Của Những Gì Chúa Đã Hoàn Tất Cho Chúng Ta Qua Phép Báp-tem Trong Đức Thánh Linh Phép báp-têm trong Đức Thánh Linh được ban cho với mục đích gì? Hay, hỏi theo một cách khác, Đức Chúa Trời mong muốn những kết quả nào sẽ được sản sinh ra trong đời sống của tín hữu qua việc Ngài báp-tem chúng ta trong Đức Thánh Linh? Chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, ít nhất là một phần, trong bài học này. Trước khi giải quyết những câu hỏi đó một cách cụ thể, tôi sẽ nhấn mạnh ba điểm chung trong sự kết nối với phép báp-têm trong Đức Thánh Linh: Thứ nhất, trong đời sống của tín hữu, Đức Thánh Linh không bao giờ đóng vai trò của một nhà độc tài. Ngài mang đến tự do, chứ không phải gông cùm. Vì vậy, Ngài sẽ chỉ chỉ đạo và kiểm soát chúng ta ở mức độ chúng ta tự nguyện đi theo sự hướng dẫn và kiểm soát đó trong đời sống và nhân cách của chúng ta đối với Ngài.
Thứ hai, phép báp-têm trong Đức Thánh Linh là một phần chính, một phần không thể tách rời trong sự cung ứng trọn vẹn của Đức Chúa Trời dành cho tín hữu trong Đấng Christ. Như vậy, nó không bao giờ bị tách khỏi những khía cạnh chính khác trong kinh nghiệm và bổn phận của Cơ-đốc nhân. Những điều này bao gồm việc nghiên cứu Kinh Thánh cá nhân thường xuyên, đời sống hành ngày tận hiến và từ bỏ chính bình, và sự tham gia tích cực vào sức sống của một hội thánh địa phương mạnh mẽ và thuộc linh. Nếu phép báp-têm trong Đức Thánh Linh trở nên bị cô lập khỏi những khía cạnh khác của kinh nghiệm Cơ-đốc, thì nó sẽ mất đi ý nghĩa thực sự và không đạt được mục đích thực sự của nó. Thứ ba, phép báp-têm trong Đức Thánh Linh là cửa ngõ không chỉ dẫn đến những ân tứ thuộc linh mới mà còn dẫn đến những chiến trận thuộc linh mới. Vì vậy, bất 2 cứ Cơ-đốc nhân nào nhận được kinh nghiệm này cần phải được cảnh báo và trang bị. Mỗi người trong chúng ta cần phải “mặc lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 6: 13-17). Đặc biệt, chúng ta cần phải tận dụng triệt để “thanh gươm của Thánh Linh, là Lời của Đức Chúa Trời” (câu 17). Bây giờ chúng ta hãy cùng xem những kết quả mà phép báp-têm trong Thánh Linh được định để sản sinh ra trong đời sống và kinh nghiệm của mỗi tín hữu. Có 8 kết quả chính và trong bài này, chúng ta sẽ xem xét hai trong số đó.
--Bước Vào Đời Sống Siêu Nhiên
Chúng ta bắt đầu phần nghiên cứu trong sách Hê-bơ-rơ, nơi mà tác giả đang hướng đến những Cơ-đốc nhân: Vì những người đã được soi sáng một lần, đã từng nếm sự ban tặng từ trời, đã dự phần về Đức Thánh Linh, đã nếm sự tốt đẹp của lời Đức Chúa Trời, và quyền năng của thời đại sẽ đến. Hê-bơ-rơ 6: 4-5 Những lời này chỉ ra rằng những người đã được trở thành những người dự phần về Đức Thánh Linh, như là kết quả của kinh nghiệm đó, sẽ nếm biết quyền năng của thế giới (hay thời đại) sẽ đến. Kết quả đầu tiên của phép báp-têm trong Đức Thánh Linh là cho tín hữu nếm trải được một loại quyền năng hoàn toàn – một quyền lực, trong sự toàn vẹn của nó, thuộc về thế giới hay thời đại kế đến. Thông qua phép báp-têm này, tín hữu sẽ bắt đầu kinh nghiệm trong hiện tại, trong một chừng mực, một quyền năng siêu nhiên được dành riêng cho sự bày tỏ đầy trọn của nó trong thế giới hay thời đại kế đến.
