"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870275
Đang truy cập:222

SÁCH ĐA-NI-ÊN Bài 1-

 LỜI GIỚI THIỆU

Kinh Thánh: Đa.1:1-2

Trong các sách tiên tri, có 4 sách huyền nhiệm: Ê-sai, Ê-xê-chiên, Đa-ni-ên và Xa-cha-ri. Chúng ta cảm tạ Chúa vì nhiều năm qua, Ngài đã mở các sách này cho chúng ta. Trong bài giới thiệu cho loạt nghiên cứu sự sống sách Đa-ni-ên, chúng ta sẽ suy xét chủ đề, nội dung, ý tưởng trọng tâm và bố cục của sách Đa-ni-ên

I. CHỦ ĐỀ

Chủ đề sách Đa-ni-ên là định mệnh của dân Israel được Đức Chúa Trời phân định, tức nội dung của 70 tuần lễ (Đa.9:24-27). Bảy mươi tuần lễ này là định mệnh của Đức Chúa Trời phân định cho Israel

Sách này không chỉ đề cập đến định mệnh của dân Israel mà cũng đề cập đến sự cai trị của dân Ngoại và Đấng Christ . Pho tượng người to lớn trong Đa-ni-ên chương 2 tượng trưng  cho toàn bộ sự cai trị của loài người từ Sáng Thế Ký chương 2 đến Khải Thị chương 19. Hiểu biết của chúng ta về lịch sử dân Do Thái và sự cai trị của dân Ngoại sẽ không đầy đủ nếu thiếu sách này. Sách Đa-ni-ên cho thấy rằng Israel và sự cai trị của loài người đều vì Đấng Christ. Đấng Christ là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời, và về ý nghĩa nội tại, chuyển động này có liên quan đến Israel và sự cai trị của dân Ngoại.

Sách Đa-ni-ên khải thị 5 điểm đặc biệt về Đấng Christ. Điểm thứ nhất là sự chết của Đấng Christ. Đa-ni-ên 9:25 và 26 chép: “Từ khi ban hành chiếu chỉ phục hồi và tái thiết Giê-ru-sa-lem cho đến thời của Đấng Mê-si-a, là Vua, sẽ là 7 tuần lễ và 62 tuần lễ....và sau 62 tuần lễ, Đấng Mê-si-a sẽ bị trừ đi” Lồi về Đấng Mê-si-a bị “trừ đi” là lời rõ ràng nhất trong Cựu Ước nói về sự đóng đinh của Đấng Christ. Sự đóng đinh của Đấng Christ là cột mốc của các thời đại. Đây là cột mốc đánh dấu sáng tạo cũ bị kết liễu để làm nẩy mầm sáng tạo mới trong sự phục sinh của Đấng Christ

Đấng Christ đã chết cái chết bao hàm tất cả. Khi Ngài chết, chúng ta và toàn cõi sáng tạo cũ đến chết với Ngài. Do đó, sự chết của Ngài là sự kết liễu bao hàm tất cả. Sự chết kết liễu của Đấng Christ dẫn đến sự phục sinh, và trong sự phục sinh, sáng tạo mới bắt đầu nẩy mầm

Điểm thứ hai là sự hiện ra sắp đến của Đấng Christ (2:34-35,45). Ngài sẽ hiện đến như một hòn đá không bởi tay cắt ra, đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của pho tượng lớn (cc.31-45). Toàn thể pho tượng, đại diện cho toàn bộ sự cai trị của loài người, sẽ bị nghiền nát, không phải từ đầu đến những ngón chân mà từ những ngón chân đến đầu. Việc nghiền nát pho tượng từ những ngón chân đến đầu sẽ xảy ra lúc Đấng Christ đến, và đâu là điều chỉ chính Đức Chúa Trời mới có thể làm. Lúc Đấng Christ đến, toàn bộ sự cai trị của loài người, từ Nim-rốt trong Sáng Thế Ký chương 10 cho đến An-ti-christ, Sê-sa cuối cùng của đế quốc La Mã trong Khải Thị chương 19, sẽ bị nghiền nát và trở thành rơm rác bị gió thổi đi (Đa.2:35) Đấng Christ đến cũng sẽ mở ra vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Cho nên, Đấng Christ đến sẽ là cột mốc đánh dấu việc kết thúc sự cai trị của loài người và mang lại vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời

Điểm thứ ba là Đấng Christ như Con Loài Người đến ngai của Đức Chúa Trời để nhận địa vị tối thượng và vương quốc (7:13-14). Trong Lu-ca chương 19, Đấng Christ được miêu tả như một người thuộc dòng dõi quý tộc đến một đất nước xa xôi để nhận vương quốc và sau đó trở lại (c.12). Sự kiện Đấng Christ đến ngai của Đức Chúa Trời để nhận vương quốc từ Đức Chúa Trời của các tầng trời xảy ra trong Đa-ni-ên chương 7. Sau khi Đấng Christ nhận vương quốc, Ngài sẽ trở lại

Điểm thứ tư là tính tuyệt hảo của Đấng Christ trong Đa-ni-ên chương 10. Trước khi Đa-ni-ên chương 7. Sau khi Đấng Christ nhận vương quốc, Ngài sẽ trở lại

Điểm thứ tư là tính tuyệt hảo của Đấng Christ trong Đa-ni-ên chương 10. Trước khi Đa-ni-ên nói về định mệnh của Israel trong chương 10 đến chương 12, ông nhận khải thị về Đấng Christ trong tính tuyệt hảo của Ngài. Mỗi phần của Đấng Christ đều tuyệt hảo và quý giá (cc.5-6). Chúng ta cần thấy và biết Đấng Christ tuyệt hảo này trước khi có thể biết định mệnh của dân Đức Chúa Trời

Điểm cuối cùng là Đấng Christ như người bạn đồng hành với các chứng nhân đang chịu khổ của Đức Chúa Trời. Trong chương 3, Nê-bu-cát-nết-sa ném 3 người bạn của Đa-ni-ên là Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria, vào giữa lò lửa hừng vì họ không chịu quì xuống thờ lạy pho tượng vàng mà Nê-bu-cát-nết-sa đã dựng lên (cc.13-23). Ba người này bị ném vào lò lửa, nhưng trước sự ngạc nhiên của Nê-bu-cát-nết-sa, ông nhìn thấy một người khác trong lò lửa. Người thứ tư trông “giống như con trai của các vị thần” (c.25). Người này là Christ tuyệt hảo, Đấng đã trải qua cùng một ngọn lửa hừng như những người đắc thắng của Ngài. Hễ khi nào chúng ta là chứng nhân của Đức Chúa Trời, làm chứng điều gì đó cho Đức Chúa Trời, chúng ta có thể chịu khổ. Tuy nhiên, khi chúng ta chịu khổ, Đấng Christ là Con Người – Đấng có đủ phẩm chất và khả năng thông cảm với chúng ta trong mọi sự - sẽ đến làm bạn đồng hành với chúng ta

II. NỘI DUNG

Nội dung sách Đa-ni-ên là 70 tuần lễ được Đức Chúa Trời phân định cho Israel (9:24-27). Một tuần bằng 7 năm. Chúng ta dùng từ phân định để cho thấy Đức Chúa Trời đã chia cắt các thời đại thành nhiều phần

A. 7 Tuần Lễ Đầu Là 49 năm

70 tuần le74 này được chia làm 3 phần. Phần thứ nhất là 7 thuần gồm 49 năm, kể từ lúc ban chiếu chỉ tái thiết Giê-ru-sa-lem cho đến khi việc tái thiết hoàn thành

B. 62 Tuần Lễ Là 434 Năm

Phần thứ hai là 62 tuần, gồm 434 năm, từ lúc hoàn tất công việc tái thiết Giê-ru-sa-lem cho đến khi Đấng Mê-si-a bị trừ đi (Đấng Christ chịu đóng đinh)

C. Tuần Lễ Cuối Là 7 Năm

Phần thứ ba sẽ là tuần lễ cuối gồm 7 năm, là lúc Anti-christ lập giao ước với Israel, là 7 năm cuối của thời đại ân điển, được chia làm hai nửa. Nửa đầu không quan trọng, nhưng nửa cuối, tức 3 năm rưỡi, rất quan trọng, vì đó sẽ là thời lỳ đại nạn (Mat.24:21)

