"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7333716
Đang truy cập:189

Người Che Miệng

 Gióp 38:1-7; 40:1-5; 42:1-6

 

Người Che Miệng

 

Ban đầu tôi không thấy có lý do để viết về lời cầu nguyện của Gióp. Những lời cầu nguyện trước đều liên hệ tới cuộc sống của chúng ta. Nhưng một số lời cầu nguyện Kinh Thánh ghi nhận, như lời cầu nguyện của Gióp thì dường như không có. Chúng minh họa một cuộc trực diện Chúa, việc này lấn áp người kinh nghiệm nó.

Tôi xin giải thích thêm về cuộc trực diện với Chúa. Chúng ta đã biết Đức Chúa Trời chọn mạc khải cho loài người không chỉ trong nhiều cách nhưng còn qua nhiều mức độ. Chúng ta lúc nào cũng sống trong sự hiện diện của Ngài và có thể vui hưởng điều này khi chúng ta rèn luyện đức tin. Nhưng ý thức về sự hiện diện của Chúa thay đổi theo một số yếu tố, quan trọng hơn hết là mức độ mà Ngài chọn để  xuất hiện. Cho nên, trong khi quỳ trước ngôi ân sủng, tôi có thể biết một cách khách quan là tôi đang ở trong sự hiện diện của Ngài, tôi có thể không kinh nghiệm được một cách chủ quan điều chi nhiều hơn là vui mừng thầm lặng.

Dù vậy, thỉnh thoảng Chúa chọn vén bức màn che khuất sự vinh quang của Ngài với một ông hoặc một bà. Chúa Giê-su đã làm điều này trước ba môn đệ trên Núi Hóa hình. Trước đó, Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng hằng ngày sống trong sự hiện diện của Chúa của vinh quang. Họ học từ Ngài, họ yêu mến Ngài. Sống với Ngài có khi lòng họ hân hoan, có lúc họ bị cáo trách. Nhưng trong mọi lúc, dù họ tưởng họ biết Ngài, vinh quang của Ngài bị che đậy. Đáp ứng của họ lại mạc khải trên Núi hóa hình thì sâu sắc. Tại thời điểm này, Chúa Cứu Thế trở nên hiện diện trong kinh nghiệm của họ nhiều hơn bao giờ hết, và họ bị choáng váng.       

Muốn biết cảm nhận của họ như thế nào, quý vị có thể tưởng tượng một người quen sống trong sa mạc sửng sốt khi nhìn thấy biển lần đầu; một người quen sống nơi thành phố thình lình được đưa lên đỉnh núi Matterhorn ở châu Âu, hoặc một ông giám đốc thình lình được đưa xuống đáy biển, ở giữa đám san hô. Tuy nhiên, để cho sự trực diện với Đức Chúa Trời có thể phấn khích nhiều kỳ quan, xuất thần, kinh hoàng, hoặc hổ thẹn hơn là một sự phơi bày ra với tạo vật của Ngài, dù cho nó có mới và kịch tính như thế nào. Giăng “ngã nhào xuống chân Ngài như đã chết” (Khải huyền 1:17). Đa-niên cảm thấy không còn sức trong hoàn cảnh tương tợ (Đa-niên 10:8). Ê-sai kêu lớn: “Khốn nạn cho tôi! (Ê-sai 6:5). Không ai gặp Chúa như thế mà có thể quên việc gì đã xảy ra. Đó là trang giấy màu ở giữa giấy trắng, mực đen của tiểu sử của họ.         

Những người viết sách nói về cầu nguyện thường chọn một trong hai thái độ gặp gở Đức Chúa Trời. Họ có thể quên mình đi, hoặc là giới thiệu họ như những hạt trai phải được tìm ở trên nữ trang của sự cầu nguyện bình thường. Những người viết mến mộ huyền bí có cơ nguy theo con đường thứ hai.