--Được Đóng Ấn Bằng Thánh Linh Của Lời Hứa
Sự giới thiệu về quyền năng siêu nhiên trong Đức Thánh Linh này là thống nhất với những lời của Phao-lô trong Ê-phê-sô. Phao-lô nói với những Cơ-đốc nhân đã nhận lãnh Đức Thánh Linh rằng: Trong Ngài, anh em là người đã nghe lời chân lý, là Tin Lành mà anh em được cứu rỗi. Cũng trong Ngài, anh em đã tin và được đóng ấn bằng Đức Thánh Linh như lời hứa. Đấng ấy là bảo chứng của cơ nghiệp chúng ta cho đến khi những người thuộc về Ngài nhận được sự cứu chuộc, để ca ngợi vinh quang của Ngài. Ê-phê-sô 1:13-14 3 Ở đây, Phao-lô mô tả kinh nghiệm của việc được đóng ấn bằng Đức Thánh Linh như là “cơ nghiệp của chúng ta cho đến khi những người thuộc về Ngài nhận được sự cứu chuộc.” Ngôn từ được dịch là “đóng ấn” có nghĩa là kết ước hoặc một sự đảm bảo. Phao-lô đang nói đến một phong tục cổ xưa về vấn đề mua bán một miếng ruộng. Một khi thỏa thuận đã được thực hiện, người mua sẽ lấy một ít đất của miếng ruộng. Phần đất này của miếng ruộng đã được mua bán được gọi là “sự đảm bảo” hay “cam kết”. Nó là bằng chứng pháp lý về miếng ruộng đó bây giờ đã thuộc về người mua, người đó sẽ trở lại đúng hẹn để sở hữu toàn bộ phần tài sản của mình. Đây là một minh hoạ tuyệt vời về ý nghĩa của phép báp-têm trong Đức Thánh Linh đối với mỗi tín hữu. Trong kinh nghiệm này, chúng ta trong vai trò là các tín hữu sẽ nhận được ngay trước mắt một chút hay một phần nhỏ hương vị của cơ nghiệp về quyền năng và vinh quang đang chờ đón chúng ta trong thế giới kế đến. Phần nhỏ của quyền năng và vinh quang thiên đàng này, là điều mà chúng ta nhận được trong thế giới này, là sự đảm bảo rằng toàn bộ cơ nghiệp bây giờ thuộc về tín hữu một cách hợp pháp, là những người đến đúng lúc sẽ sở hữu toàn bộ cơ nghiệp của mình. Đó là lý do tại sao Phao-lô bảo đảm với chúng ta rằng Đức Thánh Linh là “bảo chứng của cơ nghiệp chúng ta cho đến khi những người thuộc về Ngài nhận được sự cứu chuộc.” Chúng ta, những người tin được báp-têm trong Đức Thánh Linh đã có một chút thiên đàng ở bên trong chúng ta ngay lúc này. Trên cơ sở sự đặt cọc này, chúng ta biết rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ được hưởng sự đầy trọn của những gì chúng ta có mà cho đến nay chỉ được nếm thử một phần nhỏ.
