HỘI THÁNH TẠI BẸT-GĂM –ĂN ĐỂ ĐƯỢC BIẾN ĐỔI
Trong bài này, chúng ta đến với Hội thánh thứ ba là Hội thánh tại Bẹt-găm (2:12-17). Như chúng tôi đã chỉ ra, tên của 7 thành phố này rất có ý nghĩa. Trong tiếng Hi Lạp, Bẹt-găm có nghĩa là “kết hôn”, hàm ý đến sự liên hiệp, và cũng có nghĩa là “cái tháp kiên cố”. Hội thánh tại Bẹt-găm là một dấu hiệu báo trước về Hội thánh kết hôn với thế giới và trở nên cái tháp kiên cố cao nhất, tương đương với cây to được Chúa nói tiên tri trong ẩn dụ về hạt cải (Mat. 13:31-32).Sa-tan không tiêu diệt được Hội thánh qua sự bắt bớ của đế quốc La Mã trong 3 thế kỉ đầu, hắn đã thay đổi chiến lược. Thay vào đó, hắn tìm cách làm bại hoại Hội thánh qua việc Constantine đón nhận Hội thánh làm quốc giáo vào đầu thế kỉ thứ tư. Qua ảnh hưởng chính trị và sự khuyến khích của Constantine, vô số người vô tín được báp-têm vào “Hội thánh”, và “Hội thánh” trở nên cực kì to lớn. Vì đối với Đấng Christ, Hội thánh là người tương xứng như một Cô dâu trong trắng nên việc Hội thánh kết hiệp với thế giới bị xem là gian dâm thuộc linh theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.
I. ĐẤNG PHẤT NGÔN – ĐẤNG CÓ THANH GƯƠM
BÉN HAI LƯỠI
Câu 12 chép: “Đẫng có thanh gươm bén hai lưỡi, phán rằng….” Trong bức thư này, Chúa là Linh phát ngôn, tuyên bố rằng Ngài là Đấng có thanh gươm bén hai lưỡi. Một Hội thánh thế tục như vậy xứng đáng nhận lấy lời phán xét sắc bén của Chúa.
II. HỘI THÁNH KẾT HÔN VỚI THẾ GIỚI
Trong bức thư gửi cho Hội thánh đầu tiên, Chúa khuyên Hội thánh tại Ê-phê-sô phải ăn năn và phục hồi tình yêu ban đầu. Chúng ta phải tin rằng, lời khuyên của Ngài đã được làm theo, vì Hội thánh thứ hai, tức Hội thánh tại Si-miệc-nơ, thực sự yêu mến Chúa, bị bắt bớ và trở nên một Hội thánh chịu khổ. Theo sự kiện lịch sử, trong ba thế kỉ đầu tiên, Hội thánh đã chịu rất nhiều khổ sở khi chính quyền La Mã cố gắng hết sức phá hoại Hội thánh. Cuối cùng kẻ thù là Sa-tan nhận thấy sự bắt bớ không hiệu quả lắm. Vì vậy, là một kẻ quỷ quyệt, hắn đã thay đổi chiến lược từ bắt bớ sang tiếp đón Hội thánh. Vào đầu thế kỉ thứ tư quốc giáo. Từ đó trở đi, Cơ Đốc giáo trở nên quốc giáo của La Mã. Việc đế quốc La Mã chào đón Hội thánh như vậy đã hủy hoại Hội thánh, vì điều đó đã khiến Hội thánh trở nên thế tục Như tất cả chúng ta đều biết, Hội thánh vốn được gọi ra khỏi thế giới cho Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, bởi được đế quốc La Mã chào đón, Hội thánh đã trở về với thế giới, và trong cách nhìn của Đức Chúa Trời xem loại liên hiệp thế tục này là gian dâm thuộc linh.
Do sự kết hôn này mà Hội thánh mất đi sự thuần khiết và trở nên thế tục. Vì Hội thánh đã liên hiệp với thế giới nên nhiều điêu thế tục đã vào trong Hội thánh. Những điều thế tục liên quan đến sự thờ hình tượng, vì tính thế tục luôn liên hệ đến hình tượng. Hội thánh tại Bẹt-găm trước hết đã trở nên thế tục và sau đó là thờ hình tượng. Sa-tam dầm thấm Hội thánh bằng thế giới và hình tượng. Hậu quả là Hội thánh trở nên khác hẳn với điều Đức Chúa Trời mong muốn. Đức Chúa Trời mong muốn một Hội thánh ở ngoài thế giới, không liên hệ gì đến thế giới. Hội thánh phải là giá đèn vàng, sự biểu hiện thuần khiết của Đức Chúa Trời Tam Nhất, và không được có những mối liên hệ nào với thế giới. Nhưng sau khi đế quốc La Mã biến Hội thánh thành một tôn giáo thế tục thì Hội thánh hoàn toàn không tinh khiết, thế tục và thờ hình tượng
A. Nơi Sa-tan ở
Trong câu 13, Chúa nói về Hội thánh tại Bẹt-găm rằng: “Ta biết nơi con ở, tức là chỗ có ngai của Sa-tan”. Chỗ ở của Sa-tan là thế giới. Vì Hội thánh kết hiệp với thế giới và mang tính tếh tục nên bây giờ Hội thánh đang ở chỗ của Sa-tan – trong thế giới.
B. Nơi có ngai của Sa-tan
Hội thánh tại Bẹt-găm cũng là nơi có ngai của Sa-tan. Điều này cũng chỉ về thế giới. Thế giới không những là nơi ở của Sa-tan mà còn là lĩnh vực mà hắn cai trị. Bây giờ, Hội thánh không những là một với thế giới mà thậm chí còn là một với Sa-tan. Tình trạng như vậy thật khủng khiếp! Cơ Đốc giáo thế tục ngày nay vẫn liên hiệp với thế giới, và vẫ đang bị dầm thấm những ý tưởng, quan điểm, lí thuyết và thậm chí sự thực hành của Sa-tan. Chúng ta phải thấy tính nghiêm trọng của tình trạng này.
