Kinh nghiệm (tiếng Anh: experience), hay trải nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia can dự hay tiếp xúc trực tiếp cách thực tiễn, do thực hành đem lại. Trong triết học, những thuật ngữ như "tri thức thực chứng" hay "tri thức tiên nghiệm," được dùng để chỉ tri thức có được dựa trên kinh nghiệm. "Kinh nghiệm" và "trải nghiệm" còn được dùng như là động từ.
Tôi xin trình bày 5 kinh nghiệm của phán quan Ghê-đê-ôn:
1-Đập Lúa Mì Trong Bồn Ép Nho:
Thẩm phán 6:11, “Thần sứ Yavê đến ngồi nơi gốc cây Sến ở Ophrah, thuộc Giô-ách, họ Abiêzer. Ghêđêôn, con ông, đang đập lúa mì trong bồn đạp nho, để lánh mặt quân Mađian”. Bản Darby dịch chính xác hơn: “Gideon threshed wheat in the winepress”.
Giăng 12:24 nói, “Ta bảo các ngươi: giả như hạt lúa mì gieo xuống đất không chết đi, thì nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới sai hoa lắm quả!”. Hạt lúa mì ám chỉ cuộc đời trải qua quá trìnhchết để được sự giải phóng, như cuộc đời của Chúa Giê-su và của các môn đồ Ngài. Ghê-đê-ôn đập lúa mì trong bồn ép nho, hay trong bàn ép nho, nói lên cuộc đời của ông đang ở dưới sự đè nén, bị o ép từ mọi phía, nhằm phá vỡ bản năng trong bản ngã ông, hầu ông trở nên người có kết quả.
Cuộc đời theo Chúa của bạn có được thịnh vượng, nhàn nhã, êm ái như cây trồng gần dòng nước, mọi sự bạn làm đều được thịnh vượng theo phúc âm sự thịnh vượng trong Thi thiên số 1 chăng? Hay cuộc đời bạn phải qua trũng bóng chết, được “từ bình nầy rót qua bình khác” (Giê 48: 11). Nếu bạn chưa như Phao-lô khi kinh nghiệm “bị chèn ép đủ điều nhưng vẫn không bị đè bẹp, ..có bối rối nhưng không bao giờ tuyệt vọng, .. bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi, ..bị đánh ngã nhưng không bị hủy diệt, ..luôn luôn mang sự chết của Đức Giê-su trong thân thể mình để sự sống của Đức Giê-su cũng được thể hiện trong thân thể chúng tôi hay sao. Vì tuy vẫn sống, nhưng vì cớ Đức Giê-su chúng tôi luôn luôn bị đưa vào chỗ chết để sự sống của Đức Giê-su được thể hiện trong thân xác hay chết của chúng tôi” (2 Cô-rinh-tô 4).
Nếu bạn đã kinh qua một thời gian dài ở trong bàn ép nho, bạn sẽ thu hoạch nhiều lúa mì, nhiều lương thực nuôi mình và dân Chúa chẳng sai.
2-Ép Miếng Da Cừu Ra Nước Sương.
Thẩm phán 6:36-38, “Ghêđêôn thưa với Thiên Chúa:"Nếu quả thực Người định dùng tay tôi cứu Israel như Người đã phán, thì này tôi xin trải một mảnh lông chiên ngoài sân: nếu có sương trên lông chiên mà thôi, còn mặt đất vẫn khô, tôi sẽ nhận biết là Người muốn dùng tay tôi để cứu Israel như Người đã phán". Và đã xẩy ra như vậy. Hôm sau ông dậy sớm và vắt lông chiên; ông đã vắt sương tự lông chiên ra được đầy một tô nước”.
Cả mặt sân nhà ông vẫn khô rang, chỉ có miếng lông cừu đượm đầy sương mai. Ghê đê-ôn vắt miếng da cừu ra và được một tô nước sương mát lạnh.
Có phải cộng đồng dân Chúa xung quanh bạn đang bị khô hạn, như lời tiên tri Ê-Ii nói “"Yavê hằng sống! Thiên Chúa của Israel, Ðấng tôi chầu hầu, những năm tới đây sẽ không có sương cũng không có mưa…” hay không?. (1 Vua 17: 1).
