1.Martin Luther (1483-1546): Nổi bật nhất, là “Nhà sáng lập văn minh Tin Lành”. Con một thợ mỏ, học tại đại học Erfurt và Tu viện St Augustine. Nhờ tài năng vượt bực, được đi Lamã 1511. Tại đây, ông thất vọng vì tinh thần trần tục của giáo hội. Năm 1517 dán 95 luận đề trước cửa giáo đường Wittenberg phản đối bùa xá tội. Bị giáo hoàng Leo dứt phép thông công. 1521 đọc bài biện hộ lừng danh tại Worms. Viết nhiều sách nhưng đáng kể nhất là dịch Tân ước ra tiếng Đức
2.John Calvin (1509-1564): Nhà thần học lỗi lạc nhất sau Augustine. Sinh tại Pháp. 1528 hưởng ứng cải chánh bị trục xuất khỏi Balê. Tác phẩm “Nền tảng Thần học”. Thần học Calvin và Luther có điểm chung là hợp lý trí, cấp tiến, thúc đẩy các phong trào giải phóng sau nầy, xây dựng chế độ dân chủ.
3..Jonathan Edwards, một nhà thuyết giáo sống tại Massachusetts, người tìm cách phục hồi các giá trị cội rễ của Thần học Calvin (đã được chấp nhận và truyền bá rộng rãi trong thời kỳ lập quốc), và nỗ lực đánh thức tình cảm kính yêu Thiên Chúa đang phôi phai trong lòng tín hữu. Bài giảng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ là một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông. Edwards là diễn giả có sức thuyết phục lớn, và nhiều người tìm đến để nghe ông thuyết giảng. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield tiếp nối phong trào, du hành khắp các khu định cư và thu hút số lượng thính giả đông đảo với cung cách thuyết giáo sinh động và đầy cảm xúc.**
4. John Wesley (29/06/1703-02/03/1791) là Mục sư Anh giáo, nhà thần học, nhà thuyết giáo, và là nhà sáng lập Phong trào Giám Lý. Có ba thời điểm được xem là những dấu mốc trong thời kỳ tiên khởi của Phong trào Giám Lý: tại Đại học Oxford với sự kiện thành lập “Câu lạc bộ Thánh”; tại Savannah, Georgia, Mỹ, khi John Wesley phục vụ giáo sở ở đó; và tại Luân Đôn sau khi Wesley quay về Anh. Phong trào được định hình trong những năm đầu thập niên 1740 khi Wesley, cùng những đồng sự như George Whitefield, bắt đầu dong ruổi khắp nơi để rao giảng Phúc âm với phong cách mới, và thành lập các hội đoàn tôn giáo qui tụ những tân tín hữu. Lần đầu tiên nước Anh chứng kiến sự phát triển nhanh và lan tỏa mạnh của một phong trào tôn giáo có khuynh hướng Tin Lành. Liên hiệp (connection) Giám Lý do Wesley thành lập nối kết các hội đoàn Giám Lý trên khắp xứ Anh, Scotland, Wales, và Ireland trước khi lan tỏa đến các nước nói tiếng Anh khác, rồi phát triển trên khắp thế giới.
5. Charles Cadman ra đời ở Rotherhithe, một vùng ngoại ô phía nam Luân Ðôn, thủ đô Anh quốc vào ngày 4 tháng 4 năm 1883. Ông lớn lên trong một gia đình ngoại đạo, sống đời bình dị của một thanh niên trước sự thay đổi sâu rộng của cuộc cách mạng kỷ nghệ vào đầu thế kỷ 20. Ông chọn nghề ấn loát làm kế sinh nhai. Năm 1904, ông trở lại cùng Chúa, sau đó dâng mình hầu việc Ngài. Ông rời gia đình xuất dương du học ở trường Kinh Thánh Toronto Bible College, Canada, sau đó qua Mỹ theo học ở Viện Ðào Luyện Giáo Sĩ Truyền Giáo Missionary Training Institude ở Nyack, New York. Năm 1911, các Giáo sĩ R. A. Jaffrey, Paul M. Hosler và G. Lloyd Huglers đến hải cảng Tourane, Trung phần Việt Nam, mở màng cho việc rao giảng đạo Chúa ở các quốc gia nhỏ bé vùng Ðông Nam Á. Ðây là bước đầu tiên Tin Lành đã đến với hằng trăm ngàn dân Việt từ bắc chí nam trong gần một thế kỷ. Trong bối cảnh đó, vào năm 1914, Chúa đã cho Giáo sĩ Cadman một khải tượng mới, ông vâng lệnh Ngài lên đường đến Việt Nam phục vụ.
