"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7333728
Đang truy cập:196

Đa-vít

 2 SA-MU-ÊN 6:1-23

Đa-vít

Chúa và Điệu Múa

Cầu nguyện có ý nghĩa rộng hơn là thưa chuyện với Chúa, bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn là những tương tác giữa Đức Chúa Trời và con người. Một vài cách cầu nguyện hiện đại khiến cho giới bảo thủ kinh ngạc. Đưa tay lên, nhịp chân, đàn ghi-ta điện, đánh trống ầm ỉ, kịch ngắn, tất cả định rõ đặc điểm của Hội thánh hiện đại. Mặc dù phần lớn của điều tôi mô tả được gọi là thờ phượng thay vì cầu nguyện, có những vấn đề chung cho cả hai, cần được giải quyết.

 Những người chủ trương thờ phượng tự do, nhiều người nhưng không phải hết thảy tạo thành một phần của phong trào ngũ tuần, nói đến điệu múa (bao hàm nhịp điệu và âm điệu) trong Cựu Ước. Có lẽ chúng ta nên xem hai chương trong sách Sa-mu-ên, liên quan ít đến hình thức của sự cầu nguyện hơn là thái độ nằm dưới hình thức. Đặc biệt, hãy nhìn xem hai thái độ phải hiện diện trong sự phối hợp: vui mừng và tôn kính. Âm thanh và cử động sẽ được thấy kém quan trọng hơn điều gì nâng chúng lên cao.

Trước tiên, chúng ta phải tập làm quen với bối cảnh của những phân đoạn được  nghiên cứu. Tôi xin bắt đầu vẽ ra bốn trường hợp, ba trường hợp trong những phân đoạn ̣đầu của chương sách.

 

ĐỀN THỜ DI ĐỘNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Hai con bò được mắc vào một chiếc xe thô sơ kéo một kho báu của thời cổ đã bị mất. Những tấm vải che phủ vật thánh bị mất. Vật này được bọc vàng. Mặt trời chiều lấp loé từ những cánh của hai chê-ru-bim đối diện nhau ở trên nắp một chiếc hộp hình chữ nhật, khoảng 1,15 mét bề dài, và 70 cm bề ngang.

Đáng ngạc nhiên, một đám đông chậm rãi theo sau hai con bò. Những ông hoàng, thầy tư tế, nông dân, đàn ông, đàn bà, và có thể là trẻ con người Phi-li-tin kinh ngạc. Trước mắt họ một phép lạ xảy ra, phép lạ là cao điểm của nhiều tháng của nhiều sự cố, khiến cho họ kinh hãi và khiến cho họ tôn trọng và sợ Đức Chúa Trời được tin là ngự ở giữa những chê-ru-bim.

Những biến cố kỳ lạ bắt đầu khi người Phi-li-tin lấy hòm bảng chứng, còn được gọi là ‘hòm của Đức Chúa Trời ‘ trong cuộc chiến với người Y-sơ-ra-ên. Họ đặt vật thánh trong đền thờ của thần Đa-gôn. Hòm Bảng chứng và thần Đa-gôn đối diện nhau trong đền thờ,  và sáng hôm sau, những vị tư tế kinh ngạc thấy thần của họ nằm sấp trước Hòm Bảng chứng. Họ mất tinh thần, đem đặt thần của họ vào vị trí cũ. Nhưng sáng hôm sau, họ càng bối rối khi thấy thần Đa-gôn lại rơi xuống đất và bể tan. Thân hình thì nằm dưới đất còn đầu và tay bị vở ra trên nền đá.

Đền thờ Đa-gôn ở trong thành Ách-đốt, và trong nhiều tháng sau đó, người dân trở thành những nạn nhân của bệnh tật vạ̀ dịch chuộc. Mọi người tin chắc là vị thần lạ không thân thiện đứng đàng sau sự cố này, và một sự kính trọng mới đối với Đức Chúa Trời lớn lên trong lòng họ. Những thầy tế lễ và thầy bói được mời đến để cầu vấn.

Nhiều biện pháp được đưa ra. Trước tiên là phải bồi thường cho Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên vì sự sỉ nhục mà Ngài phải chịu. Một con chuộc bằng vàng và mục hạch bằng vàng cho mỗi trong năm thành của Phi-li-tin. Những vật bằng vàng được đặt dọc theo Hòm Giao ước, trên một chiếc xe mới có những cây đòn mạ vàng được dùng để khiêng hòm. Một cặp bò  chưa từng kéo xe được chọn. Chúng nó phải là bò đang cho con bú. Bò mẹ phải lìa con, mang ách, xong được thả cho đi hoang.

