"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7756218
Đang truy cập:42

Phao-lô

 Ê-PHÊ-SÔ 1:11-23; 3:14-23

 

PHAO-LÔ

Cầu thay

 

Thư tín Phao-lô gởi cho Hội thánh Ê-phê-sô gồm có lời cầu nguyện hai phần, được đặt trong thần học, bao bọc trong khích lệ và cột lại bằng tình yêu thương. Tôi có cảm tưởng là cầu nguyện là điểm chính mà toàn thể bức thư xoay quanh. Phần dẫn nhập đưa đến lời cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện ông đi ra ngoài đề vì sự diệu kỳ của Chúa Cứu Thế làm ông sửng sốt (Ê-phê-sô1:20-23); nhưng đến giữa thư tín ông trở lại (3:1), rồi ông lại đi ra. Cho đến chương 3, câu 14 ông mới ổn định lại sau cùng cho người Ê-phê-sô biết ông cầu xin điều gì và như thế nào. Khuyến dục kết thúc bức thư là những khuyến dục mà chúng ta có thể thực hiện sau khi chú́ng ta đã cầu nguyện như Phao-lô.

Bây giờ tôi thấy sự cầu nguyện như là phần bên trong của cái hạt và phần còn lại là cái vỏ bên ngoài, tôi không cần khai triển điểm này nhiều. Thần học và lời khuyến dục thì quan trọng không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, khi tôi đọc bức thư, dường như là một Phao-lô hồ hởi trang điểm bằng cách giải thích tại sao ông cầu nguyện và cầu nguyện như thể nào.

Đối với phần đông chúng ta vật trang điểm là chính yếu. Tôi nghĩ là nó thứ yếu đối với Phao-lô.

Lời cầu nguyện này khác với những lời cầu nguyện chúng ta đã đọc qua. Thay vì nghe lỏm ông cầu nguyện, chúng ta đọc một bức thư trong đó ông mô tả lời cầu nguyện của ông cho tín hữu Ê-phê-sô. Nhưng lời cầu nguyện mất mát một chút trong khi kể lại.

“Vì lý do này...” ông viết. Vì lý do nào? Phao-lô đã đề cập một chục lý do để cầu nguyện và tức thì khẳng định là ông cầu nguyện bởi vì ông nghe nói về đức tin và tình thương yêu của họ. Nếu ông không nói đến đức tin và tình thương yêu của những người ông cầu thay cho, thì ông nói đến những sự kiện nào ông đề cập đến trong phần giới thiệu?

 

NHIÊN LIỆU VÀ NGỌN LỬA

Lý do thì quan trọng. Quan trọng vì chúng ta thường không cầu nguyện dễ dàng. Cầu nguyện thường dễ dàng khi chúng ta sảng khoái bước ra khỏi một đại hội bồi linh, sau khi đọc một quyển sách về một đề tài, hoặc là khi chúng ta đang gặp khủng hoảng khiến cho chúng ta ý thức nhu cầu được giúp đở từ trên cao. Nhưng việc cầu thay tháng này qua tháng khác thường trở nên nặng nề. Phao-lô rõ ràng cảm thấy điều này ít hơn một số trong chúng ta. Ông có vẻ  như phấn khởi để chia sẻ với tín hữu Ê-phê-sô là ông vui mừng cầu nguyện cho họ. Tại sao vậy? Bởi vì ngọn lửa cầu nguyện đang bùng cháy trong lòng ông, được mồi bằng nhiên liệu của lẽ thật.

Cầu nguyện là lửa cần nhiên liệu và diêm để bắt cháy. Nếu lửa cháy ít, chúng ta có thể quạt để nó cháy bùng lên. Nhưng tất cả việc quạt lửa trên thế gian không thể nào tạo ra một đám cháy lớn từ một diêm quẹt hoặc từ một đống cây mục và ướt.

Lửa phải từ trên xuống; thật vậy,  Ngài đã đến rồi. Đức Thánh Linh đang lặng lẽ cháy trong lòng tín nhân, sẵn sàng đốt nhiên liệu của lẽ thật của Kinh Thánh. Nhưng nhiên liệu phải có ở đó.

Trong trường hợp của Phao-lô, rõ ràng là tâm trí của ông bị tràn ngập bởi lẽ thật thiêng liêng đến nổi nó trở thành nhiên liệu do đó cầu nguyện bùng cháy. Trong ba chương đầu của bức thư, như chúng ta đã thấy, Phao-lô gặp khó khăn trong việc mô tả sự cầu nguyện bởi vì ông bận lòng với lẽ thật về Đấng Christ. Tuy nhiên trong việc trình bày những lẽ thật đó, ông tiết lộ bí mật ra, bởi vì lẽ thật là nhiên liệu cháy trong khi cầu nguyện của ông. Khi Đức Thánh Linh khiến cho Phao-lô chú ý tới điều Chúa làm ở Ê-phê-sô, trong lòng ông nóng cháy. Những lẽ thật trở nên sống động, và cầu nguyện ra đời. Nếu không có nhiên liệu ở đó ông không có phương tiện để cầu nguyện, vì rằng Đức Thánh Linh không nung nóng một tấm lòng trống không, nhưng một tâm trí được huấn luyện. Chúng ta là những người cộng tác, và đối tác trong sự cầu nguyện, không phải là những dụng cụ mù.

