"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6855690
Đang truy cập:77

Trận Chiến Cuối Cùng

 Ma-thi-ơ 26:36-46; 27:45-46

Lu-ca 23:34, 46

Đức Giê-su cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì. Đức Chúa Jêsus kêu lớn lên rằng: “Lạy Cha, Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!” Ngài vừa nói xong thì trút hơi thở cuối cùng.

 

Trận Chiến Cuối Cùng

 

Chúng ta bước nhẹ bởi vì chúng ta đi trên đất thánh. Thật vậy, chúng ta đã làm việc này lâu rồi bởi vì lo lắng có điều gì xảy ra cho một người đang cuối đầu trước Đấng Tạo Hoá không phải là việc nhỏ. Nhưng khi chúng ta tiếp cận Con Người trong sự cầu nguyện, một sự trang nghiêm mới cần phải có.

Tôi xin đề nghị thảo luận một cách tôn trọng bài cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giê-su Christ. Một bài cầu nguyện kéo dài dưới sự cực kỳ căn thẳng. Ba bài cầu nguyện khác được dâng lên vào một thời điểm của sự quằn quại của thể xác và kiệt sức làm cho phức tạp thêm sự căn thẳng ấy.

Tôi cảm thấy quá tự tin để thêm vào điều đã được viết ra rồi. Tuy nhiên, tôi bị cuốn hút một cách mạnh mẽ vào nơi bài cầu nguyện được dâng lên, và tôi mời quý vị tham quan và lắng nghe với tôi. Tôi nghĩ là tôi có thể nói rằng Chúa mời quý vị hơn là tôi. Nếu những cảnh tôn nghiêm ấy được mô tả và những lời tôn nghiêm được thu băng, thì hết thảy chúng ta phải xem và lắng nghe dù cho chúng ta có muốn hay không. Chúng ta hãy cùng nhau làm điều này với tấm lòng bái phục.

 

LÒNG ƯỚC MONG TÌNH BẠN

Chúng ta quan sát Con Đức Chúa Trời khi Ngài nói chuyện với Cha. Quan trọng hơn, chúng ta thấy một người, Con Người, đến với Chúa Cha của tất cả chúng ta. Và với tư cách con người mà tôi muốn quan sát Ngài hơn hết. Chúng ta không thể đồng nhất hoá với thần tính của Ngài. Nhưng trong nhân tính chúng ta hiệp làm một với Ngài và Ngài với chúng ta.

Quang cảnh trong vườn thì quá quen. Mười một môn đệ theo Thầy vào trong Vườn Ô-liu và được chỉ đạo cầu nguyện “để khỏi sa chước cám dỗ.” So sánh những ký thuật trong các sách Phúc âm tiết lộ, “Ngài đi khỏi các môn đồ khoảng chừng ném một cục đá và quỳ xuống mà cầu nguyện” (Lu-ca 22:41). Ngài đem theo Phi-e-rơ, Gia-cơ , và Giăng, và nói riêng với họ. Rõ ràng là bốn người ngồi lại với nhau một thời gian ngắn, và trong lúc yên lặng nặng nề sau đó, các môn đồ có thể quan sát sự buồn rầu và sầu não của Chúa (Ma-thi-ơ 26:37). 

Sự kiện Chúa yêu cầu sự hiện diện của họ, Ngài nói với họ rằng linh hồn Ngài “đau buồn cho đến chết,” sự kiện Ngài yêu cầu họ cùng ngồi với Ngài, chờ đợi Ngài đi xa hơn để cầu nguyện, cho thấy con người cần có bạn và được ủng hộ. Trong sự đơn độc của những trách nhiệm, các lãnh đạo từng trải những lúc ước ao được thấu hiểu và hổ trợ có thể gần như không thể chịu nổi. Nếu quý vị ở trong chức vụ lãnh đạo Cơ Đốc, hãy can đảm. Con Người cũng ước ao như vậy. Ngài không thể chia sẻ trọn vẹn điều khủng khiếp nặng trỉu trong lòng, nhưng rõ ràng Ngài cần sự ủng hộ của ba người thân cận. Có những lúc chúng ta cũng làm như thế.

Dỉ nhiên là chúng ta không bao giờ đánh mất sự hổ trợ thiêng liêng. Chúa Giê-su trong đêm Ngài bị nộp ở trong một vị thế kinh khủng. Ngài đối diện với sự mất mát sự liên hệ thực, nó cho Ngài năng lực để làm người lãnh đạo như Ngài. Thời điểm cận kề khi sự thân thiết với Cha không còn tồn tại. Thiên đàng sẽ đen tối và yên lặng. Chúa Cha sẽ quay lưng. Chúng ta thèm muốn sự ủng hộ của con người bởi vì chúng ta không bao giờ học yên nghỉ trong Chúa. Chúa Giê-su ước muốn nó bởi vì sự hổ trợ thiêng thượng sẽ bị cất đi.

Ba môn đệ chắc có nghe lõm bõm lời cầu nguyện của Thầy bởi vì những lời chủ yếu đối với các môn đệ là những gì mà người lớn tha thiết nói với trẻ con. Trẻ con, trong khi chúng có thể bị trầm cảm vì cảm xúc, không theo sắc thái của ý nghĩa. Những vấn đề quá xa khả năng của chúng để đáp ứng làm cho tấm lòng của chúng bối rối và làm xáo trộn tâm trí của chúng. Cũng giống như vậy, các môn đệ không theo kịp trận chiến tâm linh. Cơn buồn ngủ  áp đảo họ.

