Ông Áp-ram là người Hê-bơ-rơ. Kinh thánh chép chữ "Hê-bơ-rơ" lần đầu tiên tại đây.
Chữ עִבְרִי phiên âm là Ebraios, nghĩa là belonging to Hê-be. Sáng thế ký 11:14 nói Hê-be là con cháu của Sem, là tổ phụ của Áp-ra-ham. Một trường phái khác nói chữ עִבְרִי, có nghĩa là "người qua sông" (a river crosser- Vì Áp-ra-ham sống bên kia sông Ơ-phơ-rát trước khi đến đất hứa. Giô- suê 24: 2, "Giô-suê nói với toàn dân rằng: “Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, có phán: ‘Thuở xưa, tổ phụ các con là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham và Na-cô, ở bên kia sông Ơ-phơ-rát và phụng sự các thần khác.".
Người Hê-bơ-rơ , nghĩa đen là "người vượt qua sông lớn, sông Ơ-phơ-rát". Nick "Hê-bơ-rơ" là một tên để chế giễu, châm biếm, khinh thường. Dân qua sông là dân vong bản, bỏ ông bỏ bà, sống lang thang vì tin theo một Vị Thần nào đó là Giê-hô-va. Dân Phi-li-tin, dân Ai cập, là những dân định cư coi thương và gớm ghê người Hê-bơ-rơ., họ khinh dể tên "Hê-bơ rơ".
Dân Phi li tin không bao giờ gọi "dân israel", Họ chỉ gọi là dân Hê-bơ-rơ. 1 Sa mu ên 4:9, 29:3 "Hỡi người Phi-li-tin, hãy can đảm lên, hãy tỏ ra là nam nhi! Nếu không, anh em sẽ trở thành nô lệ cho người Hê-bơ-rơ.. Bấy giờ, những người chỉ huy quân Phi-li-tin hỏi: “Những người Hê-bơ-rơ đó là ai?” A-kích trả lời: “Ấy là Đa-vít, đầy tớ của Sau-lơ, vua Y-sơ-ra-ên, đã ở với ta lâu nay ". Cực chẳng đã họ mói gọi "Đức Chúa Trời của Israel" (1 Sa 6:3).
Còn người Ai-cập thì: "Người ta dọn riêng cho Giô-sép, dọn riêng cho các anh em, và cũng dọn riêng cho những người Ai Cập thường ăn với ông, vì việc dùng bữa chung với người Hê-bơ-rơ là điều đáng ghê tởm đối với người Ai Cập" (Sáng 43:32).
Theo quan điểm của dân định cư trên thế giới như Ai cập, Phi-li-tin, thì dân Hê-bơ-rơ là người lang thang, mất gốc, vong bản. Điều đó đúng ý nghĩa của cuộc đời lữ khách của Áp-ra-ham. Vì ông không định cư đất nầy, nhưng làm kiều dân, khách bộ hành , tìm thành hầu đến là quê hương yêu dấu- Heb. 11: 8-10
MK.