"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6937128
Đang truy cập:42

SÁCH ĐA-NI-ÊN Bài 6-

                                CHIẾN THẮNG CỦA NHỮNG HẬU TỰ TRẺ

GIỮA TUYỂN DÂN BỊ SUY THOÁI CỦA ĐỨC CHÚA

TRỜI TRÊN CÁC MƯU KẾ SAU HIỂM HƠN

CỦA SA-TAN

(4)

CHIẾN THẮNG SỰ CHE ĐẬY NGĂN CẢN NGƯỜI TA

NHÌN THẤY SỰ CAI TRỊ CỦA CÁC TẦNG TRỜI

BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA CÁC TẦNG TRỜI

Kinh thánh: Đa.4

Đa-ni-ên là sách khải thị thần thượng liên quan đến gia tể Đức Chúa Trời. Trong các chương từ 1 đến 6, sách này không trình bày gia tể Đức Chúa Trời theo thần học hoặc giáo lý nhưng bằng một loạt các trường hợp. Có ít nhất 6 trường hợp được ghi lại trong Đa-ni-ên chương 1 đến chương 6, cho chúng ta thấy gia tể Đức Chúa Trời là gì và gia tể Đức Chúa Trời được thực hiện như thế nào. Sáu trường hợp này là những minh họa

Dường như các trường hợp trong chương 1 đến chương 6 là riêng biệt, không liên quan gì với nhau. Nhưng thực ra, các trường hợp này hoàn toàn liên kết với nhau. Thí dụ, để tìm điểm chính của trường hợp thứ hai, tức pho tượng người to lớn trong chương 2, chúng ta phải trở lại chương 1. Bí quyết để hiểu chương 3 là nằm trong chương 2, và cứ như thế. Trường hợp trong chương 6 là phần kết luận cho 5 trường hợp trước

Để mô tả trường họp thứ nhất trong chương 1, chúng ta phải vẽ một bức chân dung. Trước hết, chúng ta phải miêu tả hình ảnh một vị tướng chiến đấu và chiến thắng, tức Nê-bu-cát-nết-sa, người vừa mới từ Giê-ru-sa-lem trở về Ba-by-lôn với nhiều phu tù theo sau ông. Thứ hai, chúng ta thấy 4 thanh niên thông sáng trong số những phù tu. Thứ ba, những thanh niên này được lựa chọn đặt biệt giữa các phu tù và sau đó được cung cấp thức ăn hảo hạng của vua. Thứ tư, họ quyết tâm giữ mình cho Đức Chúa Trời, họ khước từ thức ăn của vua và chỉ ăn rau. Tuy nhiên, bốn người này cảm thấy thoải mái, sung sướng và khỏe mạnh. Sau đó nhờ có sự hiện diện, khôn ngoan và sáng suốt của Đức Chúa Trời ở với họ, nên họ có thể hiểu các vấn đề hơn 10 lần so với những người khác dưới trướng Nê-bu-cát-nết-sa

Trường hợp thứ hai ở trong chương 2. Viên tướng chiến thắng vĩ đại đó thấy chiêm bao mà ông không thể hiểu được. Vì bị vịnh quang và quyền lực của thế giới này làm cho đui mà nên ông không thể hiểu được chiêm bao đó và cuối cùng đã quên nó đi. Tuy nhiên, có một người tên là Đa-ni-ên không màng đến vinh quang và quyền lực thế giới, nhưng có lòng với Đức Chúa Trời, có khả năng và năng lực để hiểu được chiêm bao này. Ông không chỉ có vị trí và góc độ đúng để hiểu mà còn có khả năng nội tại trong bản thể để hiểu. Do đó, khi một vấn đề bí ẩn như vậy được đem đến cho ông, ông đã thấu hiểu ấy. Ông nhìn xuyên qua vinh quanh và về uy nghiêm của thế giới liên quan đến sự cai trị của loài người. Sau đó ông cho vua một khải tượng để mở mất vua. Nhưng bên trong Nê-bu-cát-nết-sa không có khả năng nhận biết Đức Chúa Trời. Dù bề ngoài ông được Đa-ni-ên giúp đỡ nhìn thấy Đức Chúa Trời là Đấng Chí Cao, nhưng không điều gì bên trong ông được đụng chạm. Còn đối với Đa-ni-ên như một anh hùng, thì vị tướng chiến thắng và vĩ đại này đã tôn thờ và dâng lễ vật cùng hương thơm cho Đa-ni-ên. Đây là quang cảnh cuối chương 2

