"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870102
Đang truy cập:96

SÁCH ĐA-NI-ÊN Bài 9-

                                                             NHỮNG KHẢI TƯỢNG

CỦA ĐA-NI-ÊN ĐẮC THẮNG

(1)

KHẢI TƯỢNG VỀ BỐN CON THÚ

RA TỪ ĐỊA TRUNG HẢI

(1)

Kinh thánh: Đa.7:1-8, 11-12, 15-28

Sách Đa-ni-ên có hai phần chính. Phần thứ nhất (1:3-6:28) gồm có 6 trường hợp nói về chiến thắng của những hậu tự trẻ giữa tuyển dân bị suy thoái của Đức Chúa Trời trong cảnh lưu trên các mưu kế sâu hiểm của Sa-tan. Phần thứ hai (c.ch.7-12) ghi lại những khải tượng của Đa-ni-ên đắc thắng. Lòng trung tín và chiến thắng của Đa-ni-ên đã tạo cho ông một vị trí và góc độ đúng để nhận lãnh khải thị từ Đức Chúa Trời

Đa-ni-ên nhận hết khải tượng này đến khải tượng khác. Ông nhận các khải tượng từ Đức Chúa Trời không chỉ liên quan đến định mệnh của tuyên dân Ngài mà còn liên quan đến cõi đời đời của Đức Chúa Trời. Sách này, ở mức độ cao nhất, đề cập đến vấn đề Đức Chúa Trời dự định dùng cõi đời đời của Ngài như thế nào

Trong các chương 2 và 4, Nê-bu-cát-nết-sa, một vị vua dân Ngoại, đã thấy 2 khải tượng lớn – một pho tượng người to lớn  và một cây to. Dù Nê-bu-cát-nết-sa thấy những khải tượng này, nhưng cần có Đa-ni-ên giải thích. Cây to trong chương 4 tương ứng với cái đầu của pho tượng người trong chương 2; cả hai đều chỉ về Nê-bu-cát-nết-sa. Khi Đức Chúa Trời chạm vào cái đầu, cây to bị hạ xuống, thì Nê-bu-cát-nết-sa trở thành con thú (4:16,25)

Trong khải tượng thứ nhất, cái đầu của pho tượng người to lớn là bằng vàng. Mỗi phần kế tiếp của pho tượng được làm bằng các kim loại khác nhau từ bạc đến đồng và cuối cùng đến sắt. Theo cách nhìn của con người thì 4 kim loại tượng trưng cho 4 chính thể và  văn hóa lớn của loài người. Tuy nhiên, những gì Đa-ni-ên thấy trong Khải tượng ở chương 7 là rất khác. Thay vì thấy 4 kim loại khác nhau, ông lại thấy 4 con thú hung dữ. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng phần mô tả và 4 con thú này

I. NIÊN ĐẠI CỦA KHẢI TƯỢNG NÀY

Đa-ni-ên 7:1 chép: “Năm thứ nhất triều đại Bên-xát-sa vua Ba-by-lôn, Đa-ni-ên nằm trên giường mình, thấy một chiêm bao  và những khải tượng trong đầu mình. Rồi ông viết giấc mơ đó; ông kể tóm tắt các sự ấy”. Điều này cho thấy năm nhìn thấy khải tượng trong chương 7 là năm thứ nhất triều đại Bên-xát-sa vua Ba-by-lôn, khoảng năm 555 T.C. Cuộc lưu đày bắt đầu vào năm 6006 T.C, và cuộc hồi hương của con cái Israel khỏi cảnh lưu đày xảy ra vào năm 536 T.C, tức 19 năm sau khi Đa-ni-ên nhìn thấy khải tượng này

II. BỐN CON THÚ RA TỪ ĐỊA TRUNG HẢI

Đa-ni-ên 7:2-8 mô tả 4 con thú ra từ Địa Trung Hải. Địa Trung Hải là trung tâm của dân cư trên đất. Gia tể Đức Chúa Trời  trong cõi thọ tạo của Ngài là lập khu vực Địa Trung Hải thành trung tâm văn hóa cho đến thời Columbus. Văn hóa nhân loại đã trở thành biển lớn đầy sóng gió và bão tố