--Đất Thánh
Ý tưởng về “một miếng đất nhỏ” này được minh hoạ một cách thích hợp trong câu chuyện về sự chữa lành trên Na-a-man, một người Sy-ri bị phung, được thuật lại trong sách Các Vua II. Như một kết quả của việc được chữa lành cách kỳ diệu, Na-a-man đi đến chỗ nhận biết rằng Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là Đức Chúa Trời có một và thật. Tuy nhiên, ông biết rằng ông sẽ sớm quay trở về vùng đất dơ bẩn, ngoại đạo, và phải liên quan đến những nghi lễ thờ lạy thần tượng trong ngôi đền ngoại giáo. Với suy nghĩ đó trong đầu, Na-a-man đã có một thỉnh cầu đặc biệt trước để rời khỏi vùng đất Y-sơ-ra-ên: 4 Cuối cùng, Na-a-man nói: “Nếu ông từ chối thì xin cho phép đầy tớ ông mang về số đất vừa sức chở của hai con la. Vì từ nay, đầy tớ ông sẽ không còn dâng tế lễ thiêu và sinh tế cho thần nào khác ngoài Đức Giê-hô-va. II Các Vua 5:17 Tại sao Na-a-mam lại mong muốn mang về nhà mình đất của Y-sơ-ra-ên? Ông nhận ra sự thánh khiết của Chúa, và ngược lại, sự ô uế của vùng đất và của dân sự ông. Do đó, ông đã quyết định không bao giờ dâng của lễ trên vùng đất ô uế nữa. Sự thánh khiết của Chúa đòi hỏi Na-a-man phải đứng và thờ phượng Ngài chỉ trên đất lấy từ vùng đất của Chúa. Bởi vì Na-a-man không thể ở lại mãi trong vùng đất Y-sơ-ra-ên, ông đã quyết định mang một ít đất của Y-sơ-ra-ên về trên vùng đất của mình. Từ chỗ đất đó, ông sẽ làm thành một nơi dành riêng cho sự thờ phượng. Như vậy, đối với một tín hữu đã được báp-têm trong Thánh Linh, kinh nghiệm này cho người đó một sự hiểu biết mới về những gì Chúa Giê-xu nói: “Đức Chúa Trời là thần linh, nên những người thờ phượng Ngài phải thờ phượng bằng tâm linh và chân lý.” (Giăng 4:24). Một tín hữu như vậy sẽ không còn thỏa mãn với những hình thức và lễ nghi thờ phượng do con người tạo ra. Khi đã được trải nghiệm vùng đất thiên thượng và nhận được một cái nhìn thoáng qua về vinh quang của thiên đàng và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ mang về một phần đất thánh đó. Cho dù là hoàn cảnh có như thế nào đi chăng nữa, sự thờ phượng sẽ không còn diễn ra trên vùng đất ô uế nhưng trên đất thánh. Giờ đây, sự thờ phượng là trong Linh – có nghĩa là trong Thánh Linh – và trong chân lý.
--Thấm Nhuần Trong Sự Siêu Nhiên
Điều gì đúng với sự thờ phượng của chúng ta là những người tin được đầy dẫy Thánh Linh thì cũng đúng với mọi khía cạnh khác trong trải nghiệm của chúng. Qua phép báp-têm trong Đức Thánh Linh, chúng ta bước vào một đời sống siêu nhiên mới. Sự siêu nhiên đã trở thành tự nhiên. Nếu chúng ta nghiên cứu Tân Ước với một tâm trí cởi mở, chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng cả cuộc đời và những trải nghiệm của những Cơ-đốc nhân thời kỳ đầu đều được thấm nhuần trong sự siêu nhiên. Trải nghiệm siêu nhiên không phải là một điều gì ngẫu nhiên hoặc thêm vào. Chúng là một phần không thể tách rời của 5 toàn bộ đời sống Cơ-đốc. Sự cầu nguyện và giảng dạy của họ đều là siêu nhiên. Họ đã được dẫn dắt, trao quyền năng, di chuyển (xem Công vụ 8:39) và được bảo vệ một cách siêu nhiên. Nếu lấy đi những điều liên hệ đến sự siêu nhiên trong sách Công vụ, bạn sẽ chỉ còn lại một sự ghi chép không có ý nghĩa và cũng không có sự gắn kết. Kể từ sự ban cho Đức Thánh Linh trong Công vụ 2 trở về sau, gần như chúng ta không thể tìm thấy một chương duy nào mà trong đó sự ghi chép về sự siêu nhiên không đóng một vai trò thiết yếu. Trong phần trình bày về chức vụ của Phao-lô ở Ê-phê-sô, chúng ta thấy có những từ ngữ lôi cuốn và kích thích tư duy nhất từng có: “Đức Chúa Trời dùng tay Phaolô làm các phép lạ phi thường.”