tamoxifen uk side effects
buy tamoxifen
ireland NHỮNG KHẢI TƯỢNG
CỦA ĐA-NI-ÊN ĐẮC THẮNG
(4)
KHẢI TƯỢNG VỀ ĐỊNH MỆNH CỦA ISRAEL
(1)
Kinh Thánh: Đa.10:1-11:1
Sau khi thấy các khải tượng trong các chương 7 đến 9, Đa-ni-ên thấy khải tượng về định mệnh của Israel. Tuy nhiên , trước khi chúng ta được biết về khải tượng mà Đa-ni-ên đã thấy liên quan đến định mệnh của Israel trong chương 11, thì chương 10 cho chúng ta thấy thế giới thuộc linh ở đằng sau thế giới vật chất. Để biết gia tể Đức Chúa Trời và biết rằng trong gia tể Ngài, Đấng Christ là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời, chúng ta cần thấy những điều thuộc linh ở đằng sau những điều vật chất
Những gì chúng ta thấy bên ngoài là thế giới vật chất, nhưng đằng sau thế giới vật chất là thế giới thuộc linh. Do đó, trong chương 10 Ngài được đề cập nhất (cc.4-9). Ngài được mô tả là người đang mặc áo vải gai, lưng đeo đai vàng và thân thể như bích ngọc (cc.5-6)
Sau khải tượng này về Đấng Christ, một thiên sứ đến nói với Đa-ni-ên về những điều ở đằng sau thế giới vật chất. Người nói với Đa-ni-ên rằng chính người sẽ đánh lại vua của vương quốc Ba Tư, tức là một ác linh phản loạn. Sau đó, Đa-ni-ên được biết có một ác linh khác, vua của vương quốc Hy Lạp (Javan). Cũng có thiên sứ trưởng Mi-ca-ên là vua chiến đấu cho Israel. Ít nhất có 4 linh được đề cập ở đây
Trong chương 5, chúng ta thấy Bên-xát-sa đắm chìm trong trụy lạc và làm thế nào chỉ trong đêm ấy mà Đa-ri-út người Ba Tư đã đánh bại và giết chết ông ta. Chúng ta không thế có một linh đang chiến đấu cho Đa-ri-út. Đa-ni-ên 11:1 chép: “Trong năm thứ nhất triều đại Đa-ri-út, ta đứng lên để hỗ trợ và làm cho người vững mạnh” Đa-ri-út mạnh mẽ dù đã già vì sứ giả trên trời đã đứng lên để hỗ trợ và làm ông vững mạnh. Sứ giả thiên sứ nay đã làm cho Đa-ri-út vững mạnh để đánh bại người Ba-by-lôn vì sứ mạng của đế quốc Ba-by-lôn mà Đức Chúa Trời giao phó, đã hoàn tất. Với cái chết của Bên-xát-sa, đế quốc Ba-by-lôn trở nên đế - quốc Mê-đi- Ba Tư để thực hiện một sứ mạng khác cho Đức Chúa Trời
Đa-ri-út người Mê-đi là người đầu tiên chinh phục đế quốc Ba-by-lôn. Tuy nhiên, theo Đa-ni-ên chương 8, chúng ta thấy con dê đực, tượng trung cho Ba Tư, có hai sừng. Sừng thứ hai cao hơn sừng thứ nhất, chỉ về Si-ru người Ba Tư, là người đã thâu tóm quyền lực hai năm sau đó, năm 536 T.C. Trong năm thứ nhất triều đại của ông, Si-ru ban hành chiếu chỉ giải phóng tất cả những người Israel lưu đày trở về miền đất của tổ phụ họ và tái thiết đền thờ. Vì Si-ru hỗ trợ cho họ, cung cấp cho họ và bảo vệ họ, nên Ê-sai nói Si-ru là người chăn của Đức Chúa Trời, chăm sóc dân Đức Chúa Trời (Ês.44:28)
Nhìn bên ngoài tất cả các cuộc chiến đấu này chỉ là những hoạt động của các chính quyền loài người được tượng trung bằng pho tượng người to lớn trong Đa-ni-ên chương 2. Thực ra, Đức Chúa Trời ở đằng sau thế giới vật chất để điều khiển toàn bộ tình hình. Đây là điều chúng ta cần thấy khi suy xét chương 10 sách Đa-ni-ên và khải tượng về định mệnh của Israel trong chương 11
I. NIÊN ĐẠI CỦA KHẢI TƯỢNG
“Năm thứ ba triều đại Si-ru vua Ba Tư, lời được tỏ ra cho Đa-ni-ên, được gọi là Bên-tơ-xát-sa” (10:1a). Năm thứ ba triều đại Si-ru, vua Ba Tư, tức niên đại của khải tượng, là năm 534 T.C, là năm Đa-ni-ên 87 tuổi
II. CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA KHẢI TƯỢNG