 

BẢO TỐ LẮNG DỊU

Trong lúc ấy, đối Chúa Giê-su nhiều vấn để thu hẹp lại thành một vấn đề. Không có con đường naò khác hơn sao? Có con đường nào khác có thể tránh sự tối tăm vô hạn tràn ngập linh hồn Ngài không? Nếu không thì Ngài sẽ bước tới. Nhưng chắc chắn phải có một con đường khác.

Thật quá tuyệt vời khi Đức Chúa Trời nhập thể̉! Thập kỳ diệu khi Chúa Giê-su tranh chiến với một vấn đề chúng ta cũng tranh chiến. “Lạy Chúa, con sẽ làm việc ấy, nếu thực sự là ý Chúa. Nhưng con không biết làm thế nào để có thể. Có phải Chúa thật sự muốn con phải đối diện với điều đó chăng?”

 Một người có thể nói rằng chúng ta không có quyền so sánh tình trạng khó xử nhỏ của chúng ta với tình thế của Ngài. Nhưng tại sao không? Không phải toàn bộ vấn đề  là Ngài đi trên con đường rắc rối vô cùng trước chúng ta sao? Chắc chắn là chúng ta không có tình trạng khó xử như thế, không có Vườn Ghết-sê-ma-nê, không hãi hùng sự tối tăm như thế. Tuy nhiên, với đau buồn và vui mừng hòa lẫn chúng ta có thể nhìn thấy Ngài khi các môn đồ ngủ và nhìn thấy chúng ta có một vị Tế Lễ Cả, Ngài có thể bị đụng chạm bởi những cảm giác của những yếu đuối của chính chúng ta. Chính Ngài cũng đi qua con đường ấy.

Thật không phải dễ cho Giê-su, Con Người thốt ra, “...nhưng không theo ý con mà theo ý Cha” (Ma-thi-ơ 26:39). Ngài phủ phục khi thốt lên lời trên. Những bản viết tay mới hơn thêm vào câu không thấy trong những bản xưa hơn: “Trong cơn thống khổ, Ngài cầu nguyện càng khẩn thiết, mồ hôi Ngài trở nên như những giọt máu rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44). Lời cầu xin thật tương xứng với cơn đau. Nó nghịch lại mọi bản năng sinh tồn của con người, nghịch lại mọi mong muốn tâm linh, được Đức Chúa Trời gieo vào lòng người để đối diện sự chết và sự xa cách với Chúa Cha do tội lỗi gây ra. Thân thể và linh hồn đều phản đối điều ấy, cho nên giữa cơn bảo phản đối nội tâm Ngài phải thốt lên, “...nhưng không theo ý con mà theo ý Cha.”   

Ngài nói bởi đức tin. Ngài biết bởi đức tin, không bởi cảm xúc, là Cha thì công bằng, toàn năng, và đáng tin. Nhưng Ngài vừa là người, vừa là thần nhân, và thân thể Ngài phản đối những điều Ngài được kêu gọi để đối diện.

Sau khoảng một giờ, có thể có một chút bình an trong linh hồn Ngài. Ngài bằng lòng chịu chết, nếu Ngài phải chịu. Ngài cảm thấy hân xác nặng nề, và Ngài đứng lên một cách kiên quyết để tiến về phía những người ủng hộ đang ngủ. Một chút sức lực gia tăng khi Ngài đánh thức họ, mà Ngài có thể giúp cho sự yếu đuối của họ, không bị ràng buột bởi mối ưu tư riêng mình để nhìn thấy họ như Ngài thường thấy họ, yếu đuối và cần tư vấn.   

Câu chuyện đi theo sau ai cũng biết rồi. Hai lần nữa Ngài trở lại để tranh chiến trong sự cầu nguyện với vấn đề trước mặt. Tại sao vậy?

Rõ ràng là những cơn bảo nội tâm không giảm bớt ngay. Chúng lại bùng lên, đe dọa sẽ càn quét quyết tâm của Ngài. Có phải đó cũng là kinh nghiệm của chúng ta không? Khi Đức Chúa Trời kêu gọi vào một tiến trình nào đó mà bản tính của chúng ta chống lại, chúng ta có thể nhận biết từ đầu đó là con đường đúng. Nhưng những cơn bảo không giảm đơn giản là vì người lái tàu quyết định chạy tới. Khi sóng tràn lên sàn tàu hoặc hải đồ bị ướt và bị nhàu nát, cũng không phải là thuyền trưởng ngưng không kiểm tra hướng đi có đúng không.  

Đôi khi tôi thấy khó giữ cho mũi tàu theo đúng hướng gió. Tôi tranh chiến với ý chí và trí óc để chống lại gió và nước. Khi bườm kêu răng rắc và dây lèo và tay lái giật mạnh dường như để thoát ra khỏi tầm tay của tôi, tôi lại nói, “Có cách nào khác hơn để làm điều này không?” Nhưng đôi khi không có. Và tôi đành phải giữ hướng đi, dù cho phong ba đe dọa.

Xin quý vị đừng mất tinh thần trong những cơn bảo khốc liệt của cuộc đời, sóng gió tiếp tục chống lại quý vị một lúc lâu sau khi quý vị nói, “Không theo ý con, nhưng theo ý Chúa!” Bảo tố rồi sẽ tan. Nhưng nó không cần phải dịu lại lúc quý vị ra khơi.

