thế kỉ qua, có những người xưng là thánh biệt và thuộc linh. Dù nhìn thấy điều gì đó, nhưng họ có phần nào thiển cận. Thánh không phải là để thánh, và thuộc linh không phải là để thuộc linh. Cả thánh biệt lẫn thuộc linh đều để giúp chúng ta trở nên cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, chúng ta sẽ không mang tên là thánh biệt hay thuộc linh mà mang tên là Giê-ru-sa-lem Mới. Trong 3:12, Chúa không nói: “Ta sẽ viết sự thánh biệt trên các con” hay “Ta sẽ viết sự thuộc linh trên các con”, mà Ngài nói: “Ta cũng sẽ lấy danh Đức Chúa Trời Ta, và danh của thành Đức Chúa Trời Ta, là Giê-ru-sa-lem Mới ở trên trời, từ Đức Chúa Trời Ta mà xuống, cùng danh mới Ta, mà viết trên con”. Điều chúng ta có ở đây không phải là thánh biệt hay thuộc linh mà là Đức Chúa Trời và Giê-ru-sa-lem Mới. Mục đích của Đức Chúa Trời không phải là làm cho chúng ta nên thánh hay thuộc linh mà làm cho chúng ta trở nên một phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Đức Chúa Trời đã có mọi sự thánh biệt mà Ngài cần rồi, nhưng Ngài chưa có Giê-ru-sa-lem Mới. Ước  muốn của Đức Chúa Trời không phải là có thêm sự thuộc linh. Ngài đang tìm kiếm Giê-ru-sa-lem Mới. Đức Chúa Trời mong muốn một Hội thánh được xây dựng. Ngài muốn có Bê-tên của ngày nay, tức nhà Đức Chúa Trời, là điều sẽ dẫn đến tuyệt đích trong Giê-ru-sa-lem Mới. An hem có sẵn lòng nhìn thấy điều này không?

Đấng phát ngôn với Hội thánh tại Phi-la-đen-phi cầm chìa khóa của Đa-vít, không phải để làm làm cho chúng ta nên thánh hay thuộc linh mà là để xử lí chúng ta hầu chúng ta có thể được biến đổi và được xây dựng. Một khi chúng ta được xây dựng, Ngài sẽ trở nên cây đinh cho chúng ta, và chúng sẽ làm những chiếc bình treo trên Ngài. Trước hết, Đấng Christ cầm chìa khóa của Đa-vít, và cuối cùng Ngài nắm giữ chúng ta. Đấng Christ dùng chìa khóa này để mở cửa ngục của chúng ta. Trước khi bước vào nếp sống Hội thánh, tất cả chúng ta đều bị cầm tù. Chẳng hạn, một số người đã bị cầm tù trong ngục tối của Công giáo. Nhưng dù chúng ta ở đâu thì Christ là Đấng cầm chìa khóa của Đa-vít cũng đã mở cửa ngục để giải phóng chúng ta. Theo kinh nghiệm của chúng ta, tất cả những cánh cửa mà Đấng Christ mở ra cho chúng ta đều là cửa ngục. Dù những kẻ chống đối đang cố hết sức để cầm tù chúng ta và biến Hội thánh ngục tù, nhưng chúng ta được giải phóng bằng chìa khóa mà Đấng Christ cầm trong tay Ngài. Là Đa-vít của ngày nay, Ngài có chìa khóa để mở bất cứ những gì Đức Chúa Trời muốn mở. Một khi Ngài mở cửa và chúng ta được giải phóng thì chúng ta bước vào nhà Đức Chúa Trời là nơi chúng ta trở nên người nhà với nhiều chiếc bình được treo nơi Đấng Christ là cây đinh. Nếu cứ ở trong tâm trí của mình, chúng ta sẽ không nhận thức hay cảm nhận là mình đang được Đấng Christ giữ lấy như vậy. Tuy nhiên, Đấng Christ là cây đinh trong nhà Đức Chúa Trời, và nhờ cây đinh ấy, tất cả chúng ta đều được treo lên khỏi đất.