Kẻ thù là Sa-tan thật quỷ quyệt. Sự chào đón của hắn thậm chí còn nghiêm trọng hơn sự bắt bớ của hắn. Trước hết, Sa-tan dấy lên sự bắt bớ, rồi khi sự bắt bớ thất bại, hắn thay đổi chiến lược là chào đón chúng ta. Chúng ta đã thấy điều này trong quá khứ. Trước hết, tôn giáo bắt bớ chúng ta và sau đó thay Đổi chiến lược là cố gắng dụ dỗ chúng ta thỏa hiệp. Đây là sự quỷ quyệt của Sa-tan. Nếu bị mắc bẫy thì rốt cuộc chúng ta sẽ trở lên thế tục và không những liên hiệp với Sa-tan mà còn là một với hắn. Chúa đã viết bảy bức thư này trong sách Khải Thị để chúng ta có thể thấy tình trạng thật của cái gọi là Cơ Đốc giáo và cũng thấy Hội thánh nên ở đâu và là gì. Hội thánh cần phải là giá đèn bằng vàng ròng bên ngoài thế giới. Hội thánh không được có mối liên hệ gì với thế giới và không được nhượng bộ một chút nào cho sự thâm nhập gian ác và quỷ quyệt của Sa-tan. Hội thánh phải liên tục chống lại điều này
Hai ý nghĩa của chữ Bẹt-găm – kết hôn và cái tháp kiên cố tương ứng với hai ẩn dụ trong Ma-thi-ơ chương 13, tức ẩn dụ về cây lớn (Mat.13:31-32) và ẩn dụ về men (Mat.13:33). Trong ẩn dụ về cây lớn, một hạt cải nhỏ bé đã trở thành cây cố. Đây chắc chắn chỉ về Cơ đốc giáo vô cùng to lớn, vì Cơ Đốc giáo hẳn đã trở thành một cây lớn. Trong ẩn dự về men, chúng ta đọc về một nữ bỏ men và ba đấu bột. Men tượng trung cho tất cả những điều tội lỗi, thế tục, gian ác, thuộc Sa-tan, thuộc quỷ và thuộc ma quỷ. Tất cả những điều gian ác này được bỏ vào bột mịn. Trong Kinh Thánh, bột mịn được dùng trong của lễ bột mịn tượng trưng cho Đấng Christ là thức ăn cho dân Đức Chúa Trời. Cây to tương đương với tháp cao, và người nữ với men tượng trưng cho Đấng Christ là thức ăn cho dân Đức Chúa Trời. Cây to tương đương với tháp cao, và người nữ với men tương đương với Hội thánh bội đạo đã kết hôn với thế giới. Ý nghĩa của Kinh Thánh trong vấn đề này phải rất sáng tỏ đối với tất cả chúng ta. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, thế giới Cơ Đốc là một đại dâm phụ, một người nữ gian ác trộn những điều thế tục, thuộc quỷ, thuộc Sa-tan và thuộc ma quỷ với những điều tốt lành của Đấng Christ để tạo nên một hỗn hợp thuộc về địa ngục. Chúng ta phải hoàn toàn từ bỏ cây lớn này, thoát khỏi cái tháp cao này, ra khỏi hệ thống gian ác này, và biệt riêng cho Đức Chúa Trời, trở về với ý định nguyện thủy của Ngài để Hội thánh là giá đèn bằng vàng ròng không liên hệ gì đến tính thế tục, sự thờ hình tượng hay sự thâm nhập của Sa-tan. Chúng ta không ở nơi Sa-tan ở, không ở nơi Sa-tan ngồi trên ngai của hắn. Không, trong Hội thánh không có chỗ cho Sa-tan. Ở đây, không có chỗ cho Sa-tan thực hiện bất cứ điều gì.
Trong ba bức thư đầu tiên, chúng ta thấy ba Hội thánh – Hội thánh đáng được ao ước, Hội thánh bị bắt bớ và Hội thánh thế tục. Chắc chắn chúng ta muốn trở nên một Hội thánh đáng được ao ước và một Hội thánh bị bắt bớ, nhưng phải cự tuyệt làm một Hội thánh thế tục. Chúng ta phải khước từ bất cứ điều gì thế tục. Hãy cẩn thận! Sau khi kẻ thù bắt bớ anh em, chiến thuật của hắn có thể thay đổi. Thay vì bị bắt bớ, chúng ta có thể được chào đón. Đừng xem sự chào đón ấy là một điều tốt lành. Trái lại, anh em phải sợ sự chào đón ấy còn hơn là sợ bị bọ cạp chích. Chịu bắt bớ, chống đối với công kích là tốt cho chúng ta. Nhưng mỗi khi người ta chào đón chúng ta nồng nhiệt thì đó là thời điểm nguy hiểm nhất. Khi anh em bị công kích và trải qua sự bắt bớ thì đừng chán nản, vì đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy anh em đang ở trên con đường đúng đắn và anh em chưa lệch khỏi việc theo dấu chân Chúa. Nhưng hãy đề phòng sự chào đón nồng nhiệt. Thà chịu bắt bớ còn hơn là nhận được sự chào đón nồng nhiệt. Bức thư gửi cho Hội thánh tại Bẹt-găm dạy chúng ta không nên liên hiệp với thế giới trong bất cứ phương diện, ý nghĩa hay khía cạnh nào. Chúng ta không được có liên hệ gì với thế giới. Trong suốt 50 năm qua, nhiều năm chúng ta được chào đón nồng nhiệt cách quỷ quyệt, nhưng cảm tại Đức Chúa Trời, lần nào chúng ta cũng cự tuyệt. Kết quả là trải qua nhiều năm, chúng ta vẫn được giữ vẹn bởi chịu bắt bớ. Chúng ta chưa bao giờ nhận được tiếng tốt, vì nếu anh em không kết hiệp với Sa-tan thì hắn sẽ không để anh em có tiếng tốt. Đó là lí do tại sao, trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta liên tục đánh trận và bị công kích. Luôn luôn có một cuộc chiến đang diễn ta khốc liệt. Sự khôi phục của Chúa không thực hiện một công tác Cơ Đốc bình thường. Không, chứng cớ này là một cuộc chiến.