Chủ đề chính của khải về định mệnh của Israel là cảnh khốn cùng lớn. Tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là cánh khốn cùng trong 10:1b, chỉ về sự gian nan, khốn cùng, xung đột, chiến tranh hoặc một quân đội. Ở đây từ nay chỉ về cảnh khốn cùng rất lớn mà dân Đức Chúa Trời phải gánh chịu. Cảnh khốn cùng này giáng trên Israel từ một cuộc chiến tranh giữ vua phương Nam và vua phương Bắc, chỉ về Ai Cập và Sy-ri. Khi Sy-ri và Ai Cập đánh nhau, họ tiến hành chiến tranh trên đất Israel vì đất nước này được dùng như đại lộ cho hai vua xâm chiếm lẫn nhau. Những cuộc chiến này là cảnh khốn cùng, gian nan cho con cái Israel . Điều này đặc biệt đúng với cuộc chiến tranh được tiến hành do một trong 4 người kế vị Alexander đại đế lúc đó là vua Sy-ri. Hậu duệ này là Antiochus Epiphanes, một hình bóng đầy đủ về Anti-christ, là nỗi gian nan thực sự được Đức Chúa Trời sai đến cho dân được chọn của Ngài, vì họ trở nên hư hoại sau khi từ chốn lưu đày trở về
III. QUANG CẢNH TRONG VŨ TRỤ TRƯỚC KHI
TIẾT LỘ KHẢI TƯỢNG NÀY
Đa-ni-ên 10:2-11:1 cho chúng ta thấy quang cảnh trong vũ trụ - thế giới thuộc linh đằng sau thế giới vật chất – trước khi tiết lộ khải tượng này
A. Đa-ni-ên Chuyên Lòng Tìm Hiểu Tương Lai Của Israel
Đa-ni-ên, một người trên đất, chuyện lòng tìm hiểu tương lai, định mệnh của Israel (cc.2-3, 12). Ông làm như vậy trong 21 ngày
B. Đấng Christ Tuyệt Hảo Hiện Ra Với Đa-ni-ên
Sau 21 ngày đó, Đa-ni-ên thấy một khải tượng đặc biệt trong 10:4-9. Đấng Christ tuyệt hảo, là trung tâm và bao quát của chuyển động của Đức Chúa Trời trên đất, đã hiện ra với Đa-ni-ên để ông hiểu rõ, để ông được an ủi, khích lệ, hy vọng và vững vàng.
Trước khi cho Đa-ni-ên thấy cảnh khốn cùng lớn, Đức Chúa Trời cho ông thấy con người tuyệt hảo được mô tả trong các câu này. Có thể Đa-ni-ên không biết người này là Đấng Mê-si-a, nhưng tôi tin Đa-ni-ên hiểu Đấng này là Chúa như một con người. Người đó không chỉ là Đức Giê-hô-va mà còn là Đức Giê-hô-va trở thành người
Theo cách nhìn của chúng ta, sự nhục hóa xảy ra vào một thời điểm xác minh trong cõi thời gian, trong khi theo quan điểm Đức Chúa Trời thì chỉ có sự kiện mà không có yếu tố thời gian. Trong vũ trụ có một sự thực là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trở thành người. Điều nay được khải thị trong sách Ma-thi-ơ và Lu-ca. Nhưng trong Sáng Thế Ký Chương 18, chi 3 người đến thăm Áp-ra-ham, thì một trong 3 người đó là Jesus . Ngài đến như một người viếng thăm Áp-ra-ham. Trong Đa-ni-ên chương 10, người này hiện ra với Đa-ni-ên. Khi Ngài hiện ra như một người để đến với Áp-ra-ham, Ngài là một người bình thường không có đặc biệt nào. Tuy nhiên, Ngài đã hiện ra với Đa-ni-ên với nhiều đặc điểm kỳ diệu. Đấng Christ tuyệt hảo này hiện ra với Đa-ni-ên để ông nhận biết, để ông được an ủi, khích lệ, hy vọng và vững vàng
1. Trong Chức Tế Lễ Của Ngài
Trước hết, Đấng Christ tuyệt hảo này hiện ra trong chức tế lễ của Ngài để chăm sóc dân được chọn của Ngài (c.5a). Chức tế lễ của Ngài được tượng trưng bằng áo vải gai. Ngài hiện ra với Đa-ni-ên không mang binh gáp để chiến đấu nhưng mặc áo vải gai, loại áo của thầy tế lễ trong Cựu Ước. Theo hình bóng, vải gai tiêu biểu cho nhân tính. Sự kiện Đấng Christ mặt vải gai cho thấy nhân tính của Ngài là chiếc áo thầy tế lễ của Ngài. Vào thời điểm của Đa-ni-ên chương 10, chính Đấng Christ, trung tâm và bao quát của Đức Chúa Trời, là Thầy Tế Lễ đang chăm sóc con cái Israel trong cảnh lưu đày. Ngài là Thầy Tế Lễ trong nhân tính của Ngài để chăm sóc dân lưu đày của Đức Chúa Trời
2. Trong Vương Quyền Của Ngài
Thứ hai, Đấng Christ hiện ra với Đa-ni-ên trong vương quyền của Ngài (được tượng trưng bằng đai vàng) để cai trị trên tất cả các dân. Câu 5b nói rằng “lưng ngày thắt bằng đai vàng U-pha” Đai là để làm cho mạnh mẽ. Vương quyền của Đấng Christ không được tượng trưng bằng vải gai mà bằng vàng. Chức tế lễ là nhân tính, còn vương quyền là thần tính.