Nếu muốn cầu thay, chúng ta phải báp tem tâm trí vào Kinh Thánh để Đức Thánh Linh có nhiên liệu để  đốt trong lòng chúng ta. Phải có nhiều nhiên liệu, không chỉ là những bản văn rời rạc được chọn lựa cách tình cờ. Nhiên liệu phải dày và nặng. Lời hứa có thể  bốc cháy mau, nhưng muốn lửa cháy lâu chúng ta cần sự hiểu biết vững vàng về bản tính và đặc tính của Đức Chúa Trời, và của Đấng Christ và của việc Ngài can dự vào lịch sử của nhân loại. Rơm cháy bùng lên, nhưng chúng ta cần củi to để lửa cháy lâu.

Tôi xin được trình bày một cách khác. Chúng ta không thể cầu nguyện một cách năng nổ mà không có đức tin và hy vọng. Nếu chúng ta tiến gần một cánh cửa và không nghĩ là có ai ở nhà hoặc là sợ người trong nhà sẽ tiếp đón chúng ta cách lạnh nhạt thì chúng ta không gỏ cửa hai lần. Trái lại, sự kiện chúng ta đã được tiếp đón tử tế sẽ cho chúng ta đức tin và hy vọng để gỏ cửa lần thứ hai. Cùng một thể ấy, đức tin và hy vọng nơi Chúa làm cho sự cầu nguyện trở nên sống động và bền bỉ. Cả hai đức tính, đức tin và hy vọng ̣đến với chúng ta như Kinh Thánh được giữ trong tâm trí và tấm lòng. Bấy giờ, nếu chúng ta muốn biết ý nghĩa của sự cầu nguyện nóng cháy với hy vọng, hoặc nếu, nói cách khác, chúng ta muốn gỏ cửa một cách trông đợi chúng ta cần có một tâm trí được Kinh Thánh nhào nặn.

Tôi không muốn để lại một cảm giác là chúng ta chỉ nên cầu nguyện khi nóng cháy trong trạng thái xuất thần. Chúng ta có thể cần quạt ngọn lửa cầu nguyện, ngay cả quạt lâu và mạnh. Chúng ta không được miễn trừ khỏi nhiệm vụ bởi vì cảm giác của chúng ta không thích nghi với việc này.

Tuy nhiên, đồng thời, tôi phải cẩn thận để tỏ bày một cách rõ ràng ý tôi muốn nói về việc quạt ngọn lửa cầu nguyện, bởi vì ép buộc chúng ta đi vào trong sự nhiệt tình giả tạo có thể hủy hoại, làm cho què quặt linh hồn, và làm cho Chúa không được vinh hiển. Tại sao lại quạt khi không có chi để đốt?

Quạt lửa như thế có nghĩa là suy gẫm lời Chúa, xác nhận sự tin cậy của ch́úng ta trước Chúa trong sự đáng tin cậy của nó, ca ngợi Ngài cho nội dung của nó, và hỏi Ngài có phải lẽ thật mà chúng ta suy gẫm không thực sự áp dụng cho người mà chúng ta cầu nguyện. Có khi Đức Thánh Linh đẹp lòng Ngài khiến cho lửa bùng lên từ vật liệu, cho nên không cần quạt. Nói cách khác, lửa có thể hoặc không cần quạt, nhưng nhiên liệu cần có mặt để cháy.

Chúng ta thấy trong lời cầu nguyện của Đa-niên thế nào Chúa khởi đầu đánh thức Đa-niên thông qua Kinh Thánh. Rõ ràng là điều này cũng đúng với Phao-lô. Trong Đa-niên lời Chúa tạo ra căng thẳng trong khi nó tạo ra sung sướng trong Phao-lô, nhưng kết quả giống nhau: họ cầu nguyện.

Có thể  điều quan trọng là cầu xin, cho rằng lẽ thật của Kinh Thánh là, nói chung, nhiên liệu dành cho lửa cầu nguyện, những lẽ thật đặc biệt nào xui cho Phao-lô cầu nguyện? Nhìn qua Ê-phê-sô 1:1-15 chúng ta có một phẩn câu trả lời. Tôi sẽ tóm gọn những câu Kinh Thánh bơỉ vì chúng có quan hệ ̣đến đời sống cầu nguyện của ch́úng ta. Đức Chúa Trời có mục đích cho tín hữu ở Ê-phê-sô. Ngài muốn họ sống “để ca ngợi sự vinh hiển Ngài.” Chúa ban Thánh Linh cho Hội thánh để đảm bảo kế hoạch Ngài được thực thi. Đã có bằng chứng cho thấy Đức Thánh Linh hành động trong đời sống của tín hữu.