A. Bốn Hướng Gió Trên Trời Xô Động Biển Lớn

Và 4 Con Thú Lớn Từ Biển Lên

Bốn hướng gió trên trời xô động biển lớn, và 4 con thú từ biển lên (cc2-3). Điều này không có nghĩa trời là nguồn gốc của  những con thú này nhưng trời sắp xếp tình hình để sinh ra 4 con thú này. Bốn hướng gió tượng trưng cho chuyển động của trời từ 4 hướng; sự khuấy động biển lớn tượng trung cho sự khuấy động  tình hình chính trị chung quanh Địa Trung Hải; và 4 con thú ra từ biển tượng trưng cho 4 vị vua lớn, hung dữ, tàn bạo và dã man cùng với các đế quốc với các đế quốc của họ (c.17)

B. Sự Tương Phản Giữa Giấc Mo Của Nê-bu-cát-nết-sa

Về Pho Tượng Người To Lớn Với Khải Tượng Của

Đa-ni-ên Về 4 Con Thú Ra Từ Biển

 

Trong chương 2, giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa về sự cai trị của loài người trên đất được biểu thị bằng pho tượng người to lớn đầy vinh quang rực rỡ. Trong chương 7, điều được khải thị cho Đa-ni-ên, tiên tri của Đức Chúa Trời, là những cái đầu của chính thể loài người trên đất và chính các chỉnh thể ấy được tượng trưng bằng những con thú dữ

C. Con Thú Thứ Nhất

1. Tương Ứng Với Cái Đầu Bằng Vàng

Của Pho Tượng Người To Lớn

Con thú nhất (c.4) tương ứng với cái đầu bằng vàng của pho tượng người to lớn trong 2:36-38, tượng trung cho Ba-by-lôn với người sáng lập vương quốc đó và vua  Nê-bu-cát-nết-sa

2. Giống Như Sư Tử

Con thú thứ nhất giống như sư tử - vua của các loài thú hung dữ và tàn bạo nhất

3. Có Cánh Chim Ưng

Con thú thứ nhất có cánh chim ưng. Chim ưng là vua của các loài chim. Cánh chim ưng của con thú hàm ý rằng nó ở trên không trung, thuộc về Sa-tan, kẻ cai trị không trung và nó di chuyển rất nhanh

4. Những Cánh Nó Bị Nhổ

Đa-ni-ên cho chúng ta biết ông ngắm nhìn cho đến khi những cánh của con thú này bị nhổ đi. Nhổ cánh hàm ý rằng sức mạnh di chuyển của nó bị tước bỏ và trở thành thú đồng như được đề cập trong 4:23-25a. Khi Đức Chúa Trời chạm đến Nê-bu-cát-nết-sa, ông trở nên như thú đồng

5. Được Nhắc Lên Khỏi Đất, Đứng Hai Chân Như Người

“Nó được nhắc lên khỏi đất và được làm cho đứng trên hai chân như người; lòng người được ban cho nó” (7:4b). Điều này có nghĩa là nó trở nên như người đứng trên đất, có lòng người, như được ngụ ý trong 4:25b, 32b

D. Con thú thứ hai

1. Trong Ứng Với Ngực Và Hai Cánh Tay Bằng Bạc

Của Pho Tượng Người To Lớn

Con thú thứ hai (7:5) tương ứng với ngực và hai cánh tay bằng bạc của pho tượng người to lớn trong 3:32, 39a, chỉ về Mê-đi-Ba Tư

2. Trông Giống Con Gấu

Con thú thứ hai trong giống con gấu. Điều này hàm ý rằng nó không mạnh mẽ và nhanh nhẹn như con sư tử nhưng nó vẫn hung dữ và tàn bạo

3. Đứng Nghiên Một Bên

Con thú này đứng nghiêng một bên. Điều này có nghĩa là Mê-đi và Ba Tư trở thành một sự thống trị