Những chỉ đạo này không biết từ đâu đến. Không biết những nhà chuyên về ma thuật tìm đâu ra kết luận của họ. Tuy nhiên, khi người ta làm theo lời họ thì phép lạ xảy ra.

Bị mất con, chúng rống lên một cách thảm thương, hai con bò kéo chiếc xe nặng nề đến biên giới Y-sơ-ra-ên. Những con bò chưa có kinh nghiệm kéo xe thường phải gắng sức. Gánh nặng lạ lùng làm cho chúng sợ. Mỗi con có thể đi về một hướng để chạy trốn điều lạ và đáng sợ. Ngay như nếu chúng bình tĩnh, đó là một điều bất thường, thì chúng cũng quá lo cho các con bê để có thể bước tới. Tiếng rên rỉ̃ của chúng nói lên điều này.

Năm ông hoàng Phi-li-tin và một số người khác có mặt khi chỉ đạo của những vị tế sư được thi hành. Có lẽ hai con bò bắt đầu di chuyển không chắc chắn, rồi dừng lại, rồi lại đi nữa. Có lẽ chúng không do dự. Có lẽ chúng đi tự nhiên như con quạ sinh ra để bay vậy. Và khi chúng đi thì đám đông người Phi-li-tin đi theo sau trong đoàn diễu hành sợ sệt, mê hoặc. 

Chúng đi theo cái gì? Bàn thờ di động thì phổ biến trong thời cổ đại. Từ chê-ru-bim ở phía trên nấp hòm Đức Chúa Trời phán với tôi tớ Ngài. Bên trong Hòm Giao ước là một bình đựng ma-na, cây gậy đâm chồi của A-rôn và hai bảng Mười Điều Răn. Mười Điều Răn là điểm đặc thù của Hòm Giao ước, khác hơn các bàn thờ di động ở Trung Đông. Tại đây không có hình tượng. Đức Chúa Trời vô hình chọn ở giữa vòng và gặp gở dân Ngài tại nơi mà ý chỉ và những lời hứa thành văn của Ngài được giữ tại nơi kỷ niệm thánh.

Chiếc xe di chuyển chậm chạp qua biên giới. Đức Chúa Trời không cần người Y-sơ-ra-ên lấy lại. Ngài đem những kẻ bắt giữ trở lại như những tù nhân trong đoàn của người chiến thắng.

 

VUI MỪNG HÓA RA KINH HÃI

Mặt trời hoàng hôn rọi trên thung lũng màu vàng, nơi một tảng đá mọc lên giữa những cây lúa. Đàn ông, phụ nữ và trẻ con ở Bết-Sê-mết đang gặt hái. Thình lình tiếng kêu la làm cho con gặt chú ý. Họ ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một cảnh tượng kỳ lạ. Những tiếng la hân hoan vang dội quanh thung lũng. Hai con bò kéo một chiếc xe tiến về họ. Tức thì họ nhận ra Hòm Bảng chứng. Chậm chạp trên ngọn đồi, một đám người Phi-li-tin xuất hiện, quan sát một lúc từ xa trước khi quay về.

Thợ gặt quên vụ mùa. Trong vòng một giờ, chiếc xe bị chặt vụng ra, bò bị mổ, và hòn đá Bết-Sê-mết biến thành một bàn thờ có sẵn. Con gặt vui mừng ca múa lần đầu sau nhiều tháng khi họ dâng sinh tế cho Chúa.

Điều gì xảy ra sau đó không được rõ ràng. Một vài bản dịch Kinh Thánh lên án một số người nam ở Bết-sê-mết tìm cách nhìn vào Hòm. Những bản dịch mới hơn tiếp cận được nhiều bản Kinh Thánh chép tay cổ cho rằng một số người nam “không mừng vui” như những người khác. Có một điều gì đó, không rõ là điều gì, sai trật. Bất ngờ bảy mươi người nam chết.

Trong phúc chốc, không khí  lễ hội tan biến. Sợ hãi và mất tin thần bao phủ như một đám mây trên thung lũng. “Dân chúng than khóc,” bởi vìChúa diệt bảy mươi người trong số họ” (1 Sa-mu-ên 6:19). Sợ hải khiến họ xa Chúa. Mối hiểm nguy đe dọa họ. Cái hòm không có vẻ gì là bùa hộ mạng, thần hộ mạng họ cũng có thể  là quan xét của họ. Họ không sở hữu Ngài hoặc làm chủ Ngài nhiều hơn người Phi-li-tin, và ai lại muốn một Đấng khó lường như vậy ở gần?