Tôi vui lòng chọn theo con đường thứ nhất là quên lửng vấn đề. Kinh nghiệm huyền bí không nên được tìm kiếm. Giăng không tìm thị tượng của Chúa vinh hiển của ông. Ê-sai, chúng ta có thể nói là ông bất chợt gặp Chúa trong đền thờ. Tôi biết không có người nào trong Kinh Thánh sắp xếp để được kinh nghiệm như thế  ngoại trừ Môi-se, và ông bắt đầu gặp khi ông cầu xin được thấy sự vinh hiển Chúa. Chúa khởi xướng việc truyền ̣đạt giữa Ngài và tạo vật. Cho nên nếu Ngài chọn xuất hiện trên kênh truyền hình màu thay vì qua thư từ hoặc điện thoại thì đó là việc của Ngài.

Tôi không thấy cần thảo luận dài dòng những kinh nghiệm mà phần đông chúng ta không bao giờ có. Tuy nhiên tôi cảm thấy lời cầu nguyện của Gióp có lý do để được Kinh Thánh ghi nhận. Cũng có điều chi cho chúng ta cũng như cho Gióp. Nhưng đó là gì?

 

MẶT TRÁI CỦA SỰ RIÊNG TƯ

Một ngày kia Cơ Đốc nhân sẽ được biến hóa về phần xác. Lúc ấy, có thể  là tình trạng ngây ngất khi chúng ta kinh nghiệm sự gần gũi Chúa. Nó sẽ không tràn ngập chúng ta trong một cách như nó tràn ngập như bây giờ. Có kinh nghiệm rất ít về việc gặp gở như thế, tôi sẽ kinh hãi để cầu xin như Môi-se đã xin. Tôi biết là thân và hồn tôi không thể chịu nổi, dù sự mạc khải thì vinh hiển đến đâu.

Như vậy, tại sao Kinh Thánh lại kể lại cho chúng ta vấn đề đó́? Những kinh nghiệm ấy có lợi ích chi về phương diện tâm linh chăng? Điều chi xảy cho người đọc chuyện đó́? Điều gì xảy đến với người trải qua trường hợp đó́? Kết quả trong đời sống riêng tư của tôi không không thuộc về loại cao của tình trạng thuộc linh nhưng là một sự kính sợ thánh mà tôi chưa từng trải nghiệm. Và tôi tin là những ký thuật trong Kinh Thánh nhầm để cho chúng ta nhìn thấy để dạy chúng ta lòng tôn kính. Tôi hy vọng điều Gióp đã trải qua tẩy sạch và ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta đối với Chúa. Trong khi, một đàng, chúng ta không bao giờ mất sự tự do để dạn dỉ và vui mừng tiến vào ngôi ơn phước bởi đức tin, chúng ta phải học cách tôn kính Chúa trong mối quan hệ với Ngài.

Chúng ta biết ít về kính trọng ngay trong mối quan hệ với con người. Một số cố gắng để gần gũi của chúng ta chỉ tạo ra đối lập giữa chúng ta và những người mà chúng ta tìm cách  thân thiện, cho nên chúng ta nói: “Thân quá hóa nhờn.” Khi chúng ta tìm cách thân thiết, chúng ta thường đi lạc hướng. Chúng ta lầm lẫn giữa thâm giao và sơ giao. Chúng ta cần thâm giao, thân thiết thật, nhưng lại thực hiện sơ giao. Thân thiết thì hiểm nghèo, biết và được biết một cách thâm sâu. Quen biết sơ sơ có thể tạo ra ảo tưởng của sự thân thiết, nhưng an toàn hơn, chỉ liên quan đến biết sơ sơ.

