"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870251
Đang truy cập:207

SÁCH ĐA-NI-ÊN Bài 12-

albuterol ventolin

albuterol hfa vs ventolin hfa online albuterol and ventolin together

                                           CUỘC GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

TRONG SÁCH ĐA-BI-ÊN

Kinh Thánh: Đa. 9:26; 2:35, 44; 7:13-14; 3:23-25; 10:4-9; 4:17, 25-26;

Khải. 19:7-9, 11-16, 19-21, 17:14

Dù sách Đa-ni-ên ngắn nhưng có nhiều điểm, sách nói về nhiều sự kiện và nhân vật, và có nhiều bài học thuộc linh cho chúng ta. Nhưng vượt lên trên, ở đằng sau và bên trong những điều này, còn có một điều khác nữa; đó là gia tể Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, cụm từ gia tể Đức Chúa Trời không được tìm thấy trong sách Da-ni-ên, cũng không thấy chỗ nào khác trong Cựu Ước. Tuy nhiên, gia tể Đức Chúa Trời được khải thị trong sách này. Hết thảy chúng ta cần thấy gia tể Đức Chúa Trời trong sách Đa-ni-ên. Nếu chúng ta thấy khải tượng về gia tể Đức Chúa Trời, toàn bản thể chúng ta sẽ thay đổi.

ĐẤNG CHRIST-TRUNG TÂM VÀ BAO QUÁT

CỦA GIA TỂ ĐỨC CHÚA TRỜI

Đấng Christ là trung tâm và bao quát của gia tể Đức Chúa Trời, và gia tể Đức Chúa Trời là để Đấng Christ làm trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời. Đây là điều chúng ta phải thấy khi đọc sách Đa-ni-ên. Các bài học thuộc linh khác nhau và các chi tiết lịch sử được đề cập trong sách này là rất tốt, nhưng là thứ yếu. Điểm chính yếu là trong gia tể Ngài, trong kế hoạch sắp xếp của Ngài, Đức Chúa Trời ao ước khiến Đấng Christ là trung tâm và bao quát cho chuyển động của Ngài trên đất.

Nói về một Đấng Christ như vậy, sách Đa-ni-ên đề cập đến 5 điểm chính: sự chết của Đấng Christ, sự hiện ra sắp đến của Đấng Christ, Đấng Christ là Con Loài Người đến với ngai Đức Chúa Trời để nận quyền thống trị và vương quốc, Đấng Christ là bạn đồng hành của các chứng nhân chịu khổ của Đức Chúa Trời, và sự tuyệt hảo của Đấng Christ. Tôi muốn nói về từng điểm trong những điểm này.

ĐẤNG CHRIST CHỊU ĐÓNG ĐINH

Điểm thứ nhất là sự chết của Đấng Christ, sự đóng đinh của Đấng Christ. Về điểm này, 9:26 chép “Sau 62 tuần lễ, Đấng Mê-si-a sẽ bị trừ đi và sẽ không có chi hết”. Lời này đơn giản, nhưng hàm ý rất phong phú.

Sự chết của Đấng Christ là bao hàm tất cả, bao gồm mọi điều trong vũ trụ. Điểm chính yếu bị sự chết của Đấng Christ kết liễu là sáng tạo cũ. Sau công tác sáng tạo của Đức Chúa Trời, Sa-tan đến phá hoại, đầu độc, tàn phá và hủy hoại cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời. Kết quả là toàn thể sáng tạo cũ không chỉ bị bại hoại mà còn là sự bại hoại. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vẫn dùng cõi thọ tạo bại hoại đó để sản sinh sáng tạo mới qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ.

