Đang khi tiến gần đến phần cuối của cuộc đời mình, Phao lô đã viết một thơ cho Ti mô Thê, đồng công trẻ tuổi của ông. Chúng ta có thể cảm thấy cách bi đát rằng, văn kiện cuối cùng trong các thơ tín của vị sứ đô có gánh nặng đã là thực sự đau buồn của tình trạng suy đồi và đời đổi thuộc linh vào lúc đó. Song le chính vì cớ đó, sự tẻ hướng thuộc linh đã khởi sự từ trước khi các sứ đồ qua đời, do đó chúng ta tìm được một sự hướng dẫn trong các trang Tân Ước cho các thánh đồ dưới các tình cảnh y như ngày nay.
Trong giờ phút khi mà nhiều người đánh mất niềm tin và hy vọng của mình và đang hạ thấp các tiêu chuẩn Cơ Đốc của họ, thật dễ bị xáo trộn. Chúng ta bị cám dỗ nói, nếu đức tin của con cái Đức Chúa Trời còn có thể thay đổi như vậy, thì còn có điều gì không thể thay đổi, nhưng thay vì chúng ta có thể ngưỡng vọng và ngợi khen Ngài. Chúng ta lại nhìn quanh và bị bối rối. Nên xuyên qua Phao lô, Thánh Linh bày tỏ đôi điều không bất ổn khác cho chúng ta thấy “nền tảng vững bền của Đức Chúa Trời vẫn còn đứng, có ấn chứng nầy, Chúa biết những kẻ thuộc về Ngài; lại nữa những ai nhân danh của Chúa hãy lìa khỏi sự bất nghĩa” (II Ti 2:19)
Con người có thể bỏ đi, Phyghen và Hetmon-ghen, Hymene và Philet, vâng: mọi người ở Asi nữa, đều có thể tỏ ra bất trung với Chúa, và khi họ bỏ đi từng người một, chúng ta bắt đầu nhìn quanh và ngạc nhiên ai là người đáng tin cậy đây, nhưng Chúa biết những kẻ thuộc về Ngài, đó là ấn chứng đầu tiên đã in dấu trên nền tảng kiên cố này. Chúng ta có thể lỗi lầm, Đức Chúa Trời không bao giờ sai lầm. Chúng ta cần thú nhận trước mặt Ngài rằng chúng ta có thể đánh giá cách sai lần, nhưng Ngài nhìn thấy mọi lòng. Chúng ta quá quí trọng những người mà vì cớ trong sự thương xót Đức Chúa Trời có dùng họ, nhưng Ngài cũng đã dùng chúng ta, song le Đức Chúa Trời biết, chúng ta cần sự thương xót của Ngài! Chúng ta hãy coi chừng kẻo tưởng rằng chúng ta biết bản chất loài người. Chỉ Đức Chúa Trời có được tri thức đó. Loài người có thể thất vọng, nhưng há đôi khi mọi người chúng ta đã không bỏ Chúa hay sao?
Nên có một yếu tố thứ hai trong ấn chứng hay lời đề tặng này, một mệnh lệnh được đặt ra cho mọi người muốn kêu cầu Danh Chúa từ một tấm lòng thanh khiết. Những ai nhân danh của Ngài đều phải lìa khỏi sự bất nghĩa. Nền tảng không thể rúng động của Đức Chúa Trời bày tỏ điều nầy cho chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy sự sụp đổ thuộc linh ở xung quanh mình, chúng ta phải nhìn xem chính mình. Vì những người thuộc về Chúa đều phải là các con người được thánh hóa. Các câu ngay sau đó trình bày cặn kẻ về điều nầy. Chúng diễn giảng về một ngôi nhà lớn với nhiều đồ đạc, các bình bằng vàng và bạc, gỗ và đất, thích ứng với nhiều công vụ khác nhau. Con người đã được ví sánh với các chiếc bình như vậy, nhưng họ được thúc giục sửa đổi chính mình cho thích ứng các chỗ đứng vinh dự ở đó. Ngôi nhà lớn này chung với các chiếc bình của nó được qui định, được vinh dự hay hổ nhuốc, và sự hàm ý về các tính chất luân lý ở phía sau các lời đó là gì? Trong I Timôthê, Hội thánh của Đức Chúa Trời là nhà của Đức Chúa Trời (3:15); nhưng tại đây tôi tin Phao lô không có điều đó trước mắt, nhưng là chức nghiệp, bề ngoài của Cơ Đốc giáo. Chính “Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống” đã không bao giờ có thể là một đấng đổ nát, nó đã không bao giờ có thể suy đồi thành “ngôi nhà lớn” nầy chung với các yếu tố pha trộn của nó. Nhưng chứng cớ bề ngoài của Hội thánh có thể, thảm hại thay, lại có thể là các đống đổ nát vào thời kỳ đặc biệt nào đó.