Nếu chúng ta cầu thay cho con cái Chúa, chúng ta nên tự hỏi: Ai đã giải cứu họ khỏi sự chết? Chúng ta nghĩ gì khi làm điều này? Ai ghi tên họ vào Sách sự sống? Ai ban cho họ Thánh Linh để đảm bảo tình trạng làm con? Ai sống mãi mãi để cầu thay cho họ?  Ai đã hứa rằng Ngài bắt đầu một việc tốt lành thì Ngài cũng sẽ hoàn thành việc đó (Phi-líp 1:6). Chúng ta phải dừng lại, chú ý đến Ngài trước khi mở lời. Chúng ta có thể không là chiến sĩ cầu nguyện đầy quyền năng, nhưng nên nghĩ: Đức Chúa Trời cảm thấy gì đối với những người chúng ta cầu thay? Điều chi Ngài đầu tư vào họ? Ngài thuộc về Đức Chúa Trời nào? Ngài có thường bỏ người ta và hết quan tâm đến họ không?

 

CA NGỢI ĐẤNG ĐÁNG ĐƯỢC CA NGỢI

Tôi không ngớt cảm tạ Chúa vì anh chị em,(Ê-phê-sô 1:16). Phao-lô nói sự thật. Ông thường xuyên ca ngợi vì các tín hữu Ê-phê-sô.

Làm như vậy quan trọng như thế nào? Cảm tạ vì anh chị em trong Chúa thì quan trọng ít nhất vì hai lý do. Trước hết, Đức Chúa Trời đáng được ca ngợi vì việc sáng tạo của Ngài. Ngài quan tâm đến một người không xứng đáng. Ngài cho Đức Thánh Linh tiếp cận một người và đem hàng ngàn trường hợp nhỏ liên quan đến đời sống của anh, chuẩn bị anh nhận thấy tội lỗi của anh và ân sủng của Đức Chúa Trời đối với anh. Ngài thanh tẩy anh, phấn khích anh, nhận anh làm con. Nếu một người tồn tại mà vì người ấy Đức Chúa Trời chịu khổ, đó là bổn phận của mọi người ca tụng và cảm tạ Ngài vì lòng tốt lạ lùng.  

Nhưng có một nguyên do thứ hai tại sao chúng ta cảm tạ. Chúng ta không thể cảm tạ rồi vẫn y nguyên. Tầm nhìn của chúng ta thay đổi khi chúng ta mở tâm trí ra cho Chúa qua sự cầu nguyện. Hy vọng được đẩy mạnh. Người mà chúng ta cầu thay có phải là một ca khó khăn không? Nếu có, có lẽ chúng ta chú tâm vào những khó khăn hơn là Chúa của những khó khăn, vào những gì chưa được thực hiện, hơn là những điều đã xảy ra.

Bắt đầu cầu nguyện với sự tạ ơn. Cảm tạ Chúa, Ngài từ thiên đàng với tay xuống để nắm lấy người mà quý vị cầu thay. Cảm tạ Ngài cho bất kỳ chứng cứ nào của công việc của Ngài đã qua hay là trong hiện tại. Cảm tạ Chúa vì những mục đích không đổi dời của Ngài đối với người mà quý vị cầu thay. Chỉ khi nào quý vị đã làm như thế quý vị mới bắt đầu nhìn thấy mọi sự trong ánh sáng thích hợp.

Điều gì khác sẽ xảy đến với quý vị. Quý vị sẽ không còn cầu nguyện trong cái bóng tối tăm của mình. Quý vị không thể tự do cầu nguyện trong khi quý vị bị ám ảnh bởi màu đen của cái bóng của quý vị. To lớn và dọa nạt, nó lung linh trên tường trước mắt quý vị, tố cáo sự thiếu tư cách của quý vị để cầu nguyện, sự̣ yếu đuối, sự vô tín của quý vị. Trong khi quý vị nhỏ lại thì cái bóng của quý vị to lên và đen hơn. Cho nên hãy cảm tạ. Những cái bóng chỉ là những cái bóng thôi.

Cầu nguyện liên hệ tới thực tế--một Đức Chúa Trời có thật có thể nghe, một sự đắc thắng lịch sử trên thập tự giá, được ngôi mộ trống làm chứng; một thầy Tế Lễ Cả cầu khẩn trước ngôi Đức Chúa Trời; những phép lạ có thật mà Đức Thánh Linh đã làm cho xảy ra trong đời sống của người mà quý vị cầu thay, một Thần Linh còn hiện hữu, cố gắng hành động trong lòng ông hoặc bà ấy. Hãy cảm tạ Chúa vì tất cả mọi thứ ấy mỗi khi quý vị cầu nguyện. Chú tâm vào những thực tại, rồi những cái bóng sẽ tan biến. Cảm tạ và ca ngợi Chúa. Ngài muốn nghe quý vị nói.

 

ĐẬP VỞ NHỮNG CÁI KÍNH CỦA HỘI HÈ

Phao-lô cầu xin điều gì cho tín hữu Ê-phê-sô (Ê-phê-sô 1:17-21)? Hãy dừng lại một chút. Hãy tưởng tượng quý vị viết thư cho một người bạn mà quý vị thường xuyên cầu thay cho. Quý vị sẽ nói gì với người bạn? “Anh Giắc, tôi có cầu thay cho anh. Tôi cầu xin Chúa ban phước cho anh và dẫn dắt anh. Tôi thật lòng cầu xin. Tôi xin Chúa ban phước cho anh nhiều.”