Trong lời giải thích giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên nói “Hỡi vua là vua các vua, Đức Chúa Trời của các tầng trời đã ban cho vua vương quyền, quyền lực, sức mạnh và vinh quang...Vua là cái dầu bằng vàng” (2:37-38). Khi Nê-bu-cát-nết-sa suy nghĩ về lời giải thích của Đa-ni-ên, có thể ông xem mình là vĩ đại. Cho nên, trong chương 3, ông dựng một pho tượng lớn bằng vàng, có thể tượng trưng cho chính ông, để dân chúng tôn thờ. Không chỉ có cái đầu bằng vàng mà cả pho tượng cũng bằng vàng

Đa-ni-ên là một thượng thư cai trị tỉnh lớn nhất của Ba-by-lôn. Ông nhận thức pho tượng lớn được dựng lên cho dân chúng tôn thờ, và ông đoán trước có buổi lể khánh thành. Vì Kinh Thánh không đề cập đến ông trong chương 3 nên có thể ông đã đi cầu nguyện cho chiến thắng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nhận được nhiều sự thờ phượng trong đền thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng đề thờ đã bị phá hủy, và các khí dụng dùng để thờ phượng Đức Chúa Trời đã đem qua Ba-by-lôn. Những lợi ích của Đức Chúa Trời trên đất đã mất. Tuy nhiên, có một số người đắc thắng tại Ba-by-lôn, và Đa-ni-ên là một trong số đó. Tôi tin Đa-ni-ên không tham dự buổi lễ khánh thành pho tượng để cầu nguyện cho 3 người bạn của ông. Trong lời cầu nguyện này, có thể ông đã nói “Đức Chúa Trời ơi, Ngài phải bảo vệ chúng con và gìn giữ sự thờ phượng Ngài trên đất. Không ai được phá hủy, ngăn trở, vi phạm và thay đổi sự thờ phượng Ngài”

Ba người bạn của Đa-ni-ên đã dạn dĩ đáp Nê-bu-cát-nết-sa rằng: “Hỡi vua, chúng tôi không cần trả lời vua về vấn đề này. Nếu như thế, Đức Chúa Trời mà chúng tôi phụng sự có thể giải thoát chúng tôi khỏi lò lửa hừng, và Ngài sẽ giải thoát chúng tôi khỏi tay vua. Nhưng nếu Ngài không giải cứu chúng tôi, thì xin vua biết rõ rằng chúng tôi sẽ không phụng sự các thần của vua cũng không thờ lạy pho tượng vàng mà vua đã dựng lên” (3;16-18). Họ bị ném vào lò lửa hừng, nhưng ngọn lửa không ảnh hưởng gì trên họ. Cho nên, đến cưới chương 3, trong một linh tốt lành, vua phải thừa nhận rằng ba thanh niên này đã thay đổi lời vua và không sợ liều bỏ thân mình. “Nê-bu-cát-nết-sa đáp lại rằng: Chúc tụng Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sắc và A-bết-nê-gô, Đấng đã sai thiên sứ Ngài giải cứu các đầy tớ tin cậy Ngài; họ đã thay đổi lời vua và liều bỏ thân thể mình để không thờ lạy bất kỳ thân nào khác ngoài Đức Chúa Trời của chính họ: (c.28)

Đầu chương 4, Nê-bu-cát-nết-sa lại dâng lời ngợi khen về Đức Chúa Trời. Như chúng ta sẽ thấy trong chương này, Nê-bu-cát-nết-sa tiếp tục bước đi trong sự kiêu ngạo và bị Đức Chúa Trời hạ xuống. Đức Chúa Trời vạch trần ông và cho ông thấy không phải là người quý phái mà là con thú

I. NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

NGỢI KHEN VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong 4;1-3, chúng ta thấy Nê-bu-cát-nết-sa ngợi khen Đức Chúa Trời về sự vĩ đại, năng lực, vương quốc đời đời và sự thống trị mãi mãi của Ngài. Trong câu 2 và 3, ông nói “Ta vui mừng tuyên bố các dấu kỳ phép lạ mà Đức Chúa Trời Chí Cao đã làm cho ta. Các dấu kỳ của Ngài thật quá vĩ đại. Các phép lạ Ngài thật mạnh mẽ biết bao! / Vương quốc Ngài là Vương quốc đời đời, / và sự thống trị của Ngài là từ thế hệ này sang thế hệ kia”