3. Trong Sự Quý Giá Và Phẩm Cách Của Ngài
Hơn nữa, để dân Ngài nhận biết Ngài, Đấng Christ cũng hiện ra trong sự quý giá và phẩm cách của Ngài như được tượng trưng bởi Thân thể Ngài giống như bích ngọc (c.6a). Tiếng Hê-bơ-rơ chỉ về bích ngọc ở đây không dễ dịch. Darby dùng thuật ngữ hoàng ngọc. Từ Hê-bơ-rơ này có thể chỉ về một viên đá quý màu thiên thanh – xanh lá hay màu vàng. Điều này cho thấy Đấng Christ trong hiện thân của Ngài là thần thượng (màu vàng), đầy sự sống (xanh lá) và thuộc trời (thiên thanh)
4. Trong Sự Chói Sáng Của Ngài
Hơn nữa, Đấng Christ hiện ra bằng sự chói sáng của Ngài để chiếu trên dân sự. Sự chói sáng của Ngài được tượng trung bằng khuôn mặt Ngài giống như chớp (c.6b)
5. Trong Cái Nhìn Soi Sáng
Cái nhìn soi sáng của Đấng Christ là để dò tìm và phán xét, được tượng trung bằng những mắt giống như đuốc cháy (c.6c)
6. Trong Tia Sáng Ánh Lên Của Ngài
Trong Công Tác Và Chuyển Động Của Ngài
Đấng Christ cũng hiện ra trong tia sáng ánh lên của Ngài trong công tác và chuyển động của Ngài, được dân sự thử nghiệm và thử nghiệm dân sự. Tia sáng ánh lên của Ngài trong công tác và chuyển động của Ngài được tượng trưng bằng hai cánh tay và hai bàn chân giống như đồng đánh bóng (c.6d). Theo hình bóng, đồng tiêu biểu cho sự phán xét của Đức Chúa Trời, làm cho dân sự sáng bóng. Sự phán xét của Đức Chúa Trời là một loại thử nghiệm. Đấng Christ Đức Chúa Trời phán xét, thử nghiệm và phán xét, thử nghiệm này của Đức Chúa Trời làm cho Ngài sáng loáng như đồng đánh bóng. Một Đấng Christ như vậy là Đấng được người khác thử nghiệm và cũng là Đấng thử nghiệm người khác
7. Trong Sự Phát Ngôn Mạnh Mẽ Của Ngài
Cuối cùng, Đấng Christ hiện ra với Đa-ni-ên bằng sự phát ngôn mạnh mẽ của Ngài để phán xét dân sự. Sự phát ngôn mạnh mẽ của Ngài được tượng trung bởi âm thanh của tiếng nói Ngài như âm thanh của đám đông (c.6e)
Đấng Christ mà Đa-ni-ên thấy là một Đấng như vậy. Ngài quý báu, giá trị, hoàn hảo và trọn vẹn. Là con người, Ngài là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời để thực hiện gia tể của Đức Chúa Trời. Ngài rất quý báu, sáng láng, chiếu sáng, soi sáng và thử nghiệm. Là Thầy Tế Lễ, Ngài đang chăm sóc chúng ta, và là Vua, Ngài đang cai trị chúng ta. Ngài kỳ diệu biết bao!