 

Trước hết, Đấng Christ dùng chìa khóa ấy để giải phóng chúng ta khỏi ngục tù. Sauk hi chúng ta đã được giải phóng và trong nhà Đức Chúa Trời thì Ngài trở nên cây đinh giữ chúng ta khỏi mặt đất. Mục đích Ngài làm như vậy là để chúng ta có thể được biến đổi thành cột trụ trong nhà Đức Chúa Trời. Cuối cùng, là cột trụ, chúng ta sẽ trở nên những phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Như chúng ta sẽ thấy, Christ viết tên của Giê-ru-sa-lem Mới trên chúng ta có nghĩa là chúng ta đã được biến đổi để trở nên một phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Nếu thấy điểm này, quan điểm của anh em sẽ được thay đổi. Trước kia, anh em có thể theo đuổi sự thánh khiết hay sự thuộc linh, nhưng anh em đã tìm kiếm điều đó mà không có mục đích. Anh em không có mục tiêu của Đức Chúa Trời trong ý định. Anh em không nhận thấy rằng cả sự thánh biệt lẫn thuộc linh đều là sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Đấng Christ là Đa-vít thật dùng chìa khóa này để giải phóng chúng ta khỏi ngục tù. Sau đó, Ngài đem chúng ta vào nhà Đức Chúa Trời để chúng ta có thể được biến đổi trở nên cột trụ và làm một phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Đó là nếp sống Hội thánh và là đền thờ của Đức Chúa Trời. Bên trong đền thờ ấy, Đấng Christ của chúng ta là cây đinh lớn giữ chúng ta khỏi mặt vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời

II. TÌNH TRẠNG CỦA HỘI THÁNH

A. Có ít năng lực

Trong 3:8 chúng ta thấy tình trạng của Hội thánh tại Phi-la-đen-phi. Trước hết, Hội thánh ấy có “ít năng lực” Nhiều lúc chúng ta đánh giá quá cao Hội thánh tại Phi-la-đen-phi mà nghĩ rằng Hội thánh ấy mạnh mẽ và thật vượt trỗi. Sự thật không phải như vậy. Một số người có thể nghĩ rằng 150 năm trước khi Chúa dấy lên các anh em tại Anh, ai trong họ cũng như Đa-vít. Trong khi chúng ta đánh giá quá cao Hội thánh tại Phi-la-đen-phi thì Chúa nói Hội thánh ấy có “ít năng lực” Điều làm vui lòng Chúa không phải là chúng ta mạnh mẹ mà là chúng ta dùng một ít năng lực của mình để làm hết sức có thể. Đừng cố gắng trở nên mạnh mẽ. Những người  mạnh mẽ có thể không làm vui lòng Chúa nhiều bằng những người làm hết sức mình với một ít năng lực có được. Anh em không bao giờ có thể vượt qua những gì Chúa ban cho. Hãy đơn giản dùng những gì anh em đã nhận được nơi Ngài. Đừng chiếm đoạt ân điển của Chúa. Không ai trong chúng ta có thể nói mình chẳng nhận được gì nơi Chúa. Thậm chí người nhỏ nhất giữa vòng chúng ta cũng đã nhận được một lượng ân điển nào đó nơi Ngài. Anh em phải sử dụng ân điển đó, sử dụng ân điển đó để làm hết sức mình. Nếu anh em làm như vậy, Chúa sẽ đánh giá cao và nói: “Tốt lắm, con tuy có ít năng lực, nhưng đã giữ lời Ta bằng năng lực con có.” Đừng tìm cách trở nên một người khổng lồ. Chúa không vui với những người khổng lồ mà Ngài vui với những người nhỏ bé có một lượng ân điển nào đó. Dù ân điển đó có thể có giới hạn trong khả năng của nó nhưng hễ khi nào chúng ta sử dụng, tiêu dùng ân điển đó hết sức có thể để giữ lời Chúa thì Ngài sẽ hài lòng