Đối với Chúa Giê-su, cơn bảo nội tâm đã chấm dứt. Với sự bình tịnh của tâm hồn và quả quyết Ngài đánh thức nhóm nhỏ của Ngài trong khi những ngọn đèn của những kẻ đến bắt Ngài lập loè từ từ lên ngọn đồi. Đứng với những môn đệ buồn ngủ, Ngài chờ đợi trong trong tư thế hoàn toàn bình tĩnh những gì sẽ đến.

 

“LẠY CHA, XIN THA TỘI HỌ”

Đinh đã đóng xuyên qua cườm tay và gót chân Ngài. Cây cọc mang thân thể đau đớn và mất nước đã được đặt vào một cái lỗ được đào sẵn. Những tên lính nhẫn tâm đã chia nhau áo của Ngài.    

Tính vị tha của lời cầu nguyện ”Lạy Cha, xin tha tội họ...” là điều lôi cuốn chúng ta. Chúng ta biết là trong cơn đau của thể xác chúng ta trở nên ích kỷ, cầu xin sự thương cảm trong những đường lối khôn khéo hoặc không khôn khéo. Giống như vậy, khi chúng ta gặp bất công hoặc không được quan tâm của bạn bè, chúng ta chú tâm đến cách chúng ta bị đối xử. Oán giận, tức giận, cay đắng, và thương hại mình trong số những cảm xúc khác, ham muốn được chú ý đến. Chúng ta trở thành bị quấn trong cái đau, sự khốn khổ, cay đắng của chúng ta.

Tuy nhiên đây là người mà khả năng lột bỏ những xúc cảm đó như một cái áo choàng khiến cho chúng ta sửng sốt. Sự đau đớn về thể xác của Ngài cũng đã lớn lắm rồi. Bị đánh bằng roi da cho đến khi da, thịt, và cơ bắp trên lưng bị bể ra, bị mất chất lỏng trong cơ thể, chất điện phân, và mồ hôi dưới mặt trời, Ngài gần kề giây phút cuối cùng của sự quằn quại với trạng thái kiệt sức và đau đớn.

Sự hành hình độc nhất trên thập tự giá nằm trong sự tàn ác giữa hai điều khủng khiếp. Hai tay giang ra trong nhiều giờ gây ̣ra chứng chuộc rút ở ngực, bụng, và cơ hoành. Hô hấp trở nên nặng nhọc và đau đớn và ngộp thở đe dọa. Tuy nhiên, động tác hít hơi vào yêu cầu phải nâng thân thể lên. Khi sự đau đớn không còn có thể chịu đựng được nữa, một người có thể chịu chuộc rút và nghẹt thở.

Đối với một số người sự quằn quại có thể làm tan biến mọi thứ khác. Nhưng một linh hồn can đảm ý thức được sự quan tâm không lành mạnh của đám đông, những lời chế diễu, và, nhiều hơn hết là chia những mảnh--áo và giày kết nối Ngài với thế giới của những người sống và bây giờ xác định theo nghĩa đen sự tách rời của Ngài ra khỏi họ.

Không nghi ngờ gì một người có thể bỏ sự chú tâm vào sự đau đớn cùng cực, sự cám dỗ để tức giận, phẫn nộ, oán ghét, tội nghiệp cho bản thân mình để có thể chú ý đến, có thể hiểu được, chưa kể tới sự tha thứ những kẻ hành hạ mình, là người xứng ̣đáng cho chúng ta ngưỡng một vô cùng. Kêu cầu Đức Chúa Trời trong một thời điểm như thế, trong một hoàn cảnh như thế, ̣để vươn lên trên những gì kéo Ngài xuống và cầu nguyện, “Lạy Cha, xin tha tội họ vì họ không biết việc họ làm,” khiến cho chúng ta sửng sốt.

Và Ngài kêu gọi chúng ta đi theo Ngài, đi theo Ngài là, trong khả năng từ chối những yêu cầu của những nhu cầu ̉của thể xác và cảm xúc và quan tâm đến người khác. Con đường không hấp dẫn, có dốc cao, nhưng đáng đi. Chúng ta không thể đi mà không có sự trợ giúp thiêng liêng.

Quý vị sẽ bảo, “Nhưng nhu cầu vật lý và tình cảm của tôi cũng cần được đáp ứng chứ.” Vâng, tôi đồng ý. Tuy nhiên, khi chúng ta bị buồn rầu tràn ngập thì có hai loại trợ giúp quý vị có thể nhận được. Phản ứng của một người với nỗi buồn của quý vị sẽ để quý vị trầm mình trong sự thương hại bản thân, hai cánh tay buông lỏng, và nhìn xuống sàn nhà. Người bạn  của quý vị có thể  lo lắng, quá lo lắng. Ông có thể chỉ làm tăng thêm nỗi buồn của quý vị bằng cách phóng đại quyền sầu khổ của quý vị. Quý vị sẽ hát xong bài hát cặp đôi đáng thương, “Tôi sẽ than khóc cho bạn và bạn có thể than thở cho tôi. Một người bạn khác có thể đáp ứng một cách thông cảm song làm cho quý vị sản khoái và mạnh mẽ. Quý vị sẽ thỏa lòng. Quý vị biết là quý vị đã được hiểu và quan tâm đến, và bây giờ được tự do để quên đi những đau buồn.

