Amitriptyline and Tinnitus
amitriptyline 10mg
read here buy antidepressants mastercard
CHIẾN THẮNG CỦA NHỮNG HẬU TỰ TRẺ
GIỮA TUYỂN DÂN BỊ SUY THOÁI CỦA ĐỨC CHÚA
TRỜI TRÊN CÁC MƯU KẾ SÂU HIỂM HƠN
CỦA SA-TAN
(2)
CHIẾN THẮNG SỰ ĐUI MÙ QUỶ QUYỆT
NGĂN CẢN NGƯỜI TA NHÌN THẤY KHẢI TƯỢNG
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ CAI TRỊ CỦA
LOÀI NGƯỜI QUA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
Kinh Thánh: Đa.2
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét về chiến thắng của những hậu tự trẻ giữa tuyển dân suy thoái của Đức Chúa Trời đối với sự đui mù quỷ quyệt ngăn cản người ta nhìn thấy khải tượng của Đức Chúa Trời về sự cai trị của loài người qua lịch sử nhân loại
I. GIẤC MƠ KỲ LẠ CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA
Nê-bu-cát-nết-sa có một giấc mơ kỳ lạ về một pho tượng người to lớn (2:1). Có lẽ giấc mơ đó gây ấn tượng sâu sắc cho ông nhưng ông đã quên vì ông không có lòng cho những điều Đức Chúa Trời quan tâm. Sau đó, linh ông bối rối muốn biết giấc mơ đó, và tất cả các thuật sĩ. Tất cả những nhà thông thái của Ba-by-lôn và người Canh-đê không thể kể lại cho vua giấc mơ ấy (cc.2-13). Tuy nhiên, có một người, là Đa-ni-ên, đặt lòng vào những điều thuộc linh liên quan đến mối quan tâm của Đức Chúa Trời trên đất. Ông không có giấc mơ, nhưng ông nhận được khải tượng từ Đức Chúa Trời về giấc mơ đó (cc.17-23) và giải thích giấc mơ đó (cc.24-45)
II. KHẢI TƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI TỎ CHO
ĐA-NI-ÊN VỀ GIẤC MƠ CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA
Trong 2:14-45, chúng ta có khải tượng Đức Chúa Trời tỏ cho Đa-ni-nê về giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa
A. Khải Tượng Của Đức Chúa Trời Ban Cho Đa-ni-ên
Các câu 17 đến 23 nói về khải tượng của Đức Chúa Trời ban cho Đa-ni-ên
B. Đa-ni-ên Giải Thích Giấc Mơ của Nê-bu-cát-nết-sa
Các câu 24 đến 45 là phần ghi lại lời giải thích của Đa-ni-ên về giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa
1. Đa-ni-ên Tôn Cao Đức Chúa Trời
Trong lời giải thích giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa, Đa-ni-ên tôn cao Đức Chúa Trời (cc.25-30). Ông không tôn cao chính mình.
2. Nội Dung Giấc Mơ Của Nê-bu-cát-nết-sa
Nội dung giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa là một pho tượng người to lớn và định mệnh của nó (cc.31-45).
A. Tượng Trưng Cho Toàn Thế Sự Cai Trị Của Loài Người
Suốt Lịch Sử Nhân Loại
Pho tượng lớn này tượng trưng cho toàn thể sự cai trị của loài người suốt lịch sử nhân loại (cc. 31-33), từ lúc bắt đầu sự cai trị của loài người tại Ba-bên (Ba-by-lôn) trong xứ Si-nê-a (Sáng. 10:6-12), như được tượng trưng bởi cái đầu, cho đến lúc kết liễu sự cai trị của loài người trong lịch sử nhân loại tại đế quốc La Mã với 10 vua, như được tiêu biểu bởi 10 ngón chân. Từ khởi đầu cho đến khi kết liễu, sự cai trị của loài người đã thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện 3 điều: phản loạn chống lại Đức Chúa Trời, tôn cao con người, và thờ hình tượng (Sáng. 11:4,9).