Người Ga-li-lê quen biết Chúa Giê-su. Nhưng họ không biết rõ Ngài. Họ quen cha mẹ Ngài. Họ thấy Ngài lớn lên như một thanh niên, họ nhìn thấy năng khiếu làm nghề mộc của Ngài. Nhưng sự quen với Ngài khiến họ mù lòa về bản tính thật của Ngài. Họ thờ ơ xếp loại Ngài, đặt Ngài vào một cái ngăn trong tâm trí của họ. Có lẻ đôi khi họ chế diễu Ngài dựa trên điều họ quan niệm về Ngài. Sự quen biết của họ là sự quen biết của điều mà họ muốn thấy, điều họ nghĩ là họ thấy.

“Tôi biết Giê-su,” một người nói. “Tôi biết anh từ bé, con ông Giô-sép. Người thợ mộc giỏi. Đứa trẻ ngoan. Nhiều khi ít nói. Tôi trò chuyện với cậu mỗi ngày. Họ biết Chúa quá nhiều nên Ngài không thể  làm dấu lạ vì họ thiếu đức tin.

Thân thiết không thể xảy ra mà không có kính trọng. Và kính trọng phải dựa trên sự kiện là người mà chúng ta muốn thân thiết là một người độc nhất được tạo ra theo hình Đức Chúa Trời. Chúng ta cần thấy nhiều hơn là hình dáng bề ngoài, nhiều hơn tiếng nói hoặc là nội dung của lời nói. Chúng ta phải nhìn thấy những phép lạ sống động của một người trong người đó sự sáng tạo liên tục của Đức Chúa Trời được thể hiện--một tác phẩm của Chúa quí giá vô hạn bởi vì Chúa tạo ra theo hình Ngài và được chuộc với sự chết của Con Ngài.

Chúng ta có thể thực thi thân thiện trong khi mang khẩu trang và trong khi lơ là với sự diệu kỳ của bản ngã của người khác. Và bởi vì chúng ta chỉ thấy điều gì chúng ta muốn thấy và không phô bày ra điều gì ngoài hình ảnh mà chúng ta muốn chiếu lên (dù cho nó hoành tráng hay thảm thương), chúng ta liên hiệp với sự khinh thường hỗ tương.

Sự thân thiết bao hàm hiểu biết thật. Quen biết là ảo tưởng của sự quen biết, chỉ cái phần của một người mà tôi có thể đối phó.

Người đàn ông chuyên môn dụ dỗ phụ nữ không thật biết họ. Anh ấy biết vài phản ứng của họ và có thể tính toán cách nào để chiếm được điều anh ta muốn. Đó không phải là thân thiết. Anh ta không quan tâm gì đến hy vọng của họ, nỗi lo sợ nội tâm, những khát vọng, và những niềm vui của họ. Nếu họ tìm cách chia sẻ với anh thì anh sẽ nói: “Em à, anh cũng thường cảm thấy như thế đó” hay là “Ồ, hãy quên nó đi em ơi. Em không thích nó đâu.” Người ấy không muốn có tình thân thiết, chỉ muốn xác thịt thôi.

Nhiều ông chồng hay bà vợ có thể có thái độ như vậy. Điều có mục đích làm cây cầu dẫn đến tình thân thiết có thể đưa đến lãnh đạm, nhàm chán, hoặc là xem thường.

Cha mẹ có thể quen với con cái và con cái quen cha mẹ mà không thật sự thông hiểu nhau. Tình thân thiết bao gồm việc nghe và lắng nghe với sự kính trọng. Nó cũng bao gồm sự khiêm nhường đủ để chia sẻ những bí ẩn của con tim của quý vị, miễn là quý vị biết là việc này sẽ giúp người mà quý vị chia sẻ và không chồng chất lên họ.

 Không may là chúng ta sống trong ngày mà các nhà tâm lý và xã hội ý thức được chúng ta cần tình thân. Những nhóm nhỏ, cũng như sự chia sẻ của Cơ Đốc nhân cố gắng thực hiện tình thân thiết mà chúng ta khao khát. Nhưng chúng ta thất bại bởi vì chúng ta không tôn trọng và kính trọng tác phẩm của Đức Chúa Trời trong con người mà với họ chúng ta tìm tình thân thiết. Chúng ta học cách quen biết, tự nhiên, nhưng không bao giờ thực sự thân thiết.