(Công-vụ 19:11) Cụm từ “phép lạ phi thường” trong tiếng Hy Lạp có thể được dịch một cách thanh thoát hơn là “phép lạ hiếm thấy” Phép lạ là một sự việc diễn ra hàng ngày trong hội thánh đầu tiên. Thông thường, những phép lạ đó sẽ không còn gây cho người ta bất ngờ hoặc là trầm trồ điều gì. Nhưng những phép lạ được ban cho ở Ê-phê-sô qua chức vụ của sứ đồ Phao-lô khiến hội thánh đầu tiên thấy đáng phải ghi lại. Có bao nhiêu hội thánh ngày nay có dịp để sử dụng cụm từ “phép lạ phi thường” như vậy? Có bao nhiêu hội thánh ngày nay có phép lạ đã xảy ra – chứ đừng nói là xảy ra hàng ngày? Sự thật là ở chỗ chúng ta không nhìn thấy và kinh nghiệm sự siêu nhiên, thì chúng ta cũng không có quyền nói về Cơ-đốc giáo thời Tân Ước. Cơ-đốc giáo thời Tân Ước không bao giờ có thể bị tách ra khỏi sự siêu nhiên hoặc kinh nghiệm sự cô lập với sự siêu nhiên. Sự siêu nhiên và Cơ-đốc giáo thời Tân Ước là liên kết không thể tách rời. Nếu không có sự siêu nhiên, chúng ta có thể có giáo lý Tân Ước, nhưng đó chỉ đơn thuần là giáo lý, không hề có kinh nghiệm thật sự. Những giáo lý mà tách rời khỏi sự siêu nhiên như vậy chính là loại giáo lý được Phao-lô mô tả trong II Cô-rinh-tô 3: 6: “văn tự đem lại sự chết, nhưng Thánh Linh ban cho sự sống.” Chỉ có duy nhất Đức Thánh Linh mới có thể ban cho sự sống trong những văn tự của giáo lý trong Tân Ước. Chỉ có Ngài mới có thể làm cho giáo lý đó trở thành một con đường sự sống sống động, cá nhân, và siêu nhiên cho mỗi một tín hữu. Một trong những mục 6 đích chính yếu của phép báp-têm trong Đức Thánh Linh chỉ đơn giản là làm việc đó.
--Sự Hiểu Biết Mới Về Kinh Thánh
Mục đích lớn tiếp theo của phép báp-têm trong Đức Thánh Linh để chúng ta khám phá ra rằng Đức Thánh Linh là Đấng Dẫn Dắt và Dạy Dỗ chúng ta liên quan đến Kinh Thánh. Điều này được chính Đấng Christ nói một cách rõ ràng trong hai phần kinh thánh khác nhau được chép lại trong Phúc âm của Giăng. Nhưng Đấng An Ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh Ta sai đến, Ngài sẽ dạy dỗ các con mọi điều, và nhắc các con nhớ tất cả những gì Ta đã phán với các con. Giăng 14:26 Trong suốt chức vụ trên đất của Chúa Giê-xu, Ngài dạy các môn đồ của Ngài nhiều điều liên quan đến sự chết và sự phục sinh của Ngài, là điều mà các môn đồ lúc bấy giờ không thể hiểu và cũng không thể nhớ nỗi. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu bảo đảm với họ rằng sau khi Đức Thánh Linh đến để ở trong họ, Ngài sẽ trở thành Thầy của họ. Ngài sẽ khiến họ nhớ lại và hiểu chính xác tất cả những điều Chúa Giê-xu đã dạy họ. Nhưng Đức Thánh Linh sẽ không giải thích những lời dạy của Chúa Giê-xu khi Ngài còn ở trên đất. Ngài cũng sẽ dẫn dắt các môn đồ vào sự hiểu biết đầy trọn về lẽ thật của sự mặc khải của Đức Chúa Trời dành cho con người. Điều này được Chúa Giê-xu nhấn mạnh: Khi Thần Chân lý đến, Ngài sẽ dẫn các con vào mọi chân lý; vì Ngài không tự mình nói, nhưng sẽ nói những gì mình nghe, và công bố cho các con những gì sẽ đến. Giăng 16:13 Ở đây cụm từ “mọi chân lý” có thể là được hiểu theo những lời của Chúa Giê-xu trong Giăng 17:17: “Lời Cha là chân lý.” Như vậy, ở đây, khi đang đề cập đến sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua Lời của Ngài, Chúa Giê-xu hứa với các môn đồ của Ngài rằng Đức Thánh Linh sẽ dẫn họ vào sự hiểu biết đúng đắn về toàn bộ sự mặc khải của Đức Chúa Trời cho con người qua Kinh thánh. Điều này bao gồm Kinh Thánh Cựu Ước, lời dạy của Chúa Giê-xu trong chức vụ trên đất của Ngài, và những sự mặc khải khác của lẽ thật phúc âm được ban cho hội thánh sau Lễ Ngũ Tuần thông qua Phao-lô và các sứ đồ khác. Đức Thánh Linh được ban cho Hội 7 Thánh để trở thành Đấng Mặc Khải, Đấng Thông Giải và Đấng Dạy Dỗ của toàn bộ sự mặc khải thiêng thượng trong Kinh Thánh.