III. CHỨNG CỚ AN-TI-BA
Chứng cớ này ở nơi An-ti-ba. Trong câu 13, Chúa phán: “Ta biết nơi con ở, tức là chỗ có ngai của Sa-tan; con giữ vững danh Ta, không chối đạo Ta, đến nỗi trong những ngày mà An-ti-ba, là chứng nhân của Ta, kẻ trung tín của Ta, đã bị giết giữa các con, là nơi Sda-tan ở, thì cũng không chối”. Trong tiếng Hi-lap, tên An-ti-ba có nghĩa là “chống đối tất cả” Chứng nhân trung tín này của Chúa chống lại tất cả những gì Hội thánh thế tục đưa vào và thực hành. Vì vậy, ông trở nên người tuận đạo của Chúa. Trong tiếng Hi Lạp, chữ người tuận đạo là cùng một chữ với chứng nhân. Là một chứng nhân chống cự, An-ti-ba mang một chứng cớ chống cự, một chứng cớ chống lại bất cứ điều gì lệch khỏi chứng cớ của Jesus. Chắc hẳn nhờ chứng cớ chống cự ấy mà bây giờ Hội thánh tại Bẹt-găm vẫn giữ vững danh Chúa và không từ bỏ niềm tin Cơ Đốc đúng đắn. An-ti-ba đã đi đầu trong việc chống lại Hội thánh thế tục, mở đường để chúng ta chiến đấu chống lại Hội thánh thế tục ngày nay. Bất cứ điều gì Hội thánh thế tục là, có và thực hiện thì An-ti-ba đều chống lại tất cả
A. Giữ vững danh Chúa
Trong câu 13, Chúa phán: “Các con giữ vững danh Ta”. Danh Chúa chỉ về Thân vị của Ngài; Thân vị là thực tại của danh ấy. Hội thánh tại Bẹt-găm vẫn giữ vững danh Chúa, thực tại của Thân vị Ngài. Khuynh hướng lệch lạc của Hội thánh thế tục là từ bỏ thực tại của Thân vị Chúa. Nhưng trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta phải chiến đấu chống lại điều này để Hội thánh có thể giữ vững danh Chúa, là thực tại của Thân vị Chúa cho đến đời đời
S. Không chối đức tin của Chúa
Chúa cũng phán: “Các con không chối đức tin của Ta”. Đức tin của Chúa nói đến tất cả những gì chúng ta phải tin, liên quan đến Thân vị và công tác của Ngài. Đây không phải là đức tin chủ quan liên quan đến niềm tin của chúng ta mà là đức tin khách quan liên quan đến những điều chúng ta tin. Vì liên hiệp với thế giới nên Hội thánh bắt đầu phớt lờ danh Chúa và chối bỏ đức tin Cơ Đốc đúng đắn
C. Trung tín cho đến chết
An-ti-ba đã trung tín trong chứng cớ chống cự của mình, thậm chí cho đến chết. Vì chứng cớ của ông chống lại tính chất thế tục của Hội thánh nên ông bị giết và trở nên một người tuận đạo. Để làm chứng chống lại Hội thánh thế tục, chúng ta cần linh tuận đạo. Chúng ta cần trung tín vì chứng cớ của Chúa chống lại tính thế tục của Hội thánh, thậm chí cho đến chết
Chúng ta đã thấy rằng An-ti-ba là một chứng nhân chống cự và là một chứng cớ chống cự. Ngày nay, trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta cũng là một chứng cớ chống cự. Từ khi đến Trung Quốc vào năm 1830, ngoài vài trường hợp, Cải chánh giáo khá là thế tục. Bắt đầu năm 1922, Chúa đã dấy lên chứng cớ về các Hội thánh địa phương. Chứng cớ này đã thực hiện một công tác tuyệt hảo cho sự khôi phục của Chúa. Tuy nhiều Cơ Đốc nhân chống đối sự khôi phục, nhưng sự khôi phục đã ảnh hưởng tích cực đến họ, và kết quả là họ đã thay đổi trong nhiều phương diện. Họ không muốn đi đường lối khôi phục của Chúa nhưng họ cảm nhận được ảnh hưởng của sự khôi phục và nhận nơi chúng ta nhiều sự dạy dỗ. Nếu anh em thử hỏi các giáo sĩ từng ở Trung Quốc giữa những năm 1922 và 1936, thì họ sẽ cho anh em biết rằng sự khôi phục của Chúa đã có ảnh hưởng lớn trên Cơ Đốc giáo. Tôi được sinh ra và lớn lên trong Cơ Đốc giáo, nhưng chưa bao giờ nghe từ sự tương giao. Nhưng do ảnh hưởng từ sự khôi phục của Chúa nên hầu như mọi giáo phái đều bắt đầu từ sự khôi phục của Chúa nên hầu như mọi giáo phái đều bắt đầu dùng từ này. Trước đây, trên bản thông báo của họ, họ có từ “giờ thờ phượng”. Nhưng do ảnh hưởng của chúng ta, họ đã thay đổi những chữ ấy thành “giờ nhóm”. Có một sự khác biệt lớn giữ “giờ thờ phượng” và “giờ nhóm”. Bởi ảnh hưởng từ sự khôi phục của Chúa, trong 40 năm qua, Cơ Đốc giáo tại Viễn Đông đã trở nên chính thống hơn và trở về với Kinh Thánh. Thậm chí, họ còn dùng sách vở của chúng ta làm nền tảng cho phần lớn sự giảng dạy của họ. Tuy nhiên, một số người trong họ không dám thừa nhận đã học tập từ chúng ta. Họ chấp nhận những sự dạy dỗ nhưng chống đối đường lối khôi phục của Chúa và chỉ trích chứng cớ của chúng ta. Dù vậy, Chúa đã đạt được một điều gì đó. Tôi được biết rằng tại Đại Bắc, người ngoài luôn mua một lượng sách lớn tại phòng sách của chúng ta
