buy abortion pill philippines
abortion pill
philippines
Kinh Thánh: Xa.4
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét khải tượng về sự an ủi và lời hứa trong Xa-cha-ri chương 4
A. Một Khải Tượng Làm Mạnh Mẽ Xô-rô-ba-bên,
Quan Tổng Trấn Giu-đa Trong Vương Quyền
Chức tế lễ và vương quyền là hai chức vụ trong sự quản trị của Đức Chúa Trời giữa dân Ngài. Hai chức vụ này luôn đi đôi với nhau và không bao giờ rời nhau. Chức tế lễ có thể ví như ngành lập pháp của chính phủ, còn vương quyền ví như ngành hành pháp. Trong sự quản trị của Đức Chúa Trời, các vấn đề lập pháp được chính Đức Chúa Trời quyết định qua U-rim và Thu-mim mà thầy tế lễ thượng phẩm đeo. Các quyết định ấy được tỏ cho chức tế lễ biết, sau đó được vương quyền thi hành, thực hiện
Trong nếp sống Hội thánh ngày nay, chúng ta cần cả chức tế lễ lẫn vương quyền. Qua việc vận dụng chức tế lễ, chúng ta được đem vào hiện diện của Đức Chúa Trời. Qua việc vận dụng vương quyền bởi những người lão thành và kinh nghiệm mà Hội thánh được cứu khỏi tình trạng hỗn loạn và được gìn giữ trong một trật tự tốt đẹp. Vì nếp sống Hội thánh nên chúng ta là dân của Đức Chúa Trời có sự quản trị của Ngài, phải có cả chức tế lễ lẫn vương quyền.
Một chức năng của chức tế lễ là dạy chúng ta cách thờ phượng Đức Chúa Trời và cách để nhớ Chúa tại bàn Ngài cách đúng đắn. Chúng ta không nên thờ phượng Đức Chúa Trời hoặc nhớ Chúa theo quan niệm thiên nhiên. Trong Giăng 4:24, Chúa Jesus phán: “Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong linh và trong tính chân thật” (RcV). Chương này cũng cho chúng ta thấy sự thờ phượng mà Đức Chúa Trời ao ước là chúng ta uống Ngài như nước sống. Càng tiếp nhận Ngài là nước sống, chúng ta càng thờ phượng Ngài. Chúng ta uống Đức Chúa Trời không phải bằng cách vận dụng tâm trí nhưng bằng cách vận dụng linh. Về vận đề nhớ Chúa tại bản Ngài; chúng ta cần sự chỉ dẫn của chức tế lễ. Điều quan trọng đối với chúng ta là nhận thức rằng cách nhớ Chúa không phải vận dụng tâm trí để nhớ lại mọi điều Ngài đã làm trong sự nhục hóa, cuộc sống làm người, chịu đóng đinh và được phục sinh; cách nhớ Ngài là vui hưởng Ngài bằng cách ăn uống Ngài. Khi dự bánh chén, chúng ta nhớ Ngài và thờ phượng Ngài.
Khải tượng trong Xa-cha-ri chương 3 liên quan đến chức tế lễ, còn khải tượng trong Xa-cha-ri chương 4 liên quan đến vương quyền. Khải tượng trong chương 3 về Giê-hô-sua là làm mạnh mẽ thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua trong chức tế lễ. Làm mạnh mẽ Giê-hô-sua là làm mạnh mẽ và củng cố chức tế lễ ấy. Khải tượng về giá đèn vàng và hai cây ô-liu trong chương 4 là làm mạnh mẽ Xô-rô-ba-bên quan tổng trấn xứ Giu-đa trong vương quyền. Xô-rô-ba-bên không phải là vua mà là quan tổng trấn trong cương vị vua. Dù thực ra không phải là vua nhưng Xô-rô-ba-bên là hậu duệ, chồi thuộc hoàng tộc Đa-vít. Trong chương 3, Giê-hô-sua được đo và kết quả của hành động đo này là ông được làm cho mạnh mẽ và được củng cố qua sự tẩy sạch. Trong chương 4, Xô-rô-ba-bên được đo để qua đó ông được làm cho mạnh mẽ và được củng cố. Sự kiện làm cho Giê-hô-sua được mạnh mẽ trong chức tế lễ và Xô-rô-ba-bên được mạnh mẽ trong vương quyền, cả hai đều vì công cuộc tái thiết đền thờ.