Đức Chúa Trời ban cho loại trợ giúp thứ hai này. Ngài ban cho sự đồng cảm, điều này thêm sức, làm cho tươi mới. Một lần nữa tôi phải nói rõ thêm là không có nỗi buồn nào quý vị và tôi từng trải có thể ví sánh với sự đau đớn của Đấng Christ. Nhưng đó không phải là ý định của tôi. Chúng ta được kêu gọi để noi theo người nghĩ đến người khác trong khi đau đớn. Lúc nào cũng có sẵn ân huệ nếu chúng ta muốn làm như thế.

Nhưng có một bài học sâu sắc hơn trong sự lời cầu nguyện tha thứ. Đấng Christ cho thấy nhiều hơn là khả năng vượt lên trên đau đớn và tỏ ra quan tâm đến người khác. Điều này có thể thấy được trong việc Ngài quan tâm đến đến phúc lợi của bà Ma-ri (Giăng 19:25-26). Vấn đề còn đi xa hơn. Ngài cầu xin tha tội cho người  phạm tội cùng Ngài. Chúng ta được kêu gọi đi theo con đường tha thứ của Ngài.

Dỉ nhiên quý vị phải chú ý đến việc chúng ta bàn về sự cầu xin sự tha thứ cho người khác. Đó là loại cầu nguyện chúng ta ít khi làm. Quý vị có chỉ trích ai không? Điều ít quan trọng dù họ làm cho quý vị ̣đau hay là tội lỗi của họ ảnh hưởng đến người khác. Nếu họ phạm nghịch cùng quý vị, lời chỉ trích của quý vị sẽ hòa lẫn với oán giận. Dường như trung tâm của cuộc chiến nằm tại đây--với cảm giác chỉ trích và oán giận.

Giả sử quý vị là một Cơ Đốc nhân trưởng thành. Quý vị biết là phải tha thứ. Dù vậy quý vị liên tục tranh chiến với oán giận. Tệ hơn nữa là người mà quý vị tranh chiến từ chối hoặc không thể thay đổi ý họ. Họ luôn luôn phạm cùng một lỗi, đi trên cùng một ngón chân đau.

Đừng tranh chiến với cảm xúc của quý vị. Nâng vấn đề lên bình diện hoàn toàn cao hơn. Đến với Chúa Cha và cầu xin Ngài tha thứ. “Lạy Chúa, xin tha thứ cho Giô. Chúa tha tội con và nhiều người khác phạm nhiều lỗi nặng hơn Giô. Xin Chúa tha cho anh. Có thể anh không ý thức điều anh làm.”

“Con rất nghiêm túc đối với vấn đề này, và chắc Chúa cũng vậy.” Đức Chúa Trời sẽ chú ý lắng nghe khi quý vị cầu xin tha tội cho một người khác. Quý vị phải theo dấu chân của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và khẩn nài lòng thương xót cho những người cần được thương xót. Khi làm như vậy quý vị sẽ vượt quá dạng tha thứ ấy, nó chỉ ảnh hưởng đến mối liên hệ theo hàng ngang giữa quý vị và một tạo vật bạn, và sẽ kêu gọi sự tha tội thiêng liêng từ một Nguồn duy nhất có thể ban phát tha thứ.  

Những kết quả có thể khiến cho quý vị kinh ngạc. Những biến đổi trong thái độ của quý vị và cách cư xử của người bạn của quý vị có thể tiếp theo sau, bởi vì quý vị không đùa với lời nói. Quý vị đã thực hành một chức năng có giá trị của thầy tế lễ được công nhận vào thời Cài chánh Tin lành và phần lớn bị lãng quên trừ ra trong những từ.

Điều chi không cho quý vị bắt đầu? Quý vị có cảm thấy là tôi yêu cầu nhiều quá không? Nhưng không phải là tôi yêu cầu đâu. Hãy nhìn, ńếu quý vị có thể, Con mà thân thể bị treo lên cây gổ, áo bị người ta chia nhau. Không có lời rỗng tuyếch nào của lòng mộ đạo phát ra từ miệng Ngài. Ngài biết rõ điều mình cầu xin, và Ngài xin điều ấy bởi vì Ngài muốn sự tha thứ. Ngài là Đấng kêu gọi quý vị đi theo, trong cách này, dọc theo con đường ấy.

 

BỊ TỪ BỎ

Không có lời cầu nguyện nào kinh hoàng đã từng thốt ra từ miệng của một con người: “Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” Lời này vang dội một cách lạnh lùng trong tâm tư của chúng ta bởi vì người thốt ra và bởi vì số phận mà nó nói đến.

Tất cả chúng ta đều sợ hải bị ruồng bỏ. Không có sự từ bỏ nào tệ hơn là sự từ bỏ của Đức Chúa Trời. Đó là sự từ bỏ chủ yếu. Đó là sự chết và là địa ngục trong kinh nghiệm.

Đấng kêu cầu không khi nào phải bị từ bỏ. Thật là khủng khiếp, không thể tưởng tượng được là như vậy. Nhưng chúng ta kinh hãi một phần là vì chúng ta biết điều không thể tưởng tượng giải thích rõ ràng tội lỗi của chúng ta. Sự tàn phá quá lớn này là việc chúng ta làm, và chúng ta kinh sợ khi nhìn thấy sự đổ vở chúng ta có thể tạo ra.