 

THIẾT HỮU TRÊN TRỜI

Thường thường có sự chuyển tính tự nhiên, ngay cả thiếu trang nghiêm qua cách cầu nguyện hiện đại. Đức Chúa Trời thường được xem như một người đàn ông tốt lành. Ngày nay Ngài trở nên một “Thiết hữu trên trời.” Chúng ta có thể cố gắng thành thật, cởi mở, tránh nghi lễ, rập khuôn và vân vân, mọi thứ đó đều tốt. Cầu nguyện đàm thoại, ví dụ, có thể là một bước đột phá đối với một số người. Nhưng bởi vì chúng ta là con người, chúng ta không phân biệt được sự đáng kinh sợ.

Gần đây tôi hướng dẫn một buổi nhóm cầu nguyện của một nhóm lãnh đạo Cơ Đốc. Sau khi đọc Kinh Thánh và chia sẻ, tôi gợi ý: “Chúng ta dành thì gian thờ phượng để cho lời cầu xin của chúng ta được tập trung khi chúng ta tự nhắc nhở về sự uy nghi của Đức Chúa Trời.” Mọi người gật đầu tán thành, nhưng rõ ràng là từ lời cầu nguyện của họ là không người nào hiểu.

“Cảm tạ Chúa, vì đặc quyền được tiếp cận Ngài,” một người cầu nguyện. “Cảm tạ Chúa vì những phước lành Chúa ban. Xin Chúa giúp đở chúng con vâng lời Ngài. Cầu xin Chúa ban phước trên những buổi nhóm và ban cho...” Có người cầu xin,”Cảm tạ Chúa nhắc nhở chúng con thờ phượng Chúa nhiều hơn. Xin Chúa tha thứ chúng con vì không làm điều này. Xin tha thứ chúng con không yêu thương nhau nhiều. Xin giúp chúng con thành tín hơn mỗi ngày, làm chứng qua môi miệng cũng như qua lối sống. Cầu xin Chúa ban phước cho những giáo sĩ...”

Cảm tạ, tốt. Ca ngợi vì những việc bình thường, ngay đến những phước thiêng. Nhưng đối với một tấm lòng nôn nao tôi ý thức là những người cầu nguyện mờ mắt trước sự uy nghi và vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Tôi không thể phê phán những lời cầu xin như thế. Nhưng rõ ràng là nếu những lãnh đạo Cơ Đốc nhận được khải thị của một Đức Chúa Trời được tôn cao thì lời cầu xin của họ tập trung vào Ngài nhiều hơn. Những lời cầu nguyện có thể là, “Lạy Chúa, khi chúng con nhìn thấy rõ chính Ngài, chúng con lấy làm ngạc nhiên vì Chúa chú ý đến chúng con. Chúng con bị ngập tràn bởi sự vinh hiển Ngài. Chúng con chỉ có thể công bố, ‘ Lạy Chúa, Ngài thật xứng đáng được tôn quý, ca tụng, quyền thế, và quyền năng.’ Chúng con quỳ lạy trước Ngài và hân hoan được biết chúng con là tạo vật ủa Ngài, nô lệ được Ngài chuộc. Tình yêu thương của Ngài không có chi sánh được, và chúng con không có lời gì để có thể phóng đại nó.” Chúng ta cùng xem bài cầu nguyện của Gióp, và nhờ Thánh Linh nhắc nhở chúng ta là chúng ta cần học cách run sợ, cũng như ̣đến gần.      