Thành tựu vĩ đại nhất trong lần đến thứ nhất của Ngài là kết liễu toàn cõi thọ bằng sự chết của Ngài. Tuy nhiên, trong sự kết liễu này, có điều gì đó nổi bật, đó là sự phục sinh của Đấng Christ. Trong sự phục sinh của Ngài, Đấng Christ trở nên Linh ban-sự-sống (1Cô. 15:45b) làm sống động, nẩy mầm, và tái sanh một số điều trong sáng tạo cũ để thành sáng tạo mới. Sáng tạo mới này bắt đầu bằng các tín đồ là con cái Đức Chúa Trời và là các Chi thể Đấng Christ, tức là các thành phần cấu tạo Thân thể Ngài. Thân thể này lớn lên và cuối cùng dẫn đến tuyệt đích là Giê-ru-sa-lem Mới (Khải. 21-22), là toàn thể và tuyệt đích của sáng tạo của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này có liên quan đến lần đến thứ nhất của Đấng Christ với sự chết và phục sinh của Ngài.

Trong cả vũ trụ, sự chết của Đấng Christ cùng với sự phục sinh của Ngài là cột mốc lớn của các thời đại. Về mặt thuộc linh, sự chết của Ngài đã tẩy sạch toàn thể vũ trụ bằng cách kết liễu sáng tạo cũ.

LẦN ĐẾN THỨ HAI CỦA ĐẤNG CHRIST

Mặc dù sáng tạo cũ bị kết liễu, nhưng nhìn bên ngoài thì thế giới này vẫn y nguyên. Cho nên, cần có lần đến thứ hai của Đấng Christ để dẹp sạch toàn thể vũ trụ về mặt vật lý và vật chất. Đặc biệt là Đấng Christ cần đến lần thứ hai để kết liễu sự cai trị của loài người.

Theo Đa-ni-ên 2:35 và 44, Đấng Christ sẽ đến như hòn đá không bởi bàn tay cắt ra để đập tan pho tượng người to lớn từ những ngón chân cho đến đầu. Trong lần Ngài đến như hòn đá, Ngài sẽ nghiền nát Anti-christ cùng với 10 ngón chân. Tuy nhiên, Ngài sẽ không đến một mình; Ngài sẽ đến với Cô dâu của Ngài (Khải. 19:11, 14). Trước khi đến, Ngài sẽ có một đám cưới, liên hiệp những người đắc thắng lại với chính Ngài thành một thực thể (cc. 7-9). Trong khi sách Đa-ni-ên nói về Đấng Christ đến như hòn đá không bởi bàn tay cắt ra, thì sách Khải Thị nói về Đấng Christ đến như Đấng có Cô dâu làm đạo quân của Ngài.

Đấng Christ là Đức Chúa Trời ngự xuống để đánh nhân loại phản loạn, và nhân loại được tượng trưng bởi một người hiệp một với Sa-tan – Anti-christ. Chính Đức Chúa Trời được hiện thân trong Đấng Christ; Đấng Christ hiệp một với Cô dâu của Ngài, tức những người đắc thắng. Còn Anti-christ hiệp một với Sa-tan và với 10 vua cùng các đạo quân của chúng. Hai phe này –Đấng Christ và Anti-christ – sẽ giao chiến với nhau. Loài người trực tiếp đánh lại Đức Chúa Trời (Khải. 19:19-21; 17:14). Những người gian ác nhất trên đất sẽ được Anti-christ tập hợp lại một noi; đó là những trái nho được gom vào lò ép nho (19:15; 14:19-20). Sau đó Đấng Christ không chỉ đến để nghiền nát 10 ngón chân mà còn giày đạp lò ép nho. Đây sẽ là Đấng Christ nghiền nát sự cai trị của loài người.

Sau khi nghiền nát sự cai trị loài người, Đức Chúa Trời sẽ dẹp sạch toàn thể vũ trụ. Sáng tạo cũ sẽ qua đi và sự cai trị của loài người sẽ trở thành rơm bị gió thổi đi. Rồi Đấng Christ tập thể, tức Đấng Christ với Cô dâu của Ngài, sẽ trở nên hòn núi lớn đầy dẫy khắp đất, khiến cả trái đất thành vương quốc của Đức Chúa Trời (Đa, 2:35, 44). Khi ấy cả trời và đất sẽ nên mới để Đức Chúa Trời thực hiện vương quốc Ngài.