Nhưng chúng ta phải dập tắt sự sợ hãi của chúng ta. Điều có vẻ như là tàn phá là sự ra đời của một cái gì mới. Sự tàn phá mà chúng ta không thể kiềm chế là, một cách nghịch lý, công việc của Đấng Công Bình Toàn Năng phục hồi trật tự và bình an. Diễn tiến có thể kinh khủng, nhưng nó tốt và sẽ tạo ra điều tốt.

Chúng ta đừng nhìn điều chi không thể nói ra được, nhưng điều đã được nói ra: “Đức Chúa Trời tôi ôi!...Tại sao?” Đối với Ngài kêu lên những lời này thì thích hợp. Chúng ta sẽ không khi nào dám nêu câu hỏi là Chúa Cứu Thế nên cầu nguyện trong những hoàn cảnh như thế. Lời nói có thể kinh khủng, nhưng thích hợp. Tuy nhiên, khi quý vị hoặc là tôi cầu nguyện, “ Đức Chúa Trời tôi ôi!...Tại sao?” thì tức thì có người đứng lên khiển trách chúng ta. Một người không được chất vấn Đức Chúa Trời.

Tôi đã nói khi bắ́t đầu chương sách là chúng ta đang đi trên đất thánh. Sự ví sánh những nỗi đau buồn của chúng ta với nỗi đau đớn vô cùng của Chúa Cứu Thế dường như là tự phụ và đáng ghét. Nhưng vấn đề không nằm trong những số lượng tương đối của sự đau khổ của chúng ta (sự ví sánh như thế rõ ràng là ghê tởm) cũng không ở trong phẩm chất của chúng (không có thành phần cứu chuộc trong đau khổ của chúng ta). Thật ra, nó nằm trong sự kiện là ch́úng ta được kêu gọi để theo Chúa Cứu Thế, là đầy tớ thì không lớn hơn chủ, là một loại tiêń thối lưỡng nan mà Đấng Cứu Chuộc đã đương đầu thì những người theo Ngài sẽ phải đối đầu.

Nếu tôi phải lôgít một cách lạnh lùng thì tôi có thể vạch ra rằng Chúa Giê-su đã biết câu trả lời cho lời than van đau thương của Ngài. Ngài đã biết tại sao. Ngài đã biết khi Ngài bắt đầu sứ vụ. Ngài đã biết rất rõ ràng trên Núi Ô-liu. Câu hỏi của Ngài không phải cầu xin sự hiểu biết của trí tuệ, nhưng là việc diễn tả sự quằn quại tràn ngập sự hiểu biết.

Và trong khi không một ai trong chúng ta từng đối diện với điều mà Chúa chúng ta từng trải, chúng ta có khi, cho dù chúng ta biết câu trả lời, vẫn kêu lên, “Tại sao?” Chúng ta khóc than bởi vì bản tính của chúng ta phản đối với điều gì xảy ra với chúng ta. Chúng ta hiểu, nhưng chúng ta không hiểu, giống như một người không biết bơi ‘hiểu’ rằng cơ thể của họ thì nhẹ hơn nước cho đến khi họ bị  ném xuống nước. Cho nên chúng ta phấn đấu trong tuyệt vọng trong khi nướ́́́c xoáy cuộn chung quanh linh hồn chúng ta, và kiến thức chúng ta có dường như bất lực để ngăn chận chúng ta chìm xuống.

Khóc than “Tại sao?” thì tốt hơn là không khóc. Tốt hơn là phản đối vì mất tinh thần hơn là nguyền rủa Chúa rồi chết. Ẩn tàng trong câu hỏi “Tại sao?” là tin là có một đấng có thể nghe và đáp lời chúng ta. Sự xúc động của chúng ta là sản phẩm của đức tin, có lẽ là đức tin nao núng, nhưng dù sao cũng là đức tin. Một khi chúng ta mất hết hy vọng thì còn một lỗ tai để nghe hoặc một tấm lòng quan tâm, thất vọng trở thành tuyệt đối. Xúc động lùi xa, để cho chúng ta chờ đợi trong yên lặng vận rủi đến.

Nhưng Chúa Cứu Thế hỏi cụ thể “Tại sao?” Không có nghĩa là “Tại sao tôi đau khổ?’ nhưng là “Tại sao Ngài từ bỏ con?” Tại sao Ngài không nghe và không nhìn? Tại sao hoàn cảnh tuyệt vọng của con không khiến cho Chúa cảm động? Tại sao con bị mất liên hệ? Tại sao là yên lặng và đen tối?

Nếu có một điều mà Chúa Giê-su trong tư cách con người có thể chắc chắn trong mối liên hệ với Cha, đó là tính có thể tin cậy của Chúa Cha. Những ai thuộc về Cha sẽ không bao giờ bị loại bỏ. Chúa Giê-su chấp nhận rủi ro và nhục nhã để trở thành một hài nhi, chịu đói, đau, bách hại, hiểu lầm, yếu đuối, và tà linh tấn công, biết rằng Cha có thể đáng được tin cậy, bao giờ cũng đáp ứng yêu cầu của Ngài. Đức tin của Ngài nơi Chúa Cha vững chắc, sự thông công của Ngài với Cha thì kiên trì và tuyệt đối.

Rồi, bất chợt Ngài không còn tin thật quả quyết. Thông công bị đứt đoạn. Ngài rơi vào bóng đêm. Điều bất khả xảy ra. Chúa Cha thật bỏ Ngài hoàn toàn. Cầu xin giải cứu là vô ích, bởi vì Cha không còn nghe. Một Chúa Cha mà Con Người chưa từng biết bắt đầu hiện hữu.  Chúa Giê-su đối diện với thù nghịch thay vì sự chấp nhận, sự giận dữ lạnh lùng thay vì hòa nhã, oán ghét không nguôi thay vì yêu thương.