 

MONG ĐƯỢC CHẾT

Không ai biết được quyển sách này được viết lúc nào, nhưng chắc chắn nó là một trong những sách cổ hơn hết. Một số học giả cho rằng ban đầu chỉ có câu chuyện của hai chương đầu và phần sau của chương 42. Họ tranh luận rằng một trước giả khác về sau viết phần giữa. Phần này sử dụng thi ca để ký thuật phần thảo luận ý nghĩa của bi kịch của Gióp. Dù sao sách được Đức Chúa Trời thần cảm.

Gióp là một người tốt, kính sợ Đức Chúa Trời và được Chúa ban thưởng. Tuy nhiên, để đáp lại lời chỉ trích Gióp của Sa-tan, Chúa cho phép hắn giáng bất kỳ họa nào trên Gióp trừ mạng sống của ông. Kết quả là một loạt tai vạ ập lên Gióp. Ông mất hết tài sản, con cái, sức khoẻ, và ngay cả lòng kính trọng và sự ủng hộ của vợ,  khốn khổ, đau đớn, trầm cảm sâu đậm, ông vẫn từ chối nguyền rủa Chúa và chết. Các người bạn của ông khuyên ông nên nhìn nhận là hoạn nạn của ông đến từ tội lỗi của ông. Họ nói rằng Đức Chúa Trời không đáng trách. Cho nên Gióp thì đáng trách.

Những chương sách ở giữa thì nặng nề đối với nhiều người. Tôi đã đọc qua sánh này một cách nghiêm túc nhiều lần, và chắc là tôi đã học được điều gì. Gần đây tôi đọc bản dịch Tân Anh Ngữ, tôi không thể đặt quyển sách xuống, bởi vì sự uy nghi và vẻ đẹp của ngôn ngữ, tâm tính của ba người bạn từ từ hiện ra, sự̣ không khoan dung của họ, và  Gióp nhất định không chấp nhận lời kết tội của họ.

Thật đơn giản để gạt quyển sách qua một bên bằng cách nói là nó bàn về vấn đề đau khổ. Đó là một câu chuyện thương tâm của một người hết sức tuyệt vọng, ông không thể tin là Đức Chúa Trời phạt ông; hoặc là nếu Chúa làm như vậy, ông tin là Chúa sẽ ngưng nếu Ngài nghe phần ông trình bày. Trước những lời cáo buộc lập tới, lập lui và thù nghịch của những người được gọi là bạn. Gióp đã biết rồi, trong sầu khổ, đau đớn, mất mát, ông có thể vươn lên đỉnh xác nhận, bởi vì tại trung tâm của vũ trụ là công lý và vì vậy là sự minh oan trước Chúa và trước thế gian.

Nhưng trong sự kiên trì ông đến gần một cách nguy hiểm điểm cho rằng ông đúng, và muốn Chúa công nhận điều này, nếu có thể được. Chúng ta có thể nào trách ông không? Ai trong vòng chúng ta có thể chịu đựng đợt tấn công mà ông đã chịu không? Gióp chỉ có hai con đường để đi: một là cay đắng và tuyệt vọng (con đường ông bắt đầu đi khi những người bạn đến thăm), hoặc là con đường tự biện minh sự tức giận.

Ông Gióp ơi, như vậy là những người bạn của ông đã giúp ông đó. Bằng cách xui cho ông bất mãn công chính và mỉa mai họ đã đẩy ông ra khỏi con đường muốn chết của sự vô nghĩa để đi đến con đường tức giận và tại một thời điểm, gần như là sự hớn hở bùng cháy. Xuyên qua sách ông được thổi phồng lên thành một anh hùng của tầm vóc anh hùng ca. Theo một cách nào đó Chúa của ông có vẻ  nhỏ hơn ông. ̣̣̣(Người nào, không được ông cho phép, lại ném ông vào tay gian ác của Sa-tan, chỉ để chứng minh một điểm?) Người ấy đã kh̀ông công nhận ông là người thật sự công chính một cách không bình thường?