B. Ý Nghĩa Chức Tế Lễ
Của Giê-hô-sua Và Giá Đèn Vàng
Chức tế lễ của Giê-hô-sua tượng trưng cho chức tế lễ của dân Israel vì các dân cho Đức Chúa Trời. Giá đèn vàng tượng trưng cho chứng cớ chiếu sáng của dân Israel hướng đến các dân cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã lựa chọn Israellà một dân thầy tế lễ (Xuất 19:6). Ý định của Đức Chúa Trời là dùng dân Israel làm thầy tế lễ để đem các dân đến với Đức Chúa Trời hầu họ có thể bước vào hiện diện của Đức Chúa Trời để được chiếu sáng, vạch trần, xử lý, và được Đức Chúa Trời truyền dẫn sự giàu có thần thượng. Hơn nữa, các thầy tế lễ này phải dạy các dân cách thờ phượng và phụng sự Đức Chúa Trời. Để các thầy tế lễ thực hiện điều này, họ phải quen thuộc kinh luật và các điều lệ của Đức Chúa Trời. Ngoài việc làm một dân thầy tế lễ, Israel còn là một chứng cớ đại diện cho Đức Chúa Trời. Vì thế trong chương 3, chúng ta có chức tế lễ và trong chương 4 chúng ta có giá đèn
C. Giá Đèn
Thiên sứ đánh thức Xa-cha-ri và nói: “Ngươi thấy gì? Ta đáp rằng: Tôi nhìn xem, kìa một cái giá đèn bằng vàng cả, và một cái chậu trên chóp nó, nó có bảy ngọn đèn; có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên chóp nó” (Xa. 4:2). Giá đèn ở đây tượng trưng cho hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất
1. Chất Liệu
Chất liệu của giá đèn là bằng càng, tượng trưng cho Cha là nguồn và bản chất của giá đèn
2. Hình Dáng
Hình dáng của giá đèn là giá đèn tượng trưng cho Con là hiện thân
3. Sự Biểu Lộ
Sự biểu lộ của giá đèn là 7 ngọn đèn, tượng trưng cho Linh là sự biểu lộ tăng cường gấp bảy
4. Sự Cung Ứng
Sự cung ứng của giá đèn là 7 cái ống cho mỗi ngọn đèn, tượng trung cho Linh của Đức Chúa Trời tăng cường gấp bảy như là sự cung ứng dồi dào (Phil.1:19b)
5. Đấng Christ, Dân Israel
Và Các Hội Thánh Địa Phương
Trước hết, Đấng Christ là giá đèn làm chứng cớ của Đức Chúa Trời (Xuất.25:31-39). Thứ hai, dân Israel là giá đèn làm chứng cớ của Đức Chúa Trời. Thứ ba, các Hội thánh địa phương là giá đèn làm chứng cớ của Đấng Christ (Khải 1:12,20b)
D. Hai Cây Ô-liu ở Hai Bên Giá Đèn
Xa-cha-ri 4:3 chép: “ở kế bên lại có hai cây Ô-liu, một cây ở bên hữu cái chậu và một cây ở bên tả”. Hai cây ô-liu tượng trung cho thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua và quan tổng trấn Xô-rô-ba-bên lúc đó, họ là hai con trai của dầu, đầy dẫy Linh Đức Giê-hô-va để tái thiết đền thờ của Đức Chúa Trời (cc.3-6, 12-14). Hai con trai của dầu cũng là hai chứng nhân trong 3 năm rưỡi cuối của thời đại hiện tại, tức là hai chứng nhân của Đức Chúa Trời trong đại nạn để làm mạnh mẽ dân của Đức Chúa Trời – dân Israel và tín đồ trong Đấng Christ (Khải 11:3-12; 12:17). Hai nhân chứng này là Môi-se và Ê-li. Môi-se đại diện cho kinh luật còn Ê-li đại diện cho các tiên tri, cả hai đều làm chứng cho Đức Chúa Trời. Cụm từ “kinh luật và các tiên tri” (Lu. 16:16) chỉ về Cựu Ước. Kinh luật tập trung vào Môi-se còn các tiên tri tập trung vào Ê-li. Hai nhân vật này, Môi-se và Ê-li, sẽ hỗ trợ và cung ứng cho người Israel bị bách hại và các tín đồ trong suốt đại nạn