Những lời đó có nghĩa gì? Ban phước nghĩa là gì? Lời nói có phải là cái cớ để không được rõ ràng không? Có khó quá để nghĩ ra một lời cầu xin cụ thể không? Đương nhiên là nếu Giắc bị viêm phổi hoặc là bạn gái của anh vừa bị tai nạn. Quý vị có thể cầu nguyện cho những trường hợp này. Nhưng nếu không có gì bi đát xảy đến với Giắc và nếu anh hanh thông trong đời sống Cơ Đốc thì quý vị cầu nguyện như thế nào? Từ ‘ban phước’ thì tiện lợi. Có thể quý vị sử dụng nó trong những lúc khác để nói, “Xin Chúa làm bất cứ điều chi tốt nhất cho Giắc và khiến cho mọi việc trơn tru. Xin khiến cho anh thành một Cơ Đốc nhân tốt hơn bằng cách này hay cách khác. Xin khiến cho anh vui mừng,” và vân vân...

Chúa có muốn ban những điều này cho Giắc không? Chúa muốn chi? Nên nhớ rằng Ngài có mục đích riêng cho đời sống của Giắc. Chúa sẽ chia sẻ với quý vị những mục đích này nếu quý vị muốn cam kết với Ngài trong quan hệ đối tác trong việc cầu nguyện. Quý vị có thể bắt đầu cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, con không biết cầu nguyện cho anh Giắc như thế nào. Con cảm tạ Chúa vì Ngài đem anh đến cùng Ngài. Con biết là Ngài đã làm việc trong đời sống của anh. Anh cần chi nhiều hơn hết. Ngài đang làm chi trong anh? Chúa vẫn có chương trình cho Giắc. Hãy theo đường lối của Ngài. Đó là quan hệ đối tác trong việc cầu nguyện.

Mục đích của Chúa có thể khác hơn mục đích của quý vị nhiều. Muốn hiểu những mục đích nào là quan trọng đối với Chúa, hãy để ý đến những điều chính xác Phao-lô cầu thay cho những tín hữu Ê-phê-sô. Đó là những lời cầu xin có nhiều lời, và không dễ lọc ra ý nghĩa. Thử xem câu này: “Tôi cầu xin Đức Chúa Trời của Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta, chính Cha vinh quang ban cho anh chị em tâm linh khôn ngoan và được khải thị để nhận biết Ngài. Soi sáng con mắt trong lòng anh chị em để hiểu thấu...” Nếu quý vị xem xét cẩn thận, quý vị sẽ thấy là dù cho nó có vẻ phức tạp, nhưng không mơ hồ. Phao-lô cầu xin một điều gì chính xác và nhất định. Cơ Đốc nhân chúng ta không nhìn rõ. Tầm nhìn của chúng ta bị bóp méo. Bị tấn công mọi mặt bằng những giá trị giả, sống chung với những người sống với mục ̣đích giàu sang, an toàn, thích thú, thanh thế, không thể tránh khỏi là chúng ta h́ít vào không khí chung quanh chúng ta cho đến khi thiên đàng ở xa, trong khi cái ở ̣đây và bây giờ hiện lớn ra trong tư duy của chúng ta. Tương lai thành ra là ngày mai, tuần tới, mười năm nữa. Chúng ta giống như những người nhìn vào kính cong trong căn nhà vui đùa, nhưng không giống như đám người cười những cái hình lố bịch, chúng ta lại thấy cái lố bịch là bình thường. Điều đó không làm cho chúng ta thích thú. Chúng ta đặt đời sống mình trên đó.    

Lời cầu nguyện của Phao-lô cho người Ê-phê-sô cũng quan trọng cho những Hội thánh Miền Tây như các tín hữu Ê-phê-sô. Những cái kính méo mó phải bị đập bể và được thay thế bằng những cái kính bằng phẳng. Chúng ta cần nhìn thấy như Chúa nhìn thấy. Một công tác của Đức Thánh Linh phải được thực hiện trong lòng chúng ta và những cái vảy trong mắt của chúng ta được lấy ra khỏi mắt để chúng ta có thể nhìn thấy.

Và  chúng ta cần thấy gì? Có ba điều được nêu ra: hy vọng ở phía trước chúng ta, giá trị của chúng ta và sức mạnh phi thường dành sẵn cho chúng ta (Ê-phê-sô 1:18-19).

Hy vọng của chúng ta là được dự phần vào sự đắc thắng tối thượng của Đấng Christ. Đó là kinh nghiệm được sự bất tử và được mặc vào sự sống. Tà ác phải bị ném ra xa, phán xét, và tiêu diệt. Trong hiện tại, nhìn đời qua những cái kính điên dại, dường như là những sự vật không bao giờ thay đổi. Cái ở đây và cái hiện thời khiến chúng ta bị áp đảo. Công việc làm, học hành, viễn tượng đại chiến thế giới, mọi thứ chiếm hết chân trời thật.

Nhưng đối với Cơ Đốc nhân, tương lai có nghĩa là cái gì hơn là ngày mai, hoặc là trong vòng mười năm nữa, để Chúa Cứu Thế trở lại. Ở đàng sau sự hoang mang có một kế hoạch được sắp đặt, một kế hoạch mà chúng ta dự vào nhưng được Đấng ngồi bên hữu của Đức Chúa Trời chỉ đạo. Chúng ta sẽ phán xét các thiên sứ và những tổng thống và cai quản một trật tự phổ thông. Người bạn chúng ta cầu thay cho cũng được như vậy. Chúng ta cần mở mắt ra để thấy hy vọng, hy vọng mà Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta đến.       