Sau cùng Đức Chúa Trời được lưu đày đến một nơi tên là Ki-ri-át Giê-a-rim, nơi người Ga-ba-ôn cư ngụ. Một người được giao trách nhiệm canh giữ Ngài, gần như là một con thú nguy hiểm, trong khi “Toàn dân Y-sơ-ra-ên khóc lóc quay về với CHÚA” (1 Sa-mu-ên 7:2). Họ than thở trong hai mươi năm. Và cho đến lúc ấy họ vẫn chưa hiểu.

            

SỰ CHẾT VÀ TÀI SẢN

Than thở cuối cùng cũng ngưng. Đa-vít và một đám đông mang Hòm Giao Ước về Giê-ru-sa-lem. Trong khi đoàn người trở về một cuộc ăn mừng khởi đầu như Y-sơ-ra-ên chưa từng thấy. Nhạc vang rền trong không gian, đàn ca xướng hát. Người ta cười ̣đến ngưng thở, nhảy múa vui mừng khôn xiết. Đức Chúa Trời trở về đền thánh Ngài. Không ai nhảy múa tự nhiên như Đa-vít.

Ca, hát, cười, múa, tất cả đều là những biểu hiện của sự thờ phượng và vui mừng vì Chúa. Những thứ này hợp rất ít với ý niệm về cầu nguyện theo quy ước, và mong là nó không phải là hình thức duy nhất của sự cầu nguyện. Cầu nguyện có thể là khóc than cũng như nhảy múa. Rên rỉ hoặc là ca hát. Có thể là đặt câu hỏi, lập luận, cầu xin, tranh luận, hoặc là cuối đầu im lặng. Nhưng ở đây chúng ta đối phó với cầu nguyện như là nhảy múa, khảy đàn, đánh trống và ca hát.

Mọi sự xảy ra tốt lành cho đến khi đám đông bắt đầu nghỉ qua đêm gần một nông trại. Khi chiếc xe mới được kéo đến một sân đạp lúa, xe bị lắc lư đến độ cái hòm bị nghiêng. Một trong những người giữ hòm, U-xa, đưa tay ra đở cái hòm. Lập tức ông ngã chết.

 Dường như lịch sử của hai mươi năm về trước tái diễn. Một khi sự rối loạn ban đầu lắng xuống, một sự trang nghiêm và yên tĩnh bao trùm lên đám đông mệt mõi. Ngay cả Đa-vít cũng tức giận và cay đắng. Ông cũng hoảng sợ nữa. Mọi ước muốn nhảy múa lìa khỏi chân ông. Dự án lớn của ông kết thúc trong thảm kịch và hổ thẹn.

Hòm Giao Ước được đặt trong nhà ông Ô-bết Ê-đôm người Gát, và những người tham dự trở về Giê-ru-sa-lem, nhưng khi đám đông đã đi thì một sự vui mừng mới và thịnh vượng mới bắt đầu vào nhà Ô-bết Ê-đôm, và trong ba tháng tiền của vào nhà.

 

KẾT THÚC CỦA MỘT CUỘC HÔN NHÂN

Điều chi khiến cho Đa-vít đổi ý và trở lại với Hòm Giao Ước? Chắc là tin đồn về phước Chúa ban cho Ô-bết Ê-đôm khiến cho ông suy nghĩ. Nhưng điều chi đảm bảo là tấn thảm kịch sẽ không tái diễn? Nguyên do nào khiến cho Chúa giận? Làm thế nào để biết chắc là điều ấy sẽ không tái diễn? Nếu tôi là Đa-vít, tôi sẽ run sợ khi đến Hòm Giao Ước. Sẽ không có đàn ca, nhảy múa, nhưng chỉ là cúi đầu và bước đi với lòng tôn kính.

Thật sự có một sự thay đổi xảy ra. Sinh tế được dâng lên trước khi đoàn người ra đi, nhưng tôi không ám chỉ đến điều này. Sinh tế được dâng lên ở Bết Sê-mết, nhưng bảy mươi người đã chết. Sự khác biệt là lần này Hòm Giao Ước được những người khiêng, không đặt trên xe để trình diễn như rước kiệu trong thời cổ (xem 2 Sa-mu-ên 6:13). 