B. Đầu Bằng Vàng
Trong pho tượng người to lớn, cái đầu bằng vàng tương ứng với con thú thứ nhất trong Đa-ni-ên 7:3 và 4, tượng trưng cho Nê-bu-cát-nết-sa là người sáng lập và là vua Ba-by-lôn (2:36-38)
C. Ngực Và Hai Cánh Tay Bằng Bạc
Ngực và hai cánh tay bằng bạc tương ứng với con thú thứ hai trong 7:5, biểu thị Mê-đi-Ba Tư (2:39a)
D. Bụng Và Hai Đùi Bằng Đồng
Bụng và đùi bằng đồng tương ứng với con thú thứ ba trong chương 7:5, tượng trưng cho Hy Lạp, bao gồm cả Ma-xê-đô-ni-a (c.2:39a)
E. Hai Ống Chân Bằng Sắt Và Hai Bàn Chân
Một Phần Bằng Sắt Và Một Phần Bằng Đất Sét
Hai ống chân bằng sắt còn hai bàn chân một phần bằng sắt một phần bằng đất sét, tương ứng với con thú thứ tư trong 7:7 và 8, tượng trưng cho đế quốc La Mã với 10 vua cuối cùng (2:40-43)
Trong Kinh Thánh, theo pho tượng người trong Đa-ni-ên chương 2, chỉ có 4 đế quốc. Cho nên theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, tất cả sự cai trị của loài người suốt lịch sử nhân loại gồm có 4 đế quốc: đế quốc Ba-by-lôn, đế quốc Mê-đi-Ba Tư, đế quốc Ma-xê-đô-nia- Hy Lạp và đế quốc La Mã. Theo quan điểm loài người, đế quốc Hy Lạp kết thúc bằng cái chết của Alexander đại đế. Tuy nhiên, theo quan điểm của Đức Chúa Trời, thì đế quốc này vẫn tiếp tục với những người kế vị của A Alexander – bốn viên tướng của ông chia đế quốc thành 4 phần – và kéo dài cho đến khi bắt đầu đế quốc La Mã. Hình như đế quốc La Mã cũng đã kết thúc, Thực ra, đế quốc La Mã vẫn tiếp tục thực hiện hữu. Theo sách Đa-ni-ên và Khải Thị, đế quốc La Mã sẽ có vị Sê-sa cuối cùng là Anti-christ, với 10 vua được biểu thị bằng 10 ngón chân của pho tượng lớn, Đế quốc La Mã, bắt đầu gần 30 năm trước khi Đấng Christ sinh ra, sẽ kéo dài cho đến hết 3 năm rưỡi đại nạn. Tất cả các đế quốc của loài người bắt đầu từ Nim-Rốt tại Ba-bên, sẽ kết thúc với vị Sê-sa cuối cùng của đế quốc La Mã cùng với 10 vị vua của hắn. Như vậy, theo Kinh Thánh, ngày nay chúng ta vẫn ở trong đế quốc La Mã
Văn hóa thế giới là sự tích lũy văn hóa từ thời Nim-rốt cho đến hiện tại. Những gì bắt đầu với Nim-rốt sẽ kết thúc với Anti-Christ . Đế quốc Ba-by-lôn, Mê-đi-Ba Tư, và Ma-xê-đô-nia-Hy Lạp đã biến mất, nhưng văn hóa của họ vẫn còn. Đế quốc Mê-đi-Ba Tư kế thừa nhiều phương diện của văn hóa Ba-by-lôn, và đế quốc Ma-xê-đô-nia-Hy Lạp kế thừa nhiều phương diện của văn hóa Mê-đi-Ba Tư. Cùng nguyên tắc như vậy, đế quốc La Mã kế thừa nhiều yếu tố của văn hóa Hy Lạp và các nền văn hóa có trước nó. Ngày nay, chúng ta vẫn còn ở dưới ảnh hưởng của văn hóa La Mã, như trong vấn đề luật pháp, chính trị và quản trị. Theo ý nghĩa này, đế quốc La Mã vẫn tiếp tục hiện diện và chúng ta vẫn đang ở trong đế quốc này
F. Định Mệnh Của Pho Tượng Người To Lớn
Đa-ni-ên 2:34-35, 44-45 khải thị về định hướng của pho tượng người to lớn
1) Bị Nghiền Nát Bởi Hòn Đá
Không Do Tay Cắt Ra Khi Hòn Đá Xuất Hiện
Định mệnh của pho tượng người to lớn bị nghiền nát bởi hòn đá không do tay cắt ra khi hòn đá xuất hiện (cc.34-35a, 44b-45; 7:13-14). Hòn đá không bởi tay cắt ta là Đấng Christ
Là hòn đá sẽ nghiền nát toàn bộ sự cai trị của loài người, Đấng Christ không do bàn tay con người cắt ra (như được hàm ý bởi cụm từ “không bởi bàn tay” trong 2:34,45); Ngài được Đức Chúa Trời cắt ra qua sự đóng đinh và phục sinh. Qua sự đóng đinh, Ngài được cắt ra bằng cách bị đặt vào chỗ chết (Công.2:23), và trong sự phục sinh, Ngài được cắt ra trước hết để là đá góc xây dựng Hội thánh và là đá nghiền náy để hủy diệt toàn bộ sự cai trị của loài người (Công.2:24; Mat.21:42, 44b)