Dân Israel là giá đèn, tương trưng cho chứng cớ của Đức Chúa Trời. Chứng cớ của Đức Chúa Trời cần phải chiếu sáng. Để chiếu sáng thì phải cháy, và để cháy phải có sự cung ứng dầu ô-liu. Để có dầu ô-liu. Hai cây ô-liu ở hai bên giá đèn là hai con trai của dầu, tức là Giê-hô-sua và Xô-rô-ba-bên
Trong Xa-cha-ri 4:11, vị tiên tri với thiên sứ rằng: “Hai cây ô-liu ở bên hữu và bên tả giá đèn là gì?” (RcV). Trong câu 12, Xa-cha-ri hỏi tiếp: “Hai nhánh ô-liu mà ở kề bên hai vòi vàng để từ chúng đổ vàng ra là gì?” (RcV). Trong câu 11 có hai cây, còn trong câu 12 là hai nhánh. Hai nhánh là bộ phận hai cây. Khi chậu của giá đèn hết dầu thì hai cây sẽ cung ứng dầu bằng cách tuôn chảy dầu qua hai nhánh vào trong hai vòi. Sau đó, dầu từ vòi sẽ chảy vào chậu và từ chậu chảy vào giá đèn.
Từ mà trong câu 12 không chỉ về vòi mà chỉ về nhánh. Hai nhánh này “từ chúng đổ vàng ra”. Đổ vàng ra là làm cho vàng tuôn chảy ra. Từ ngữ vàng ở đây nói đến dầu. Dầu và vàng là một. Dầu chỉ về Linh và Linh là Đức Chúa Trời. Hơn nữa, theo hình bóng, vàng tượng trưng cho Đức Chúa Trời. Vàng mà làm đầy chậu là Linh; Linh là Đức Chúa Trời; và Đức Chúa Trời được hình bóng bởi vàng. Khi áp dụng vấn đề này vào kinh nghiệm của chúng ta ngày nay, chúng ta thấy Linh từ chúng ta chảy ra là Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là vàng. Như vậy, khi cung ứng Đấng Christ cho người khác, cung ứng dầu cho họ, chúng ta thực sự đang cung ứng Đức Chúa Trời cho họ. Đức Chúa Trời từ trong chúng ta đang chảy vào trong họ. Tất cả chúng ta nên là những cây ô liu đổ Đức Chúa Trời ra từ chính mình vào trong người khác. Bằng cách này, dầu sẽ được cung ứng cho người có nhu cầu qua những người là cây ô-liu tuôn chảy Đức Chúa Trời ra
Chúng ta hãy xem xét thêm lý do vì sao hai cây được gọi là hai nhánh. Trong Xa-cha-ri chương 3 và 4, cùng một người là Xô-bô-ba-bên nhưng được tượng trưng là chồi (3:8), là cây (4:3, 11) và là nhánh (c.12). Điều này cho thấy bản thân Xô-rô-ba-bên không phải là nguồn. Nếu ông là một cây trọn vẹn thì ông sẽ là nguồn. Tuy nhiên, ông là một cây mà cây đó thực ra là nhánh của một cây khác, và cây khác đó là nguồn. Hơn nữa, Xô-rô-ba-bên cùng là chồi ra từ cây khác. Cây đó là Đấng Christ. Đấng Christ là cây ô-liu duy nhất, còn cả Xô-rô-ba-bên lẫn chúng ta đều là các nhánh, các cành của Đấng Christ. Đâm nhánh là trở thành một cành. Dù Đấng Christ là cây ô-liu duy nhất nhưng có nhiều chồi mọc ra từ Ngài. Việc những chồi này mọc ra nghĩa là Đấng Christ đâm nhánh. Các nhánh hoặc chồi này bây giờ là nhiều cây ô-liu trên đất ngày nay. Anh em có phải là một cây ô-liu như vậy không? Là Cơ đốc nhân đích thực, chúng ta là những cây ô-liu. Nói cách chính xác, chúng ta là cây ô-liu, nhưng không theo ý nghĩa là những cây riêng biệt mà theo ý nghĩa là các nhánh của Đấng Christ là cây ô-liu duy nhất. Là nhánh, chúng ta cần cung ứng dầu là Linh cho người khác để họ có thể được sinh động. Ngợi khen Chúa là trong Đấng Christ, chúng ta là những cây ô-liu đang cung ứng Linh tăng cường gấp bảy cho người khác!