ĐẤNG CHRIST LÀ CON NGƯỜI

NHẬN QUYỀN THỐNG TRỊ VÀ VƯƠNG QUỐC

Đa-ni-ên 7:13-14 cho thấy rằng hiện nay Đấng Christ là Con Loài Người đang ở trước ngai Đức Chúa Trời để nhận quyền thống trị và vương quốc. Ngài đang chuẩn bị tất cả để trở lại cai trị cả thế giới với vương quốc Đức Chúa Trời.

ĐẤNG CHRIST LÀ BẠN ĐỒNG HÀNH

VỚI DÂN CHỊU KHỔ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong khi Đấng Christ chuẩn bị trở lại với vương quốc, Ngài cũng là Bạn đồng hành với dân chịu khổ của Đức Chúa Trời (3:23-25). Vì sự cai trị sai lầm, nên Đức Chúa Trời đang ở trong “lò lửa”, nhưng Đấng Christ ở với họ.

ĐẤNG CHRIST TRONG SỰ TUYỆT HẢO CỦA NGÀI

Hơn naua74, 10:4-9 cũng cho thấy Đấng Christ trong sự tuyệt hảo của Ngài. Mỗi phần của Đấng Christ đều tuyệt hảo và quý giá. Ngài là Đấng tuyệt hảo trong cả vũ trụ. Đấng tuyệt hảo này là trung tâm và bao quát của gia tể Đức Chúa Trời.

ĐẤNG CHRIST TRỞ NÊN

TRUNG TÂM VÀ BAO QUÁT CỦA TUYỂN DÂN

ĐỨC CHÚA TRỜI QUA MÔI TRƯỜNG CỦA HỌ

Sách Đa-ni-ên cũng cho thấy rằng qua môi trường của tuyển dân Đức Chúa Trời mà Đấng Christ trở nên trung tâm và bao quát của họ. Qua môi trường là các dân tộc, nên trong những ngày sắp đến, Đức Chúa Trời rồi cũng sẽ khiến Đấng Christ trở thành trung tâm vào bao quát của Israel. Nguyên tắc cũng như vậy với chúng ta ngày nay. Trong thời đại huyền nhiệm hiện nay, là điều không được khải thị trong sách Đa-ni-ên, Đức Chúa Trời đang dùng môi trường để làm cho Đấng Christ trở thành trung tâm và bao quát đối với chúng ta.

Chúng ta không đơn giản. Về một mặt, là tín đồ trong Christ, chúng ta là tuyển dân của Đức Chúa Trời; về mặt khác, chúng ta cần Đấng Christ được đem vào trong chúng ta làm trung tâm và bao quát. Tuy nhiên, sáng tạo cũ trong chúng ta đôi khi là một con thú, đôi khi là Nê-bu-cát-nết-sa hoặc là Anti-christ tìm cánh đánh bại, bắt giữ, chiếm hữu và lợi dụng tuyển dân của Đức Chúa Trời. Vì chúng ta phức tạp như vậy nên chúng ta cũng cần là Đa-ni-ên mở cửa sổ hướng về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện để Đấng Christ đến cắt bỏ, kết liễu mọi điều trong chúng ta là những điều thiên nhiên va là một phần của sáng tạo cũ.

Đấng Christ trở thành trung tâm và bao quát của chúng ta bằng cách hiện đến hai phương diện. Thứ nhất, Ngài phải kết liễu chúng ta là sáng tạo cũ và sao đó khiến chúng ta nẩy mầm như là sáng tạo mới Thứ hai, Ngài sẽ đến dẹp sạch mọi con thú. Hết thảy chúng ta đều có con thú riêng của mình tùy vào văn hóa và quốc tịch. Những người từ phần này của thế giới có cùng một loại thú, còn những người từ phần khác có một loại thú khác. Chúng ta cần Đấng Christ nhận vương quốc từ Đức Chúa Trời rồi đến nghiền nát các con thú và sau đó trở thành hòn núi lớn bao gồm chúng ta và đầy dẫy khắp đất để trở thành vương quốc Đức Chúa Trời. Bằng cách kết liễu và làm nẩy mầm chúng ta và bằng cách nghiền nát tất cả các con thú trong ta mà Đấng Christ được đem vào trong bản thể chúng ta để trở thành trung tâm và bao quát của chúng ta.