Tại sao sự khác biệt thì quan trọng? Những chỉ đạo cẩn thận đã được ghi ra trong luật tế lễ. Những cây đòn mạ vàng xỏ qua những vòng ở phía dưới của Hòm Giao ước được thiết kế để cho người Lê-vi khiêng hòm. Điều này có nghĩa là người khiên được sự hiện diện thánh lèo lái.

Nhiều trăm năm trước đó, Đức Chúa Trời đưa dân Ngài qua sông Giô-đanh, trong khi những thầy tế lễ khuân hòm đưa họ vượt qua dòng nước cuồn cuộn (xem Giô-su-ê 3:1-6). Chúa cai trị trên vai người khiên. Họ tôn kính Ngài khi họ mang Ngài trên vai, và họ đầu phục Ngài. Con ngựa nghe lời người cưỡi nó, và người cưỡi càng mạnh bao nhiêu thì con ngựa càng phục tùng bấy nhiêu.

Chuyện nhỏ thôi, nhưng có sự khác biệt lớn giữa Đức Chúa Trời và loài người. Chúa không phải là một vật để trưng bày hay là bùa chú, nhưng Ngài cai trị và hướng dẫn dân Ngài.

Tôi không nghi ngờ là bài học về sự tôn kính ̣đã ăn sâu vào lòng của Đa-vít, nhưng ông có thể thấy sự tôn kính và vui mừng thì tương hợp. Cho nên nhạc lại trổi lên, các ca sĩ hết lòng xướng hát, và Đa-vít dẫn đầu đoàn người vui mừng nhảy múa từ nhà của Ô-bết Ê-đôm về Giê-ru-sa-lem. 

Khi tiếng kèn thổi lên và đám rước hồ hởi đi ngang qua cửa sổ dưới cung vua, Mi-canh, vợ Đa-vít, cảm thấy xấu hổ. Đám đông càng nhiều. Dâng hiến thêm lên. Thức ăn được phân phát. Toàn dân giải tán, mệt mõi, biết ơn, và thỏa lòng. Nhưng bà vợ khinh bỉ gặp Đa-vít trong cung. Đôi mắt bà loé lên, và  chế giễu chồng. Bà cho rằng ông làm trò hề.

Sư liên hệ không được êm ấm của họ kết thúc ở đó.

 

TÀ DÂM THUỘC LINH

Mi-canh đúng không? Nhảy múa, ca hát tự nhiên có phải không gì hơn là sự mất phản xa ̣của con người không? Những đàn ông và phụ nữ có hành động như người man rợ, giống như những kẻ say rượu, không có gì liên quan đến cầu nguyện không?

Đa-vít không nghĩ như thế. “Ấy là trước mặt Chúa,“ ông tuyên bố, ...và tôi vui đùa trước Chúa.” Nếu quý vị xem lại những đoạn tôi tóm lược, có bằng chứng nào cho thấy sự ca tụng tự nhiên xúc phạm Chúa không? Điều đó có thể không thích hợp với một vài người, nhưng ai lại quan tâm đến phẩm giá của mình trước Chúa T́ối Cao? Phẩm giá của Chúa mới quan trọng. Và phẩm giá của Chúa bao gồm trong giá trị và sự uy nghi nội tại của Ngài, chứ không phải là khả năng che dấu cảm xúc sâu kín của Ngài. Phẩm giá chỉ có thể gìn giữ bằng cách che dấu điều tôi cảm nhận không phải là phẩm giá. Nó được biết đến như là một người phô trương. Chúng ta không được tạo ra theo hình của người phô trương.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Anh quốc, cho nên tính bảo thủ nghịch với điều mới. Trong những buổi nhóm mà người ta đưa tay lên tôi cảm thấy bị thấp khớp. Tôi không thể nhảy múa trong tâm linh hơn là tôi có thể làm một nghệ sĩ nhào lộn. Tuy nhiên tôi biết rằng khi cần cho phép những người theo mốt nhất thời, những người không thật, Thánh Linh của Chúa ban ơn cho họ để thờ phượng như Đa-vít. Ấy không phải là chống đối lại ăn mừng, ngay cả việc ăn mừng thiếu trang nghiêm. Thật vậy, nếu ch́úng ta dựa vào sức nặng của sự uyên thâm, đó là vì ham muốn ăn mừng mà bảy mươi người Bết-sê Mết thiệt mạng.