E. Quan Tổng Trấn Xô-rô-ba-bên, Người Đặt Nền
Cho Công Cuộc Tái Thiết Đền Thờ, Đem Đá chóp Đến
“Thiên sứ nói cùng ta đáp rằng: Ngươi không biết những điều này là gì sao? Ta nói: thưa Chúa! Tôi không biết. Người đáp lại rằng: đây là lời của Đức Giê-hô-va phán cho Xô-rô-ba-bên rằng: Ấy chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng bởi năng lực, bèn là bởi Linh Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Hỡi núi lớn, người là ai? Ở trước mặt Xô-rô-ba-bên người sẽ trở nên đồng bằng, và người sẽ đem đá chóp đến với những tiếng kêu rằng: Ân điển, ân điển cho nó!....Tay Xô-rô-ba-bên đã đặt nên nhà này, thì tay nó cũng sẽ làm xong” (cc.5-7, 9a). Xô-rô-ba-bên, quan tổng trấn Giu-đa, người đặt nền cho công cuộc tái thiết đền thờ sẽ đem đá chóp đến, điều này cho thấy rằng ông sẽ hoàn thành công cuộc tái thiết đền thờ của Đức Chúa Trời bởi Linh của Đức Giê-hô-va, không bởi quyền thế cũng không phải bởi năng lực. Tiên tri Xa-cha-ri nói lời này với Xô-rô-ba-bên để ủng hộ, khích lệ, làm mạnh mẽ và củng cố tay của Xô-rô-ba-bên để ủng hộ khích lệ, làm mạnh mẽ và củng cố tay của Xô-rô-ba-bên hầu cho ông có thể tiếp tục xây dựng đền thờ cho đến khi hoàn tất.
Trong khi chương 3 nói đến sự chết cứu chuộc của Đấng Christ thì chương 4 nói đến Linh thực hiện cuộc gia tể của Đức Chúa Trời . Theo Tân Ước, tiếp theo sau sự chết cứu chuộc của Đấng Christ là Linh. Ngày này, chúng ta không những chỉ cung ứng Christ mà còn cung ứng Linh cho người khác. Christ mà chúng ta cung ứng là Đấng đã chịu đóng đinh, đã sống lại từ kẻ chết, và trong sự phục sinh đã trở nên Linh ban-sự-sống (1 Cô. 15:45b). Khi nói với người khác về Đấng Christ, chúng ta nên cung ứng Linh cho họ
F. Đá Chóp Với Những Tiếng Kêu Ân Điển
Đá chóp với những tiếng kêu “Ân điển, ân điển cho nó!” tượng trưng cho Đấng Christ là ân điển như hòn đá mà trên đó có bảy mắt của Đức Giê-hô-va, tức Linh tăng trưởng gấp bảy của Đức Chúa Trời để hoàn thành công cuộc tái thiết đền thờ của Đức Chúa Trời (3:9; 4:7-10; Khải 5:6). Đem đá chóp đến là hoàn tất sự xây dựng. Đá chóp này là hình bóng về Đấng Christ. Vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời, Đấng Christ là đá có ba phương diện. Đấng Christ là đá nền để nâng đỡ tòa nhà của Đức Chúa Trời (Es. 28:16, 1 Cô 3:11), là đá góc để liên kết dân Ngài Ngoài và người Do Thái lại với nhau thành chi thể của Thân thể Ngài (Eph 2:20; 1 Phi 2:6), và là đá chóp để hoàn thành mọi điều trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Những tiếng kêu “Ân điển, ân điển cho nó!” cho thấy chính đá chóp là ân điển. Đá chóp