Có một giáo sĩ đã đưa ra một bản báo cáo về Đài Loan. Khi được hỏi về công tác của chúng ta tại hòn đảo ấy, ông đáp rằng ngoài con ruồi chết trong dầu thì đó là một công tác tốt. Anh em có biết “con ruồi chết” ấy là gì không? Đó là lập trường Hội thánh. Theo quan niệm của ông, nếu chúng ta bỏ lập trường Hội thánh, thì “dầu” của chúng ta sẽ được lọc sạch. Nhưng ông không nhận thức rằng nếu chúng ta bỏ lập trường Hội thánh thì cũng như bỏ sự sống của mình
Ba năm trước, trong một chuyến thăm Đài Bắc, tôi gặp một Cơ Đốc nhân có địa vị xã hội cao. Anh kể một thầy giảng kia bảo anh rằng họ không thể hiểu tại sao trong các Hội thánh luôn luôn có rất nhiều ánh sáng mới. Lí do và vì Linh đang phán với các Hội thánh. Ánh sáng không ở ngoài người, cũng không ở sân ngoài, mà ở trong Nơi thánh, tức ở trong Hội thánh. Đó là lí do tại sao chúng ta luôn có điều gì đó tươi mới từ nơi Chúa
Chúng ta ở đây vì tất cả các Cơ Đốc nhân. Mời ba năm trước, tôi từng nói với các anh em tại Los Angeles về nhân linh, sự thực hành Hội thánh và sự hòa lẫn. Tôi nói: “Thưa anh em, hãy đợi một thời gian nữa, anh em sẽ thấy người ngoài bắt đầu dùng những từ ngữ này.” Điều này đã xảy ra chính xác như vậy. Một số điều chúng ta giảng dạy đã được nhiều người khác tiếp nhận. Một mặt, họ chống đối chúng ta, nhưng mặt khác họ âm thầm dùng tài liệu của chúng ta, nhưng mặt khác họ âm thầm dùng tài liệu của chúng ta. Tôi biết một thầy giảng kia công khai chống đối tôi, nhưng ông lại dùng quyển Gia tể của Đức Chúa Trời để giảng dạy người khác
Trong một chuyến đi thăm Tyler thuộc tiểu bang Texas, tôi đã chia sẻ một loại bài về sự biến đổi. Một trong những người tham dự đã ghi chép tất cả những bài giảng đó, và ông ấy là một thầy giảng nổi tiếng ở Nam Mĩ. Cuối kì hội đồng, ông ấy xin phép tôi để dùng một bài trong tạp chí Stream của chúng ta. Tôi đã đồng ý. Vài tháng sau, tôi trở lại Tyler, và một anh em chào tôi, nói rằng: “Đây là một quyển sách của Witness Lee” Khi xem quyển sách, tôi không thấy tên Witness Lee; thay vào đó, tôi thấy tên của thầy giảng đã tham dự kì hội đồng của tôi và ghi chép tất cả những bài giảng khi đó. Ông ấy đến một nơi khác, giảng các bài ấy, và sau đó cho xuất bản một quyển sách lấy tên mình. Về vấn đề này, chúng ta nên nói gì đây? Hễ dân Đức Chúa Trời được giúp đỡ thì chúng ta không quan tâm đến điều này. Tuy nhiên, chúng ta không đúng đây vì sự giúp đỡ ấy mà là vì chứng cớ của Jesus. Chúng ta phải làm An-ti-ba của ngày nay
IV. SỰ DẠY DỖ CỦA BA-LA-AM
Trong câu 14, Chúa phán: “Nhưng ta có vài điều trách các con, vì tại đó các con có kẻ giữ theo sự dạy dỗ của Ba-la-am, là người dạy Ba-lác gieo hòn đá vấp chân trước mặt con cái Israel, khiến họ ăn của cúng hình tượng và phạm gian dâm” Trong các bức thư này, theo gia tể của Đức Chúa Trời, Chúa mong muốn chúng ta ăn Ngài là cây sự sống (2:17) và sản phẩm phong phú của miền đất tươi tốt (3:20). Nhưng Hội thánh thế tục đã xoay khỏi sự sống mà đến với các sự dạy dỗ suông, do đó làm tín đồ lệch khỏi sự vui hưởng Đấng Christ là sự cung ứng sự sống của mình để thực hiện mục đích của Đức Chúa Trời. Sự vui hưởng Đấng Christ thì xây dựng Hội thánh trong khi các sự dạy dỗ tạo nên một tôn giáo