Tại thời điểm này chúng ta không thảo luận về thần học nhưng về kinh nghiệm, và đặc biệt về điều Chúa Giê-su từng trải với tư cách là một con người. Lý do Ngài chịu có thể được bàn đến ở chổ khác. Sự kiện là Ngài đã kinh nghiệm. Chính trong sự kinh khiếp này Ngài thốt lên, “Đức Chúa Trời của con ôi! Đức Chúa Trời của con ôi! Sao Ngài từ bỏ con?”

Quý vị cũng vậy, nói chung vì những nguyên do khác nhau, một ngày kia có thể cảm thấy trải qua một kinh nghiệm giống như vậy. Một nhà văn thời cổ đại diễn tả một cách hùng hồn:

Tôi là người đã từng trải nỗi khốn khổ,

Dưới cây gậy thịnh nộ của Ngài.

Ngài đã dẫn tôi và đưa tôi đi

Trong tối tăm, không một tia sáng;

Thật, suốt ngày, Ngài đưa tay

Hành hạ tôi liên tục.

Ngài khiến da thịt tôi hao mòn,

Xương cốt tôi gãy vụn;

Bao vây tôi, giam hãm tôi

Bằng cay đắng nhọc nhằn;

Ngài bắt tôi ở chỗ tối tăm,

Như người chết tự bao giờ.

Ngài xây tường quanh tôi, tôi không sao trốn thoát;

Ngài xiềng tôi bằng dây xích nặng;

Dù tôi kêu la và cầu cứu,

Ngài vẫn để ngoài tai lời cầu nguyện của tôi;

Ngài lấy đá chận lối tôi,

Khiến đường tôi đi khúc khuỷu.

Ngài như con gấu rình rập tôi,

Như sư tử ẩn mình chờ đợi;

Ngài khiến tôi lạc đường, xé tôi ra từng mảnh,

Và bỏ tôi bơ vơ;

Ngài đã giương cung và dựng tôi lên

Làm mục tiêu cho mũi tên của Ngài.

Ngài khiến những mũi tên trong bao

Cắm sâu vào tim tôi.

Tôi trở thành trò cười cho dân tôi,

Là bài vè cho chúng nghêu ngao suốt ngày.

Ngài đã cho tôi ngậm đầy cỏ đắng,

Nuốt ngải cứu chán chê.

Ngài mài răng tôi trên sỏi đá,

Để tôi nằm co ro trong tro bụi.

Linh hồn tôi xa cách sự bình an,

Không còn nhớ phước hạnh là gì.

Tôi tự nhủ: “Sức chịu đựng của ta đã hết,

Niềm hi vọng nơi Đức Giê-hô-va đã tiêu tan.”


Ca thương 3:1-18

 

Nếu quý vị kinh nghiệm điều này, có một số điều quý vị nên nhớ. Khóc than với Đức Chúa Trời trong lúc bối rối thì không phải là sai trật. Ngài đã lắng tai nghe Gióp, và Ngài sẽ lắng nghe quý vị. Bóng đêm có thể không giảm đi ngay tức thì, nhưng khóc than là tự nhiên và hoàn toàn thích hợp. Ngài mong đợi một cách dịu dàng và nhẫn nại để lắng nghe quý vị than khóc, “Chúa ôi, Ngài đang ở đâu?” Lúc ấy Ngài biết là quý vị mong đợi Ngài.

Nhưng điểm quan trọng hơn hết là quý vị sẽ không phải là người đầu tiên đi trong trũng bóng đêm, cảm thấy rất đơn độc, xa cách Đức Chúa Trời. Có ai đó đã đi trên con đường đó trước quý vị. Và thung lũng sẽ hết. Sau Gô-gô-tha là những gì che dấu Đức Chúa Trời đã mở ra, hòn đá bị lăn đi khỏi mộ, và sự thăng thiên đến vinh hiển. Sự vinh hiển được mạc khải trong quý vị sẽ chiếu sáng ngời xuyên qua màn đêm, từ đó quý vị vươn lên.

 

BÀI CẦU NGUYỆN CUỐI CÙNG

Chúa Giê-su vươn lên khỏi bóng đêm trước khi tắt hơi. Ngài không chờ ngôi mộ mở ra và một thân thể sống lại. Dung nhan của Cha chiếu sáng một cách đáng yêu thương trên Ngài bên này của ngôi mộ. Bóng đêm có thể còn bao trùm trên đất. Bức màn của đền thờ bị xé ra có thể đe dọa người nào nhìn thấy nó. Nhưng đối với Chúa Giê-su, trận chiến đã chấm dứt.

Thình lình không còn dấu chỉ của sự yếu đuối của cơ thể. Đau đớn bị chế ngự, đau buồn chấm dứt, và hoang mang không còn. Xuyên qua thung lũng tăm tối và trên đầu đám đông tham quan, tiếng Ngài reo lên mạnh mẽ, vui vẻ, Lạy Cha, Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!” Và Ngài trút linh hồn như thế.