B. Đã giữ Lời Chúa

Trong câu 8, Chúa nói Hội thánh tại Phi-la-đen-phi đã giữ lời Ngài. Một đặc điểm nổi bật của Phi-la-đen-phi là giữ lời Chúa. Theo lịch sử, không có nhóm Cơ Đốc nào giữ lời Chúa nghiêm túc bằng những Cơ Đốc nhân trong Hội thánh tại Phi-la-đen-phi. Cũng vậy, bởi ân điển của Ngài, ngày nay chúng ta đang giữ lời Ngài. Dù nhiều người kết án chúng ta là tà giáo, nhưng giữa vòng các Cơ Đốc nhân ngày nay không ai quan tâm đến lời Chúa hơn chúng ta. Chúng ta giữ lời Đức Chúa Trời, không phải theo truyền thống mà theo Lời thuần khiết. Điều này xúc phạm những người muốn giữ truyền thống của tổ phụ họ. Hội thánh tại Phi-la-đen-phi không quan tâm đến truyền thống mà quan tâm đến lời Đức Chúa Trời

C. Không chối danh Chúa

Trong câu 8, Chúa cũng nói rằng Hội thánh tại Phi-la-đen-phi không chối danh Ngài. Từ khi các anh em được dấy lên tại Anh vào đầu thế kỉ 18, họ đã không nhận lấy danh nào khác hơn danh Chúa. Lời là sự bày tỏ của Chúa còn danh là chính Chúa. Hội thánh bội đạo đã lệch khỏi lời Chúa và trở nên tà giáo. Hội thánh Cải chánh Cải chánh đã khôi phục lời Chúa ở một mức độ nào đó, nhưng đã chối danh Chúa bằng cách tự lập nên những giáo phái với những tên khác như Luther, Wesley, Anh quốc, Trưởng lão và Báp-tít. Hội thánh khôi phục không những đã hoàn toàn trở về với lời Chúa mà còn từ bỏ tất cả những danh khác hơn danh Chúa Jesus Christ. Hội thánh khôi phục hoàn toàn thuộc về Chúa, không liên hệ gì đến bất cứ giáo phái nào (bất cứ danh nào). Đi lệch khỏi Lời Chúa là bội đạo, và lập Hội thánh thành giáo phái với bất cứ danh nào khác hơn danh Chúa là gian dâm thuộc linh. Hội thánh là trinh nữ trong trắng được gả cho Đấng Christ (2 Cô.11:2) không nên có bất cứ tên nào khác hơn là tên chồng mình. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, tất cả những tên khác đều gớm ghiếc. Trong nếp sống Hội thánh, chúng ta không nên có sự dạy dỗ của Ba-la-am (2:14), không có sự dạy dỗ của đảng Ni-cô-la (2:15) không có sự dạy dỗ của Giê-sa-bên (2:20), và không có những giáo lí huyền nhiệm của Sa-tan (2:24); chúng ta chỉ có Lời thuần khiết của Chúa. A men! Hội thánh không có các giáo phái (các tên) mà chỉ có một danh duy nhất là danh Chúa Jesus Christ. Sự lệch lạc khỏi Lời dẫn đến các tà thuyết và tôn cao nhiều danh khác hơn danh Đấng Christ là các dấu hiệu nổi bật nhất của Cơ Đốc giáo suy thoái. Từ bỏ tà thuyết cùng truyền thống để trở lại với Lời thuần khiết và tôn cao danh Chúa bằng cách từ bỏ mọi danh khác chính là chứng cớ cảm động nhất của Hội thánh. Đây là lí do tại sao Hội thánh của Chúa có sự khải thị và hiện diện của Ngài, biểu lộ Ngài cách sống động, đầy dẫy ánh sáng cùng với những điều phong phú của sự sống