Nhưng xin chú ý tôi dùng từ hy vọng theo nghĩa “điều chắn chắn.” Hy vọng trong Kinh Thánh ám chỉ những việc xảy ra trong tương lai. Hy vọng không phải là ảo tưởng giữ vững tinh thần chúng ta và giữ cho chúng ta đi tới một cách mù quáng tiến tới một số phận không thể tránh khỏi. Đó là căn bản cho mọi lối sống Cơ Đốc. Nó tiêu biểu cho thực tế chủ yếu, bởi vì Cơ Đốc nhân phải là người thực tiển. Nhưng muốn sống như là một Cơ Đốc nhân, chúng ta phải ý thức thực tế. Có lẽ quý vị cần tỉnh thức. Nếu thế thì tôi cầu nguyện cho quý vị như Phao-lô cầu nguyện cho người Ê-phê-sô hầu cho quý vị cũng cầu nguyện như thế cho các bạn của quý vị để Chúa mở mắt của quý vị để nhìn thấy hy vọng vinh hiển ở phía trước quý vị, một hy vọng mà trước nó sự quan trọng của những khủng hoảng (cá nhân hay là quốc tế) gia giảm. 

 

GIẮC LÀ BÁU VẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Giắc là một trong những đồ trang sức của Đức Chúa Trời. Lời này có làm quý vị ngạc nhiên không? Quý vị từng thấy ông là “một người thật tốt” hoặc là “một Cơ Đốc nhân rất tốt.” Cả hai điều này không làm cho Chúa đánh giá cao ông.

Chúa đánh giá cao ông bởi vì Ngài đầu tư vào ông. Nếu quý vị ý thức được điều này khi cầu nguyện cho Giắc, tôi nghĩ là quý vị sẽ cầu nguyện dễ dàng hơn. Trở ngại của quý vị là không thật sự nhận biết Giắc quan trọng đối với Chúa đến đâu, và sự quan tâm của Ngài đối với ông thì sinh động và thấm thía như thế nào. Quý vị có nhớ dụ ngôn Người Chăn Chiên nhân lành không? Câu chuyện này dạy chúng ta là Chúa cảm nhận về con người. Ngài cảm động với Giắc, ông thì quan trọng đối với Ngài, đến nổi Phao-lô nhắc đến Giắc cùng với người Ê-phê-sô, và hết thảy chúng ta, như là “di sản vinh hiển của Ngài.” 

Tại sao là như vậy? Điều gì liên hệ tới Giắc và tới hết thảy chúng ta khiến cho Đức Chúa Trời đánh giá cao chúng ta? Luận án của Milton, Paradise Lost (Ba-ra-đi Bị Mất), là Sa-tan biết rằng việc hắn có thể làm để cho Chúa đau lòng là khiến cho loài người phạm tội, niềm khoái cảm của Chúa đối với loài người thật là lớn.

Có hai lý do để Chúa khoái cảm. Duy nhất trong công cuộc sáng tạo, chỉ có loài người được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Giữa vòng những loài thọ tạo, loài người gần giống Chúa hơn hết. Nếu chúng ta tàn phế, chúng ta tàn phế từ một điều gì cao quý.

Nhưng Giắc có gì hơn là một sự tàn phế cao quý, bởi vì phần đầu tư thiêng liêng đã được đặt vào ông. Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài, sinh bởi một phụ nữ để phục hồi hình ảnh Ngài trong ông. Và trong khi Giắc không gây ấn tượng với quý vị bao nhiêu thì Chúa nhìn ông bằng cặp mắt khác. Ngài không coi trọng những thiên hà. Ngài quý trọng loài người, đặc biệt là những người được chuộc, được cứu khỏi tội lỗi bằng huyết. Giắc là một phần của “di sản vinh hiển Ngài” để khi quý vị cầu nguyện cho ông là quý vị cầu thay cho một người không phải tầm thường. Ngược lại, quý vị có thể thấy một thanh niên lưng gù có mụn trứng cá và vai thõng xuống, Chúa nhìn taấy một báu vật. Hãy nhớ điều này khi cầu nguyện. 

Nhưng cũng nhớ một điều khác nữa. Giắc cần biết Chúa cảm nhận gì về ông. Quý vị cũng cầu xin đôi mắt Giắc mở ra nữa. Một khi ông nhận được rằng ông thì rất quý giá đối với Chúa, cái nhìn của ông về cuộc đời sẽ thay đổi. Ông sẽ cảm nhận về ông khác hơn, ngẩng đầu lên cao hơn, mà không ngừng hạ mình. Ông sẽ thấy đi vào sự hiện diện của Chúa dễ dàng hơn. Đó là thay đổi trong ông mà quý vị và những người khác sẽ nhận thấy.

 

DẤU ẤN CỦA QUYỀN NĂNG

Số phận của chúng ta dường như do Washington, Mat-xcơ-va, Bắc Kinh, văn phòng có máy ̣điều hòa không khí của những đại công ty, hoặc là những phòng của một câu lạc bộ của giới thượng lưu. Quyền năng nào chúng ta có trên đời sống của chúng ta hoặc của người khác? Chế độ dân chủ thì tốt, nhưng một lá phiếu của Giắc có thể nào thay đổi số phận của ông hoặc của một người nào khác không? 