--Vào Ngày Lễ Ngũ Tuần
Sự ứng nghiệm lời hứa của Đấng Christ rằng Đức Thánh Linh sẽ giải thích Kinh Thánh cho các môn đồ là được thấy rất rõ trong các sự kiện Ngày Lễ Ngũ Tuần. Ngay sau khi Đức Thánh Linh được tuôn đổ trên các môn đồ và họ bắt đầu nói những ngôn ngữ lạ, có một câu hỏi được đặt ra là: “Việc này có nghĩa gì?” (Công vụ 2:12). Đọc tiếp những câu sau, chúng ta thấy câu trả lời của Phao-lô cho câu hỏi này: Nhưng đây là điều Chúa đã phán qua nhà tiên tri Giô-ên: ‘Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thánh Linh Ta trên mọi xác thịt... câu 16-17 Không chút ngần ngại, Phi-e-rơ liền trích dẫn và giải thích một lời tiên tri liên quan đến những ngày cuối cùng được nói đến trong Giô-ên chương 2. Trong bài giảng ngay sau đó, gần một nửa những gì Phi-e-rơ nói là được trích dẫn từ Kinh Thánh Cựu Ước. Phi-e-rơ áp dụng sự giảng dạy của mình theo Kinh Thánh theo một cách rõ ràng và quyền năng nhất về lẽ thật sự chết và phục sinh của Đấng Christ và về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh. Thật khó để tưởng tượng ra bất kỳ sự tương phản nào lớn hơn giữa sự trình của Phi-e-rơ Kinh Thánh Cựu Ước ở đây và sự thiếu hiểu biết về cùng một Kinh Thánh đó được trình bày bởi Phi-e-rơ và tất cả các môn đồ khác trong suốt chức vụ của Chúa Giê-xu trên đất này - ngay cả là cho đến tận ngày Lễ Ngũ Tuần. Điều này cho thấy một cách rõ ràng là sự thay đổi hoàn toàn này về thái độ của các môn đồ đối với Kinh thánh không phải là một quá trình từ từ. Thay vào đó, đây là một sự thay đổi ngay lập tức bởi sự xuất hiện của Đức Thánh Linh. Ngay sau khi Đức Thánh Linh đến ngự ở trong họ, sự hiểu biết của họ về Kinh thánh ngay lập tức được nhạy bén và sáng tỏ hơn. Sự nghi ngờ và bối rối trước đây đã được thay thế ngay bằng sự hiểu biết rõ ràng sự ứng dụng mạnh mẽ.
