Nỗi đau khổ của A- đam sẽ đến từ công việc lao động kiếm ăn của ông ấy giữa những bụi gai và cây tật lê. Chữ ku trong tiếng Trung Hoa--người Việt nam đọc là "khổ"-- cho thấy những chiếc gai và cây tật lê này là cỏ dại cổ xưa. Hơn nữa, bức ảnh có thể thực sự cho thấy A-đam đang tự kiếm ăn giữa những đám cỏ dại này, vì chữ viết Trung quốc cổ đại có thể mở rộng thêm để hiển thị con số 10 十 (có lẽ là 10 ngón tay) và miệng 口 của ông ta.
Chữ 楛 - khổ - nầy có nghĩa đau buồn, đau khổ, cay đắng. Dựa vào ý tưởng trong lời Chúa nói cùng A-đam ở Sáng 3: 17-19, các nhà thông thái Trung Hoa gom ba chữ: 1/ Thảo-艹- là cỏ. 2/ 十- thập= 10 . 3/ 口, khẩu, miệng.. Họ ngụ ý hai bàn tay 10 ngón phải lao động cực nhọc, cay đắng giữa rau cỏ, gai góc, cỏ dại mới có lương thực để cho cái miệng ăn. Đó là nỗi đau khổ khi lao động trong kíếp củ con người khi còn sống trên đất.
Khoảng 1000 năm sau, Chúa soi sáng cho Môi se dùng chữ Hê bơ rơ viết chữ "khổ nhọc" đó trong Sáng thế kí 3: 17 là: עִצָּבוֹן, phiên âm là ‛itstsâbôn, đọc là its-tsaw-bone'. Tự điển Hebrew dịch chữ nầy là: worrisomeness, that is, labor or pain, sorrow, toil-- lo lắng, mệt mỏi, lao tác, đau đớn, vất vả. Ngũ cốc, trái cây họ thu hái được không ngon ngọt như khi còn ở trong vườn Ê-đen. Có nhiều trái đắng, trái chát.