6. Bà Giáo sĩ Cadman, nhủ danh Grace Hazenberg, sanh ngày 27 tháng 9 năm 1876 tại Fulton, một làng nhỏ thuộc tiểu bang Illinois, nằm trên bờ sông Mississippi, giáp ranh với Iowa, ở về phía bắc thành phố Davenport. Lúc nhỏ, bà theo gia đình đi truyền giáo ở Nam Phi cho người Afrikaners, ngày xưa gọi là người Boers. Bà theo học ở Nam Phi và đậu bằng Cử nhân, sau đó bà về Toronto, Canada, để học tiếp và tốt nghiệp Cao học. Vào năm 1913, Bà là một trong 6 người đầu tiên được Ban Chấp Hành Hội Truyền Giáo ở Nữu Ước cử đến Tourane (Ðà Nẵng) Việt Nam. Thành quả đáng kể nhất của ông bà là việc dịch toàn bộ quyển Kinh Thánh ra tiếng Việt Nam, trong đó bà đã đóng một vai trò trọng yếu. Ông Bà Giáo sĩ Cadman, cùng với Giáo sĩ J. D. Olsen, Giáo sĩ I. R. Stebbins và nhiều cộng sự viên - như cụ Phan Khôi lo về lối hành văn - đã tận tụy làm việc trong suốt 10 năm để hoàn thành quyển Kinh Thánh Việt Nam toàn bộ đầu tiên vào năm 1926. Ngoài việc dịch Kinh Thánh, ông bà còn hoạt động mạnh trong việc soạn dịch Thánh ca, truyền đạo đơn, và thực hiện nguyệt san Thánh Kinh Báo.
7.Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên sinh ngày 15-01-1901 tại làng Phong Nam, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Cụ được tấn phong Mục Sư tại nhà thờ Hội Thánh Tin Lành Vĩnh Long Đầu tháng 7 năm 1943, do biến cố chiến tranh Nhật-Pháp, lúc đó các vị Giáo Sĩ bị giữ tại Mỹ Tho, nên cụ Mục Sư Ông Văn Huyên giữ chức vụ quyền đốc học trường Kinh Thánh Đà Nẵng rồi Viện trưởng Thánh Kinh Thần Học Viện Tin Lành Nha Trang. Gần cuối niên khóa 1974-1975, TP Nha Trang được giải phóng, Thánh Kinh Thần Học Viện tiếp tục hoạt động niên khóa 1975-1976 và cuối khóa học nầy Thánh Kinh Thần Học Viện Tin Lành Nha Trang ngưng hoạt động cho đến nay. Sau đó Cụ bước vào một chức vụ mới: Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Cụ Mục Sư Ông Văn Huyên còn tham gia nhiều công tác lớn lao khác như: sáng lập và duy trì Quỹ Dưỡng Lão Mục Sư –Truyền Đạo; nhuận chánh Kinh Thánh Tân ước; tái tu chính điều lệ Hội Thánh Tin Lành Việt Nam; soạn lời một số Thánh Ca và cũng là nhà thơ để lại nhiều tuyệt tác ca ngợi tình yêu Thiên Chúa. Lúc 77 tuổi, Cụ giải phẩu vì bệnh mắt cườm, cho đến năm 1986 Cụ khiếm thị hoàn toàn. Tuy nhiên, Cụ vẫn trông cậy Chúa để nhịn nhục đủ điều, chịu đựng suốt 13 năm trong hoàn cảnh thật là khó khăn để vâng phục Chúa và phục vụ người-