"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869385
Đang truy cập:30

NHỮNG CHỨNG BỊNH ĐAU MẮT THUỘC LINH-

 

Con mắt là mặt đòn cân. Truyền đạo 1:8 nói, “mắt không hề chán ngó”. Châm ngôn 27:20 chép, “cặp mắt con người không bao giờ thoả mãn”.
 
Con người không bao giờ thoả mãn với khâu nhìn. Khả năng tiếp thu của mắt người dường như vô hạn. Truyền đạo 3:11 chép Đức Chúa Trời đặt cõi đời đời trong lòng con người, nên con người có khả năng tiếp thu hình ảnh xung quanh qua đôi mắt đến vô tận. Mắt con người không bao giờ chán ngó, mắt con người không bao giờ thoả mãn. Con người vẫn còn muốn nhìn điều nầy điều kia đến đời đời.
 
Đôi mắt con người giống như chiếc máy chụp ảnh. Nhưng điều đáng tiếc là có nhiều máy ảnh có lỗi kỷ thuật, hoặc bị hư hỏng, hoặc đã lỗi thời chưa cập nhật, nên rất nhiều tín đồ chụp được rất nhiều bức ảnh dị dạng từ Kinh thánh.

 
Trong bài viết nầy, tôi xin giới thiệu một số lỗi lầm trong chiếc máy ảnh của con người, hay nói cách khác, tôi trình bày các chứng bịnh đau mắt thuộc linh của người tín đồ thế kỷ 21 nầy:
 
1.Cận Thị:
 2 Phi e ro 1:5-9 chép, “Chính vì cớ ấy anh em hãy ân cần mọi bề mà thêm cho đức tin mình đức hạnh, cho đức hạnh tri thức, cho tri thức tiết chế, cho tiết chế nhẫn nại, cho nhẫn nại kỉnh kiền,  cho kỉnh kiền tình kính mến anh em, cho tình kính mến anh em lòng thương yêu. Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và thêm lên nữa, ắt khiến anh em không đến đỗi ở dưng hoặc không kết quả đối với sự thông biết Chúa chúng ta là Jêsus Christ đâu. Vì ai không có những điều đó thì đui mù, chỉ thấy gần (cận thị), đã quên hẳn sự tẩy sạch tội cũ của mình”
 
Người cận thị là người chỉ nhìn thấy gần mà không thấy xa. Về việc ông Lót thấy gần Sáng 13:10-11 chép, “Lót bèn ngước mắt lên, thấy khắp cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh, là nơi (trước khi Đức Giê-hô-va chưa phá hủy thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ) thảy đều có nước chảy tưới khắp đến Xoa; đồng đó cũng như vườn của Đức Giê-hô-va và như xứ Ê-díp-tô vậy.  Lót bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh và đi qua phía đông. Vậy, hai người chia rẽ nhau”.
 
Lót nhìn thấy sự hưởng thụ vật chất mà không thấy tương lai xa sẽ xảy ra cho thành phố tội lỗi Sô đôm.
 
Ê sau là người cận thị khi thấy sự vui hưởng tô canh phạn đậu của Gia cốp bán, đáp ứng cơn đói sau khi đi săn về, và cho là thực tế hơn mà quên đi và không thấy quyền trưởng nam sau nầy là gì cả.
 
Cơ đốc nhân cận thị sống theo triết lí hiện sinh của dân vô tín thế giới, “trong các ngươi có sự vui mừng hớn hở. Người ta mổ bò, giết chiên, ăn thịt, uống rượu: Hãy ăn uống đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!” (E-sai 22:13).
 
2. Viễn Thị:
 
Là người chỉ nhìn thấy xa mà không thấy gần. Thấy xa hiểu rộng về mặt thuộc linh là tốt, nhưng trong khi thấy xa mà không có phương diện thấy gần để kiểm tra, để hạn chế tầm nhìn viễn tưởng, thì người đó đã thực sự mắc bịnh viễn thị, hoang tưởng nặng rồi.
 
Dân Israel trông mong Đấng Mê-si-a đến cầm quyền cai trị họ để biến nước họ thành bá chủ. Họ nhìn thấy xa như vậy nhưng không thấy gần, không thấy Jesus mộc mạc ở Na xa rét, nên Mathio 21:44 nói, “Kẻ nào rơi trên đá nầy phải bị giập nát, còn hễ đá ấy rơi nhằm ai, thì sẽ làm cho nấy tan ra như bụi."
 
Yêu Đức Chúa Trời mà không yêu anh em mình cũng là chứng bịnh viễn thị.IGiăng 4:20 chép, “Ví có ai nói rằng: “Tôi thương yêu Đức Chúa Trời,” mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng thương yêu anh em mình là người mình đã thấy, thì thể nào thương yêu Đức Chúa Trời là Đấng mình chẳng từng thấy được ư?”.
 
Người bệnh viễn thị thì đi trên mây, sống trong tháp ngà ảo mộng, không sống thực tế, chỉ trông mong chờ đợi cái thuộc linh, thiêng liêng, thánh thiện không tưởng mà bỏ qua cái hiện tại, hiện thực trước mặt mình. Chờ đợi lên thiêng đàng, quên trách nhiệm giảng Tin lành tại đây. Thánh ca số 317 câu 2 của HTTLVN ghi, “Ta há cứ mãi vui cùng niệm giường, Chờ đợi rước lên thiên đường; Lúc bao anh em huyết tuôn, châu rơi, Hầu được lãnh thưởng trên trời”.
 
Tôi từng thấy có người nằm trên sàn nhà chiêm ngưỡng Đức Chúa Trời hàng giờ, nhưng khi mở mắt ra thì anh lại sống vô cảm, vô tâm, lạnh lùng cùng anh em tín đồ bạn bè tại địa phương mình. Những người đó có cặp mắt chỉ thấy Đức Chúa Trời ở xa, mà không thấy anh em mình đang ở gần!
 
Theo Lu ca 2:, Chúa Jesus trên, lo việc của Cha thiên thượng, dưới, thuận phục cha mẹ phần xác mình cách cân bằng. Ngài không có bịnh viễn thị.
 
3. Đui Mù Bán Phần:
 
Mọi lẽ thật của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh đều có hai phương diện, cân bằng nhau, như một con chim cần phải có hai cánh mới bay được. Người có bịnh đui mù bán phần sẽ sa vào cực đoan nầy hay cực đoan kia của lẽ thật đến mức độ quá đà. Rất nhiều giáo phái chia rẽ nhau vì sự nhấn mạnh quá đà của các nhà lãnh đạo vào một lẽ thật nào đó.
 
  1. Có người chủ trương chỉ có báp-têm thuộc linh trong Đấng Christ (Rô 6:6) mà khước từ báp-têm bằng nước (Mác 16:16). Có kẻ quá mức nhấn mạnh ân tứ nói tiếng mới, ân tứ hạng chót, mà quên ân tứ hàng đầu là ân tứ lời khôn ngoan và lời tri thức (Xem I Cor. 11:8-10).
 
  1. Giăng 15:4 chép lời Chúa quân bình về hai diện khách quan và chủ quan “Hãy cứ ở trong Ta, Ta cũng ở trong các ngươi”.
“Hãy cứ ở trong Ta” là phương diện khách quan –“Ta cũng ở trong các ngươi” là phương diện chủ quan. Có rất nhiều người đui mù bán phần sa vào một trong hai phương diện trên cách thái quá.
 
    • Đức Chúa Trời ban Con Ngài cho tội nhân (Giăng 3:16); còn Giăng 14:16 chép Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh cho người tin Con. Kẻ nào chỉ nhấn mạnh một phương diện là đui mù bán phần.
    • Giăng 15:4, Chúa ở trong ta, ta cũng phải ở trong Chúa. Cái trước là địa vị, cái sau là kinh nghiệm. Có địa vị mà không có kinh nghiệm, thì là lí thuyết suông, còn có kinh nghiệm mà không có địa vị, không có nơi căn cứ, thì là kinh nghiệm dối gạt, ngụy kinh nghiệm.
 
Nếu chúng ta có thể khám phá hai phương diện nầy của lẽ thật Kinh thánh, chúng ta có thể tìm ra hàng trăm câu Kinh thánh bày tỏ phương diện chủ quan của lẽ thật cũng như phương diện khách quan của lẽ thật.
 
Xe lửa cần có hai đường ray để chạy trên đó. Cả phương diện khách quan và chủ quan của lẽ thật đều cần yếu. Nhấn mạnh cả hai phương diện sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều khi bước vào Kinh thánh. Vì sự hạn chế của thời gian, tôi chỉ nói tóm một lời: những sự hoàn thành chính yếu của Đấng Christ trên thập giá đều nằm về phương diện khách quan, còn công tác của Đức Thánh Linh trong chúng ta nằm ở phương diện kinh nghiệm chủ quan.
 
Trong hội thánh chung ngày nay, một số người chỉ rao giảng các lẽ thật chủ quan, đem đến các loại kinh nghiệm bất thường, vô căn cứ, một số người khác quá nhấn mạnh rao giảng lẽ thật khách quan sản xuất ra loại tín đồ có lí thuyết Kinh thánh mà không có thực nghiệm. Cả hai cực đoan nầy là bệnh trạng trong những người đui mù bán phần, cả hai đem lại sự thiệt hại lớn lao cho hội thánh.
 
  1. Mathio 7:7, “Hãy xin, sẽ cho...”. Gia cơ 4:3, “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh gì, vì cầu xin bậy”. Một số người nhấn mạnh vế thứ nhất và cố xin cho kỳ được theo tư dục mình. Kết quả Thi 106:15 phán quyết, “Ngài ban cho chúng nó điều chúng nó cầu xin; Nhưng sai bệnh tổn hại hồn chúng nó.” Đừng cố xin Đức Chúa Trời theo tư dục mình, có thể anh em sẽ được Ngài nhậm lời cộng với sự tổn hại hồn mình cách nặng nề. Dân 11:33 chép, “Thịt vẫn còn nơi răng, chưa nhai, thì cơn giận của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân chúng, hành hại dân chúng một tai vạ rất nặng.”
 
  1. Gia cơ 2:14, 24 chép, “Hỡi anh em tôi, nếu ai nói mình có đức tin, song không có công việc, thì ích chi chăng? Đức tin đó há cứu người được chăng?”—“ Vậy, anh em thấy người ta được xưng nghĩa bởi công việc, chớ chẳng phải chỉ bởi đức tin mà thôi.”
Được xưng nghĩa bởi đức tin là tiếp nhận sự sống thần thuợng (Rô 5:18), được xưng nghĩa bởi việc làm là việc sống sự sống thần thượng. Vì nếp sống là kết quả của sự sống, được xưng nghĩa bởi việc làm là kết quả của việc được xưng nghĩa bởi đức tin. Việc Áp ra ham dâng Y sác và việc kỹ nữ Ra- háp tiếp rước hai sứ giả, đưa đường bình an, là các việc làm xuất phát từ đức tin sống động của họ. Một cây cối sống chắc chắn sẽ ra trái. Được xưng nghĩa bởi việc làm không mâu thuẫn với việc được xưng nghĩa bởi đức tin. Cái sau là nguyên nhân sinh ra cái trước, cái trước là hiệu quả, kết quả, bằng chứng của cái sau.
Người đui mù bán phần rơi vào một trong hai phương diện trên cách quá đà.
 

4. Loạn Thị:
    Mác 8:22, 26, “Jêsus và môn đồ đến Bết-sai-đa. Người ta đem cho Ngài một người mù, nài xin Ngài rờ đến người. Ngài bèn nắm tay người mù, dắt ra ngoài làng, nhổ nước miếng trên mắt người, đặt tay trên người, rồi hỏi rằng: “Có thấy chi không?” Người mù ngó lên mà thưa rằng: “Tôi thấy người ta, và nhìn họ đi giống như cây.” Ngài lại đặt tay trên mắt người; người nhìn chăm thì được hoàn nguyên, thấy rõ ràng cả thảy.”
 
Người loạn thị là người trông gà hoá quốc, lẫn lộn lẽ thật nầy với lẽ thật kia. Vì bị chứng loạn thị nặng, nhiều tin đồ lẫn lộn lẽ thật giữa Cựu ước và Tân ước. Họ không phân biệt được luật pháp Cựu ước và ân điển , vương quốc và thiên đàng, sự sống đời đời và vương quốc.
 
   Mathio7:13-14, “Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều.  Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít.”. Rất nhiều người loạn thị tin rằng kết cuộc của ngỏ hẹp, đường chật là thiên đàng, kết cuộc của ngỏ rộng và đường lớn là địa ngục (hồ lửa), chớ không hề thấy đó là vương quốc ngàn năm và nơi khóc lóc nghiến răng dành cho các tín đồ bị lỗ lã nặng.
 
   Mathio 19:16, 25, “Kìa, có một người đến hỏi Ngài rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm việc lành chi để được sự sống đời đời?" Quả thật, ta nói cùng các ngươi, lấy làm khó cho người giàu vào nước trời. Ta lại nói cùng các ngươi, lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời." Môn đồ nghe vậy, thì kinh ngạc quá đỗi mà nói rằng: "Thế thì ai có thể được cứu?”. Người tín đồ loạn thị không nhìn ra việc vào sự sống Đức Chúa Trời và việc được cứu rỗi là hai sự việc hoàn toàn khác nhau.
 
Vào sự sống là vào lãnh vực sự sống đời đời của Đức Chúa Trời. Điều nầy khác với việc được cứu rỗi. Được cứu là có sự sống của Đức Chúa Trời vào chúng ta, để làm sự sống của chúng ta, còn bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời (nước trời) là bước vào sự sống của Đức Chúa Trời để vui hưởng các sự phong phú của sự sống Đức Chúa Trời. Cái trước là được Đức Chúa Trời cứu chuộc và tái sinh, nhờ đó ta nhận lãnh sự sống Đức Chúa Trời, còn cái sau là sống và bước đi bởi sự sống của Đức Chúa Trời. Một là sự việc của sự sống, cái kia là sự việc của nếp sống.
 
Người loạn thị lẫn lộn việc lên thiên đàng và việc vào lạc viên (Paradise). Lu ca 23:43, “Ngài đáp cùng người rằng: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ cùng ta ở trong Lạc viên”—Sứ 2: 29, 34, “Hỡi anh em, tôi có thể nói dạn dĩ với anh em về tổ Đa-vít rằng người đã chết, cũng đã chôn rồi, mồ mả người vẫn còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay-- Bởi Đa-vít chẳng từng thăng thiên, nhưng chính người có nói:....”.
 
Người loạn thị không phân định được hồ lửa, nơi hư vong của người vô tín là khác biệt với nơi khóc lóc nghiến răng dành cho các tín đồ thất bại. Khải 14:10-11 chép, “chúng nó sẽ bị thống khổ trong lửa và lưu hoàng ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con.  Khói của sự thống khổ chúng bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ lạy con thú và hình tượng nó, cùng những kẻ nhận dấu hiệu của danh nó, thì cả ngày lẫn đêm chẳng được nghỉ ngơi.” –Còn Mathio 25:30, “Còn tên đầy tớ vô ích nầy, hãy quăng nó ra nơi tối tăm ở ngoài; tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.'”.
 
Điểm cuối cùng quan hệ nhất là người loạn thị không minh định được đâu là thiên đàng và đâu là thành thánh Jerusalem mới.
 
Thiên đàng là chỗ ở của Đức Chúa Trời và là “quê hương tốt hơn, tức là quê hương trên trời” của tín đồ (Heb. 11:16). Còn thành thánh là hội thánh trong cõi đời đời, là quần chúng đã được cứu, được minh họa theo dạng một thành phố, mà được cấu tạo bằng vàng, trân châu và đá quí (ngọc) các loại.Khải 21: 9b-11 chép, “Hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi tân phụ là vợ của Chiên Con.” Tôi bèn cảm Thánh Linh, được người đem tôi đến một núi lớn và cao, chỉ cho tôi thấy thành thánh Giê-ru-sa-lem, từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống,  có sự vinh quang của Đức Chúa Trời, vị sáng của thành giống như bửu thạch rất quí, dường như bích ngọc, trong như thuỷ tinh”.
 
5. Loạn Sắc:
 Tại quê hương của tôi có một người đàn ông có đôi mắt nhìn màu đỏ ra màu xanh. Đó là bịnh loạn sắc.Người loạn sắc thuộc linh không nhìn ra các lẽ thật đồng âm mà khác nghĩa trong Kinh thánh.
 
Từ ngữ “ngủ” có ba ý nghĩa khác nhau trong kinh thánh. (1) “Ngủ” là nghỉ ngơi “Bỗng có cơn bão lớn nổi lên giữa biển, đến nỗi sống dậy phủ thuyền; nhưng Ngài đương ngủ”.          (Mathio 8:24). (2) “Ngủ” là yếu đuối “Hỡi kẻ đang ngủ kia, hãy thức, hãy vùng dậy khỏi kẻ chết” (Eph. 5:14). (3) “Ngủ” là chết “Đoạn, người quì xuống, kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy cho họ! Vừa nói lời đó rồi, thì người ngủ”(Sứ 7:60).Có nhiều chỗ trong Kinh thánh chép 3 từ ngữ nầy mà người loạn sắc không phân biệt được. Giăng 11:11-13, “Ngài phán điều ấy rồi, lại tiếp rằng: “Bạn La-xa-rơ chúng ta đã ngủ rồi, nhưng ta đi đánh thức người.”  Môn đồ bèn nói rằng: “Thưa Chúa, nếu người ngủ, chắc sẽ được lành.” Vả, Jêsus nói điều đó chỉ về sự chết của La-xa-rơ, song môn đồ tưởng Ngài nói về sự ngủ nghỉ. Jêsus bèn nói tỏ tường rằng: “La-xa-rơ chết rồi”.
 
Theo Ma thi o 16:5-12 và Lu ca 12:58-59 chữ “men” có nghĩa là men để làm bánh và là giáo lí. “Bấy giờ họ mới hiểu rằng Ngài chẳng bảo giữ chừng về men làm bánh, nhưng về sự dạy dỗ của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê vậy.”
 
Có ba loại tòa án mà người loạn sắc luôn luôn lẫn lộn: (a) Tòa án xét xử các tín đồ (II Cor. 5:10)-(b) Toà án xét xử dân vô tín còn sống, chiên với dê- Mathio 25:31-46, Sứ 10:42. (c). Toàn án xét xử dân vô tín đã chết sống lại (Khải 20:11-15; II Tim. 4:1).
 
Trước đây khoảng 30 năm có một nữ tín đồ sau khi đọc Khải 2:28, “Ta sẽ cho người ngôi sao mai”; và Ê sai 14:12, “Hỡi sao mai (Satan), con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống!” Cô ấy hỏi tôi, “thưa anh, có phải người đắc thắng trong hội thánh Thi-a-ti-rơ tiếp nhận được ngôi sao mai tức là bắt được Satan phải không?.—Đó là biểu hiện rõ nét của người loạn thị. Tôi đáp Khải 21:16 tỏ bày Chúa Jesus là Sao mai mọc lên trước cơn đại nạn, Malachi 4:2 nói Chúa Jesus là mặt trời mọc lên sau đại nạn. Người đắc thắng thấy ngôi sao mai là được cất lên trước cơn đại nạn, người thức dậy trễ chỉ thấy mặt trời, như Chúa hiện ra sau đại nạn. Còn Satan là Sao mai thì không liên hệ gì đến Sao mai ở Khải thị cả.
 
Tất cả các tín đồ loạn sắc không có khả năng phân biệt các thành ngữ sau đây trong Tân ước: -“vô (into) Cha, Con và Linh” (Mathio 28:19);-“vào vinh quang” (Heb. 2:10);- “vô vương quốc”(Giăng 3:5);-“vô lạc viên-Paradise” (Lu 23:43);- “vô sự sống” (Mathio 7:14;18:8);- “vô thành thánh”(Khải 21:24,26).
 
Kết luận:
Nhã ca mô tả thôn nữ Sulamit có đôi mắt ngựa nguyên thủy, sau đó biến đổi thành mắt bồ câu, và sau cùng có đôi mắt to như ao nước.
 
Khải thỉ 3:18c chép lời Chúa Jesus, “Ta khuyên ngươi hãy mua... thuốc mắt để thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được”. Thuốc xức mắt là Linh Chúa. Nếu chúng ta đầy dẫy Linh Chúa thường xuyên, chúng ta sẽ có thị lực tốt, lành mạnh và sáng tỏ. Nguyện Chúa ban thuốc xức mắt cho chúng ta để đối mắt chúng ta được chữa lành và biến đổi. Amen.
 
Minh Khải----( 22-4-2013)
 
                      ĐÔI MẮT
 
  1. Đôi mắt con ngựa Ai-cập,
Theo đuổi tư lợi luôn;
Nhìn về Sô-đôm sắp tàn,
Nhưng tôi tưởng địa đàng;
Sinh trưởng trong vùng đất Cham,
Kéo xe xây kho tàng,
Dù gặp Chúa, tôi quen đường,
Nào nhìn hướng thiên đàng.
 
  1. Đôi mắt tân tạo đi đầu,
      Như mắt chim bồ câu;
      Chùm phụng tiên trang điểm ngoài,
      Bên trong tẩm một dược;
      Thay đổi quan niệm của tôi,
      Chúa như Thanh yên rồi,
      Ngài vượt trổi hơn cây rừng,
      Mọc nhiều trái tưng bừng.
 
  1. Đôi mắt chinh phục Vua rồi
Khi Thánh Linh bật soi;
Được ngụ Liban khải hoàn,
Tôi trông rõ mọi đàng;
Sư tử đang ngồi cửa hang,
Núi con beo u tịch;
Nhờ nhìn Chúa quang vinh thường,
Nhìn càng rõ quân địch.
 
  1. Đôi mắt con người cai trị,
Ao Hếp-bôn tượng trưng;
Thường nhìn chu vi vũ trụ,
Linh quang chiếu không ngừng.
Ai trổi hơn hội thánh chung,
Nhãn quan luôn cao rộng,
Biệt hiệu Bát-ra-bim nầy,
Là phần kẻ cao trọng.
 
Minh Khải cảm tác
(theo Nhã ca 1:9; 4:1,9: 6:5;7:4; Sáng 13:10-11.
Có thể hát bài thơ nầy theo nhạc thánh tiếng Anh của
M. Koch from Geistliche Lieder. Tôi không viết nhạc
ra đây được.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2