Vì chúng ta có danh toàn túc, danh trên hết mọi danh, nên chúng ta không cần những tên gọi như Luther, Giám Lí, Báp-tít, Tân giáo, Trưởng lão hay bất cứ danh nào khác. Chúng ta chỉ có một danh – danh của Đấng cứu rỗi chúng ta là Chúa Jesus Christ, Con Đức Chúa Trời. Nhận lấy một danh là vấn đề đề nghiêm trọng. Giả sử anh em là bà Smith. Nếu anh em lấy tên bà Jones thì điều đó cho thấy anh em đã phạm tội tà dâm. Hội thánh chỉ nên có một người chồng, chỉ nên có một danh xưng là danh của Jesus Christ. Trước kia, vài người bạn trong các giáo phái đã hỏi tôi rằng: “Sao anh tự xưng là Hội thánh? Sao anh nói chung tôi không phải là Hội thánh?” Tôi trả lời rằng: “Các anh tự xưng là những người theo giáo hội Trưởng lão. Đừng đổ lỗi cho tôi về vấn đề này – chính các anh đã tự gọi mình như vậy. Nếu các anh là Hội thánh thì sao các anh lại tự gọi mình như thế? Các anh có phải là bà Smith không? Vậy sao các anh lại tự xưng là bà Jones? Khi tôi gọi các anh là bà Jones và tự xưng mình là bà Smith thì các anh ganh tị. Đừng trách tôi về điều này vì chính các anh đã tự xưng là bà Jones”. Sau đó, tất cả họ đều cứng miệng. Đừng tưởng danh xưng là một vấn đề nhỏ. Chúng ta được cứu trong danh Chúa. Ngoài danh Ngài, chúng ta đừng bao giờ nhận lấy bất cứ danh nào khác. George Whitefield, người đồng thời với John Wesley, từng tuyên bố rằng ngoài danh Jesus Christ, ông không có danh nào khác. Dù Whitefield là người Anh, nhưng ông phủ nhận danh của Anh Quốc giáo, ông không còn thuộc về danh ấy nữa. Hội thánh tại Phi-la-đen-phi không chối danh Chúa, và không có tên gọi nào khác hơn danh Ngài

Đôi khi người ta tranh luận với chúng ta rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ chối danh Chúa”. Chúng tôi đáp: “Phải, các anh chưa bao giờ chối danh Ngài, nhưng các anh đã nhận lấy them một danh khác và xem danh ấy thậm chí còn cao hơn danh Ngài. Bây giờ, các anh có hai danh. Sao các anh không bỏ đi danh các anh đang có? Nếu các anh chịu bỏ đi danh kia thì chúng ta có thể hiệp một. Tất cả các danh khác đều gây nên chia rẽ. Các anh tự xưng là giáo hội Trưởng Lão. Tôi ghét anh ấy vì nếu nhận lấy, tôi sẽ thành người gian dâm thuộc linh. Vì các anh thích danh ấy còn tôi thì ghét, và các anh vẫn nắm lấy danh ấy, nên làm sao chúng ta có thể hiệp một? Nhưng nếu các anh bỏ danh ấy đi thì ngay lập tức chúng ta sẽ là một trong danh duy nhất là danh Chúa Jesus Christ”. Một số người nói rằng tên gọi bên ngoài nhà thờ của họ chỉ là một bảng hiệu bề ngoài, và họ thực sự không quan tâm đến điều đó. Nếu không quan tâm đến điều đó, họ phải chứng minh sự thành thật của mình bằng cách gỡ bỏ bảng hiệu ấy. Nhưng một số người nói rằng họ khó mà thực hiện việc ấy vì ban chấp sự của “Hội thánh” sẽ ngăn cản họ. Tôi đáp lại rằng: “Vậy thì anh phải chịu trách nhiệm về tình trạng chia rẽ”

D. Có một cánh cửa mở ra

Trong câu 8, Chúa nói: “Kìa, Ta để trước mặt con một cánh cửa mở ra, chẳng ai có thể đóng được”. Là Đấng còn chìa khóa của Đa-vít và là Đấng mở thì không ai có thể đóng được, Chúa đã ban cho Hội thánh khôi phục “một cánh cửa mở ra, chẳng ai có thể đóng được”. Từ khi sự khôi phục nếp sống Hội thánh đúng đắn được khởi xướng vào đầu thế kỉ 19 cho đến bây giờ, một cánh cửa luôn luôn mở rộng cho sự khôi phục của Chúa. Cơ Đốc giáo tổ chức càng cố đóng cánh cửa ấy, nó càng được mở rộng. Dù bị chống đối nhiều nhưng ngày nay cánh cửa ấy vẫn được mở ra trên khắp thế giới. Chìa khóa ở trong tay của Đấng là Đầu Hội thánh, chứ không ở trong tay của những kẻ chống đối. Ha-lê-lu-gia, chúng ta có một cánh cửa mở ra!. Nhưng họ càng cố đống lại thì Chúa lại càng mở ra.