--8 Ví Dụ Về Phao-lô
Sự biến đổi kì diệu này tiếp tục là một dấu hiệu đặc biệt của những người tin Chúa được đổ đầy Đức Thánh Linh từ Ngày Lễ Ngũ Tuần trở về sau. Ví dụ, Sau-lơ thành Tạt-sơ đã được đào tạo về Kinh Thánh Cựu Ước dưới chân Ga-ma-li-ên, vị giáo sư nổi tiếng nhất thời đó. Nhưng trong những năm đầu, ông vẫn không được soi sáng và hiểu thể nào là áp dụng đúng Kinh Thánh. Chỉ sau khi A-na-nia đặt tay trên Sau-lơ ở Ða-mách, và cầu nguyện để có thể được đổ đầy Đức Thánh Linh, để các vảy rơi khỏi mắt Sau-lơ và ông đã có thể hiểu và áp dụng đúng Kinh thánh. Sau trải nghiệm này, chúng ta đọc thấy trong Công-vụ 9:20: “Sau-lơ ở lại một vài ngày với các môn đồ tại Đa-mách. Lập tức ông công bố trong các nhà hội rằng Đức Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời.” Chú ý từ “lập tức”. Đây không phải là một cuộc đấu tranh từ từ, dần dần để hiểu, mà là một sự soi sáng ngay lập tức. Ngay khi Đức Thánh Linh đến, Ngài đã soi một luồng ánh sáng hoàn toàn mới về Kinh Thánh mà Sau-lơ đã biết từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa bao giờ biết cách áp dụng hay giải thích. Điều mà Đức Thánh Linh đã làm cho Phi-e-rơ, Sau-lơ và các Cơ-đốc nhân khác trong Tân Ước, Ngài vẫn sẵn lòng và có thể làm cho mọi Cơ-đốc nhân ngày nay. Nhưng trước hết, mỗi một tín hữu cần phải, qua phép báp-têm trong Đức Thánh Linh, cá nhân tiếp nhận Đấng Dẫn Dắt, Giáo Sư và Đấng Thông Giải tuyệt vời này vào đời sống.
--Đức Thánh Linh Là Tác Giả
Tôi cũng phải thêm ở đây rằng nó là hoàn toàn tự nhiên và hợp lý để Đức Thánh Linh là Đấng Thông Giải và Giáo Sự của Kinh Thánh của Cơ-đốc nhân. Lý do cho điều này là rất rõ ràng: Đức Thánh Linh không chỉ là Đấng Thông Giải, Ngài còn là Tác Giả của Kinh Thánh. Như vậy, trong sự dự liệu khôn ngoan của Đức Chúa Trời, tác giả của Kinh thánh cũng chính là Đấng Thông Giải. Trong II Ti-mô-thê 3:16, chúng ta thấy rằng: “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc.” Từ ngữ được dịch là “cảm thúc” có liên quan trực tiếp đến từ “Thần Linh”. Vì vậy, câu này có nghĩa là cả Kinh Thánh đều được Thánh Linh của Đức Chúa Trời hà hơi. Nói đơn giản hơn, Thánh Linh của Đức Chúa Trời chính là Tác giả của toàn bộ Kinh Thánh. 9 Một lần nữa, trong II Phi-e-rơ 1:20-21, chúng ta thấy: “Trước hết, anh em phải hiểu rằng không có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh được giải thích theo ý riêng của một người nào, vì không có lời tiên tri nào đến bởi ý người, nhưng người ta được Đức Thánh Linh cảm thúc nói ra từ Đức Chúa Trời.” Cũng giống như Phaolô, ở đây, Phi-e-rơ dạy rằng Đức Thánh Linh, thông qua các công cụ được biệt riêng là con người, Ngài là tác giả của Kinh Thánh. Chính vì lý do này, chỉ có một mình Đức Thánh Linh mới có thể cho bạn sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về cả Kinh Thánh. Phi-e-rơ nói: “Không có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh được giải thích theo ý riêng của một người nào.” Tức là, không có một ai, với sự hiểu biết của mình, ngoài Đức Thánh Linh, có thể giải thích Kinh Thánh một cách chính xác. Nhưng mỗi một tín hữu đã nhận được Đức Thánh Linh cách cá nhân, thì trong Ngài sẽ nhận được Đấng Dẫn Dắt và Giáo Sư của lẽ thật về Kinh thánh theo sự bổ nhiệm của Đấng Christ. Và đây là bản chất của kết quả thứ hai trong hai kết quả tuyệt vời của phép báp-têm trong Đức Thánh Linh, đó là: bước vào đời sống siêu nhiên và có được Đức Thánh Linh với vai trò là Đấng Dẫn Dắt cá nhân của chúng ta thông qua Kinh Thánh.