II. LỜI LÀM CHỨNG CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

Các câu 4 đến 18 ghi lại lời làm chứng của Nê-bu-cát-nết-sa

A. Thấy Một Chiêm Bao, Nhưng Các Thuật Sĩ

Và Người Canh-đê Không Thể Giải Thích

Câu 5 chép: “Ta thấy một chiêm bao và nó làm ta kinh hãi, những hình ảnh khi ta ở trên giường và những khải tượng trong đầu làm ta lo sợ”. Ông truyền cho những nhà thông thái của Ba-by-lôn giải thích cho ông biết. Tuy nhiên, các thật sĩ, pháp sư, người Canh-đê và thầy bói không thể giải chiêm bao cho Nê-bu-cát-nết-sa

B. Đa-ni-ên Đến Giải Chiêm Bao

Cuối cùng Đa-ni-ên đến giải chiêm bao. Nê-bu-cát-nết-sa kể cho Đa-ni-ên về chiêm bảo và sau đó xin Đa-ni-ên giải chiêm bao cho ông (cc.8-18)

III. ĐA-NI-ÊN GIẢI CHIÊM BAO

CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

A. Đa-ni-ên Kinh Hoàng Và Lo Sợ

Sau khi nghe chiêm bao, Đa-ni-ên kinh hoảng một lúc và những ý nghĩa làm ông lo sợ. Khi Nê-bu-cát-nết-sa bảo ông đừng sợ, Đa-ni-ên nói “Chúa tôi, nguyện chiêm bao này dành cho những người ghét vua, và lời giải thích dành cho kẻ thù của vua! (c.19)

B. Cây Lớn Tượng Trưng Cho Nê-bu-cát-nết-sa

Trong giấc mơ, Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy một cây cao, to khỏe, cành là sum suê, trái cây trĩu nhánh, và là thức ăn ngon. Cây này tượng trưng cho chính Nê-bu-cát-nết-sa (cc.20-22)

C. Đấng Quan Sát, Đấng Thánh Từ Trời Xuống,

Bảo Rằng Phải Chặt Cây Này

Trong chiêm bao, Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy “một người quan sát, thật là Đấng Thánh từ trời xuống, bảo rằng phải chặt cây này và phá đi; chừa lại gốc rễ trong đất, lấy sắt và đồng bộc chung quanh, để nó ở trong đồng cỏ; để người thấm ướt sương trời và đồng phân với thú đồng cho đến khi người trải qua bảy kỳ” (c.23). Trong lời giải thích của Đa-ni-ên, ông giải thích điều này có nghĩa là Đấng Chí cao đã ra lệnh đuổi Nê-bu-cát-nết-sa khỏi loài người, ở với thú đồng, ăn cỏ như bò, mất trí khôn trong khoảng thời gian bảy kỳ, cho đến chừng nào ông nhận biết Đấng Chí Cao là Đấng cai trị trên vương quốc loài người (cc.24-25). Câu 26 nói tiếp “Lệnh truyền chừa lại gốc rễ của cây có nghĩa là vương quốc của vua sẽ được bảo đảm thuộc về vua sau khi vua nhận biết các tầng trời cai trị”

IV. ĐA-NI-ÊN KHUYÊN NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

Sau khi giải chiêm bao, Đa-ni-ên đã khuyên Nê-bu-cát-nết-sa rằng: “Hãy trừ bỏ tội lỗi bằng cách làm điều công chính và loại bỏ tội ác bằng cách thương xót kẻ nghèo, nếu vua muốn có sự thịnh vượng lâu dài” (c.27)