là ân điển từ Đức Chúa Trời đến với chúng ta, và ân điển này là Đấng Christ. “Lời đã trở nên xác thịt làm đền tạm giữa chúng ta…đầy ân điển về thực tại” (Gi 1:14, RcV). Điều này khải thị rằng trong sự nhục hóa của Ngài, Đấng Christ đã đem Đức Chúa Trời đến với chúng ta trước hết là ân điển rồi sau đó là thực tại. Ân điển là Đức Chúa Trời trong Con để chúng ta vui hưởng, thực tại là Đức Chúa Trời được chúng ta thực tại hóa trong Con. Khi Đức Chúa Trời được chúng ta vui hưởng, chúng ta có ân điển. Khi Đức Chúa Trời được chúng ta thực tại hóa, chúng ta có thực tại. Cả ân điển lẫn thực tại đều là Đấng Christ. Do đó, đá chóp là Đấng Christ, tức ân điển từ Đức Chúa Trời đến với chúng ta để trở thành sự che phủ tòa nhà của Đức Chúa Trời
Xa-cha-ri 4:10 chép: “vì ai là kẻ khinh để ngày của những điều nhỏ mọn? Vì họ sẽ vui khi thấy dây chuẩn mực ở trong tay Xô-rô-ba-bên, và bảy mắt của Đức Giê-hô-va đi qua đi lại khắp đất”. “Bảy mắt của Đức Giê-hô-va” là bảy mắt trên hòn đá trong 3:9. Khải Thị 5:6 nói về Chiên Con có “bảy mắt, là bảy Linh của Đức Chúa Trời”. Bảy mắt của hòn đá là bảy mắt của Đức Giê-hô-va và cũng là bảy mắt của Chiên Con, tức Đấng Christ. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức rằng hòn đá, tức Đức Giê-hô-va, và Chiên Con là một. Đấng Christ Chiên Con là hòn đá, và Ngài cũng là Đức Giê-hô-va. Vì thế, bảy mắt của hòn đá và bảy mắt của Đức Giê-hô-va là bảy mắt của Đấng Christ. Theo Khải thị 5:6, bảy mắt này là bảy Linh, tức là Linh tăng cường gấp bảy. Bảy Linh là bảy mắt của Đấng Christ. Điều này có nghĩa là Thánh Linh là những mặt của Đấng Christ. Điều này cho thấy Đấng Christ và Thánh Linh, dù phân biệt nhưng không tách rời. Giống như mắt chúng ta là một với thân thể chúng ta về mặt thể yếu thì Thánh Linh cũng là một với Đấng Christ về mặt thể yếu như vậy.
Đấng Christ là hòn đá được Đức Chúa Trời Cha chạm trổ (Xa 3:9). Đấng được chạm trổ là Christ, còn Đấng chạm trổ là cha. Dù cha và Con là phân biệt nhưng về mặt thể yếu là một để hoàn thành sự cứu chuộc đời đời. Nhờ sự cứu chuộc nay mà giờ đây chúng ta có thể vui hưởng Đấng Christ là Linh, thậm chí là Linh tăng cường gấp bảy. Theo lời Phao-lô trong 2 cô-rinh-tô 13:14, chúng ta có tình yêu của Đức Chúa Trời Cha là nguồn, ân điển của Christ là dòng chảy và sự tương giao của Linh là sự truyền phát để chúng ta vui hưởng. Từ tất cả điều này, chúng ta thấy sự cứu chuộc đã được Con hoàn tất, và bây giờ Linh được cung ứng cho chúng ta vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nhờ Linh mà sự xây dựng Hội thánh sẽ được dẫn đến tuyệt đích