Câu Kinh Thánh này đề cập đến “sự dạy dỗ của Ba-la-am” Ba-la-am là một tiên tri dân Đức Chúa Trời vấp ngã. Vì ham lợi (2 Phi.2:15; Giu.11), ông đã đem sự gian dâm và thờ hình tượng đến với dân Đức Chúa Trời (Dân.25:1-3; 31:16). Trong Hội thánh thế tục, một số người bắt đầu giảng dạy giống như vậy. Ngày nay, trong Sạt-đe cũng như Thi-a-ti-rơ, sự dạy dỗ tương tự như vậy đang thắng thế. Thờ hình tượng luôn luôn đem đến sự gian dâm (Dân.35:1-3; Công. 15:29). Khi Hội thánh thế tục từ bỏ danh, tức là Thân vị của Chúa, thì Hội thánh ấy quay sang thờ hình tượng là điều dẫn đến sự gian dâm
Trong thế giới Cơ Đốc ngày nay, nhiều thầy giảng thuê không dạy người ta nhận lấy Đấng Christ làm sự cung ứng sự sống của mình. Thay vào đó, họ xảo quyệt dạy người ta ăn của cúng hình tượng, tức là nhận lấy những điều gian ác, thuộc quỷ và ma quỷ. Những sự dạy dỗ này khiến người ta lệch khỏi Thân vị của Đấng Christ, dẫn họ vào sự gian dâm thuộc linh. Đấng Christ phải là Chồng duy nhất đối với Hội thánh, là Chàng rể duy nhất đối với tất cả các thánh đồ. Nhưng rất nhiều sự dạy dỗ trong Cơ Đốc giáo ngày nay khiến người ta nhận lấy những điều thuộc quỷ và liên hệ với những điều khác hơn là Đấng Christ. Đây thực sự là ăn của cúng hình tượng và phạm gian dâm
Chối danh Chúa và từ bỏ đức tin của Chúa có nghĩa là gì? Nhưng chúng ta đã thấy, đức tin ở đây không chỉ về đức tin chủ quan, tức khả năng tin, mà chỉ về niềm tin khách quan, tức những điều chúng ta tin. Đức tin của Chúa bao gồm những gì Ngài đã thực hiện cho chúng ta trong công tác cứu chuộc của Ngài, trong sự chết và sống lại của Ngài, và bao gồm tất cả nhiều điều chúng ta phải tin để được cứu. Những điều ấy cấu thành đức tin của chúng ta. Danh chỉ về Thân vị của Chúa. Chúng ta không được chối danh ấy, cũng không được từ bỏ đức tin của Chúa. Chúng ta phải luôn luôn giữ lấy danh Ngài và tin nơi Ngài
Khi còn trẻ, tôi được báp-têm trong giáo hội Trưởng lão Trung Quốc, là nơi có một số Ba-la-am. Vào một buổi sáng Chúa nhật nọ, một trong các Ba-la-am ấy thuyết trình về việc giữ vệ sinh, đặc biệt nói về cách diệt ruồi. Sau đó, có người đề nghị dựng lên một vật cụ thể trong nhà thờ để mọi người cúi mình trước vật ấy. Khi một số người chúng tôi chống đối điều đó, Ba-la-am ấy nói: “Cho dù Jesus Christ sống lại từ trong mô mả và bảo tôi đừng sấp mình trước vật ấy, tôi vẫn cứ sấp mình” Lời nhận xét ấy cho thấy ông này không tin nơi sự sống lại của Chúa Jesus . Đây là một ví dụ về việc chối bỏ Thân vị của Chúa và từ bỏ đức tin của chúng ta nơi Ngài. Nếu đọc lịch sử và nghiên cứu Cơ Đốc giáo ngày nay, anh em sẽ khám phá ra nhiều sự kiện xảy ra giống như ví dụ trên. Trong nhiều cái gọi là Hội thánh, chủ nghĩa hiện đại đang thắng thế. Những người theo chủ nghĩa hiện đại này không tin Jesus là Đức Chúa Trời, không tin Ngài được sinh bởi một trinh nữ, cũng không tin Ngài đã chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta. Họ chỉ tin rằng Ngài chịu đóng đinh với tư cách là một người tuận đạo, và họ không tin Jesus Christ đã sống lại. Các sự dạy dỗ của Ba-la-am luôn luôn khiến người ta liên hiệp thuộc thế giới. Đó là ăn của cúng hình tượng và phạm gian dâm thuộc linh
V. SỰ DẠY DỖ CỦA NI-CÔ-LA
Trong câu 15, Chúa phán: “Các con lại cũng có kẻ giữ theo giáo lí của Đảng Ni-cô-la cách ấy nữ”. Hội thánh thế tục và suy thoái không những giữ sự dạy dỗ của Ba-la-am mà còn giữ sự dạy dỗ của Ni-cô-la. Sự dạy dỗ của Ba-la-am làm tín đồ lệch khỏi Thân vị của Christ mà đến với sự thờ hình tượng, và khỏi sự vui hưởng Christ mà đến với sự gian dâm thuộc linh, trong khi sự dạy dỗ của Ni-cô-la phá hủy chức năng của tín đồ là các Chi thể của Thân thể Đấng Christ, vì thế hủy bỏ Thân thể Chúa trong sự biểu lộ Ngài. Sự dạy dỗ trước là không quan tâm đến Đầu, còn sự dạy dỗ sau thì hủy bỏ Thân thể. Đây là sự xảo quyệt của kẻ thù trong tất cả các sự dạy dỗ thuộc tôn giáo