Tôi bắt đầu chương sách này bằng cách gợi ý rằng hai thái đ̣ộ phải được phối hợp khi chúng ta tiếp cận Đức Chúa Trời trong khi cầu nguyện, dù cho cầu nguyện theo hình thức nào: vui mừng và tôn kính. Thiếu vắng sự vui mừng, đặc biệt là khi vui mừng là thích hợp, là tội. Lạnh lùng đối với Chúa hoặc là oán giận Ngài có thể trong sự hiện diện của Ngài trở thành những giọt nước rơi lên lò lửa, bị đốt thành ra lãng quên. Chúng ta phải tiếp cận Ngài với lòng biết ơn, ca ngợi, và cảm tạ. Vui mừng mà không tôn kính là tà dâm thuộc linh, và chúng ta đang sống trong thời kỳ này. Trong số chúng ta không thuộc phong trào ân tứ có những cách vui mừng bất kính trước mặt Chúa. Chúng ta có những người hướng dẫn thờ phượng có hàm răng trắng, kêu gọi chúng ta cười. Chúng ta được kêu gọi làm cho rui của máy nhà run rinh khi ca hát, và có khi chúng ta làm, kinh nghiệm thế nào là mừng vui, với âm điệu lẫn ý nghĩa của bài thánh ca. Chúng ta bắt đầu mừng vui. Như chúng ta đã học trong chương nói về Gióp, chúng ta cần tập tôn kính trong khi vui mừng.

Tôn kính bắt đầu bằng kính sợ, mặc dù tôn kính và sợ hãi không đồng nghĩa. Sợ hãi có thể đưa đến tôn kính, nhưng cần phân biệt hai thứ.

Kính sợ, trong những đoạn chúng ta đã xem qua, là đáp ứng lại cơn giận của Đức Chúa Trời. Cơn giận của Chúa ở Bết-Sê Mết khiến cho người dân sợ Ngài và dời Hòm Giao Ước đi. Điều này tự nó cho thấy kết quả của sự sợ hãi và tôn kính khác nhau ra sao. Sợ hãi đưa chúng ta xa Chúa. Tôn kính đem chúng ta run sợ đến chân Ngài. Cơn giận của Ngài đối với U-xa (2 Sa-mu-ên 6:7) cũng khiến cho Đa-vít vừa giận vừa sợ. (2 Sa-mu-ên 6:8, 9).   

Trong khi chúng ta chịu đựng ý tưởng tôn kính đối với Chúa, nó khiến chúng ta e ngại là sự sợ hãi đáng là phương tiện mà từ đó tôn kính được học, và nó khiến chúng ta e ngại nhiều hơn là cơn giận của Chúa là điều rõ ràng dấy lên sự kinh sợ. Chúng ta cũng bị mất tinh thần bởi ý tưởng sợ hãi trong lòng và của cơn giận của Chúa. Một phần chúng ta hoang mang bởi vì chúng ta nghĩ rằng cơn giận của Chúa giống như của chúng ta, trong khi không có chi xa sự thật hơn.

Ví dụ, cơn giận của tôi, thường đến từ sự thiếu kiên nhẫn. Cây viết chì của tôi gãy, tôi đặt nó vào máy bào cho nhọn, nhưng đầu nhọn bị gãy. Tôi đưa nó vào máy và đầu nó lại gãy. Tôi gấp rút và hết kiên nhẫn. Đức Chúa Trời không bao giờ gấp rút. Cây viết chì gãy không làm phiền Ngài.  

Nhiều khi khác, tôi giận vì yếu đuối và bất lực. Chính quyền, chủ nhân, sở thuế, mọi người đưa tôi đến con đường không thể quay lại. Tôi càu nhàu, nổi quạu bởi vì không thể làm gì được. Tôi bấm còi trên đường ùn tắc. Đức Chúa Trời không cần nổi giận. Ngài không bao giờ bức xúc. Ngài toàn năng. Không có gì chống lại ý chỉ của Ngài.

Tôi thấy nhiều ông tức giận vì họ sợ. Chúa không bao giờ sợ. Tôi thấy nhiều ông giận dữ bởi vì họ không dám nói ra điều họ nghĩ. Họ không dám nói với vợ điều họ cảm thấy, nên họ đánh chó. Đức Chúa Trời không sợ nói điều Ngài muốn. Ngài không cần phải trút sự bực tức của Ngài trên người vô tội.