Lời Ngài chiếm hết toàn bộ những đặc điểm của một truyền thuyết. Tôi không muốn nói là những lời này không được thốt ra, bởi vì chúng được thốt ra; quả thật vọt ra từ lồng ngực của Ngài cùng với tiếng reo mừng. Nhưng chúng ta đã học xem chúng như là truyền thuyết. Đối với chúng ta chúng là những dòng của bản cantat của nhạc sĩ Bach, trang trí một cách trọng thể, phù hợp, đẹp đẽ, nhưng bị lấy khỏi thực tế thường ngày. Chúng ta coi chúng như một tuyệt tác trong nghệ thuật tôn giáo.

Chúng ta tách ra xa lời cầu nguyện bằng cách nói chuyện vô nghĩa về nó. Chúa Giê-su, chúng ta nói, có quyền năng ̣để giao lại linh Ngài, còn chúng ta thì không. Cho nên lời cầu nguyện thì đặc biệt với Ngài và không liên quan gì đến đời sống của chúng ta. Nó dành cho Ngày Thứ Sáu thương khó, những gương mặt buồn rầu, và nhạc trang nghiêm.

Những người trong khu vực ban sơ vẫn biết ngày và giờ họ sắp chết. Nhiều người ở phương Tây sẽ biết, nếu không chính xác thời ̣điểm, ít nhất sự kiện diễn tiến của cái chết trên chúng ta. Chắc chắn những tổ phụ đều biết lúc họ sắp chết. Cho nên lời cầu nguyện của Chúa Giê-su phải không được coi như là điều chi khác thường với công trình cứu chuộc của Ngài. Ngài chỉ cho chúng ta thấy chết như thế nào. Ngài chết cách thích hợp, chết cái chết của người có đức tin, cầu nguyện lần cuối điều phải cầu xin.

Quý vị có cảm thấy kỳ lạ là tôi muốn dạy quý vị chết như thế nào không? Có lẽ là tôi nói quá đáng. Có phải mục đích của Cơ Đốc giáo là sống không? Dù vậy, chết là một phần của đời sống. Những kệ sách của nhà sách Cơ Đốc địa phương chất đầy những sách dạy cách sống, nhưng tôi cá với quý vị mất thì gian để tìm cho ra một quyển sách chỉ dạy cách chết của một Cơ Đốc nhân. Quý vị không muốn nghĩ đến chết? Chết có phải là một điều gì Cơ Đốc nhân tránh né hoặc lo sợ chăng?

Chắc chắn là một cái chết không đúng lúc cần cầu xin chống lại. Cái chết đến trước khi phải chết là một tấn thảm kịch. Tuy nhiên, người sống cho Chúa không cần sợ cái chết bất đắc kỳ tử. Người ấy bất tử cho đến khi công việc của người hoàn thành.     

Toàn thể khó khăn về thái độ của chúng ta đối với cái chết là chúng ta chú tâm vào điều phải xảy ra cho chúng ta thay vì vào điều gì chúng ta nên làm. Chúng ta lo sợ bởi vì mắt chúng ta nhìn sai hướng. Chúng ta nhìn điều chúng ta không thể điều khiển thay vì điều chúng ta có thể.

Trong huyền thoại và phim hoạt hình, Người cầm lưỡi hái cắt cỏ đến với chúng ta vào giờ hẹn. Chúng ta run sợ và co lại. Vào mỗi giây cuối cùng chúng ta bám lấy trong sợ hãi, biết rằng chúng ta không thể cự lại Người gặt. Chúng ta rút vào trong cái vỏ, và tim ngừng đập vì sợ hãi.

Có sự khác biệt khi quý vị biết phải làm gì trong mọi hoàn cảnh. Có một kế hoạch, được đào tạo để hành động sẽ thay đổi hoàn toàn cái nhìn của quý vị. Hoảng sợ là bạn của tinh thần tiêu cực.

Khi còi báo động máy bay dội bom lần đầu đánh thức tôi dậy lúc còn bé, tôi không sợ bởi vì tôi biết chính xác điều phải làm. Tôi ngồi dậy, thay quần áo (bộ com lê, cà vạt), đánh thức mọi người dậy, và xuống hầm trú ẩn. Một khi vào trong hầm, mỗi người có phần việc để làm và những điểm để nhớ. Tôi không có can đảm nổi bật. Sự sợ hãi của tôi giảm bớt bởi vì tôi biết tôi hành xử thế nào. Tôi không phải là một nạn nhân bất lực và thụ động nhưng là một thành viên trong một kế hoạch.    

Là Cơ Đốc nhân quý vị không được tiêu cực, chịu làm nạn nhân của sự chết. Thái độ của quý vị phải giống thái độ của Chúa Cứu Thế, và thái độ của Ngài được thấy trong lời cầu nguyện cuối cùng. Nếu bị kẹt vào trong cuộc chiến nguyên tử, có thể quý vị không có thì gian ̣để hành động hoặc chọn một thái độ. Nhưng chắc có thể quý vị sẽ đối diện tử thần với cặp mắt mở ra. Quý vị sẽ làm gì? Quý vị sẽ chọn thái độ nào?

Chúng ta phải đặt mình vào trung tâm của vấn đề, vào điều Chúa Giê-su cầu nguyện và Ngài cầu nguyện như thế nào. “Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!” Đó là lời cầu nguyện của đức tin. Ngài không cầu xin, “Con hy vọng linh hồn con sẽ vào tay Cha,” nhưng Ngài công bố lòng tin vững vàng. Đó quả thật là điều chi hơn là một lời tuyên bố. Đó là một sự cam kết.