Trong Hội thánh tại Ê-phê-sô chỉ thấy có công việc của Ni-cô-la (2:6), trong khi ở Hội thánh tại Bẹt-găm, công việc của họ đã phát triển thành một sự dạy dỗ. Trước hết, họ thực hành hệ thống giáo phẩm trong Hội thánh ban đầu, bây giờ họ giảng dạy về hệ thống ấy trong Hội thánh suy thoái. Ngày nay, trong cả Thi-a-ti-rơ lẫn Sạt-đe, hệ thống Ni-cô-la ấy đã thịnh hành trong cả sự thực hành lẫn dạy dỗ. Chúa ghét hệ thống giáo phẩm Ni-cô-la vì nó giết chết chức năng của các Chi thể trong Thân thể và xây dựng một tổ chức thay thế một cơ cấu hữu cơ. Hãy xem xét tình trạng của Cơ Đốc giáo ngày nay: không có cơ cấu hữu cơ mà có một tổ chức vững mạnh. Hệ thống giáo phẩm ấy gian ác và thuộc Sa-tan, và Chúa ghét điều đó. Trong việc sắp đặt các sự phục vụ trong Hội thánh, chúng ta phải cẩn thận, đừng thành lập một tổ chức. Nếu muốn có nếp sống Hội thánh đúng đắn, chúng ta phải phát triển chức năng của tất cả các Chi thể, khuyến khích họ thi hành chức năng theo sự sống cách sống động để Thân thể có thể được xây dựng thành một cơ cấu hữu cơ. Khải tượng này phải chi phối nếp sống Hội thánh, và chúng ta đừng bao giờ lệch khỏi khải tượng này. Tuy nhiên, nếu chỉ lơ là một chút, chúng ta sẽ lìa bỏ cơ cấu hữu cơ mà về với tổ chức. Hãy luôn cảnh giác đề phòng việc hình thành bất cứ loại tổ chức nào. Chúng ta phải trở về với cơ cấu hữu cơ để tất cả các Chi thể của Thân có thể có cơ hội thi hành chức năng.
VI. CHÚA ĐẾN VÀ CHIẾN ĐẤU
Trong câu 16, Chúa phán: “Vậy, hãy ăn đi. Bằng chẳng, ta sẽ kíp đến cùng con, lấy thanh gươm ở miệng ta mà chiến đấu cùng chúng nó” Ở đây, Chúa nói rằng Ngài sẽ chóng đến và chiến đấu cùng chúng nó”. Ở đây, Chúa nói rằng Ngài sẽ chóng đến và chiến đấu với một số người trong Hội thánh thế tục ấy bằng thanh gươm của miệng Ngài. Điều này không phải chỉ về sự trở lại của Chúa mà chỉ về việc Ngài đến chiến đấu với các giáo sư Ni-cô-la trong Hội thánh suy thoái bằng lời giết chết ra từ miệng Ngài. Hội thánh thế tục, được tượng trưng bởi Hội thánh tại Bẹt-găm, dẫn đến Hội thánh Thi-a-ti-rơ, và tính thế tục cùng sự gian ác mà Hội thánh suy thoái ấy đem vào sẽ tiếp tục còn lại trong Thi-a-ti-rơ cho đến khi Chúa trở lại thi hành sự phán xét trọn vẹn của Ngài.
VII. SỰ PHÁT NGÔN CỦA LINH
Hội thánh thế tục suy thoái rất cần sự phát ngôn của linh. Hội thánh ấy có Kinh thánh theo văn tự chết, nhưng thiếu sự phát ngôn của Linh. Chỉ có tri thức Kinh Thánh mà không có sự phát triển của Linh thì không thể cung cấp cho Cơ Đốc giáo chết chóc những điều cần thiết. Tình trạng chết chóc trong sự suy thoái của Hội thánh này phải được phán xét bằng thanh gươm bén ra từ miệng Chúa. Hội thánh thế tục cần sự phát ngôn sắc bén với lời sống động bởi Chúa Linh
VIII. LỜI HỨA CHO NGƯỜI ĐẮC THẮNG
Trong câu 17, Chúa phán: “Kẻ đắc thắng, ta sẽ cho ma-na giấu kín, cũng sẽ cho người một viên đá trắng, trên đó có viết tên mới, ngoài kẻ nhận được chẳng ai biết đến”. Đắc thắng ở đây đặc biệt có nghĩa là đắc thắng việc Hội thánh liên hiệp với thế giới, sự dạy dỗ về việc thờ hình tượng và gian dâm, và sự dạy dỗ về hệ thống giáo phẩm
A. Ăn ma-na giấu kín
Chúa hứa ban cho người đắc thắng ma-na giấu kín. Lời hứa cho Hội thánh đầu tiên liên quan đến việc ăn cây sự sống, và lời hứa cho Hội thánh này liên quan đến việc ăn ma-na giấu kín. Hội thánh càng thế tục thì càng cần có người đứng lên làm chúng và duy trì sự tương giao mật thiết với Chúa. Những người ấy sẽ có đặc ân vui hưởng Chúa là ma-na giấu kín. Ma-na là hình bóng về Đấng Christ là thức ăn thuộc trời làm cho dân Đức Chúa Trời có khả năng đi con đường của Ngài. Một phần ma-na được lưu giữ trong bình bằng vàng giấu trong hòm (Xuất. 16:32-34; Hê.9:4). Ma-na