NHỮNG KHẢI TƯỢNG
CỦA ĐA-NI-ÊN ĐẮC THẮNG
(4)
KHẢI TƯỢNG VỀ ĐỊNH MỆNH CỦA ISRAEL
(2)
Kinh Thánh: Đa. 11:2-45
Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét những nội dung của khải tượng về định mệnh của Israel.
IV. NHỮNG NỘI DUNG CỦA KHẢI TƯỢNG NÀY
Những nội dung của khải tượng này nói về định mệnh của Israel từ phần cuối của vương quốc Ba Tư cho đến 3 năm rưỡi cuối của thời đại hiện nay, kể cả thời đại vương quốc và cõi đời đời, như lẽ thật ghi chép trong sách chân thật (10:21) so sứ giả thiên sứ báo cho Đa-ni-ên (1:2-12:13).
Khải tượng trong chương 11 nói chi tiết về đế quốc Ba Tư, đế quốc Hy lạp và đế quốc La Mã cho đến cuối cùng dưới thời Anti-christ. Như chúng ta sẽ thấy, ngay sau khi đánh bại vương quốc Ba Tư, Alexander đại đế băng hà, và vương quốc của ông bị chia làm 4 vương quôc dưới quyền của 4 viên tướng. Hai trong 4 vương quốc này, Ai Cập và Sy-ri, có chiến tranh với nhau qua đất Israel. Cuối cùng, chương này nhấn mạnh đến các vương quốc và những việc ác của hai vua:
Antiochus Epiphanes, một trong các vua phương Bắc (cc. 21-35), và Anti-christ, vua của đế quốc La Mã phục hồi (cc. 36-45).
Tôi, muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng pho tượng người to lớn trong Đa-ni-ên chương 2 là nhân tố chi phối toàn bộ lời tiên tri trong sach này. Điều này có nghĩa là nguyên tắc lời tiên tri của Đa-ni-ên là đề cập đến toàn bộ pho tượng người từ đầu (Ba-by-lôn) cho đến các ngón chân (Anti-christ với 10 vua). Có thể nói 5 chương đầu của sách Đa-ni-ên cho chúng ta một định nghĩa và một mô tả đầy đủ về đế quốc Ba-by-lôn. Chương 6 bắt đầu nói về đế quốc Ba Tư. Trong chương 7, chúng ta có bả tóm rắt về 4 con thú, mô tả các đế quốc được tượng trưng bằng các phần khác nhau của pho tượng lớn từ một góc độ khác. Con chiên đực trong chương 8 chỉ về đế quốc Ba tư, và con dê đực chỉ về đế quốc Hy Lạp. Trong chương 9, Đa-ni-ên nhận khải tượng về 70 tuần lễ, và trong chương 10 là khải tượng về Đấng Christ tuyệt hảo, Đấng là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời. Chương 11 cung cấp thêm nhiều chi tiết về đế quốc Ba Tư, đế quốc Hy Lạp và đế quốc La Mã phục hồi dưới thời Anti-christ trong suốt 3 năm rưỡi cuối của thời đại này. Giữ theo nguyên tắc này, chương 11 không dừng lại với đế quốc Hy Lạp mà cũng nói về Anti-christ, vua của đế quốc La Mã phục hồi.
Đa-ni-ên chương 11 trước hết nói đến hình bóng, tức Antiochus Epiphanes, rồi sau đó nói về việc hoàn thành hình bóng đó, tức Anti-christ. Điều này là theo nguyên tắc được tìm thấy trong 9:26-27. Câu 26a nói về sự đóng đinh của Đấng Christ. Sau đó, phần còn lại của câu ấy nói về việc Titus và quân đội của ông ta hủy diệt Giê-ru-sa-lem và đền thờ vào năm 70 S.C .Tuy nhiên, câu kế tiếp không đề cập đến Titus mà đến Anti-christ, là người “lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần”. Trong 9:26-27, trước hết là hình bóng được khải thị, sau đó là sự hoàn thành. Nguyên tắc này cũng giống như vậy đối với Anticochus Epiphanes và Anti-christ trong chương 11.
