"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6894704
Đang truy cập:155

THÁNH KINH GIẢI ĐÁP -2

clomid birmingham

buy clomid tablets

buy abortion pill

buy abortion pill

 

Câu Hỏi Số 1:

1.I Giăng 3:9, “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời”

-Thưa Mục sư: “Theo câu kinh thánh trên đây tuyên bố, con cái của Chúa chẳng phạm tội. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân và nhìn thấy đời sống nhiều tín đồ khác, mà tôi cảm nhận chúng tôi đều là con cái chân thật của Đức Chúa Trời, mà tại sao chúng tôi có phạm tội? Như vậy chúng tôi là Cơ Đốc nhân giả mạo hay tại làm sao mà chúng tôi còn phạm tội?”


-Mục sư đáp: Theo nguyên văn Kinh thánh Tân ước Hi lạp, 1Giăng 3:9 chép, “Mọi người đã được Đức Chúa Trời sinh ra không thực hành tội lỗi, vì cớ hạt giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể tự phạm tội, vì cớ người đã được Đức Chúa Trời sinh ra”.

Tiếng Hi lạp là:
9 Πᾶς ὁ γεγεννημένος ἐκ τοῦ θεοῦ ἁμαρτίαν οὐ ποιεῖ, ὅτι σπέρμα αὐτοῦ ἐν αὐτῷ μένει, καὶ οὐ δύναται ἁμαρτάνειν, ὅτι ἐκ τοῦ θεοῦ γεγέννηται.

ποιεῖ: he/she/it is doing (practicing) - present active 3rd singular--οὐ δύναται: he/she/it is not able (can not) - present middle deponent 3rd singular--ἁμαρτάνειν: to sin - infinitive active sigular.

“Những ai đã được sanh bởi DCT rồi thì không cứ thực hành/duy trì việc làm tội lỗi bởi vì hạt giống của Ngài (Đức Chúa Trời) đang ở trong người, và người không thể giữ việc phạm tội/ không có khả năng cứ lặp lại việc phạm tội vì người đã được sanh bởi Đức Chúa Trời”. (Tạm dịch sát theo nguyên văn Hi lạp).

Thì present nghĩa là keep doing/practicing something, middle deponent form thì ở dạng middle nhưng ý nghĩa là active. Middle: là subject does an action with self-interesting (chủ ngữ thực thi hành động mà hành động đó chủ ngữ đồng tham dự vào/hoặc hành động phản hồi lại chủ ngữ)
Ví dụ: Judah tự treo cổ mình. Động từ treo cổ là theo thể middle (ngụ ý tự treo cổ) chứ không chỉ đơn thuần là treo cổ.

Thứ nhất, thành ngữ  “thực hành tội lỗi” là “is not practicing sin” ( hay “is not doing sin”). Động từ “làm” (thực hành) tại đây ở thì hiện tại, miêu tả hành động theo thói quen, liên tiếp xảy ra. Không thực hành phạm tội không có nghĩa chúng ta không phạm tội trong những hành động theo các cơ hội, nhưng chúng ta không sống trong tội lỗi.

Thứ hai, thành ngữ “người không thể tự phạm tội” là động từ thì hiện tại, thể middle, ngụ ý bản thân không thể sống trong tội lỗi theo thói quen.
Một tín đồ đã được tái sinh, thỉnh thoảng có thể té ngã vào tội lỗi từng cơ hội, nhưng sự sống đời đời như hạt giống thần thượng trong bản chất tái sinh của anh sẽ không cho phép anh sống trong tội lỗi. Điều nầy tương tợ như con chiên: nó có thể bị rơi xuống bùn, nhưng sự sống tinh sạch của nó không cho phép nó cứ lưu trú và lăn lóc trong vũng bùn cách thoải mái như con heo.

1 Giăng 2:1 cũng nói thêm, “Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con có thể không phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình”. Câu “có thể không phạm tội” và câu “nếu có ai có phạm tội” chỉ tỏ rằng các tín đồ đã được tái sinh, những người có sự sống thần thượng, họ vẫn có thể phạm tội từng lúc nếu họ không sống bằng sự sống thần thượng và cư ngụ trong sự tương giao của sự sống ấy. Theo văn phạm Hi lạp, cụm từ “nếu có ai phạm tội” viết theo thì Aorist subjunctive, bày tỏ một hành động đơn độc, có xảy ra cách dứt khoát, không phải là một hành động theo thói quen hay tiếp diễn. Cụm từ nầy có thể dịch là “có thể có phạm tội”.

Tóm lại, người tín đồ có thể có phạm tội từng cơ hội, nhưng không có khả năng miệt mài, vui sống trong tội lỗi cách thoái mái được. Còn ai miệt mài trong tội lỗi, người đó là Cơ Đốc nhân giả mạo.

Câu Hỏi Số 2:

Ga-la-ti 5:19-21, “Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng,  ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời”.

--Hỏi, “theo tôi nghĩ, một miếng đất không thể trồng hai loại hạt giống. Nên có phải những người vi phạm các việc làm như gian dâm, ô uế, luông tuồng..v..v.. như các câu Kinh thánh nầy miêu tả là những người tín đồ giả mạo hay không, nên họ sẽ không được vào nước của Đức Chúa Trời? Tôi có nghe một đầy tớ Chúa giải nghĩa như vậy, nên tôi lo sợ cho sự cứu rỗi chắc chắc của mình lắm, vì thỉnh thoảng tôi còn lầm lỗi như trên”.

Đáp, “Như tôi đã nói trong 1 Giăng 3:9 trên đây, người tín đồ được tái sinh rồi, thỉnh thoảng có thể phạm tội. Hành động phạm tội xảy ra cách dứt khoát, không phải là hành động kéo dài thành tập quán.

Sự cứu rỗi của người tín đồ là quà tặng của Đức Chúa Trời, không bao giờ bị bãi bỏ hay tiêu mất (Giăng 10:28-29).

Xác thịt là sự hoà lẫn của sự sống Sa-tan trong thân thể con người. Xác thịt là thân thể hư hoại của người tín đồ. Xác thịt là sự biểu hiện của A-dam cũ. Sự sống của A-dam cũ được biểu hiện cách thực tiễn trong xác thịt, và trong các công việc của xác thịt, như những điều được tiết lộ trong các câu ở sách Ga-la-ti 19-21 trên đây, là các phương diện khác nhau của một sự biểu hiện xác thịt, của một thân thể đồi bại.

“Hưởng nước Đức Chúa Trời” ám chỉ sự vui hưởng vương quốc sắp đến như là phần thưởng cho các tín đồ đắc thắng. Nó không giống như sự cứu rỗi của người tín đồ, mà là phần thưởng cộng thêm vào sự cứu rỗi miễn phí.

Người tín đồ xác thịt, biểu lộ các công việc xác thịt trên đây, có thể mất nước ngàn năm, không được vào nứơc ấy, nhưng vẫn còn được sự cứu rỗi đời đời.

Minh Khải

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2