lộ thiên là để dân Đức Chúa Trời vui hưởng một cách công khai; ma-na giấu kín chỉ về Đấng Christ ẩn giấu là phần hưởng đặc biệt dành cho những người tìm kiếm đắc thắng của Ngài, tức những người đắc thắng tình trạng suy thoái của Hội thánh thế tục. Trong khi Hội thánh đi con đường của thế giới thì những người đắc thắng này tiến lên để cứ ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời trong Nơi chí thánh, là nơi họ vui hưởng Đấng Christ giấu kín là phần hưởng đặc biệt để cung ứng cho họ hằng ngày. Lời hứa này được ứng nghiệm trong nếp sống Hội thánh đúng đắn ngày nay, và sẽ được ứng nghiệm cách đầy đủ trong vương quốc sắp đến. Nếu chúng ta tìm kiếm Chúa, đắc thắng sự suy thoái của Hội thánh thế tục và vui hưởng phần thưởng đặc biệt của Chúa ngày nay, thì Ngài là ma-na giấu kín sẽ ban thưởng cho chúng ta trong vương quốc sắp đến. Nếu bỏ qua Ngài là phần hưởng đặc biệt của chúng ta ngày nay trong nếp sống Hội thánh, thì chắc chắn chúng ta sẽ đánh mất sự vui hưởng Ngài là phần thưởng trong vương quốc sắp đến. Nếu bỏ qua Ngài là phần hưởng đặc biệt của chúng ta ngày nay trong nếp sống Hội thánh, thì chắc chăn chúng ta sẽ đánh mất sự vui hưởng Ngài là phần thưởng trong vương quốc sắp đến
Ma-na giấu kín được đặt trong bình bằng vàng. Vàng tượng trưng cho bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Vì thế, đặt ma-na giấu kín trong bình đẳng vàng cho thấy rằng Đấng Christ giấu kín được giấu trong bản chất thần thương. Ma-na lộ thiên dành cho toàn thể dân Đức Chúa Trời, nhưng ma-na giấu kín chỉ dành cho những người gần gũi Chúa, tức những người từ bỏ thế giới và mọi sự ngăn cách họ với Chúa. Họ vào trong chính sự hiện diện thân mật của Đức Chúa Trời, và trong sự thân mật thần thượng ấy, họ vui hưởng ma-na giấu kín trong bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Điều này thật sâu sắc. Vấn đề này không phải bên ngoài mà hoàn toàn ở bên trong. Điều này mang tính chất bề trong đến nỗi những người ăn ma-na giấu kín thật ra là đang ở trong bản chất thần thượng, vui hưởng Đấng Christ giấu kín.
Làm thế nào chúng ta có thể ăn ma-na giấu kín? Đây là vấn đề hoàn toàn không thuộc về thế giới. Trong khi Hội thánh thế tục đang sa vào mối liên hiệp với thế giới thì chúng ta đang đi tù Ai Cập lên hoang mạc, từ hoang mạc đến miền đất tươi tốt, từ miền đất tươi tối đến đền tâm, từ sân ngoài đến Nơi thánh, từ Nơi thánh đến Nơi chí thánh. Sau khi đã vào Nơi chí thánh, chúng ta vẫn phải tiến vào Hòm chứng cứ, chạm đến bình đẳng vàng và vui hưởng Christ là ma-na giấu kín tại đó. Hội thánh càng trở nên thế tục, chúng ta càng cần vào trong Nơi Chí thánh để ăn ma-na giấu kín. Ma-na ở trong bình bằng vàng, bình bằng vàng ở trong hòm chứng cớ, còn hòm thì ở trong Nơi chí thánh. Qua hình ảnh ấy, chúng ta có thể thấy vấn đề này có tính cách bề trong như thế nào. Nếu muốn vui hưởng ma-na này, chúng ta phải cứ ở trong hiện diện gần gũi sâu xa của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải ở trong bản chất thần thượng của Ngài, là nơi không có gì mang tính thế tục hay gây nên sao nhãng, và là nơi có sự tương giao thân mật giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Tại đó, chúng ta vui hưởng Đấng Christ là ma-na giấu kín. Một số người trong chúng ta đã thưa: ‘Chúa ơi, con không quan tâm đến Ngài, không quan tâm đến bất cứ mối quan hệ con người hay tình bạn hữu nào. Chúa ơi, con sẵn lòng buông bỏ mọi ràng buộc. Chúa ơi, bây giờ con hoàn toàn tự do và con yêu mến Ngài từ nơi sâu thẳm của bản thể con. Con yêu mến Ngài và không để điều gì cản trở con” Khi nói như vậy với Chúa, ngay lập tức chúng ta ở trong chiếc bình bằng vàng, ở trong sự thân mật của bản chất thần thượng, dự phần nào Đấng Christ giấu kín. Ô, chúng ta phải ăn Đấng Christ ấy!
