Theo nguyên văn Hi lạp, trong sách Khải Thị có một thành ngữ là “trong linh” (in spirit) xuất hiện 4 lần. Nguyên văn Hi lạp là “en pneumati”—nghĩa đen là “in spirit”. “linh” mà không có mạo từ (the) đứng phía truớc thì chúng ta hiểu là “nhân linh”. Bốn chỗ đó là 1:10, 4:2; 17:3, 21:10. Bản hiệu đính 2010 dịch “tôi đuợc Thánh Linh cảm hoá”, rất là sai trật so với nguyên ý. Nguyên văn “I came to be in spirit”. Bản King James dịch “I was in The Spirit”. Đa số thánh đồ đều nghĩ rằng sứ đồ Giăng đã bốn lần “ở trong Đức Linh” để nhìn thấy bốn khải tuợng. Thực ra Giăng đã ở trong nhân linh hoà quyện của mình( có Đức Linh bên trong linh ông) và nhìn thấy bốn khải tuợng.
Sách Khải thị không chỉ nhấn mạnh Đức Linh của Đức Chúa Trời như Linh tăng cường gấp bảy cho chuyển động tăng cường của Đức Chúa Trời, nhưng cũng nhấn mạnh linh phàm nhân của chúng ta (our spirit) như là cơ quan cho chúng ta nhận thức và đáp ứng chuyển động của Đức Chúa Trời. Chỉ có linh (linh chúng ta) có thể đáp ứng Đức Linh (Linh Đức Chúa Trời). Sách nầy bao gồm bốn khải tượng chính yếu: (1) Khải tượng về các hội thánh (ch. 1-3); (2) khải tượng về định mệnh của thế giới (ch. 4-16); (3) khải tượng về Babylon lớn (ch. 17-20); (4) khải tượng về Giê ru salem mới (ch. 21-22).
Giăng đã ở trong linh mình khi ông đã nhìn thấy bốn khải tượng nầy.( 1:10; 4:2; 17:3; 21:10), tức là ông đã tiếp nhận sự khải thị về huyền nhiệm của Christ trong linh mình, theo những gì đuợc đề cập trong Epheso 3:5. Chúng ta cũng cần ở trong linh mình để nhìn thấy các khải tượng trong sách nầy. Đó là sự việc không phải là sự hiểu biết suông trong tâm trí chúng ta, nhưng là sự nhận thức thuộc linh trong linh chúng ta.
Tôi xin minh hoạ 4 khải tượng như sau:
1/. Khải Tượng Về Đấng Christ Giữa Bảy Hội Thánh( Ch.1:-3:
Khải. 1: 10-16
Nhằm ngày của Chúa, tôi đã ở trong linh, nghe đằng sau có tiếng lớn như tiếng kèn,
nói rằng: “Điều ngươi đã thấy hãy chép vào sách, gởi cho bảy Hội thánh, là Ê-phê-sô, Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê.”Tôi bèn xây lại để xem tiếng nói với tôi đó. Vừa xây lại, đã thấy bảy giá đèn bằng vàng, ở giữa những giá đèn ấy có một Đấng giống như con người, mặc áo dài đến chân, thắt đai vàng ngang ngực.
Đầu và tóc người trắng như lông chiên trắng, như tuyết; mắt người như ngọn lửa,
chân người giống như đồng sáng đã luyện trong lò, tiếng người như tiếng nhiều dòng nước, tay hữu người cầm bảy ngôi sao, từ miệng người ra một thanh gươm bén hai lưỡi, mặt người như mặt trời chói sáng hết sức.
Sách Khải thị đuợc gởi cho 7 hội thánh ngang bằng 7 thành phố. Nếp sống hội thánh trong thế kỉ thứ nhất đuợc thực hành theo luật một thành phố chỉ có một hội thánh. Các chơn đèn vàng ngụ ý các hội thánh được cấu tạo bằng bản chất Đức Chúa Trời.
Ngày nay Christ đang ở giữa các hội thánh.Về một mặt, là thầy thuợng tế, Ngài đang cầu thay cho các hội thánh trên các từng trời ( Heb. 9:24; 7:25-26, Rô. 8:34), và về mặt khác, Ngài đang buớc đi giữa các hội thánh để chăm sóc họ. Đó là khải tượng thứ nhất mà Giăng đã thấy.
2. Khải Tượng Về Định Mệnh Của Thế Giới (ch. 4-16):
Khải. 4:1-6,
1 Sau việc ấy tôi đã thấy, kìa, có một cái cửa mở ra trên trời, và tiếng thứ nhứt mà tôi đã nghe như tiếng kèn nói với tôi kìa, lại nói rằng: “Hãy lên đây, ta sẽ chỉ cho ngươi những điều về sau cần phải xảy đến!”