Phao-lô cầu nguyện cho người Ê-phê-sô ý thức được quyền năng hành động trong họ. Để trả lời câu hỏi của chúng ta về quyền năng nào và bao nhiêu, người ta nói, “quyền năng vĩ đại siêu việt Ngài” (Ê-phê-sô 1:19). Mát-xcơ-va? Washington? Làm thế nào quyền lực của họ ví sánh với quyền năng vĩ đại siêu việt của Đức Chúa Trời? Ngài không cầm những tổng thống, công ty, báo chí trong lòng bàn tay Ngài sao?

Chúng ta cũng cần phải mở mắt để nhìn sự kiện này nữa. Hai ngàn năm trước, mắt của các môn ̣đệ đã mở ra trong một phút khi quyền năng vô hạn của Đức Chúa Trời lăn nhẹ tảng đá hầm mộ và khiến cho Chúa Con sống lại. Không công ty hay chính quyền nào có thể làm điều này được. Và bây giờ, Đấng Christ sống lại, được tôn cao ngự trên toàn thể vũ trụ, trên mọi thần linh, chủ quyền, ma quỷ, thế lực.

Điều quan trọng là chúng ta không nói về thần học trống rỗng, nhưng là thực tế hằng ngày. Tất cả mọi quyền năng vô hạn này ở trong người tin Chúa (Ê-phê-sô 1:19). Vấn đề là phần đông các tín hữu không nắm được điều này. Mắt họ cần được mở ra không những cho hy vọng đang chờ họ và cho tình yêu thương của Chúa đối với họ, nhưng còn để cho quyền năng đang hành động trong họ nữa. Chỉ cần nhìn thoáng qua quyền năng vĩ đại đó là đủ thay đổi chúng ta ngay. Chúng ta không sử dụng nó vì không thấy nó. Đôi khi chúng ta không thấy nó bởi vì chúng ta không dạn dỉ để nhìn.

Quý vị có thể thấy chiến lược cầu nguyện của Phao-lô chưa? Phần đông chúng ta, khi chúng ta không quá chú tâm đến từ “phước,” thì lại bị kẹt vào những chi tiết nhỏ như vấn đề của Ma-ri, sự nản lòng của Bên, sức khoẻ của ông Mục sư. Tất cả mọi điều trên có thể là quan trọng, nhưng cầu nguyện, cũng như chiến trận, cần chiến lược.

Người ta nói Napoleon quan sát diễn tiến của chiến trường từ một vị trí thuận lợi, lặng lẽ phân tích tình thế trong khi quan sát. Vị Đại tướng chỉ huy cùng quan sát với ông. “Cái trang trại đó,” có một lần ông nói với Thống chế Ney, “cái trại ông thấy trên cái đồi kia. Chiếm lấy nó. Giữ nó. Nếu được, sẽ thắng trận.”

Khi cầu nguyện cho người Ê-phê-sô, Phao-lô ý thức được là nếu chiếm được yếu điểm thì sẽ thắng trận, những trận đánh lẻ tẻ không còn cần thiết. Những vấn đề nhỏ hơn thường là triệu chứng của những vấn đề lớn hơn. Cầu thay phải hướng về yếu điểm. Nó liên quan ̣đến chiến lược, không phải là những chiến thuật.

 Nếu có người cho rằng lời cầu nguyện của Phao-lô là thiêng liêng và không thực tế, đó là dấu chỉ của sự mù mờ về những gì là đời sống một người biết được số mệnh thật của họ là đồng cai trị cùng với Chúa Cứu Thế, mắt của người ấy mở ra để nhìn thấy hy vọng thật, người ý thức chắc chắn rằng dưới mắt Chúa họ thật là quý trọng, một người thoáng thấy sự kiện là quyền năng của Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ ở trong họ, người này không cần cầu nguyện cho những vấn đề nhỏ hoặc lớn mà người đối diện trong cuộc sống. Người ấy có thể xử lý chúng dễ dàng.

Nhưng Phao-lô chưa hoàn thành những cầu xin chiến lược cho người Ê-phê-sô. Trong Ê-phê-sô 3, ông khai triển vấn đề quyền năng, yêu cầu họ “nhờ quyền năng Đức Thánh Linh, tăng cường con người bề trong của anh chị em. Tôi cầu xin, bởi đức tin, Chúa Cứu Thế ngự trong lòng” của họ.    

Quyền năng trong Cơ-Đốc nhân không phải là nhiên liệu thô. Thay vì được nạp bằng nguyên tử năng dưới sự điều khiển của chúng ta, nó vọt lên từ sự liên hiệp giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta. Và bởi vì Thánh Linh, Chúa Cha và Chúa Con là Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nói rằng Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trong mỗi một chúng ta. Quyền năng thô thuộc về chúng ta. Nó vô hạn, không thể đếm được, không thể diễn tả ra được. Nó ở trong Giắc bởi vì Ba Ngôi ở trong ông.