BA VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU TRONG SÁCH ĐA-NI-ÊN-

SỰ CAI TRỊ THUỘC TRỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI,

ĐỊA VỊ TỐI THƯỢNG CỦA ĐẤNG CHRIST,

VÀ PHẦN HƯỞNG CỦA DÂN ĐỨC CHÚA TRỜI

Sách Đa-ni-ên đề cập đến 3 vấn đề chính yêu: sự cai trị thuộc trời của Đức Chúa Trời, địa vị tối thượng của Đấng Christ, và phần hưởng của dân Đức Chúa Trời. Trong gia tể Ngài, Đức Chúa Trời quản trị vũ trụ để hoàn thành mục đích của Ngài. Mục đích của Ngài là ban cho Đấng Christ địa vị tối thượng trong mọi sự. Do đó, ý định của Đức Chúa Trời là Đấng Christ phải có địa vị tối thượng. Để Christ là Đấng có địa vị tối thượng, Đức Chúa Trời cần một dân. Nếu Đức Chúa Trời không có một dân thì không có cách nào để Đấng Christ được lập ở vị trí tối thượng.

Là những người được Đức Chúa Trời lựa chọn làm dân Ngài cho Đấng Christ có địa vị tối thượng, chúng ta phải ở dưới quyền cai trị thuộc trời của Đức Chúa Trời. Về điều này, nguyên tắc trong cả Cựu Ước và Tân Ước đều như nhau. Dưới quyền cai trị thuộc trời của Đức Chúa Trời, mọi sự hiệp lại là tốt cho chúng ta (La. 8:28). Điều này đặc biệt đúng đối với những điều trong vũ trụ riêng của chúng ta. Vũ trụ của chúng ta bao gồm chính chúng ta, gia đình ta và Hội thánh. Trong vũ trụ của chúng ta, những điều xảy ra hằng ngày với mục đích làm cho Đấng Christ có địa vị tối thượng. Chúng ta cần nhận thức điều này và thuận phục quyền cai trị thuộc trời của Đức Chúa Trời.

Trong 4:26, Đa-ni-ên nói với Nê-bu-cát-nết-sa rằng: “Vương quốc của vua chắc chắn sẽ thuộc về vua sau khi vua nhận biết các tầng trời đang cai trị”. Chính các tầng trời đang cai trị, không phải Nê-bu-cát-nết-sa hay Si-ru hoặc Alexander đại đế, hay bệnh tật, rối loạn hoặc nổi loạn. Trái đất đang ở dưới sự ca trị của sự quản trị thuộc trời. Các tầng trời cai trị vì chúng ta, và Đấng Christ vì chúng ta. Hơn nữa, chúng ta đang ở dưới sự cai trị thuộc trời của Đức Chúa Trời vì Đấng Christ. Mục đích của sự cai trị thuộc trời là hoàn hảo tuyển dân Đức Chúa Trời để Đấng Christ có được địa vị tối thuộng, hầu Ngài có thể là đầu nhất-tức trung tâm-và là mọi sự-tức bao quát.

Vì các tầng trời cai trị nên Đấng Christ ở với chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Khi chúng ta đau ốm, Ngài ở với chúng ta. Khi chúng ta gặp bối rối, Ngài ở với chúng ta. Tôi có thể làm chứng rằng chúng ta có thể vui hưởng hiện diện của Ngài ở giữa cảnh rối loạn và nổi loạn.

Hết thảy chúng ta cần học 3 điều: vũ trụ này đang ở dưới sự quản trị của Đức Chúa Trời; ý định của Đức Chúa Trời trong sự quản trị của Ngài là làm cho Đấng Christ có địa vị tối thượng, làm cho Ngài có vị trí đầu nhất trong sự; và để hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời, chúng ta, dân Ngài, tuyển dân Ngài, phải dâng cho Ngài sự phối hợp và hợp tác tốt nhất. Qua sự phối hợp và hợp tác của chúng ta, Đức Chúa Trời sẽ tổng kết ý định đời đời của Ngài là làm cho Đấng Christ có địa vị tối thượng qua sự cai trị của các tầng trời.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2