2 Tức thì tôi đã ở trong linh, thấy kìa, có một cái ngai đặt ở trên trời, và có một Đấng ngự trên đó.
3 Đấng ngự đó xem giống như bích ngọc và hồng bửu thạch, có cái mống bao quanh ngai coi giống như lục bửu thạch.
4 Xung quanh ngai lại có hai mươi bốn ngôi, trên những ngôi ấy có hai mươi bốn trưởng lão ngồi, mình mặc áo trắng, đầu đội mão miện vàng.
5 Từ ngai ra những chớp, tiếng và sấm. Cũng có bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai, tức là bảy Linh của Đức Chúa Trời.
6 Trước ngai dường có biển pha ly giống như thuỷ tinh; còn chính giữa và xung quanh ngai có bốn sanh vật, đằng trước đằng sau đều đầy mắt.
7 Sanh vật thứ nhứt giống như sư tử, sanh vật thứ nhì như bò con, sanh vật thứ ba có mặt như người, và sanh vật thứ tư như chim ưng đang bay….
Trong sách nầy, ngai của Đức Chúa Trời là trung tâm sự quản trị của Đức Chúa Tròi. Trong các thơ tín, ngai là ngai của ân điển, từ đó chúng ta tiếp nhận sự thương xót và tìm được ân điển (Heb. 4:16). Trong sách nầy, ngai là ngai của sự phán xét, từ đó thế giới nhận lấy sự phán xét. Cuối cùng, đến chuơng 21, sau khi mọi sự phán xét của Đức Chúa Trời đã được thi hành, ngai của Đức Chúa Trời sẽ là ngai của sự cung cấp sự sống đời đời, từ ngai sẽ tuôn ra con sông sự sống, trong đó cây sự sống lớn lên, như sự cung ứng của dân được cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời.
Trong chương 4 và 5 chúng ta đã thấy Chiên Con là Chúa Jesus đã bị giết chết, sống lại, lên ngai của Đức Chúa Trời ngồi và cai trị thế giới. Các chuơng 4 đến 16, chúng ta thấy Chúa Jeasus dùng bảy ấn, bảy kèn và bảy bát cai trị, phán xét muôn vật, cả thế giới, để đưa mục đích của Đức Chúa Trời đến chỗ hoàn thành.
3.Khải Tượng Về Babylon Lớn (ch. 17-20):
Khải 17:1-6,
Đoạn, một vị trong bảy thiên sứ cầm bảy bát đến nói với tôi rằng: “Lại đây, ta sẽ chỉ cho ngươi sự hình phạt của con đại dâm phụ đang ngồi trên nhiều dòng nước kia. Các vua trên đất đều hành dâm với nó, và những kẻ ở trên đất đều bị say sưa vì rượu dâm loạn của nó.” Tôi đã ở trong linh, được thiên sứ đó đem tôi vào đồng vắng, thấy một người đàn bà cỡi một con thú sắc hồng, có bảy đầu, mười sừng, mình đầy danh hiệu lộng ngôn. Người đàn bà ấy mặc sắc tía sắc hồng, trau giồi bằng vàng, bửu thạch, ngọc châu, tay cầm chén vàng đựng đầy vật gớm ghê, tức là sự ô uế của dâm loạn nó. Trên trán nó ghi một tên rằng: “MẦU NHIỆM, BA-BY-LÔN LỚN, MẸ CỦA CÁC DÂM PHỤ VÀ CỦA MỌI VẬT GỚM GHÊ TRÊN ĐẤT.” Tôi thấy người đàn bà đó say huyết của các thánh đồ, và huyết các chứng nhân của Jêsus.
Khải. 17:7-13,
Ta sẽ tỏ cho ngươi sự mầu nhiệm của người đàn bà và của con thú chở nó, là con thú có bảy đầu và mười sừng. Con thú ngươi đã thấy đó, trước có, rày không, sắp từ vực sâu lên rồi đi đến chốn hư mất
Đây là tâm trí khôn ngoan. Bảy đầu tức là bảy hòn núi mà người đàn bà ngồi trên; cũng là bảy vua, năm đã đổ, một còn đây, một chưa đến; khi vị ấy đến, thì cần phải ở lại ít lâu thôi. Con thú trước có rày không đó, chính là vị thứ tám, cũng thuộc trong bảy vị kia, và đi đến chốn hư mất. Còn mười sừng ngươi đã thấy đó là mười vua chưa nhận được nước nào, nhưng họ nhận quyền bính như vua với con thú chỉ trong một giờ. Chúng đồng ý trao năng lực quyền bính mình cho con thú.
Giăng viết sách Khải thị vào thời cực thịnh của đế quốc La mã, nên ông phải dùng tên ám hiệu là Babylon để mô tả đại dâm phụ đang cỡi con thú. Đại dâm phụ đó là ai?
Có hai Babylon, một là Babylon tôn giáo, giáo hội bội đạo La mã, do Khải 17 miêu tả vàBabylon kia là thành phố Roma, được phô bày trong Khải 18. Babylon tôn giáo, huyền bí sẽ bị 10 sừng con thú thiêu hóa, tiêu diệt vào đầu cơn đại nạn (Khải 14:8, 17:16). Còn Babylon vật chất, thành lớn, sẽ bị hủy diệt và chìm xuống Địa trung hải ngay khi trận Hat ma ghe đôn kết thúc (Khải 18:17).
Bạn ơi! Babylon huyền bí là giáo hội vĩ đại toàn cầu, còn các con gái của bà ta là những ai? Xin Chúa khải thị điều đó cho chúng ta: coi chúng ta có là con gái của đại kị nữ thuộc linh nầy chăng? Chúng ta hãy ra khỏi Babylon tôn giáo nầy, càng sớm càng tốt.
Tôi lại nghe một tiếng khác từ trời phán rằng: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi nó, hầu khỏi đồng phần tội lỗi nó, mà chịu những tai hoạ của nó; vì tội lỗi nó đã ngập trời, và Đức Chúa Trời đã nhớ đến sự bất nghĩa của nó.
Nó đã đãi người ta thể nào cũng hãy đãi lại nó thể ấy, theo công việc nó mà báo ứng cho nó gấp bội; chén nó đã pha, hãy pha lại gấp bội cho nó. Nó đã tự tôn vinh và xa hoa bao nhiêu, thì hãy làm cho nó đau khổ than khóc cũng bấy nhiêu. Vì trong lòng nó tự nghĩ rằng: “Ta ngự ngôi nữ vương, không phải là đàn bà goá, hẳn chẳng thấy sự than khóc đâu.'
Cho nên trong một ngày những tai hoạ nó cùng đến, nào sự chết, nào tang chế, nào đói kém, và nó sẽ bị lửa thiêu sạch; vì Chúa là Đức Chúa Trời, là Đấng xét đoán nó, vốn mạnh mẽ.”
4. Khải Tượng Về Giê ru salem Mới (ch. 21-22):
Khải 21:9-14,
Một trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai hoạ chót, đến nói cùng tôi rằng: “Hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi tân phụ là vợ của Chiên Con.” Tôi được ở trong linh, được người đem tôi đến một núi lớn và cao, chỉ cho tôi thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem, từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,
có sự vinh quang của Đức Chúa Trời, vị sáng của thành giống như bửu thạch rất quí, dường như bích ngọc, trong như thuỷ tinh. Thành có bức tường cao lớn, có mười hai cửa, nơi những cửa có mười hai thiên sứ, trên đề những danh của mười hai chi phái của con cái Y-sơ-ra-ên: phía đông có ba cửa, phía bắc có ba cửa, phía nam có ba cửa. Tường thành có mười hai nền, trên đề mười hai danh của mười hai sứ đồ của Chiên Con.
Jerusalem mới là một tổng thể sinh động mọi thánh đồ đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc trải các thế hệ. Đó là Cô Dâu của Đấng Christ, bạn đồng hành của Ngài (Giăng 3:29) và là thành phố thánh khiết của Đức Chúa Trời, như là chỗ cư ngụ của Ngài, đền tạm của Ngài. Jerusalem thuộc thiên nầy do Đức Chúa trời đã chuẩn bị cho Abraham. Ysac, Gia cop từ bao đời trước. Đây cũng là Jerusalem ở trên (Gal. 4:26). Mọi thánh đồ Cựu và Tân ước đều là cư dân và là thành phần cấu tạo nên thành phố nầy.
Kết luận:
Bốn khải tượng nầy minh họa 4 nơi mà chúng ta có thể cư ngụ. Chỗ ở thành thánh thuộc về cõi đời đời, chưa đến. Thế giới ngoại đạo chịu sự phán xét của ngai quyền bính trong khải tượng thú hai cũng không phải là nơi cư trú của chúng ta, vì chúng ta đã được cứu, thoát khỏi sự phán xét của Chúa rồi. Như vậy chỉ còn hai nơi cư trú mà mỗi bạn phải chọn lựa hôm nay: cư trú trong các hội thánh địa phương, mội thành phố chỉ có một hội thánh, và hoặc cư trú trong và với Babylon huyền bí, đại dâm phụ gớm ghiếc. Anh em đang cư trú ở đâu? Lắm lúc chúng ta những tưởng mình đang ở trong các hội thánh mà trong thực chất, trong sinh hoạt thực tiễn, chúng ta tự biểu lộ mình là con cháu của đại dâm phụ. Hãy cảnh báo và tỉnh thức!
Minh Khải