Khi Ngài hiện ra như hòn đá không do tay người cắt ra, Đấng Christ sẽ nghiền nát pho tượng lớn từ những ngón chấn đến đầu. Điều này có nghĩa là Ngài sẽ đánh 10 vua cùng với Anti-christ. Khải Thị chương 19 nói về trận chiến giữa Đấng Christ và Anti-Christ . Cùng với Đấng Christ là Cô dâu mới cưới, gồm những người đắc thắng, còn với Anti-Christ là 10 vua và quân đội của họ. Trận chiến này sẽ là cuộc chiến đấu của đất chống lại trời, của con người chống lại Đức Chúa Trời. Đấng Christ sẽ đánh bại và hủy diệt Anti-Christ cùng 10 vua
Theo Đa-ni-ên chương 2, điều này đưa việc nghiền nát toàn bộ pho tượng người từ các ngón chân đến đầu. Các câu 34 và 35 chép “Một hòn đá không do tay cắt ra, sẽ đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của pho tượng và nghiên nát chúng. Sau đó sắt, đất sét, đồng, bạc và vàng thảy đều bị nát ngay lập tức và trở nên như rơm từ sân đạp lúa mùa hạ; bị gió thổi đi không còn thấy dấu vết chúng đâu nữa”. Điều này tượng trung cho việc hủy diệt hoàn toàn sự cai trị của loài người từ Nim-rốt đến Anti-Christ. Vì thế, sự cai trị của loài người sẽ bị Đấng Christ kết thúc lúc Ngài hiện ra như hòn đá do Đức Chúa Trời cắt ra
Kinh Thánh khải thị Đấng Christ là hòn đá trong 3 phương diện. Thứ nhất, đối với tín đồ, Đấng Christ là đá nền mà họ tin cậy. Về phương diện Đấng Christ là đá, Ê-sai 28:16 chép: “Kìa Ta đặt Si-ôn một hòn đá làm nền tảng, / một hòn đá được thử nghiệm, là đá góc quý làm nền tảng được thiết lập vững chắc”. Thứ hai, đối với những người Do Thái vô tín, Đấng Christ là đá làm cho vấp ngã (Ês.8:14, La.9:33). Về phương diện này, Ma-thi-ơ 21:44a chép: “Ai ngã nhằm hòn đá này sẽ bị tan thành từng mảnh” Thứ ba, đối với các dân tộc. Đấng Christ sẽ là đá đập nát. “Hòn đá này rớt nhằm ai, nó sẽ nghiền náy người ấy thành bột và rải rắc người như rơm” (Mat.21:44b). Đa-ni-ên chương 2 khải thị Đấng Christ là đá đập nát, nghiền nát pho tượng hình người và khiến nó như rơm bị gió thổi đi
Khi Đấng Christ đến như đá đập nát, Ngài sẽ không đến một mình. Đúng hơn, Ngài sẽ dến với Cô dâu của Ngài. Vào lúc đó, Đấng Christ đã có được Hội thánh rồi, và Ngài sẽ cưới Cô dâu của Ngài, như được mô tả trong Khải Thị chương 19. Sau đám cưới, Ngài sẽ đến vừa là đá đập nát vừa là Đấng đạp lò ép nho (Khải.19:15; 14:19-20; Ês.63:2-3). Anti-Christ sẽ nhóm hiệp vô số những người phản loạn, gian ác vây quanh Giê-ru-sa-lem, và như vậy là chuẩn bị những “trái nho” để Đấng Christ đạp trong “lo ép nho”. Sự hiện đến của Ngài là một ngạc nhiên lớn, vì những kẻ phản loạn này không tin Đấng Christ cũng không tin Đức Chúa Trời mà chỉ tin nơi chính họ. Thậm chí Anti-Christ còn đi xa tới mức nói hắn là Đức Chúa Trời (2 tê.2:4; Đa.11:36), và dựng trại của hắn giữa miền đất tốt lành và Địa Trung Hải để vui thú (c.45). Sau đó, Đấng Christ là hòn đá do Đức Chúa Trời cắt ra sẽ đến với Cô Dâu của Ngài để đập vào những ngón chân của pho tượng, hủy diệt nó từ những ngón nhân cho đến đầu. Bằng cách này, sự cai trị của loài người sẽ bị nghiền nát và kết thúc
2) Được Thay Bằng Hòn Núi Lửa Đầy Dẫy Khắp Đất