III. CHINH PHỤC TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DO THÁI

Câu 9 chép: “Này, Ta cho con những kẻ từ trong hội Sa-tan tự xưng mình là người Do Thái, mà không phải là người Do Thái, bèn là nói dối; kìa, Ta khiến chúng nó đến lạy dưới chân con, và cho chúng nó biết rằng Ta đã thương yêu con”. Nhà hội Do Thái bám lấy Do Thái giáo, là điều bao gồm các thầy tế lễ trung gian, các quy định bằng văn tự, đền thờ vật chất và những lời hứa thế tục. Hội thánh khôi phục đã chinh phục Do Thái giáo bằng cách phơi bày sự sai lầm và tính ương ngạnh của họ trong việc cứ bám lấy bốn điều trên, và đã cho người Do Thái  biết rằng Chúa yêu thương Hội thánh. Như chúng tôi đã nêu trong bài 11, người theo Do Thái giáo là người Do Thái trong xác thịt chứ không phải trong linh. Vì cứ ương ngạnh bám lấy các quan niệm tôn giáo truyền thống của mình nên họ đã nên một với Sa-tan trong việc chống đối đường lối sự sống của Đức Chúa Trời để thực hiện mục đích của Ngài. Cho nên, Chúa gọi là “hội Sa-tan”. Thế nhưng, theo thư gửi cho Hội thánh tại Phi-la-đen-phi, những người do Thái chống đối bị khuất phục trước mặt Hội thánh, và tình yêu thương của Chúa đối với Hội thánh được tỏ ra cho họ biết

Tất cả các giáo phái thật ra là các nhà hội ngày nay. Anh em có biết nhà hội là gì không? Như được khải thị trong Phục Truyền chương 12, 14, 15, 16, gia tể của Đức Chúa Trời là có một đền thờ duy nhất ở trên đất. Trong Phục Truyền , Chúa truyền bảo  dân Ngài rằng ngoài nơi Ngài chọn, họ đừng lấy bất cứ nơi nào khác làm trung tâm thờ phương. Nơi được chọn là Giê-ru-sa-lem , và trên nơi được chọn đó, Đức Chúa Trời bảo phải xây dựng đền thờ. Đền thờ duy nhất ấy không những cho thấy rằng chứng cớ của Đức Chúa Trời phải là một mà còn duy trì sự hiệp một của dân Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, cuối cùng dân Đức Chúa Trời bị suy thoái, và do tình trạng suy thoái ấy, sự chia rẽ đã xuất hiện. Hậu quả của sự chia rẽ này là dân Đức Chúa Trời bị tản lạc, mất đi sự thống nhất. Nhưng vì họ vẫn phải thờ phượng Đức Chúa Trời và vì họ không có quyền xây đền thờ nào ngoài nơi đã được định tại Giê-ru-sa-lem, nên khi đến nơi nào đó, họ thành lập những trung tâm thờ phượng gọi là nhà hội. Nhà hội là trung tâm thờ phượng bị suy thoái. Chỉ có thể có một đền thờ, nhưng có nhiều nhà hội, và tất cả các nhà hội đều có tính chất chia rẽ. Đó là hình bóng về tình trạng suy thoái của Hội thánh. Khi áp dụng hình bóng này cho tình trạng của Hội thánh, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong gia tể của Đức Chúa Trời, Hội thánh là một duy nhất. Nhưng do tình trạng suy thoái, Hội thánh đã bị chia rẽ. Trong sự chia rẽ nào cũng có một trung tâm thờ phượng. Các trung tâm thờ phượng ấy đã trở nên các nhà hội thì cũng vậy, Hội thánh là duy nhất, còn các giáo phái và các nhóm tự do thì nhiều

