Có hơn hai chữ “tham muốn” trong tiếng Hebrew:
-- Chữ חָמַד phiên âm là châmad, đọc là khaw-mad', có nghĩa là to covet, tham muốn.
--Chữ אָוָה phiên âm 'âvâh, đọc là aw-vaw', có nghĩa là desire, be desirous, long, lust (after). Ham muốn, ham thích-
2. Tiếng Hi Lạp:
- Chữ ζηλόω phiên âm là zēloō, đọc là dzay-lo'-o, có nghĩa là affect, covet earnestly, have desire, move with envy, be jealous over…ham thích.
3. Tiếng Trung Hoa:
Chữ 婪 thì người Trung quốc đọc là lam, chúng ta đọc là tham.
Làm sao các nhà thông thái Trung Hoa cổ đại dùng chữ tượng hình có tính biếm họa trong chữ 婪 như vậy? Kinh thánh ghi chép, “Khi người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quý vì làm cho mình khôn ngoan, thì hái và ăn, rồi trao cho chồng đang đứng bên cạnh; chồng cũng ăn nữa” (Sáng .3:6). Đó là Ê-va, người nữ đầu tiên bày tỏ sự ham muốn trái cấm, không chống nổi sự cám dỗ ăn trái đó.
Tại sao chữ tượng hình Trung Hoa nầy vẽ hai cây thay vì một cây? Vì trong bản ký thuật sáng thế ký Chúa trồng hai cây trong vườn: “Sau đó, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một khu vườn tại Ê-đen, ở hướng đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt và ăn ngon. Giữa vườn có cây sự sống và cây biết điều thiện, điều ác” (Sáng 2:8-9). Hai cây nầy được miêu tả là đứng bên nhau trong vườn. Cây sự sống được miêu tả thêm trong Khải huyền 22:2, “Hai bên bờ sông có cây sự sống ra quả mười hai mùa, mỗi tháng ra quả một lần; và lá cây dùng để chữa lành cho các dân”.
Có chữ 女 (người nữ) đứng dưới hai cây 木木, ngụ ý Đức Chúa Trời đã ban cho loài người quyền tự do chọn lựa, và thật mạo hiểm khi Ngài cho phép họ có sự tư do chọn lựa nầy. Đức Chúa Trời đã đặt A-đam và Ê-va trong khu vườn sum suê, cũng yêu thương dự bị cho mỗi nhu cầu của họ các loại trái cây ngon lành. Ngài chỉ cấm một điều là không ăn trái cây tri thức thiên ác, ngụ ý Ngài muốn họ ăn trái cây sự sống.
4. Chọn cây nào:
Sự cám dỗ của con rắn khiến người phụ nữ ham muốn trái của cây biết điều thiện và điều ác. Các nhà ký tự Trung Quốc cổ đại đã ghi lại chữ MONG MUỐN trong từ ngữ “lam”. Từ ngữ này là sự kết hợp của HAI CÂY mà chúng ta đã thấy trong các hình ảnh khác và một NGƯỜI PHỤ NỮ. Nó ghi lại chính điều mà Môi-se đã tiết lộ bởi sự soi dẫn của Thánh Linh trong sáng thế ký 3:6.
Hai cây nầy còn có trong đời sống dân Chúa trải các thời đại đến hôm nay.Dân Chúa đứng trước hai cây, họ ham muốn, ham thích cây nào?-
--Phục truyền 30:19, “Hôm nay, tôi xin trời và đất làm chứng rằng tôi đã đặt trước mặt anh em sự sống và sự chết, phước lành và sự nguyền rủa. Vậy hãy chọn sự sống để anh em và dòng dõi anh em được sống”.
--Ma-thi-ơ 7:13-14, “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hủy diệt, người vào đó thì nhiều. Còn cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, người tìm thấy được thì ít.”
--Rô ma 8: 6, “Chú tâm vào xác thịt sinh ra sự chết, còn chú tâm vào Thánh Linh sinh ra sự sống và bình an”
Ga-la-ti 5: 16-17, “Vậy tôi nói, hãy bước đi theo Thánh Linh, đừng thỏa mãn những dục vọng xác thịt. Vì xác thịt có những dục vọng trái ngược với Thánh Linh, và Thánh Linh có những ước muốn trái ngược với xác thịt; hai bên đối nghịch nhau như vậy, nên anh em không làm được điều mình muốn”
Người nữ đầu tiên đứng giữa hai cây, bà đã ham muốn, ham thích cây tri thức. Ngày nay, anh chị em cũng đứng trước hai cây như 4 cây Kinh thánh trên đây miêu tả, anh chị em ham muốn, ham thích, chọn lựa cây nào??
Minh Khải-- 17-2-2022