Bạn có thấy cộng động nào của dân Chúa khô hạn, hay bạn có tương giao với những mục tử, những trưởng lão nào khô hạn, khô khốc, khô đét trong khi tuyên rao lời Chúa không? Họ thông minh, giàu có vật chất, giỏi văn tự kinh thánh, có khẩu tài tuyên đạo, nhưng rất khô hạn, chai sạn, không có sương, không có mưa thuộc linh. Rất tiếc những con người khi mở miệng tuyên rao lời Chúa thì lời giảng họ “rơi xuống như mưa,…buông nhẹ như sương sa, Như mưa lất phất trên cỏ non, Như mưa tầm tã trên đồng xanh” (Phục 32: 2) ít hiện diện trong nhà Chúa hôm nay. Những con người có chức vụ tuyên đạo như vậy rất ít thấy trong cộng đồng dân Chúa trên xứ sở mình.
Trái lại chúng ta thấy tòa giảng hôm nay như suối dối gạt y như Gióp nói về các giảng sư là bạn hữu ông: “Anh em tôi dối gạt tôi như dòng khe cạn nước, Như lòng khe chảy khô” (Gióp 6:15). Tôi thường nghe thấy nhiều lời thịnh nộ, gào thét trên tòa giảng ngày nay giống như “lượn sóng cuồng dưới biển, sủi bọt bỉ ổi của mình” (Giu-đe 1: 13).
3. Chúa Thử Dân Chúng Thay Cho Ghê-đê-ôn –
“Đức Giê-hô-va phán với Ghi-đê-ôn: “Số người vẫn còn đông quá. Hãy dẫn họ xuống mé nước, rồi Ta sẽ thử nghiệm họ tại đó. Nếu người nào Ta phán với con rằng: ‘Nó hãy đi với con,’ thì nó sẽ đi với con. Còn người nào Ta phán với con rằng: ‘Nó chớ đi với con,’ thì nó đó sẽ không được đi.” (Thẩm 7: 4).
Đâu phải Chúa không biết mà phải thử nghiệm để biết trong lòng người ta có cái gì. Chúa tạo hoàn cảnh thử nghiệm để chúng ta bị lộ ra, bị vạch trần, khi đó may ra chúng ta mới nhìn nhận mình là chính điều đó và xác thịt chúng ta mới bị phơi bày và khô héo. Như Kinh thánh chép về Ê-xê chia “Trong mọi việc Ê-xê-chia được hanh thông. Song khi sứ giả mà vua Ba-by-lôn sai đến người đặng hỏi thăm dấu lạ đã xảy ra trong xứ, thì Đức Chúa Trời tạm lìa bỏ người đặng thử người, để cho biết mọi điều ở trong lòng người” (2 Sử kí 32:30-31).
Chúa muốn chúng ta nhận thức và nhìn nhận mình thuộc loại người nào, vì thường thường lòng ngườ ta là giả dối, ưa chạy tội, ưa bênh vự chính mình, không thấy mình là gì, mình thuộc loại người nào mà cúi đầu nhìn nhận như vậy khi bị Chúa cho cơ hội phơi bày. Vua Ê-xê-chia bị vạch trần khi để lộ tính khoe khoang kiêu ngạo của mình.
Chúa bảo Ghê-đê-ôn đưa 10 ngàn người xuống bờ suối uống nước để vạch trần tính cách của họ và phân loại. Hạng buông vũ khí quỳ xuống uống nước, và hạng một tay cầm vũ khí và một tay bụm nước rồi liếm như chó áp dụng hai hạng con dân Chúa như sau:
--Hạng người ham ăn, ham mê vật chất buông tay, không nắm vũ khí để duy trì tình trạng chiến đấu với các quỷ suốt cuộc đời.
--Hạng người sử dụng phương tiện của thế giới trong giới hạn. 1 Cor 7:31 chép “những kẻ dùng thế giới”. Chúa cho phép chúng ta sử dụng phương tiện thế giới, cho phép vui hưởng thế giới trong giới hạn nào đó theo như Chúa dẫn dắt, để không đến nổi ngủ mê, quỵ xuống và buông bỏ tư thế được Chúa thiết quân lực đối đầu binh đội sa-tan.
Bạn có bị hoàn cảnh vạch trần mình ra là hạng người “yêu-thương thế-giới, hoặc các vật trong thế-giới” không? Bạn có bị phơi bày “sự tham muốn của xác-thịt và sự tham muốn của mắt và sự kiêu-hãnh thích khoe-khoang của đời sống nầy” đang hoạt động mãnh liệt trong mình chăng? Bạn có bị lộ tẩy là hạng thánh dân ham mến “thế-giới đang trôi qua và sự tham muốn của nó” hay chăng? (1 Giăng 2:15-17)
Phước thay cho bạn khi bị vạch trần, phơi bày, lộ tẩy như vậy. Bạn sẽ được biến đổi để trở nên chiến sĩ thuộc linh của Chúa mà Ngài sẽ đại dụng.