Khi các bức thư cho bảy Hội thánh được viết thì Hội thánh bị nhà hội Do Thái vu khống (2:9). Nhưng cuối cùng, nhà hội nhận thấy rằng Chúa yêu thương Hội thánh tại Phi-la-đen-phi. Theo hình bóng, đây là dấu hiệu về Hội thánh thật tại Phi-la-đen-phi mà Chúa đã dấy lên cách đây khoảng 150 năm. Vào những năm cuối của thập niên 20 thuộc thế kỉ 19, các anh em được dấy lên tại Anh quốc để làm ứng nghiệm Hội thánh tại Phi-la-đen-phi. Bấy giờ, họ bị bao vây không phải bởi nhà hội Do Thái mà bởi nhà hội của các giáo phái, là những người chỉ trích và vu khống họ.

IV. LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA

Trong câu 11, chúng ta thấy truyền rằng: “Ta đến mau chóng; hãy giữ vững điều con đã có, hầu chẳng ai đoạt lấy vương miện của con”. Hội thánh khôi phục đã giành được vương miện rồi. Tuy nhiên, nếu Hội thánh ấy không giữ vững những gì mình có trong sự khôi phục của Chúa cho đến khi Chúa trở lại thì vương miện ấy có thể bị người nào đó đoạt lấy.

V. LỜI CHÚA HỨA VỚI NGƯỜI ĐẮC THẮNG

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét lời hứa cho người đắc thắng tại Phi-la-đen-phi (cc. 10-12). Đắc thắng trong bức thư này có nghĩa là giữ vững trong những gì chúng ta có trong Hội thánh khôi phục.

A. Giữ con khỏi giờ thử thách

Câu 10 chép: “Vì con đã giữ lời của sự nhẫn nại Ta, Ta cũng sẽ giữ con khởi giờ thử thách, là giờ sắp đến trong khắp thiên hạ, để thử những người ở trên đất”. “Lời của sự nhẫn nại Ta” là lời về sự chịu khổ của Chúa. Ngày nay, Chúa vẫn đang nhẫn nại chịu đựng sự khước từ và bắt bớ. Chúng ta là những người đồng dự phần, không những trong vương quốc của Ngài mà còn trong sự nhẫn nại của Ngài (1:9). Vì thế, ngày nay lời của Ngài cho chúng ta là lời của sự nhẫn nại. Để giữ lời của sự nhẫn nại Ngài, chúng ta phải đồng chịu sự khước từ bà bắt bớ như Ngài.

“Thử thách” trong câu này chắc chắn chỉ về đại nạn (Mat. 24:21) “là giờ sắp đến trong khắp thiên hạ”, như được thấy qua tiếng kèn thứ năm, thứ sáu và thứ bảy với bảy bát (8:13-9;21; 11:14-15; 15:1; 16:1-21). Chúa hứa với Hội thánh Phi la đen phi là Ngài sẽ giữ dân đắc thắng trong Hội thánh ấy “khỏi giờ thử thách” (không chỉ khỏi thử thách, mà khỏi giờ thử thách) vì Hội thánh ấy đã giữ lời của sự nhẫn nại Ngài. Lời hứa này của Chúa, cũng như lời hứa của Ngài trong Lu-ca 21:36, cho thấy rằng các thánh đồ giữ lời nhẫn nại của Chúa đều sẽ được cất lên trước đại nạn, hàm ý rằng những người không giữ lời nhẫn nại của Ngài sẽ bị bỏ lại trong đại nạn. Đừng nghĩ rằng hễ ai theo Hội thánh Phi la đen phi là được cất lên trước đại nạn.