A. Có Liên Quan Đế Vua Phương Nam
Và Vua Phương Bắc
Khải tượng trong Đa-ni-ên chương 11 có liên quan đến vua phương Nam (Ai Cập) và vua phương Bắc (Sy-ri). Chương 11 thuật lại sự kiện hai vua này đánh nhau.
1. Trận Chiến Của Vị Vua Cuối Cùng
Của Vương Quốc Ba Tư Chống Lại Vương Quốc Ly Lạp
Các câu 2b và 3 nói về trận chiến của vị vua cuối cùng của vương quốc Ba Tư chống lại vương quốc Hy Lạp và sự thật bại của Ba Tư trước vị vua hùng mạnh của Hy Lạp, Alexander đại đế khoảng năm 356-323 T>C (8:5-8a, 20-21;7:5-6a). Cái chết của Bên-xát-sa năm 538 T.C đã đánh dấu sự kết thúc của đế quốc Ba-by-lôn và khởi đầu đế quốc Mê-đi-Ba-Tư, kéo dài cho đến năm 336 T.C. Vị vu cuối cùng của đế quốc này đã bị Alexander đại đế đánh bại.
2. Vương Quốc Hy Lạp Dưới Thời Alexander Đại Đế
Bị Chịu Làm 4 Vương Quốc
Dưới Quyền 4 Vị Tướng Của Ông Ta
Nói về Alexander đại đế, Đa-ni-ên 11:4 chép; “Nhưng khi ông trỗi dậy, thì vương quốc của ông tan rã và phân chia hướng về 4 hướng gió của trời, không chia cho dòng dõi ông, cũng không theo quyền thống trị mà vua đã cai trị; vì vương quốc vua bị nhổ đi và giao cho những người khác không thuộc dòng dõi vua”. Điều này hàm ý rằng sau khi Alexander đại đế băng hà, vương quốc của ông bị chia thành 4 phần (8:8b, 22; 7:6b) dưới sự cai trị của 4 vị tướng của ông: vương quốc của Ptolemy (Ai Cập), Cassander (Ma-xê-đo-ni-a), Lysimachus (Tiểu Á), và Seleucus (Sy-ri).
3. Những Trận Chiến Qua Lại
Giữa Vua Phương Nam Và Vua Phương Bắc
Đa-ni-ên 11:5-20 nói về những trận chiến qua lại giữa vua phương Nam- Ai Cập – và vua phương Bắc – Sy-ri. Khi hai vua này đánh nhau, họ đi qua Israel. Cho nên, Israel lâm vào cảnh khốn cùng. Cảnh khốn cùng lớn này được đề cập trong 10:1 chủ yếu chỉ đến những trận chiến trong chương 11.
a. Các Vua Dùng Con Gái Của Họ
Để Tiêu Diệt Phe Bên Kia
Theo 11:6 và 17b cho biết, cả vua phương Nam và vua phương Bắc đều theo chiến lược dùng con gái họ tiêu diệt phe bên kia.
Tuy nhiên, trong vấn đề này cả hai điều thất bại.
b. Vua Phương Bắc Đứng Trong Đất Xinh Đẹp Của Israel
Vua phương Bắc đã từng đứng trong đất xinh đẹp của Israel và phá hủy xứ ấy (c. 16b).