Cho nên, cơn giận của Đức Chúa Trời là gì? Đó là sự nhất quyết chống lại tất cả mọi điều tà ác. Đôi khi chúng ta nghe nói cơn giận của Chúa bị “khơi dậy,” Kinh Thánh dùng hình thái tu từ. Bởi vì cơn giận của Chúa thì cố định. ́ tuyệt đối, không biến thiên, mãi mãi. Đó là một phần của Ngài. Ngài không thể là Đức Chúa Trời và ngưng cơn giận không thay đổi trước tà ác. Ngài giận bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời, cũng như Ngài là tình yêu thương bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài giận chính quyền thối nát, hung bạo, đàn áp, bạo động, khủng bố, bóc lột, mà mọi thứ tà ác mà con người đối xử với con người.

Nhưng Chúa dằn cơn giận. Ngài lắng chịu trong sự phán xét. Và khi cơn giận của Ngài bộc phát, Ngài có mục đích nghiêm trọng để phô bày.

Nhưng tại sao Chúa lại cần làm cho con người sợ? Chúng ta khờ dại để cho rằng sợ hãi là xấu. Sợ hãi có thể xấu hoặc tốt tùy theo hiệu quả của nó trên chúng ta. Trẻ con sợ lữa dẫn đến sự sợ sức mạnh tàn phá của lữa, và giúp nó sử dụng lữa một cách khôn ngoan. Nếu không sợ trẻ con có thể bị bỏng nặng. Tốt hơn là một đứa trẻ sợ lữa hơn là bị đốt. Nhưng tốt hơn cho đứa trẻ, qua sự sợ, học được rằng mức độ tôn trọng khiến cho nó điều khiển được lữa.

Sợ hãi, do đó, là bàn đạp làm giàu tâm linh. Không lo sợ, chúng ta gặp nguy hiểm mà chúng ta hiểu rất ít hoặc không hiểu chi hết. Nếu thông qua sợ hãi chúng ta tập tôn kính Đức Chúa Trời, chân chúng ta sẽ bước trên con đường dẫn đến khôn ngoan.

Một điều chúng ta có thể biết chắc. Đức Chúa Trời không giận U-xa hoặc là những người ở Bết-Sê Mết. Có một lý do Ngài bộc lộ cơn giận ra lúc bấy giờ và trong cách đó. Trong cả hai trường hợp một hậu quả tốt lành theo sau đó. Dân Y-sơ-ra-ên học được rằng Đức Chúa Trời của họ là Đức Chúa Trời trên hết mọi thứ. Ngài không phải là lá bùa hộ mệnh. Họ không sở hữu Ngài như là một tài nguyên của quốc gia. Ngài là Đức Chúa trời ‘của họ’ chỉ theo nghĩa là Ngài chọn họ vì ân huệ, không phải họ chọn Ngài. U-xa cũng như bảy mươi người Bết-Sê Mết không bị đối xử bất công. Mỗi người trong số đó đáng phải chết nhiều lần. Trong sự thương xót, Chúa cho phép sự đoán phạt của Ngài trên họ để cảnh tỉnh Y-sơ-ra-ên nói chung và Đa-vít nói riêng cho điều gì họ rất cần biết: Ngài là Đức Chúa Trời, và loài người là loài người, và sự hiện diện của Ngài giữa vòng họ là một đặc ân mà loài người không bao giờ xứng đáng và xem như là tự nhiên.

Rõ ràng từ những thi thiên Đa-vít đã ý thức về sự kiện này trong quá khứ. Nhưng ông đã quên. Cái chết của U-xa là một sự nhắc nhở bất ngờ về thân vị và bản tính của Đức Chúa Trời. Nhiều tháng trôi qua và tin tức khích lệ từ phước lành của Ô-bết Ê-đôm đến tai ông, sợ hãi hóa ra tôn kính, và cùng với lòng tôn kính, vui mừng trở lại. Tà dâm biến thành quý chuộng.

Hãy nhảy múa nếu quý vị muốn trước mặt Đức Giê-hô-va. Ca ngợi Ngài không dè giữ. Hãy vui mừng trước Chúa, vổ tay. Đàn ghi ta, đánh trống, nhịp chân, chuyển động thân thể.

Nhưng nên nhớ là quý vị đang ở trong sự hiện diện của Chúa. Ngài ban hơi thở cho quý vị. Ngài cầm trái tim của quý vị trong tay Ngài. Điều này không làm tổn hại quý vị bởi vì trong trường hợp này, huyết của Con Ngài đã đáp ứng yêu cầu của Ngài. Và vì cớ danh Ngài Chúa chào mừng quý vị với tình thương. Hãy vui mừng với sự tôn trọng và kính sợ.


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2