4. Miệng Ngậm 3 Xương Sườn Giữa Hai Hàm Răng

Miệng ngậm 3 xương sườn giữa hai hàm răng. Điều này hàm ý đến 3 vương quốc là Ba-by-lôn, Tiểu á, và Ai Cập bị nó cắn xé

5. Được Lệnh Trỗi Dậy Cắn Xé Nhiều Thịt

Con thú thứ hai được lệnh trỗi dậy cắn xé nhiều thịt. Điều này ngụ ý nó sẽ cắn xé nhiều dân tộc

E. Con Thú Thứ Ba

1. Tương Ứng Với Bụng Và Hai Đùi Bằng Đồng

Của Pho Tượng Người To Lớn

Con thú thứ ba (7:6) tương ứng với bụng và hai đùi bằng đồng của pho tượng người to lớn trong 2:32, 39b, chỉ về Hy Lạp với vua của nó, Alexander đại đế

2. Giống Con Beo

Con thú thứ ba giống con beo. Điều này cho thấy nó hung dữ, tàn bạo và nhanh nhẹn (Ha.1:8a)

3. Trên Lưng Có 4 Cánh Chim

Con thú này có 4 cánh chim trên lưng. Điều này hàm ý rằng nó nhanh nhẹn nhờ 4 vị tướng giống như một con chim có 4 cánh

4. Có 4 Đầu

Con thú này có 4 đầu. Điều này hàm ý rằng 4 cánh để nó nhanh nhẹn đã trở thành 4 đầu, tức là 4 viên tướng trở thành những người đứng đầu của 4 vương quốc. Sau khi Alexander chết, 4 viên tướng của ông đã chia đế quốc thành 4 vương quốc

5. Được Ban Quyền Thống Trị

Con thú thứ ba được ban quyền thống trị. Điều này cho thấy nó được giao cho uy quyền để cai trị các dân tộc

F. Con Thú Thứ Tư

Con thú thứ tư (7:7-8) là con thú được khải thị trong sách Khải Thị 13:1-2

1. Tương Ứng Với Hai Ống Chân Bằng Sắt

Và Hai Bàn Chân Một Phần Bằng Sắt Một Phần Bằng

Đất Sét Của Pho Tượng Người To Lớn

Con thú thứ tư tương ứng với hai ống chân bằng sắt và hai bàn chân một phần bằng sắt một phần bằng đất sét của pho tượng người to lớn trong 2:40-43, chỉ về đế quốc La Mã

2. Trông Khủng Khiếp,

Dễ Sợ Và Mạnh Mẽ Phi Thường

Như được biểu thị bởi sắt, con thú thứ tư trông khủng khiếp, dễ sợ và mạnh mẽ phi thường

3. Có Răng Lớn Bằng Sắt, Móng Bằng Đồng,

Cắn Nuốt, Nghiền Nát, Giày Đạp

Những Gì Còn Lại Bằng Bàn Chân

Con thú này có răng lớn bằng sắt, móng bằng đồng; nó cắn nuốt, nghiền nát và giày đạp những gì còn lại (c.19) Điều này cho thấy nó có sức mạnh lớn để cắn nuốt, nghiền nát các dân tộc và giày đạp những gì còn lại

4. Có 10 Sừng

Con thú này có 10 sừng (7:20a). Điều này hàm ý rằng nó có 10 vua (Khải .17:12-13)

5. Một Sừng Nhỏ Mọc Lên Giữa 10 Sừng

Và Ba Sừng Trong 10 Sừng Bị Nhổ Đi Trước Mặt Nó

Một cái sừng nhỏ mọc lên giữ 10 sừng, ba sừng trong 10 sừng bị nhổ đi trước mặt nó (Đa.7:8a, 20b, 24). Điều này cho thấy Anti-christ sẽ xuất hiện giữa 10 vua, và ba vua sẽ bị hủy diệt trước mặt nó. Nhờ vậy mà Anti-christ trở thành cái sừng mạnh nhất