B. Chúa đến mau chóng

Trong câu 11, Chúa phán với Hội thánh khôi phục rằng Ngài sẽ đến mau chóng. Trong bức thư này, Chúa đem Hội thánh trong sự khôi phục của Ngài vào trong sự cảm nhận việc Ngài đến vỉ Hội thánh ấy yêu Ngài. Tất cả các Hội thánh trong sự khôi phục của Chúa đều cần phải yêu mến Chúa trong cảm thúc về sự trở lại của Ngài. Việc Chúa trở lại mau chóng nên là quý báu đối với chúng ta trong khi chúng ta đang làm chứng về Ngài trong sự khôi phục của Ngài.

C. Mão miện

Vương miện đã được Chúa ban cho Hội thánh khôi phục. Là một phần thưởng từ Chúa, vương miện ấy phải được giữ gìn cho đến khi Ngài trở lại.

D. Làm cho người đắc thắng trở nên cột trụ trong

Đền thời Đức Chúa Trời

Trong câu 12, Chúa phán: “Kẻ đắc thắng, Ta sẽ khiến làm cột trụ trong đền thờ Đức Chúa Trời Ta, và người không còn ra khỏi đó nữa”. Trong 2:17, người đắc thắng trở nên viên đá được biến đỏi cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời, nhưng ở đây người đắc thắng sẽ được làm cho trở nên cột trụ để xây dựng nên đền thờ của Đức Chúa Trời. Vì được xây dựng nên nhà của Đức Chúa Trời nên “người không còn ra khỏi đó nữa”. Lời hứa này sẽ được thực hiện trong vương quốc thiên hi niên như phần thưởng cho người đắc thắng. Đắc thắng trong Hội thánh tại Phi-la-đen-phi không phải là nhận được gì hay đắc thắng những điều khác; đó là giữ những gì chúng ta nhận được trong sự khôi phục của Chúa cho đến cuối cùng. Nếu anh em làm như vậy, Chúa sẽ làm cho anh em thành cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại giấc mơ của Gia-cốp trong Sáng Thế Kí chương 28. Sau khi Gia-cốp có giấc mơ ấy, ông dựng viên đá mà ông đã dùng làm gối thánh một cây trụ. Cây trụ ấy là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Những người đắc tháng tại Phi-la-đen-phi sẽ là cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Ngày nay, nguyên tắc ấy cũng như vậy. Chúa đã dựng lên nhiều viên đá để làm cột trụ trong sự khôi phục của Ngài. Ngợi khen Chúa, giữa vòng chúng ta có nhiều cột trụ. Một khi viên đá đã được dựng àm cột trụ trong nhà ấy, thì sẽ không bao giờ có thể bị lấy đi vì đã được xây vào trong đó rồi. Một số người ở trong Hội thánh một thời gian ngắn hay vài tháng, rồi bỏ đi. Tuy nhiên, nếu đã được xây dựng vào trong đền thờ như cột trụ thì cho dù có muốn bỏ đi, anh em cũng không thể đi. Nếu vẫn có thể rời bỏ Hội thánh, điều đó có nghĩa là anh em chưa từng được xây dựng vào trong đó.

E. Viết trên người đắc thắng

1. Danh Đức Chúa Trời

Trong câu 12, Chúa cũng hứa với người đắc thắng rằng: “Ta cũng sẽ lấy danh Đức Chúa Trời Ta, và danh của thành Đức Chúa Trời Ta, là Giê-ru-sa-lem mới ở trên trời, từ Đức Chúa Trời Ta mà xuống, cùng danh mới của Ta, mà viết trên người”. Trước hết, Chúa nói rằng Ngài sẽ viết danh Đức Chúa Trời trên người đắc thắng. Danh là tên gọi. Danh của anh em cho biết anh em là ai. Người đắc thắng mang danh Đức Chúa Trời có nghĩa là Đức Chúa Trời đã được đem vào trong người ấy. Chỉ khi Đức Chúa Trời được đem vào trong chúng ta, chúng ta mới cứng đáng mang danh Ngài. Điều này không có nghĩa là chúng ta trở nên Đức Chúa Trời đã được đem vào trong chúng ta là một với Ngài. Vì vậy, Chúa ban cho chúng ta một tên gọi - Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời” ở trên người đắc thắng cho thấy rằng người ấy đã được dầm thấm Đức Chúa Trời. Khi thấy người ấy, anh em thấy Đức Chúa Trời.