4. Vương Quốc Và Những Việc Ác Của Anticochus
Epiphanes Là Một Trong Các Vua Phương Bắc
Đa-ni-ên 11:21-45 và 8:23-25 mô tả vương quốc và những việc ác của Antiochus là một trong các vua phương Bắc. Chương 11 nhấn mạnh nhiều đến Antiochus Epiphanes vì ông là hình bóng đầy đủ về Antin-christ và gây thiệt hại nhiều cho đền thờ, làm ô uế và phá hủy đền thờ.
a. Một Người Đê Tiện Chiếm Đoạt Vương Quốc
Bằng Những Lời Nịnh Hót
Và Hành Động Xào Quyệt Hiểm Độc
Antiochus là con người đê tiện. Ongi xuất hiện nhằm lúc yên bình và chiếm đoạt vương quốc bằng những lời nịnh hót và hành động xảo quyệt (11:21).
b. Đánh Bại Vua Phương Nam
Theo câu 25, Antiochus Epiphanes đánh bại vua phương Nam.
c. Nổi Giận Với Giao Ước Thánh
Câu 30 cho biết Antinchus Epiphanes nổi giận với giao ước thánh và hành động theo ý mình.
d. Quân Đội Của Ông Ta Xúc Phạm Nơi Thánh
Quân đội của Antiochus Epiphanes xúc phạm nơi thánh, dẹp bỏ sinh tế hằng dâng, dựng lên vật gớm ghiếc để gây nên tình trạng hoang vu (c.31). Các sinh tế, phép cắt bì và giữ ngày Sa-bát tuyệt đối bị cấm. Thậm chí Antiochus còn đi xa tới mức dựng bàn thờ cho thần Zeus trên bàn thờ dâng của lễ thiêu trong đền thờ. Đây là “vật gớm ghiếc gây nên hoang vu” được đề cập trong câu 31. Hơn nữa, ông còn dựng hình tượng của chính mình trong đền thờ, dâng heo cái trên bàn thờ làm sinh tế và rảy huyết của nó trong đền thờ. Ông ép buộc dân thánh thờ hình tượng và ăn thịt heo, ông quyến rũ các thanh niên phạm gian dâm trong đền thờ.
e. Bách Hại Và Giết Những Người Do Thái Sùng Đạo
Trong các câu 33 đến 35, chúng ta thấy Antinochus Epiphanes bách hại và giết những người Do Thái sùng đạo.
Câu 32b chép: “Dân biết Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ sức mạnh và hành động”. Điều này chỉ về Giu-đa Mác-ca-bê và dân của ông, những người được lời này trong sach Đa-ni-ên khích lệ và làm mạnh mẽ để hành động chống lại Antiochus Epiphanes và quân đội của ông ta. Các câu 33 đến 35 tiếp tục nói thêm về Mác-ca-bê. Câu 33 cho chúng ta biết “Những người sáng suốt trong dân sự sẽ khiến cho nhiều người hiểu”, tức là dạy cho người khác hiểu ý muốn Đức Chúa Trời. Theo câu 34, Mác-ca-bê muốn nhận được một ít giúp đỡ, và nhiều người liên kết với họ chỉ bằng lời. Cuối cùng, câu 35 chép “Một số người khôn sáng sẽ ngã, để luyện lọc dân sự, thanh tẩy và tẩy sạch họ cho đến kỳ cuối cùng, vì kỳ cuối cùng là giờ đã được ấn định”
f. Là Hình Bóng Về Anti-christ
Trong tất cả những điều ác nói trên, Antiochus Epiphanes là hình bóng về Anti-christ, là kẻ sẽ đến vào tuần lễ cuối của 70 tuần lễ (9:27; Mat. 24:15; 2 Tê.2:3b-4; Khải.13:4-7)