D. Phần Xen Vào Lịch Sử Của Dân Israel

Giữa 69 Tuần Đầu Và Tuần Cuối

Có phần xen vào lịch sử của Israel giữa 69 tuần đầu và tuần cuối, trong thời đại Hội thánh. Phần xen vào này có thể được gọi là thời đại huyền nhiệm, thời đại ân điển hay thời đại Hội thánh. Thời đại này bao gồm nhiều điều huyền nhiệm, như sự phục sinh của Đấng Christ, sự tái sanh, Đấng Christ sống trong chúng ta và Linh ban-sự-sống. Lịch sử Israel là thuộc thể, không có gì thuộc về bản  chất huyền nhiệm, nhưng lịch sử Hội thánh thì hoàn toàn huyện nhiệm

Phần thứ nhất là 7 tuần lễ và phần thứ hai là 62 tuần lễ đã được ứng nghiệm rồi. Một chiếu chỉ được ban ra để tái thiết Giê-ru-sa-lem và Giê-ru-sa-lem đã được tái thiết. Từ lúc tài thiết Giê-ru-sa-lem đến khi Đấng Mê-si-a bị trừ đi là 62 tuần (c.26). Vì thế, hai phần này của 70 tuần lễ, tức là những lời tiên tri, đã trở thành lịch sử

III. Ý TƯỞNG TRỌNG TÂM

Ý tưởng trọng tâm của Đa-ni-ên là sự cai trị của các tầng trời (4:26) bởi Đức Chúa Trời của các tầng trời (2:37,44) trên mọi sự cai trị của loài người trên đất để thích hợp với gia tể đời đời của Đức Chúa Trời hầu Đấng Christ kết liễu sáng tạo cũ, làm nẩy mầm sáng tạo mới và thiết lập vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời của các tầng trời cai trị trên mọi sự cai trị của loài người. Sự cai trị của loài người bắt đầu từ Nim-rốt trong Sáng Thế Ký chương 10. Trước Sáng Thế Ký chương 10, không có quốc gia nào của loài người; thay vì thế chỉ có nhân loại nói chung và không có quốc gia nào được thiết lập. Các quốc gia bắt đầu được Nim-rốt thiết lập, ông là người xây Ba-bên, tiền thân của Ba-by-lôn (Sáng.10:8-10). Sự cai trị của loài người sẽ kết thúc bằng Anti-christ sắp đến, là Sê-sa cuối cùng của đế quốc La-Mã. Toàn bộ sự cai trị của loài người từ Nim-rốt đến Anti-christ  đã và sẽ tiếp tục ở dưới sự cai trị của các tầng trời bởi Đức Chúa Trời của các tầng trời

Trong gia tể Đức Chúa Trời, Đấng Christ đã kết liễu sáng tạo cũ để làm nẩy mầm sáng tạo mới trong sự phục sinh qua sự chết của Ngài. Lần đến thứ nhất của Ngài đã đạt được điều này. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, trong lần đến sắp tới của Đấng Christ, Ngài cũng sẽ đập tan và nghiền nát toàn bộ sự cai trị của loài người trải qua suốt lịch sử phân loại và Ngài sẽ thiết lập vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Tất cả những điều này đã và sẽ liên quan đến Israel về một nội tại, hoặc tích cực hoặc tiêu cực

Toàn bộ tình hình thế giới ở dưới sự cai trị của các tầng trời bởi Đức Chúa Trời của các tầng trời để thích hợp với gia tể của Ngài vì Đấng Christ. Ngày nay tình hình thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu và các quốc gia quanh Địa Trung Hải, đã được cân bằng và đang ở trong tình trạng sẵn sàng cho Đấng Christ trở lại. Ngài đang đứng trước cửa và thì giờ đã gần. Khi thấy tình hình này, chúng ta phải trỗi dậy và nhận thức rằng thế giới này không dành cho chúng ta. Chúng ta là dành cho Đấng Christ, và hằng ngày chúng ta phải sửa soạn chính mình để gặp Ngài. Rồi chúng ta sẽ nhận được phần thưởng từ Ngài.

