Ê-sai 50: 4-7
Trong Ê-sai 50: 4-7, các bộ phận khác nhau của thân thể Chúa Giê-su Christ được đề cập đến theo cách tiên tri, có thể là sự tôn kính.
--Lưỡi: Tôi tớ Chúa có cái lưỡi của người uyên bác, dùng nó nâng người mệt nhọc. Hãy nhớ cách Chúa khuyến khích hai môn đồ về Em-ma-út. “Chúa là Đức Giê-hô-va đã ban cho Ta Cái lưỡi của người được dạy dỗ, Để Ta biết dùng lời nói Nâng đỡ kẻ mệt mỏi”
--Tai: Người đầy tớ chân chính vui lòng cho Đức Chúa Trời mở lỗ tai mình để nhận sự hướng dẫn. Vì vậy, sáng sớm, khi trời còn tối, Chúa Giê-su đã tìm đến chỗ vắng vẻ để bầu bạn với Cha mình.- “Ngài đánh thức Ta mỗi buổi sáng, Ngài đánh thức tai Ta Để lắng nghe như người học trò vậy”.
--Lưng: Chúa đã đưa lưng cho những người đánh đòn. Lưng Ngài đã không tránh những trận đánh đòn tàn bạo – “Ta đã đưa lưng cho kẻ đánh Ta”
--Má: Ngài cũng đưa má cho mấy thằng ẩu đả. Ngài không hề vật lộn khi chúng cấu xé Ngài. “Và đưa má cho kẻ nhổ râu Ta; Ta không che mặt Khi bị sỉ vả hoặc bị nhổ nước bọt vào mặt”.
--Mặt: Chúa không giấu mặt khi bị ai đó sỉ nhục và nhổ vào mặt mình, nhưng làm cho nó cứng như một viên sỏi để tiếp tục trên con đường của Đức Chúa Trời -- lên đến thập hình. ”Vì vậy, Ta làm cho mặt Ta cứng như đá, Vì biết rằng mình chẳng có điều gì phải hổ thẹn”.
Ngợi khen người Tôi Tớ thánh của Đức Chúa Trời - Chúa Giê-su!
--
BA LOẠI BÁP-TÊM TRONG MA-THI-Ơ CHƯƠNG 3-
Từ ngữ báp-têm theo nguyên văn trong kinh thánh Hi lạp là: βαπτίζω, phiên âm là baptizō, đọc là bap-tid'-zo, tiếng Anh là to make whelmed (that is, fully wet), tiếng Việt là làm ướt hoàn toàn, là dìm, làm đắm, dìm xuống, được trầm mình--- do đó báp=têm rảy nước không đúng theo lời Kinh thánh:
--Báp-têm trong nước: Mathio 3: 6, “thừa nhận các tội mình mà chịu người làm báp têm dưới sông Giô-đanh”. 1 Phi-e-rơ 3: 20-21
-- Báp-têm trong Đức Thánh Linh- Mathio 3:11, “Ngài sẽ làm báp-têm cho các ngươi bằng (trong) Thánh Linh…”--- Công 2:1-2; 1 Cor. 12:13
--Báp-têm trong lửa- Mathio 3:11, 10, 12 “Ngài sẽ làm báp-têm cho các ngươi bằng (trong)…lửa-- hễ cây nào không sanh trái tốt thì đốn mà quăng vào lửa.-- còn trấu thì đốt trong lửa chẳng hề tắt”. Khải. 20:11-15