2. Danh của thành Đức Chúa Trời, Giê-ru-sa-lem Mới

Thứ hai, Chúa hứa viết danh của thành Đức Chúa Trời là Giê-ru-sa-lem Mới trên người đắc thắng. Người đắc thắng mang danh của Giê-ru-sa-lem Mới có nghĩa người ấy cho thấy rằng Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến đã được đặt vào trong bản thể của người ấy. Do đó, ngườ đắc thắng cũng mang danh của Giê-ru-sa-lem Mới. Điều Chúa viết luôn luôn tương ứng với sự thật. Viết chữ “sư tử” trên một con khỉ hay viết chữ “chiên con” trên một con mèo thì thật là buồn cười. Khi Chúa viết danh của Đức Chúa Trời và của Giê-ru-sa-lem Mới trên chúng ta thì điều đó cho thấy rằng cúng ta là một với Đức Chúa Trời và là một phần của Giê-ru-sa-lem Mới.

3. Danh mới của Chúa

Cuối cùng, Chúa hứa viết danh mới của Ngài trên người đắc thắng. Danh mới ấy sẽ theo các kinh nghiệm của chúng ta. Tôi không thể cho anh em biết danh mới của Chúa sẽ là gì vì còn tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của chúng ta về Ngài. Nói cách khác, những gì chúng ta kinh nghiệm từ Chúa sẽ trở nên chính chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời trở nên chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm Giê-ru-sa-lem Mới, và Giê-ru-sa-lem Mới cũng trở nên chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm Chúa theo cách cá nhân thân mật thì điều đó trở thành chúng ta. Vì vậy, Chúa đặt đúng tên cho chúng ta, viết trên chúng ta danh Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem Mới và danh mới của Ngài. Điều này cho thấy rằng chúng ta đã trở nên người hiệp một với Đức Chúa Trời, làm một phần của Giê-ru-sa-lem Mới, và đã kinh nghiệm chính Chúa là Đấng làm cho Ngài trở nên chúng ta.

Sự kiện danh Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem Mới và danh mới của Chúa được viết trên người đắc thắng cho thấy rằng người đắc thắng được Đức Chúa Trời, được Giê-ru-sa-lem Mới và được Chúa sở hữu, có nghĩa là chính Đức Chúa Trời, thành của Ngài, Giê-ru-sa-lem Mới, và chính Chúa, đều thuộc về người đắc thắng, và cũng cho thấy rằng người đắc thắng là một với Đức Chúa Trời, với Giê-ru-sa-lem Mới và với Chúa. Danh Đức Chúa Trời có nghĩa là chính Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem Mới có nghĩa là chính thành phố đó, và danh Chúa có nghĩa là chính Chúa. Viết danh Đức Chúa Trời, danh Giê-ru-sa-lem Mới và danh Chúa trên người đắc thắng ngụ ý rằng những gì Đức Chúa Trời là, bản chất của Giê-ru-sa-lem Mới và Thân vị của Chúa đều được đem vào trong người đắc thắng. Việc đề cập đến Giê-ru-sa-lem Mới là phần thưởng cho trong người đắc thắng hàm ý rằng lời hứa này sẽ được ứng nghiệm trong vương quốc thiên hi niên. Giê-ru-sa-lem Mới trong vương quốc thiên hi niên sẽ là phần thưởng dành riêng cho các thánh đồ đắc thắng, trong khi Giê-ru-sa-lem Mới trong trời mới và đất mới sẽ là phần hưởng chung cho tất cả những người được được cứu chuộc cho đến đời đời.

VI. SỰ PHÁT NGÔN CỦA LINH

Hội thánh khôi phục cũng cần quan tâm đến sự phát ngôn của Linh. Càng yêu mến Chúa và càng ở trong sự khôi phục của Ngài, chúng ta càng cần sự phát ngôn phong phú của Linh tăng cường.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2