Đa-ni-ên thấy khải tượng này về Đấng Christ không phải bằng mắt thuộc thể. Câu 7 chép: “Ta, Đa-ni-ên, một mình thấy khải tượng, vì nhiều người ở với ta không thấy khải tượng”. Vì khải tượng về Đấng Christ là thuộc linh, không phải thuộc thể nên chỉ một mình Đa-ni-ên thấy còn những người tin cậy vào thị giác thuộc thể thì không thấy. Để thấy khải tượng về Đấng Christ, tầm nhìn thuộc thể không giúp ích gì. Vì lý do này, theo cách nhìn của người thế giới, Jesus chỉ là một con người. Nhưng dưới sự thương xót của Đức Chúa Trời và với cái nhìn thuộc linh, chúng ta có thể thấy Đấng Christ quý báu và yêu dấu biết bao!. Hết thảy chúng ta cần thấy Đấng Christ mà Đa-ni-ên thấy. Nguyện hết thảy chúng ta thấy khải tượng về Đấng Christ tuyệt hảo này trong chương 10 sách Đa-ni-ên
C. Vua Gian Ác Của Vương Quốc Ba Tư
Chống Lại Sứ Giả Thiên Sứ Được Sai Đi
Tiếp theo khải tượng về Đấng Christ là Đấng quý báu trong chuyển động của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy một điều gì đó về cuộc chiến tranh thuộc linh trên không trung. Theo các câu 10 đến 17, vua gian ác của vương quốc Ba Tư chống lại sứ giả thiên sứ được sai đi, có lẽ đây là một trong các vua đứng đầu, trong 21 ngày. Mi-ca-ên, một trong các vua đứng đầu, đã đến trợ giúp sứ giả thiên sứ được sai đi, và sứ giả được sai đi vẫn ở lại đó với các vua Ba Tư. Vị vua gian ác của vương quốc Ba Tư chắc hẳn là một ác linh, một thiên sứ phản loạn theo Sa-tan trong cuộc phản loạn chống lại Đức Chúa Trời và được Sa-tan giao nhiệm vụ trở giúp Ba Tư. Ác linh này tranh chiến chống lại sứ giả thiên sứ được sai đi trong 21 ngày. Điều này có nghĩa là trong suốt những ngày ấy, khi Đa-ni-ên đang cầu nguyện thì một cuộc chiến thuộc linh diễn ra trên không trung giữa hai linh, một thuộc về Sa-tan và một thuộc về Đức Chúa Trời. Họ đánh nhau vì sứ giả thiên sứ (có thể là Gáp-ri-ên) được Đức Chúa Trời sai đi đáp lại lời cầu nguyện của Đa-ni-ên. Mi-ca-ên đến trợ giúp sứ giả thiên sứ được sai đi. Giống như thiên sứ trưởng Ma-ca-ên đánh trận trong Giu-đe câu 9, thì ở đây, thiên sứ này cũng đến đánh trận trong sách Đa-ni-ên. Điểm chính yếu chúng ta cần thấy là đằng sau hậu trường, có một cuộc chiến thuộc linh đang diễn ra, một cuộc chiến không thể thấy bằng mắt vật lý
D. Sứ Giả Thiên Sứ Quay Trở Về
Đánh Trận Với Vị Vua Gian Ác Của Ba Tư
Trong các câu 18 đến 21, chúng ta thấy thêm về cuộc chiến thuộc linh đằng sau hậu trường. Sứ giả thiên sứ trở lại chiến đấu với vua gian ác của Ba Tư. Vua gian ác của Hy Lạp lúc ấy cũng sắp đến. Không ai hỗ trợ cho sứ giả thiên sứ chống lại hai vua gian ác này trừ Mi-ca-ên, vua của Israel. Tên Mi-ca-ên nghĩa là “Ai giống như Đức Chúa Trời?”.
E. Sứ Giả Thiên Sứ Đứng Lên Hỗ Trợ
Và Làm Mạnh Mẽ Đa-ri-út
Trong năm thứ nhất triều đại Đa-ri-út người Mê-đi, sứ giả thiên sứ đứng hỗ trợ và làm mạnh mẽ Đa-ri-út(11:1). Đa-ri-út được làm cho mạnh mẽ bằng cách này để tiếp nhận vương quốc.
Trước khi khải tượng về định mệnh của Irael được tỏ ra cho Đa-ni-ên, ông được ban cho khải tượng về quan cảnh thuộc linh ở đằng sau hậu trường thuộc thể. Trong quan cảnh thuộc linh này, Đấng Christ có địa vị tối thượng. Quang cảnh này cũng bao gồm cả linh thiện lẫn linh ác, là những linh tham dự trận chiến thuộc linh vô hình.