V. GIẤC MƠ ỨNG NGHIỆM TRÊN NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA

Các câu 28 đến 33 cho thấy giấc mơ được ứng nghiệm trên Nê-bu-cát-nết-sa

A. Lời Nói Của Nê-bu-cát-nết-sa Khi Ông Đi Đạo

Trên Sân Thượng Hoàng Cung Ba-by-lôn

Sau khi Đa-ni-ên khích lệ Nê-bu-cát-nết-sa, Đức Chúa Trời cho ông 12 tháng để ăn năn. Tuy nhiên, không có sự ăn năn hoặc thay đổi nào. Một hôm trong khi vua đang đi đạo trên sân thượng hoàng cung Ba-by-lôn, ông ngắm nhìn thành phố lớn và lòng đầy kiêu ngạo rằng “Đây không phải là Ba-by-lôn mà ta xây dựng làm hoàng cung bằng sức mạnh quyền lực của ta và cho  vinh hiển oai nghiêm của ta sao?” (c.30)

B. Tiếng Nói Từ Trời Phán Với Nê-Bu-Cát-Nết-Sa

Rằng Vương Quốc Đã Lìa Khỏi Ông

Trong khi vua vừa nói dứt, thì một tiếng nói từ trời phán rằng: “Hỡi vua Nê-bu-cát-nết-sa, lời này phán cho ngươi: Vương quốc đã lìa khỏi ngươi” (c.31). Đức Chúa Trời muốn dạy ông biết rằng ông không là gì và rằng Đức Chúa Trời quyền năng, Đấng cai trị trên vương quốc loài người, tức Đấng ban vương quốc loài người cho bất cứ người nào Ngài muốn, mới là mọi sự

Theo bản chất và bản thể của ông, Nê-bu-cát-nết-sa không phải là người mà là thú. Vì lý do này mà lòng ông đã thay đổi, không còn là lòng người nữa, lòng thú đã được ban cho ông (c.16). Đức Chúa Trời cũng cất trí khôn con người khỏi ông. Trong chính giờ đó, ông bắt đầu ăn cỏ như bò, thân thể thấm ướt sương, tóc mọc như lông chim ưng và móng như móng vuốt loài chim (c.33)

VI. NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA TRỞ LẠI TÌNH TRẠNG

BÌNH THƯỜNG VÀ LỜI LÀM CHỨNG CỦA ÔNG

A. Đến Cuối Những Ngày Này, Nê-bu-cát-nết-sa Ngước Mắt

Lên Trời Và Trí Khôn Phục Hồi Lại Cho Ông

Nê-bu-cát-nết-sa ở trong tình trạng này khoảng thời gian “bảy kỳ”. Tôi tin cụm từ này ám chỉ 7 tuần, tức 49 ngày. Đến cuối những ngày nay, Nê-bu-cát-nết-sa ngước mắt lên trên và trí khôn phục hồi lại cho ông (c.34a). Vì thú đi bằng 4 chân nên chúng nhìn xuống, còn con người đi bằng 2 chân nên nhìn lên. Trí khôn của Nê-bu-cát-nết-sa trở lại ngay sau khi ông nhìn lên trời. Vì ông đã thay đổi nên trí khôn đã phục hồi

B. Nê-bu-cát-nết-sa Chúc Tụng Đấng Chí Cao

Ngợi Khen Và Tôn Trọng Đấng Hằng Sống

Nê-bu-cát-nết-sa chúc tụng Đấng Chí Cao, ngợi khen và tôn trọng Đấng hằng sống rằng “Quyền thống trị của Ngài là quyền thống trị đời đời, / và vương quốc Ngài còn từ thế hệ này sang thế hệ kia; / mọi dân cư trên đất kể như không là gì, / Nhưng Ngài làm theo ý muốn Ngài trong đạo bính trên trời / giữa dân cư trên đất; không ai có thể kháng cự lại Ngài / hoặc hỏi Ngài đang làm gì?” (cc.34b-35). Hơn nữa, trong câu 37, Nê-bu-cát-nết-sa ngợi khen, tôn cao và tôn trọng Vua của các tầng trời, vì các công việc Ngài là chân thật và các đường lối Ngài là công chính, và Ngài có thể hạ xuống kể nào bước đi kiêu ngạo

Theo lời ngợi khen của ông ở cuối chương 4 cho thấy, Nê-bu-cát-nết-sa chắc chắn đã học được bài học hạ mình và nhận biết Đức Chúa Trời. Trong chương 3, ông dựng pho tượng vàng vì ông kiêu ngạo. Chương 4 theo sau dạy ông một bài học quan trọng. Dù hành động như một người quý phái, nhưng ông là con thú. Sau chương này, phần ghi chép vè Nê-bu-cát-nết-sa chấm dứt.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2