Lời hứa về việc ăn ma-na giấu kín cũng là lời tiên tri. Trong thời đại thiên hi niên, một số người đắc thắng sẽ có phần hưởng đặc biệt của Christ để họ vui hưởng. Phần hưởng đặc biệt ấy chính là điều được hứa ở đây, đó là ma-na giấu kín. Tuy nhiên về nguyên tắc, ngay cả ngày nay, chúng ta vẫn có thể vui hưởng Christ một cách thân mật và giấu kín như vậy. Chúng ta vui hưởng Christ một cách thân mật và giấu kín như vậy. Chúng ta vui hưởng Christ theo cách mà những người chỉ vui hưởng ma-na lộ thiên không thể hiểu được
B. Nhận được một viên đá trắng có tên mới viết trên đó
Chúa cũng hứa với người đắc thắng rằng: “Ta cũng sẽ cho người một viên đá trắng, trên đó có vết tên mới, ngoài kẻ nhận được chẳng ai biết đến” Vui hưởng Christ là ma-na giấu kín sinh ra sự biến đổi. Làm sao chúng ta có thể nói như vậy? Đó là vì sau khi đề cập đến ma-na giấu kín, Chúa nói về một viên đá trắng. Trong Kinh Thánh, đá tượng trưng cho vật liệu để Đức Chúa Trời xây dựng. Loài người không được làm bằng đá mà bằng bụi đất (Sáng.2:7). Theo một ý nghĩa, con người chỉ là đất sét, và La Mã chương 9 cho thấy con người chỉ là chiếc bình bằng đất. Tuy nhiên, khi Chúa gặp Si-môn Phi-e-rơ lần đầu tiên, Ngài liền đổi tên Si-môn thành Sê-pha, có nghĩa là “một viên đá” (gi.1:42). Hãy nhớ lại giấc mơ của Gia-cốp trong Sáng Thế Kí chương 28. Khi tỉnh cơn mơ, ông lấy viên đá đã dùng làm gối ấy và gọi đó là nhà của Đức Chúa Trời. Trong 1 Cô-rin-tô chương 3, Phao-lô cho thấy phải dùng đá quý để xây dựng Hội thánh, và trong Khải Thị chương 21, chúng ta thấy đá quý là vật liệu trong Giê-ru-sa-lem Mới. Khi đặt tất cả những câu Kinh Thánh này lại với nhau, chúng ta thấy đá chỉ về một người được biến đổi. Chúng ta không thể hiểu một câu Kinh Thánh như 2:17 cách riêng lẻ ; chúng ta phải hiểu câu ấy theo văn cảnh của toàn bộ Kinh Thánh. Chúa hứa ban cho người đắc thắng được ăn ma-na giấu kín và một viên đá trắng. Điều này cho thấy nếu ăn ma-na giấu kín, chúng ta sẽ được biến đổi thành những viên đá trắng
Trong bản thể thiên nhiên của mình, chúng ta không phải là đá mà là đất sét. Vì đã nhận được sự sống thần thượng cùng với bản chất thần thượng của sự sống ấy qua sự tái sinh nên chúng ta có thể được biến đổi thành đá, thậm chí thành đá quý, bằng cách vui hưởng Christ là sự cung ứng sự sống của mình (2 Cô.3:18). Bởi ăn Jesus là ma-na giấu kín, chúng ta sẽ được biến đổi thành những viên đá trắng cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nếu không bước theo Hội thánh thế tục mà vui hưởng Chúa trong nếp sống Hội thánh đúng đắn, chúng ta sẽ được biến đổi thành những viên đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Các viên đá ấy sẽ được Chúa công nhận và thừa nhận, như được chỉ ra bằng máu trắng, trong khi Hội thánh thế tục sẽ bị Ngài định tội và khước từ. Trong sách Khải Thị, màu trắng chỉ về sự thừa nhận. Khi được biến đổi thành đá, chúng ta sẽ được Chúa thừa nhận. Điều đó sẽ làm cho Ngài rất vui. Đá trắng là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời, sự xây dựng Hội thánh, tùy thuộc vào sự biến đổi của chúng ta, và sự biến đổi của chúng ta là kết quả của việc vui hưởng Christ là sự cung ứng sự sống của mình
Chúa phán rằng trên viên đá ấy sẽ “có viết tên mới, ngoài kẻ nhận được chẳng ai biết đến.” Tên chỉ về thân vị, và tên mới ở đây là danh hiệu của người được biến đổi. Tín đồ nào được biến đổi thành một “viên đá trắng” cũng đều mang “tên mới, ngoài kẻ nhận được chẳng ai biết đến” “Tên mới” như thế là sự giải thích kinh nghiệm của người đang được biến đổi. Vì thế, chỉ chính người ấy mới biết ý nghĩa của tên đó. Một anh em nào đó có thể ít nhiều vẫn còn là bùn. Tuy nhiên, anh yêu Chúa, từ bỏ thế giới và từ bỏ mọi điều gây chia rẽ. Vì vậy, Chúa nói với người ấy : “Ta sẽ cho con ăn ma-na giấu kín” càng ăn ma-na giấu kín, anh em ấy sẽ càng được biến đổi thành viên đá trắng . Trong khi ăn Chúa Jesus là ma-na giấu kín, anh em ấy sẽ có được những kinh nghiệm nào đó và Chúa sẽ viết tên mới trên anh. Tên mới ấy đơn giản là danh hiệu mới về những gì anh là. Vì tên những gì anh em ấy “là” theo những kinh nghiệm của anh, nên những người khác không thể biết đó là gì
Khải Thị 2:17 là lời Chúa phán với chúng ta. Đừng nhận lời ấy cách khách quan mà hãy nhận như tiểu sử của anh em. Hãy xem lời ấy là lời dành cho chính anh em. Theo một ý nghĩa, chúng ta đang sống trong thời đại Bẹt-găm vì cái gọi là Hội thánh đã trở nên thế tục. Nhưng là chứng nhân nghịch lại, chúng ta ở đây chiến đấu cho sự khôi phục của Chúa. Vì vậy, Chúa ban cho chúng ta lời này trong câu 17, và tất cả chúng ta đều cần hiểu lời ấy và nói: “A-men, Chúa ơi. Cảm tạ Ngài vì lời hứa này. Con có thể ăn Ngài là ma-na giấu kín, và ăn như vậy sẽ biến đổi con từ đất sét thành đá, là điều sẽ làm vui lòng Ngài, sẽ được Ngài chấp nhận và dùng cho sự xây dựng nơi ở của Ngài. Chúa ơi, con đồng ý với lời hứa của Ngài. Từ nay trở đi, con sẽ ăn Ngài cách kín giấu và được biến đổi thành viên đá trắng cho sự xây dựng của Ngài” Đây không phải là một lời hứa tuyệt diệu từ Chúa sao? Phải, Hội thánh có thể trở nên thế tục, nhưng Chúa hứa rằng chúng ta có thể trở nên viên đá trắng cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời