"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869357
Đang truy cập:2

LUẬT PHÁP, ÂN ĐIỂN VÀ SỰ THẬT-

 

Giăng 1: 17 “Vì luật pháp đã ban bố bởi Môi-se, còn ân điển và lẽ thật thì bởi Jêsus Christ mà đến”.

Chữ “lẽ thật”(alētheia) nên đổi là sự thật. Các học giả Kinh thánh tin rằng sứ đồ Giăng lúc già nua, chắc tuổi cũng khoảng 90, đã viết sách phúc âm của mình vào năm 90 tuổi. Bốn phúc âm dùng các biểu hiệu trong Khải huyền 4 như Sư tử, bò, con người và chim ưng làm tiêu biểu cho thân vị của Chúa Giê su trong 4 phúc Âm Ma thi ơ, Mác, Lu-ca và Giăng. Trong sách Giăng, sứ đồ Giăng miêu tả Chúa như chim ưng có tầm bay cao vút trên mây xanh. Và chúng ta cũng có thể nói rằng lời phúc âm sự sống của sứ đồ Giăng cũng cao vút như tầm bay của  chim ưng vậy.

Sứ đồ Giăng đã chọn câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình trong Giăng 8: 1-11 để giải nghĩa cho câu kinh thánh ở Giăng 1;17, “Vì luật pháp đã ban bố bởi Môi-se, còn ân điển và lẽ thật thì bởi Jêsus Christ mà đến”.

--Luật pháp đến như thế nào? Những thầy thông giáo và người Pha-ri-si đã bắt quả tang được một phụ nữ phạm tôi ngoại tình. Họ dẫn người đó đến cùng Chúa Giê-su, với mục đích gài bẫy Ngài hầu kết tội Ngài và hủy phá chức vụ giảng đạo của Ngài.

 Họ như mang luật pháp Môi-se đến để tố cáo, để kết tội người đàn bà. Điều đó là đúng theo luật pháp. Nếu Chúa không đồng ý lên án người phụ nữ, họ sẽ kết án Ngài là chối bỏ luật pháp Môi-se. Có thể họ sẽ bắt Ngài giải cho Công hội Israel.

 Chúa rất khôn ngoan, Ngài không trả lời cho họ là nên ném đá người nữ tội nhân hay không. Ngài chỉ cúi xuống đất viết chữ gì đó trên mặt đất. Có lẽ Chúa viết về 5 điều răn sau là chớ giết người, chớ làm chứng dối…Họ cứ hỏi Ngài nữa. Có lẽ cũng có kẻ lại gần coi Chúa viết chữ gì. Ngài đứng dậy nói cách dõng dạc: “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi.”

Cộng với những chữ viết trên đất, và với câu nói đó, cả bọn người họ như bầy chim bị trúng tên, lời Chúa đã soi thấu lương tâm họ. Họ cảm thấy mình họ đã mắc tôi, nên tự động sắp hàng kẻ lớn tuổi ra về trước, người nhỏ tuổi hơn tự sắp theo thứ tự tuổi tác cách lạ lùng, khi đi ra.

Luật pháp Chúa ban cho Môi se giải nghĩa Chúa như thế nào: Ngài công nghĩa, thánh khiết, ghen tương, nhân từ, yêu thương, không thiên kiến, không ăn hối lộ…Mỗi chúng ta và cả bọn người Pha-ri-si đó đều không thể đứng nỗi trước luật pháp Cựu ước. Nên Chúa quay vũ khí tấn công về phía họ. Tay họ không còn nhấc lên nổi để ném đá ai. Họ cảm thấy mình có tội, bàn tay xụi xuống.

 --Ẩn điển đã đến như thế nào? Vào lúc đó, chỉ có Chúa Giê su là Đấng vô tội, vì Ngài từng thách thức trong Giăng 8:46 “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” Chỉ có Chúa là vô tội, có thể đứng nổi trước luật pháp Cựu ước của Đức Chúa Trời. Ngài đủ tư cách xét xử và ném đá người đàn bà đó. Nhưng Ngài không làm vậy, vì Ngài mang ân điển đến. Luật pháp đến để vạch trần loài người, kết tội loài người, nhưng ân điển mang sự tha thứ, cứu rỗi, ân ban của Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh và sự sống đời đời, ban cho những người đã bị luật pháp giết chết và nhìn nhận mình là tội nhân.

Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si trưng dẫn luật pháp cũng như mang luật pháp Môi-se đến để giết người đàn bà và đồng thời gài bẫy Chúa Giê-su. Nếu Ngài phản đối luật pháp, họ bắt Ngài. Nếu Ngài đồng ý dự phần ném đá người đàn bà, họ sẽ cười Ngài không có tình thương với dân chúng như Ngài từng rao giảng. Ân điển do Chúa đem đến đã giải cứu người phụ nữ khỏi  án tử hình. Và lời sự thật từ miệng Ngài đã  đẩy lùi âm mưu của cả bọn người đó.

 --Như vậy còn Sự thật (lẽ thật) đến như thế nào? Tín đồ Tân ước được tự do, được cứu rỗi miển phí, nên thường lợi dụng ân điển của Chúa. Họ nghĩ Chúa là Đấng yêu thương nhân từ vô hạn, nên dùng ân điển như cái màn che đậy, và lợi dụng sự tha thứ của Chúa trong nếp sống tội lỗi của mình. 1 Phi-e-rơ 2:16 “Hãy cư xử như người tự do, nhưng chớ dùng tự do làm cái màn che sự hung ác, song phải coi mình là tôi mọi Đức Chúa Trời.”

Trong cả vũ trụ chỉ có Đức Chúa Trời và những việc làm của Ngài là sự thật. Lời Kinh thánh đều là sự thật và là lời của sự thật.

Trong Ma-thi-ơ chương 6: 21, 27, 31,33, 38, 43 Chúa 6 lần lặp lại câu, "Các ngươi đã nghe phán cho người xưa rằng: … Song ta nói cùng các ngươi”. Lời phán cho người xưa là luật pháp Cựu ước, mà đạo Do thái đếm ra được 613 điều luật. Những điều luật về lễ nghi như tuân giữ ngày sa bát, cách dâng các của lễ, đều không còn được áp dụng cho tín nhân Tân ước. Chỉ những điều luật về dạo đức,như 9 trong 10 điều răn và nhiều điều luật khác nữa về luật dân sự như không được ăn cắp, không được đảng đông mà đồn đại lời huyễn hoặc. Xuất 23:1, “Ngươi chớ đồn huyễn; chớ hùa cùng kẻ hung ác đặng làm chứng dối”.

 Cho nên những điều luật về đạo đức vẫn còn cho giá trị cho tín nhân Tân ước. Nhưng những sự thật, lời sự thật, những lẽ thật hay chân lý của Kinh Tân ước cao hơn luật pháp Môi-se. Thí dụ câu nói của Chúa ở Giăng 8: 7 b, “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi.” Là sự thật, là lời sự thật.

 Tóm lại như Phao lô thú nhận, “Trước kia tôi không có luật pháp mà tôi sống, nhưng khi điều răn đến thì tội lỗi lại sống, còn tôi thì chết.  Vậy, điều răn, vốn đưa đến sự sống, thì tôi lại thấy nó đưa đến  sự chết.  Vì tội lỗi nhơn dịp bởi điều răn mà lừa dối tôi và nhơn đó giết tôi” (Rô-ma 7:9-11).

Luật pháp Cựu ước vạch trần chúng ta, đánh hạ chúng ta và giết chúng ta, hầu chúng ta biết và nhìn nhận mình là tội nhân.  Nhưng bài giảng trên núi (Ma-thi-ơ 5-7), sự dạy dỗ của các sứ đồ (Công 2: 42) là sự thật, là lời sự thật của Chúa,  còn cho chúng ta thấy mình cách sâu xa hơn nữa, thấy tâm địa, biết  động cơ xấu xa của mình. Và chúng ta có thể chết sâu hơn, nếu chúng ta nhìn nhận tình trạng thật của mình trước mặt Chúa 

Tạo sao đoàn người Pha-ri-si vốn ưa xưng công bình riêng, ngổ ngáo, kiêu căng, lại có thể nhanh chóng tan chảy, thấy được chính mình để có thể tự động ”đi ra từng người một từ già đến trẻ”. Làm sao họ biết chỗ đứng của họ giữa đoàn thể họ mà họ sắp hàng như thế. Làm sao họ có thể ngậm miệng và riu ríu đi ra, không còn quan tâm sự kết án người phụ nữ ngoại tình nữa?

Nguyên Chúa ban ánh sáng của sự thật hằng hữu, của lời sự thật, hầu mỗi chúng ta thấy mình là ai, là gì, đang ở đâu, hầu chúng ta đến cùng Chúa Giê-su tiếp nhận ân điển miển phí của Ngài. A-men.

Thi thiên 43:  3, "Cầu Chúa phát ánh sáng và sự thật của Chúa ra: Nó sẽ dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh và nơi ở của  Chúa"

M. K

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2