A. Trong Sừng Này Có Mắt Như Mắt Người

Và Miệng Nói Những Điều Vĩ Đại

Trong sừng này có mắt như mắt người và miệng nói những điều vĩ đại (Đa.7:8b, 20c, 25a). Điều này hàm ý rằng Anti-christ sẽ có cái nhìn sắc bén, hiểu được nhiều việc và miệng nói những điều vĩ đại nghịch lại Đức Chúa Trời (Khải.13:5a, 6). Vì điều này, Anti-christ bị giết, thi thể sẽ bị hủy diệt và bị ném vào lửa thiêu đốt (Đa.7:11; Khải.19-20)

B. Sừng Này Tranh Chiến Với Các Thánh Đồ

Sừng này (Anti-christ) tranh chiến với các thánh đồ, làm hao mòn các thánh của Đấng Chí Cao trong 3 năm rưỡi, và thắng họ (Đa.7:21,25; Khải.13:7a)

C. Sừng Này Định Ý Thay Đổi Các Thời Kỳ Và Luật Pháp

Sừng này (Anti-christ) định ý thay đổi các thời kỳ và luật pháp (Đa.7:25)

D. Sừng Này Bị Đức Chúa Trời Phán Xét

Và Quyền Thống Trị Của Nó Bị Tước Đi

Sừng này (Anti-christ) sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét và quyền thống trị của nó sẽ bị tước bỏ, để nó bị thủ tiêu và hủy diệt cho đến cuối cùng cc.11b, 26)

6. Vương Quốc, Quyền Thống Trị Và Sự Vĩ Đại

Của Các Vương Quốc Dưới Cả Trời Được Giao cho Dân

Là Các Thánh Của Đấng Chi Cao

Theo 7:22 và 27, vương quốc, quyền thống trị và sự vĩ đại của các vương quốc dưới cả trời được giao cho dân là các thánh của Đấng Chí Cao

G. Về Phần Còn Lại Của Những Con Thú

Về phần còn lại của những con thú, quyền thống trị (uy quyền và vương quốc) bị tước bỏ, nhưng việc kéo dài sự sống của nó (tức văn hóa) được cho thêm một mùa và một kỳ (c.12). Điều này cho thấy dù quyền thống trị và uy quyền của Ba-by-lôn, Ba Tư và Hy Lạp bị tước bỏ, nhưng sự sống, tức là văn hóa của họ, sẽ được kéo dài thêm và vẫn còn. Ngày nay, chúng ta là một phần của văn hóa phương Tây, văn hóa La Mã. Văn hóa phương Tây là kết tinh của văn hóa La Mã, Hy Lạp, Ba Tư và Ba-by-lôn

Bên-xát-sa, vua Ba-by-lôn, bị Đa-ri-út người Mê-đi đánh bại. Sau đó, Alexander đại đế đánh bại Đa-ri-út người Ba Tư (một Đa-ri-út khác) vào năm 330 T.C bốn viên tướng của Alexander kế vị ông cai trị 4 vương quốc. Vào năm 27 T.C, Sê-sa Augustus trở thành hoàng đế của đế quốc La Mã thay thế đế quốc Hy Lạp. Dù đế quốc La Mã thật đã chấm dứt khoảng năm 476 S.C, nhưng tinh thần, văn hóa, luật pháp, chính trị và phong tục La Mã vẫn tiếp tục hiện hữu. Do đó, về một ý nghĩa, ngày nay chúng ta vẫn là một phần của đế quốc La Mã

Sách Đa-nê-in  và Khải Thị bày tỏ gia tể của Đức Chúa Trời. Theo gia tể Ngài, Đức Chúa Trời sẽ cau trị thế giới, sắp xếp tình hình cho Israel làm tuyển dân Ngài, đạt được Hội thánh làm một dân huyền nhiệm của Ngài, và có các dân tộc làm dân trong vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ biết mình đang ở đâu, và chúng ta sẽ biết ý nghĩa của đời sống con người.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2