Điều gì giúp chúng ta phân biệt giữa các chiếc bình nầy. Chúng ta ghi nhận ngay rằng chỉ các nguyện liệu của chúng là được trình bày cặn kẻ, không phải tác nhiệm của chúng. Hiển nhiên, về sự kiến trúc ngôi nhà mà chúng ta đã suy nghiệm ở trên, lần nữa đây không phải là tình trạng tương đối, nhưng tính chất của các nguyên liệu mới đáng kể. Các chiếc bình bằng vàng và bạc kém hữu dụng cách thực tiễn hơn các đồ đạc bằng gỗ hay các chậu gốm, nhưng tại đây Đức Chúa Trời không đang thảo luận với chúng ta về những gì có được khi chúng sẽ được dùng; Ngài đang xét đoán giá trị lâu dài của chúng đối với Ngài. Trong một ngày suy tàn, Đức Chúa Trời bỏ qua tình trạng hữu dụng suông và nhìn đến giá trị tự tại, và một ít thỏi vàng có thể có giá trị ngang bằng toàn thể một tòa nhà chứa đầy bàn ghế bằng gỗ! Theo các từ liệu thuộc linh, hai người khác nhau có thể phát biểu các lời hầu như đồng nhất, nhưng quyền năng không nằm suông trong những gì họ nói nhưng trong việc họ là ai. Cả Ba-la-am và Êsai đã phát ngôn về vương quốc, nhưng chúng ta biết rõ mình sẽ tìm được nhu cầu cá nhân trong người nào.
Trong thời kỳ khi các giá trị đang rơi rớt chúng ta đánh giá điều gì: gỗ cũng như đất thuộc sự khôn khéo của loài người và các tài nguyên thế tục, hay vàng và bạc từ căn nguyên thần thượng và sự cứu chuộc xuyên qua thập tự giá? Ngày nay nhiều điều trong Cơ đốc giáo đã trở nên quá rẽ mạt, nhưng không dễ có sự cắt ngắn đối với giá trị thuộc linh. Rao giảng, cầu nguyện, làm chứng các điều này hầu như không khó khăn gì, nhưng để có giá trị chúng ta phải được trả giá trải nhiều năm và bằng máu cũng như sự sửa trị từ các sự xử lý của Đức Chúa Trời “chiếc bình cho sự vinh dự” (2 Ti 2: 20-21) là người mà đã chờ đợi Thánh Linh dạy dỗ anh ta và là người không biết gì cả. Vì sẽ có một ngày khi tính chất chân thật của mọi sự được trắc nghiệm.
Trong giờ phút suy đồi và hỗn độn nầy, sự rao giảng sẽ ít có giá trị trừ khi người ta thấy được Đức Chúa Trời trong sự rao giảng đó. Trong một thời kỳ như vậy người ta có thể nói phải chăng diễn giả đã thực sự có được Đức Chúa Trời điều động trải qua những điều mà anh ta diễn giảng chăng. Những điều gì mà đã không đụng chạm được anh cách sâu nhiệm trước đều sẽ ít có quyền năng đụng đến kẻ khác trong ngày đó
Dù chính ý tưởng về một “chiếc bình” gợi ý sự hình thành cho đôi điều gì đó, II Ti mô thê 2 ám chỉ các tình cảm mà trong đó chúng ta nên hoàn toàn giao định mệnh của các chiếc bình cho Đức Chúa Trời và chỉ lưu tâm về chính chúng ta trên mọi sự liên hệ đến tính chất của họ “vì vậy nếu người nào tự tẩy sạch mình khỏi các bình này, anh ta sẽ là một chiếc bình cho sự vinh dự”