Tuy nhiên dường như có một cái mẹo. Phao-lô cầu nguyện “bởi đức tin, Chúa Cứu Thế ngự trong lòng anh chị em.” Chúa Cứu Thế chưa ngự sao? Nếu Giắc tin Chúa, ông không thể khẳng định bất kỳ lúc nào rằng “Bởi Thần Ngài, Chúa Cứu Thế sống trong lòng tôi” sao? Tại sao Phao-lô lại cầu xin điều đã xảy ra?

Chúng ta đã nhìn một phần của vấn đề. Đức Chúa Trời trong tính toàn năng của Ngài có thể không hiện diện trong nhiều Cơ Đốc nhân. Hãy so sánh họ với những người chưa tin Chúa. Trong khi họ có thể có một hình dạng tin kính, đời sống của họ không biểu hiện quyền năng của sự tin kính. Bằng chứng nào của sự siêu nhiên có thể thấy được trong một tín hữu bình thường như anh Giô? Không nhiều lắm. Tại sao? Bởi vì người tín hữu bình thường như Giô không thật tin là Chúa hiện diện. Mắt anh chưa mở ra. đối với mọi ý định, Chúa Cứu Thế có thể xa cách anh lắm.

Bây giờ chúng ta không thể cầu nguyện cho một người nào khác ý thức được rằng có quyền năng lớn tiềm tàng trong họ trừ phi chúng ta cũng ý thức nó trong chúng ta. Mắt của chúng ta cần mở ra. Nhưng chúng ta không thể chờ phép lạ xảy ra. Theo nghĩa tḥực tiễn, Chúa Cứu Thế ngự trong chúng ta khi chúng ta tin là Ngài làm việc này.

Ngài hiện diện, thật vậy, Ngài sẽ hiện diện trong năng quyền khi chúng ta bắt đầu tin và hành động thích hợp. Và khi tình thế  ấy xảy ra, các bạn của chúng ta có thể bỏ những lời cầu nguyện tầm thường và chú tâm vào việc câu nguyện cho chúng ta “nhờ quyền năng Đức Thánh Linh, tăng cường con người bề trong.”

 

BÀN TAY YÊU THƯƠNG VỚI XUỐNG

Phao-lô cầu nguyện kết thúc cho người Ê-phê-sô. Rõ ràng là không có lời cầu xin nào có tính cách chiến lược hơn là tình yêu thương, bởi vì tình yêu thương vừa là bản tính của Đức Chúa Trời vừa là phẩm tính tối cao của kinh nghiệm Cơ Đốc.

Phao-lô cầu xin nhiều điều về tình yêu thương cho những người Ê-phê-sô: để họ “đâm rễ và lập nền trong tình yêu thương (Ê-phê-sô 3:17); để họ có thể hiểu và biết chiều rộng của nó, và để khi làm việc này họ có thể  “được đầy dẫy mọi sự sung mãn của Đức Chúa Trời” (Câu 19). Đó là những điều cầu xin đầy tham vọng. Thực ra còn lại ít để cầu xin một khi quý vị đã xin cho ai đó được đầy dẫy mọi sự sung mãn của Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy xem những lời cầu xin kỹ hơn. Dỉ nhiên là chúng liên quan với nhau và tự nhiên đưa cái này gần với cái kia. Trước tiên, điều gì đâm rễ và lập nền trong tình yêu thương? Phao-lô muốn rằng tình yêu thương là một cái gì rất cơ bản trong đời sống của người Ê-phê-sô. Câu hỏi của chúng ta phải chính xác hơn. Điều chúng ta cần biết là Phao-lô muốn nói về tình thương của chúng ta đối với người khác hay là tình thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Lời cầu xin thứ ba của Phao-lô chỉ cho tôi là đâm rễ và lập nền trong tình yêu thương có nghĩa là sống một cuộc đời trong đó mọi suy tư và hành động xuất phát từ ý thức được Đức Chúa Trời thương yêu chúng ta bao nhiêu.

Trong nhiều năm tôi sợ được yêu thương. Tôi không ngại ban cho tình thương (hay là điều tôi nghĩ là tình thương) nhưng không khó chịu khi một người nào, dù là nam, nữ hoặc trẻ con tỏ ra yêu mến tôi. Trong gia đình tôi chúng tôi không bao giờ học cách đối xử tình thương. Chúng tôi không chuyên môn trong việc tỏ bày hoặc nhận lấy tình thương. Tôi không có ý nói là chúng tôi không yêu thương nhau hoặc là tìm cách bộc lộ ra. Nhưng chúng tôi có tính người Anh.[1] Khi tôi lên mười chín và rời gia đình để tham chiến, cha tôi làm một điều chưa từng thấy. Ông đật tay lên vai tôi và hôn tôi. Tôi rất đổi kinh ngạc. Tôi không biết nói gì hay làm gì. Điều này khiến cho tôi lúng túng, trong khi cha tôi buồn lắm.

Nhưng vấn đề còn đi xa hơn thế. Trong nhiều năm tôi ý thức được là Chúa Giê-su yêu thương tôi, nhưng không muốn Ngài quá gần tôi với tình yêu của Ngài. Tôi muốn đi theo Ngài và tôi nghĩ là tôi có thể chết cho Ngài, nếu cần. Tôi yêu mến Ngài. Đôi khi tôi muốn bày tỏ tình thương lớn của tôi đối với Ngài trong sự cầu nguyện. Nhưng đồng thời tôi cũng sợ tình thương của Chúa quá gần tôi.