Pho tượng người to lớn sẽ được thay bằng hòn núi lớn, tượng trưng cho vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời, sẽ đầy dẫy khắp đất (2:35b, 44a). Điều này có nghĩa là sau khi Đấng Christ nghiền nát toàn bộ sự cai trị của loài người, Ngài sẽ đem vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời đến trên đất
Đa-ni-ên 2:35b chép “ Hòn đá đập vào pho tượng sẽ trở thành hòn núi lớn và đầy dẫy khắp đất”. Sự gia tăng hòn đá thành hòn núi lớn tượng trưng cho sự gia tăng của Đấng Christ. Sự kiện Đấng Christ có thể gia tăng được khải thị rõ ràng trong Giăng chương 3. Nói về Đấng Christ, câu 30 chép: “Ngài phải gia tăng” Sự gia tăng trong câu này là Cô dâu được nói đến trong câu 29: “Người cưới cô dâu là chàng rể”. Cho nên, Đấng Christ có sự gia tăng, và sự gia tăng này là Cô dâu của ngài. Như Ê-va là sự gia tăng của A-đam thể nào thì cô dâu cũng là sự gia tăng của chàng rể Đấng Christ thể ấy
Hội thánh ngày nay là sự gia tăng của Đấng Christ trong sự sống, nhưng vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời là sự gia tăng của Đấng Christ trong sự quản trị. Trong sự sống, Đấng Christ trong sự quản trị. Trong sự sống, Đấng Christ gia tăng trở thành Hội thánh; trong sự quản trị, Đấng Christ gia tăng trở thành vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Vì thế, Đấng Christ không chỉ là Hội thánh mà còn là vương quốc của Đức Chúa Trời. Cả Hội thánh và vương quốc đều là sự gia tăng của Ngài
Ẩn dụ về hạt giống trong Mác 4:26-29 cho thấy vương quốc Đức Chúa Trời là sự gia tăng của Đấng Christ. Câu 26 chép “Vương quốc Đức Chúa Trời giống như một người vãi hạt giống trên đất” Hạt giống này là Đấng Christ, là hiện thân của sự sống thần thượng. Theo ẩn dụ này thì hạt giống ấy nẩy mầm, lớn lên, ra trái, trái chín và sinh ra vụ mùa (cc.27-28). Từ lúc Đấng Christ đến gieo chính Ngài vào trong “đất” là nhân tính, thì Ngài lớn lên và gia tăng. Cuối cùng, sự gia tăng này sẽ trở thành hòn núi lớn đầy dẫy khắp đất để trở nên vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời
Lời về Đấng Christ là hòn đá và hòn núi trong chương 2 sách Đa-ni-ên khải thị Đấng Christ là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nói là hòn đá, Ngài là trung tâm; và là hòn núi, nên Ngài là bao quát. Hòn đá là Đấng Christ như trung tâm, và hòn núi là Đấng Christ như chu vị, bao quát. Christ thực sự là Đấng bao hàm tất cả. Ngài là hòn đá và cũng là hòn núi; Ngài là Hội thánh và cũng là vương quốc. Ngài cùng với sự gia tăng là hòn núi lớn đầy dẫy khắp đất
III. NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA TÔN TRỌNG ĐA-NI-ÊN
Trong 2:46-49, chúng ta thấy Nê-bu-cát-nết-sa tôn trọng Đa-ni-ên. Nê-bu-cát-nết-sa sấp mặt xuống thờ phượng Đa-ni-ên, truyền dâng lễ vật, xông hương cho Đa-ni-ên , và nói rằng “Chắc chắn Đức Chúa Trời của ngươi là Đức Chúa Trời của các vị thần và Chúa của các vua, là Đấng bày tỏ những điều bí mật, vì ngươi có khả năng giải bí mật này” (cc.46-47). Sau đó, Nê-bu-cát-nết-sa lập Đa-ni-ên cai trị cả tỉnh Ba-by-lôn và là người đứng đầu các thượng thư, quản lý những nhà thông thái của Ba-by-lôn. Hơn nữa, để đáp lại lời thỉnh cầu của Đa-ni-ên, Nê-bu-cát-nết-sa bổ nhiệm họ quản trị tỉnh Ba-by-lôn. Như vậy, Đa-ni-ên và những người bạn của ông được bổ nhiệm cai trị tỉnh Ba-by-lôn