Trong khi các câu 21 đến 35 của chương 11 sách Đa-ni-ên chỉ về Antiochus Epiphanes, thì các câu 36 đến 45 chỉ về Anti-christ. Anti-christ xem thường mọi người và mọi vật; hắn làm theo ý thích. Hắn tự tôn, tán dương mình cao hơn các thần, và chống lại Đức Chúa Trời của các thần, nói những điều khác thường (c.36). Hắn sẽ không tôn trọng các thần của tổ phụ hoặc kẻ mà phụ nữ vẫn mến, cũng không tôn trọng bất kỳ thần nào, vì hắn sẽ tự tôn mình cao hơn tất cả (c.37). Thay vào đó, hắn sẽ tôn trọng thần của các thành trì, và nhờ sự giúp đỡ của thần lạ mà chống lại thành trì kiên cố nhất (c.38-39). Đến kỳ cuối cùng, vua phương Nam sẽ tấn công hắn, và vua phương Bắc sẽ xông đến với hắn như một cơn bão. Hắn sẽ tiến vào các nước, tràn lên và đi qua (c.40). Sau khi tiến vào miền đất xinh đẹp, hắn sẽ đưa tay ra chống lại các nước (c.41-42). Nhưng tin tức từ phương đông, phương Bắc sẽ làm hắn bối rối, hắn sẽ giận dữ đi ra phá hủy và tàn phá quá nhiều thứ (c.44). Hắn sẽ dựng các trại làm cung điện cho mình giữ Địa Trung Hải và núi Si-ôn xinh đẹp; nhưng hắn sẽ chấm dứt và sẽ không có ai giúp hắn nữa (v.45)
Anti-christ sẽ chấm dứt khi Đấng Christ là hòn đá không bởi bàn tay cắt ra cùng đến với Cô dâu của Ngài để đập tan pho tượng người to lớn từ những ngón chân đến đầu. Trong suốt thời đại Hội thánh, thời đại huyện nhiệm, Đấng Christ đang xây dựng Hội thánh thành Cô dâu của Ngài. Trong Khải Thị chương 19, Đấng Christ sẽ cưới Cô dâu của Ngài và sau đó sẽ cùng với nàng như quân đội để xử lý Anti-christ và các đạo quân của hắn, tức là những kẻ đang vây thành Giê-ru-sa-lem. Vì Anti-christ không tin Đức Chúa Trời hay Đấng Christ mà chỉ tin cậy chính mình, nên sự hiện ra của Đấng Christ cùng với Cô dâu của Ngài sẽ là điều ngạc nhiên lớn cho Anti-christ và những người theo hắn. Để hưởng thụ, Anti-christ sẽ dựng lều làm cung điện giữa Địa Trung Hải và núi thánh xinh đẹp. Vào lúc đó, Đấng Christ sẽ cùng với Cô dâu của Ngài đến để kết liễu Anti-christ
Theo Kinh Thánh, Anti-christ sẽ phá hủy đền thờ Giê-ru-sa-lem. Đền thờ thứ nhất là Sa-lô-môn xây dựng, và đền thờ đó đã bị Nê-bu-cát-nết-sa phá hủy. Rồi 70 năm sau, Si-ru vua Ba Tư giải phóng những người Israel lưu đày trở về tổ quốc để tái thiết đền thờ. Cuối cùng, Antiochus Epiphanes, hậu duệ của vua phương Bắc, báng bổ đền thờ, xúc phạm đền thờ bằng sự thờ hình tượng, gian dâm và các lễ vật bất khiết. Mác-ca-bê đánh bại vua này và tẩy sạch đền thờ. Sự tẩy sạch này là một minh chứng tuyên bố rằng đền thờ là nơi thánh để dân Đức Chúa Trời thờ phượng Ngài. Sau sự chết của Đấng Christ, Titus cùng với quân đội La Mã đến phá hủy đền thờ một lần nữa vào năm 70 S.C. Theo Kinh Thánh, sẽ có sự hủy phá đền thờ lần thứ tư bởi Anti-christ vào giữa 7 năm cuối của thời đại này
Tất cả những trường hợp này cho chúng ta thấy trọng tâm, đích điểm và mục tiêu của việc Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời đều có liên quan đến thờ. Đức Chúa Trời ao ước có một nơi trên đất để dân Ngài thờ phượng Ngài, như là chứng cớ nói lên rằng Ngài vẫn có một điều quan tâm trên đất này. Nhưng Sa-tan luôn nỗ lực phá hủy nơi này. Nếu thấy điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được Kinh Thánh