Một hôm tôi thấy một khải tượng thật với ba chiều và đầy màu sắc. Lúc ấy tôi đang cầu nguyện với những người bạn và ý thức được vấn đề riêng của tôi, sự lo sợ vì được thương yêu. Dần dần tôi nhận thức ra rằng bàn tay của Chúa Giê-su với tới trước tôi và chung quanh tôi. Những bày tay không chỉ xuất hiện. Dường như chúng đã ở đó nhưng trước đó tôi không chú ý đến. Tôi chú ý đến dấu đinh. Trong khi tôi hoàn toàn nhận ra tôi thấy một hiện tượng tâm linh. Tôi đổ mồ hôi và run sợ. Lệ tuôn tràn xuống má.

Những bàn tay với tới dường như mời tôi nắm lấy, nhưng hai cánh tay của tôi lủng lẳng như chì hai bên hông. Tôi rất muốn với lên, nhưng tôi bất lực. Ở dưới sự sợ hãi được yêu thương tôi cũng mong muốn được yêu thương, được biết là tôi được yêu, nhận lấy tình yêu thương. Sự hiện thấy và sự bất lực của tôi tượng trưng hóa vấn đề nội tại, tôi khóc cách cay đắng. “Chúa ôi, con muốn nắm lấy tay Chúa.” Tôi lập đi lập lại câu này, “Nhưng con không thể.” Dần dà sự hiện thấy lùi lại đằng sau tâm trí tôi, và trong sự yên lặng sau đó, là một sự quả quyết là cái rào cản chung quanh tôi dần dần bị tháo gở và tôi học để cho tình yêu thương của Chúa Cứu Thế bao bọc tôi và đổ đầy trong tôi.   

Và điều này đã dần dà thay đổi đời sống tôi cho nên bây giờ, ít nhất là trong một mức độ nào đó, tôi “đâm rễ và lập nền trong tình yêu.” Đời sống tôi lập nền trên tình yêu thương, tình yêu thương của Chúa Cứu Thế đối với tôi. Rễ của tôi hút chất dinh dưỡng từ tình yêu thương ấy.

Tôi không hiểu bằng phương tiện nào Đức Thánh Linh dạy những người khác đâm rễ và lập nền trong tình yêu. Tuy nhiên Chúa Cứu Thế không yêu thương một cách tiêu cực. Bằng cách này hay cách khác Ngài tìm cách tiếp cận chúng ta bằng tình yêu thương. Về phần của quý vị, đức tin thì quan trọng hơn là bất kỳ sự hiện thấy nào. Trong khi cầu nguyện hãy tin là Chúa Cứu Thế ngự trong lòng quý vị là Chúa thương yêu quý vị khi không có ai khác đã và sẽ thương yêu quý vị. Không có điều chi trong quý vị, trên trái đất, hay là dưới địa ngục có thể ngăn cản Ngài yêu thương quý vị. Và khi quý vị cầu thay cho Giắc, cũng xin cầu xin cho ông có thể “đâm rễ và lập nền trong tình yêu” khi ông cảm thấy là ông được thương yêu nhiều bao nhiêu.

Khi biết tình yêu thương vượt quá sự hiểu biết, chúng ta thay đổi. Và biết điều này bao gồm, ít nhất là ở một mức độ nào đó, hiểu được điều ấy. Nhưng ai có thể nắm bắt được một tình yêu sâu rộng?

Vị sứ đồ không cầu xin một điều lý tưởng, bất khả. Những người Ê-phê-sô phải hiểu “với mọi thánh đồ” tình yêu thương của Chúa Cứu Thế là thế nào. Mọi Cơ Đốc nhân phải nắm bắt nó, không phải hiểu một quan niệm trừu tượng nhưng cảm nhận là họ được yêu thương bằng một tình yêu không thể đo được.

Tôi có cảm tưởng là Phao-lô, khi ông diễn tả ý tưởng của ông bằng ngôn từ, phải phấn đấu ̣để chứa  những quan niệm quá mạnh trong những cái bình mong manh của lời nói. Hoặc là ông ý thức được giới hạn trong tư duy của người Ê-phê-sô và thấy khó bắt một nhịp cầu giữa điều có thực và điều họ cảm nhận. Tuy nhiên, như tôi ̣đã nói ở trên, lời cầu nguyện rất thực tiễn và để được nhậm lời. Ý Chúa là tất cả hết thảy con cái Chúa ý thức được tình yêu mà Phao-lô nói đến và mở mắt ra để nhìn thấy quyền năng của Ba Ngôi Thiên Chúa ở trong họ.

Nếu quý vị thấy khó tin điều này, hãy đọc câu theo sau lời cầu nguyện của Phao-lô. Viết nó ra rồi dán nó trên tường nơi giường ngủ. Có lẽ nó sẽ gia tăng đức tin của quý vị khi đọc, “Đức Chúa Trời là Đấng hành động trong chúng ta bằng quyền năng Ngài, có thể làm trổi hơn bội phần mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng.



[1] Người Anh ít bộc lộ cảm xúc. “Phớt tỉnh như Ăn-lê.” 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2