Sách Đa-ni-ên đề cập đến một số vấn đề quan trọng. Trước hết, sách này đề cập đến lịch sử Israel. Nếu không có sách này, người Do Thái không thể hiểu rõ về lịch sử của họ. Sách Đa-ni-ên đề cập đến cai trị của loài người từ Nim-rốt đến Anti-christ. Vì Israel và sự cai trị của loài người đều vì Đấng Christ nên sách Đa-ni-ên cũng khải thị những phương diện nào đó về Đấng Christ. Đấng Christ là tâm điểm và chu vi, là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời.

IV. BỐ CỤC

Vấn đề cuối cùng được đề cập trong bài này là bố cục của sách Đa-ni-ên.

A.   Hậu Quả Từ Sự Suy Thoái

Của Tuyển Dân Đức Chúa Trời.

Trong Đa-ni-ên 1:1 và 2, tức lời giới thiệu, chúng ta thấy hậu quả từ sự suy thoát của tuyển dân Đức Chúa Trời – Lưu đày qua Ba-by-lôn

B. Trong Cảnh Lưu Đày, Những Hậu Tự Trẻ

Giữa Tuyến Dân Bị Suy Thoái Của Đức Chúa Trời

Đã Chiến Thắng Các Mưu Kế Sâu Hiểm Hơn Của Sa-tan

Thực ra sách Đa-ni-ên chỉ có hai phần. Phần thứ nhất gồm các chương từ 1 đến 6, nói về những hậu tự trẻ trong cảnh lưu đày (bao gồm cả Đa-ni-ên) giữa tuyển dân bị suy thoái của Đức Chúa Trời đã chiến thắng các mưu kế sâu hiểm hơn của Sa-tan. Đây là chiến thắng thức ăn thuộc ma quỷ (1:3-21); chiến thắng sự đui mù do ma quỷ gây ra nhằm ngăn cản người ta không nhìn thấy được pho tượng người to lớn (toàn bộ sự cai trị của loài người qua lịch sử nhân loại) trong giấc mơ Nê-bu-cát-nết-sa (chương 2); chiến thắng cám dỗ thờ hình tượng (chương 3); chiến thắng sự che đậy làm cho người ta không thấy sự cai trị của các tầng trời bởi Đức Chúa Trời của các tầng trời (chương 4); chiến thắng sự ngu dại không biết hậu quả của sự trụy lạc trước mặt Đức Chúa Trời về việc xúc phạm sự thánh biệt của Ngài (chương 5); và chiến thắng sự quỷ quyệt ngăn cản lòng trung tín của những người đắc thắng trong vấn đề thờ phượng Đưc Chúa Trời (chương 6)

C. Những Khải Tượng Của Đa-ni-ên Đắc Thắng

Phần thứ hai sách Đa-ni-ên đề cập đến những khải tượng của Đa-ni-ên đắc thắng (chương 7-12). Sự trung tín và chiến thắng của Đa-ni-ên đã tạo cho ông một vị trí và góc nhìn đúng đắn để nhận lãnh khải tượng từ Đức Chúa Trời

Khải tượng thứ nhất nói về 4 con thú từ Địa Trung Hải lên (chương 7). Các con thú này chỉ về đế quốc Ba-by-lôn, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, và chúng tương ứng với đầu, ngực và hai cánh tay, bụng và hai đùi, hai ống chân và hai bàn chân của pho tượng người to lớn trong 2:31-33. Khải tượng thứ hai nói về chiên đực và dê đực cùng với những người kế vị nó (chương 8) khải tượng kế tiếp nói về Israel trong 70 tuần lễ được phân định cho họ (chương 9). Khải tượng cuối cùng (chương 10-12) nói về định mệnh của Israel. Theo các chương 10 đến 11, định mệnh của Israel có liên quan đến vua phương Nam (Ai Cập) và vua phước Bắc (Sy-ri). Theo chương 12, định mệnh của Israel cũng liên quan đến thiên sứ trưởng Mi-ca-ên là người đại diện cho Israel 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2