Sự chết bao gồm một lựa chọn. Chúng ta cuối cùng chọn có chết hay không, nhưng có thể chọn cách nào. Ví dụ, chúng ta có thể chọn làm chứng với lòng vui mừng về đức tin nơi Đức Chúa Trời hoặc là bị lôi ra khỏi sân khấu.

Bởi vì sống là ở trên sân khấu. Khán giả vừa là người vừa là linh. Thiên sứ và ma quỷ xem chúng ta trình diễn vở kịch về đời sống trên đất, và điều quan trọng là bức màn hạ xuống một cách thích hợp. Màn đầu hay có thể bị màn chót dở làm hỏng. Chúa Cứu Thế chỉ cho chúng ta những dòng phải được phát biểu như thế nào, như tiếng kêu chiến thắng.”Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!” Quý vị chỉ chết một lần và do đó chỉ có một cơ hội để chết một cách thích hợp. Đối với phần đông chúng ta không có thực tập trước. Vậy hãy học trước phần của quý vị để cho bức màn hạ xuống trên một nốt nhạc hân hoan.

Quý vị có thể thắc mắc tại sao Chúa Giê-su không nói, “Con xin giao thân thể lại trong tay Cha!” Bởi vì Ngài đã sống trong thân thể, chịu đau đớn, và bị hành hạ. Thân thể Ngài bị bỏ lại đàng sau. Chúng ta không bàn đến trường hợp con nhộng bị con bướm bỏ lại đàng sau. Đây là thân thể trong đó sự phân hủy bắt đầu trước khi dừng lại lúc phục sinh. Nếu Ngài quan tâm, tại sao không quan tâm với thân thể mà với tâm linh?

Chúng ta không phải những thân thể. Chúng ta có thân thể. Kinh Thánh dạy rằng bây giờ và mãi mãi chúng ta mãi mãi vẫn là những tạo vật bằng xương bằng thịt. Thân thể của chúng ta giống như thân thể của Ngài sẻ được đổi mới để qua cõi đời đời, tâm linh và thể xác được hiệp làm một. Mỗi một chúng ta sẽ là con người mới nhưng vẫn là con người.

Dù vậy, với những người còn sống, thật khó hiểu được rằng sự quan tâm đến cái chết nên về tâm linh hơn là thể xác. Ít nhất, một số trong chúng ta có mối ưu tư không lành mạnh với sự thối rữa xấu xí. Làm thế nào để cho những phân tử hợp lại với nhau? Làm thế nào để cho tình trạng thối rữa ngưng lại, lùi lại, biến đổi.

Có phải chính tại nơi này mà phần lớn những nghi ngờ hiện tại của chúng ta chú tâm vào? Cho dù chúng ta tin trong đầu, cuộc sống duy nhất chúng ta đã từng trải là cuộc sống thể xác. Và nếu thân thể của chúng ta có bị sâu ăn, điều chi sẽ trở nên ở chúng ta? Chúng ta phấn đấu một cách khó chịu để xóa nỗi lo sợ là cái chết cuối cùng có thể đồng hóa chúng ta trở lại vũ trụ vật chất.

Dù vậy khi chết, một nỗi lo sợ khác có thể nảy sinh. Thình lình một người nhận ra rằng trong một lúc không có quần áo cho tâm linh mình. Trần truồng sẽ đối diện với cơn lốc dữ dội, băng giá của vĩnh cữu mà không có người che chở nó. Một người mà quần áo bị xé không nghĩ về sự có khi nào người lấy lại được cái áo choàng của mình nhưng về cách nào người có thể đối diện đời sống không có áo quần. Sự trần truồng của người khiến cho người lúng túng.

Dưới ánh sáng của những lo sợ như thế lời của Chúa Giê-su thật có ý nghĩa. Duy chỉ trong tâm linh Ngài phá những cánh cửa địa ngục để tuyên bố chiến thắng sự chết và tội lỗi. Linh và thân tạm thời bị chia đôi, và điều Ngài phải đối diện là sự lột thể xác ra khỏi linh cá nhân của con người Giê-su. (Bởi vì Giê-su không đơn giản là Đức Chúa Trời trong một thân thể. Trong khi vẫn là Đức Chúa Trời, Ngài trở thành con người, khoác lấy không chỉ là hình dạng bề ngoài của con người nhưng còn cá tính bề trong nữa).

Khi quý vị đôí diện với cái chết, đây là điều mà quý vị sẽ đối diện, không phải là sự tan rã của thân thể, nhưng là điều bị lột ra khỏi linh của quý vị (để sửa chữa và đổi mới).

Đừng để cho sự trần truồng khiến cho quý vị lo sợ. Đức Chúa Trời Đấng hà hơi thở vào lỗ mũi của quý vị, cũng chuộc quý vị và dự kiến mặc cho quý vị sự bất tử, Ngài sẽ có mặt ở đó để tiếp đón quý vị dưới cánh Ngài. Bức màn có thể hạ xuống và quần áo của quý vị bị lột (tạm thời), nhưng quý vị có thể bước đi với tự tin tới Đấng Tạo Dựng và Cứu Chuộc, hô lên chiến thắng, “Đây là linh của con. Xin Ngài nhận lấy, nó là của Ngài. Mặc lại khi Ngài sẵn sàng. Con vui lòng đặt nó vào tay Ngài.”

GHI CHÚ

Người phiên dịch bỏ phần còn lại vì không thể dịch bài thánh ca của John Donne.

Huỳnh Ngọc Ẩn   

         

        

     

 

       

     

 

      

   

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2