4. Cái Bánh Bột Lúa Mạch-
Trong mùa gặt tại xứ Israel, lúa mạch chín sớm hơn lúa mì, nên nó tượng trưng sự phục sinh của Chúa.
2 Vua 4:42 chép về giai thoại,“Bấy giờ, có một người từ Ba-anh-Sa-li-sa đến, và đem cho người của Đức Chúa TRỜI bánh làm bằng các trái đầu mùa, 20 ổ bánh lúa mạch và các gié lúa còn tươi trong bị của hắn” (2 Các vau 4:42). Một giai thoại khác về cậu bé hảo tâm cũng dâng lên Chúa 5 cái bánh bột lúa mạch và hai con cá” (Giăng 6: .
Do hai giai thoại sự sinh hoá kì diệu của bánh bột lúa mạch, nên chúng ta hiểu về chiếc bánh bột lúa mạch mà một tên lính quân địch kể cho bạn mình nghe khi Ghê-đê-ôn và người đầy tớ bò đến kịp lúc trong đêm tối, tượng trưng Ghê-đê-ôn trong quyền năng sự phục sinh của Chúa. Vì ông đã bị sức ép khốc liệt trong bàn ép nho đủ thì giờ, nay Chúa ban cho ông quyền năng của sự phục sinh vô địch: “Khi Ghi-đê-ôn đến, ông nghe một tên lính nói với bạn đồng đội hắn rằng:Tôi nằm mơ, thấy có một cái bánh lúa mạch tròn lăn vào trại quân Ma-đi-an. Bánh ấy đụng vào trại làm cho trại bật ngã, khiến nó lật ngược từ trên ra dưới, và làm cho trại bị sụp đổ.” Người bạn hắn đáp: “Điềm đó chẳng khác gì gươm của Ghi-đê-ôn, con trai Giô-ách, người Y-sơ-ra-ên. Trời đã phó dân Ma-đi-an và tất cả đội quân nầy vào tay người ấy rồi” (Thẩm. 7: 13-14).
Điều kinh ngạc là bè lũ sa-tan biết rõ ai là bánh bột lúa mạch, còn chúng ta là dân thánh trong cộng đồng không nhận ra, hay nếu có ai gợi ý ông A, anh B nào đó là bánh bột lúa mạch, chúng ta cũng tìm cách trù dập và tiêu diệt những chiếc bánh lúa mạch được giả định ấy.
5. Đập Bể Bình Đất, Thổi Kèn, Giơ Cao Đuốc Sáng
“Thế là, Ghê-đê-ôn và 300 người đi theo người đến tới ven trại vào lúc bắt đầu của canh giữa, khi chúng vừa mới giao canh; và họ thổi kèn trom-bét và đập bể các bình ở trong tay họ. Khi 3 toán thổi các kèn trom-bét và đập bể các bình, thì họ cầm những cây đuốc trong tay trái của họ và kèn trom-bét trong tay phải của họ để thổi, và la lên: "Một cây gươm vì Đức GIA-VÊ và vì Ghê-đê-ôn!" Và mỗi người đứng tại chỗ của mình xung-quanh trại, và toàn-thể quân ấy chạy, vừa la vừa chạy trốn. Và khi họ thổi 300 cây kèn trom-bét, Đức GIA-VÊ khiến gươm của kẻ này chống lại kẻ kia thậm-chí cả trại; và quân ấy chạy trốn” (Thẩm 7: 19-22).
Nếu hồn chúng ta, bản ngã chúng ta được tan vỡ và bị phá vỡ, Chúa là sư sáng sẽ lòa chiếu từ trong chúng ta. Tiếng hô la đuổi quỷ, tiếng hô vang chứng cớ về chiến thắng của Chúa, tất cả hiệp lại làm đội hình loài quỷ dữ sẽ tan tác và chạy trốn.
Kết luận:
Ngày nay Chúa đang tìm kiếm nhiều ông Ghê-đê-ôn, nhiều chiếc bánh bột lúa mạch để qua họ Ngài chiến thắng binh độ vô hình của sa-tan.
Bạn có vào bàn ép nho của Chúa từ nhiều năm? Bạn đã bị vạch trần con người xác thịt của mình và đã cúi đầu nhìn nhận? Bản ngã của bạn đã bị phá vỡ rồi? Nếu đã kinh nghiệm ba điều đó, bạn sẽ hưởng quyền năng sự phục sinh của Đấng Christ. Vì bạn là chiếc bánh bột lúa mạch. Chắc chắn khi anh em của bạn đứng lên thổi kèn đội hình các quỷ dữ sẽ rối loạn và chạy trốn. Cám ơn Chúa.
Ezra Trần,