Khi Ngài muốn hỏi ông thì Ngài hỏi gì? Ấy là, “Này Gióp, Ta có câu hỏi cho con. Con có biết đủ để phán xét Ta không? Để Ta nhắc cho con chúng ta đều là thẩm phán” ̣(xem Gióp 38:1-3; 40:1-2). Và từ câu trả lời của ông thì ông đã thấy Ngài cũng như đã nghe Ngài. Ông khiêm nhường nhưng có sự bình an và sáng suốt trở lại.

 

NHỎ THÌ LÀNH MẠNH

Gióp đáp lời thế nào?

“Tôi lấy tay che miệng tôi.” bất chợt đợt sóng ngôn từ trước đó dường như vô nghĩa, trống không. Chúng rườm rà và không thích hợp. Chúng không thể thêm gì vào điều ông đã thấy. Những lời thì dư thừa như những ghi chú dán trên bức tranh Mona Lisa. Gióp nhận biết rằng người nào gặp Chúa không có gì để nói. Làm thế nào để một người phóng đại tính toàn tri hoặc phê bình sự thánh khiết rạng lòa.

“Tôi thì hèn mọn.” Thoải mái khi bị thu nhỏ lại. Tôi nghĩ tới một lần tôi vào thánh đường Ely, rất đơn giản, nhưng gây sửng sốt không thể tả ra được. Tim tôi gần ngưng đập trước cái vòm Gô-tích dựng đứng, ánh sáng, và vẻ đẹp của khoảng không. Tốt khi cảm thấy bé nhỏ bởi vì cái gì vĩ đại khiến cho trạng thái nhỏ thích hợp và được nâng cao. Một vật không thể vừa được thổi phồng lên và được nâng lên.

Dỉ nhiên, đối với Gióp, trên một bình diện khác thì thế thôi. Ông kinh nghiệm sự nhỏ bé trong mọi ý nghĩa: về phương diện đạo đức, trí thức, và vật lý trước sự uy nghi. Đau đớn bởi vì bị sự rồ dại của ông làm cho tan vỡ. Tuy nhiên, chúng ta chưa đạt được khi chúng ta cảm thấy quan trọng. Chúng ta nghĩ mình ở trên cao, nhưng nếu thế th̀ì cái cao không bao giờ thoát khỏi sức nặng và căn thẳng. Chúng ta có thể bị tổn thương khi nhìn thấy tầm cở thật của ch́úng ta lần đầu, mặc dù khi nhìn thấy nó chúng ta sẽ được giải phóng khỏi sức nặng là phải giữ hình ảnh nổi phồng. Trạng thái lớn đối với Gióp trở nên không cần thiết như lời nói.

Có điều chi vừa thật lành mạnh và thánh khiết về trạng thái nhỏ và bị làm cho yên lặng. Ngày nay chúng ta coi trọng việc có một tự ảnh thích hợp. Chúng ta thấy mặc cảm tự ti có thể  ngăn cản lối sống của chúng ta. Cảm thấy mình không tốt khiến cho chúng ta có thái độ xấu hổ, ghét mình. Vì vậy, chúng ta tìm cách chỉnh sửa lại tình trạng này với một ‘tự ảnh cải thiện,’ đó là một ý tưởng tốt hơn và lớn hơn về chúng ta. Cho là chúng ta nhìn vào gương và ấn tượng bởi điều mình thấy.

Đó có phải là ý Chúa không? Theo tôi thì hình như vấn đề thực sự là tự ảnh xấu (hoặc nói theo xưa là ‘tự ti mặc cảm’) nằm ở trong sự không yêu thương bản thân mình. Điều quan trọng không phải là chúng ta thấp kém bao nhiêu, nhưng là chúng ta có hòa thuận với chúng ta không. Người được bình an thấy mình được đặt trong chương trình chung của mọi sự. Vấn đề không phải ở chổ chúng ta nhỏ bé, nhưng là ở chổ  chúng ta tranh đấu và bị đặt không đúng chổ trong cuộc tranh dành một chổ trong cuộc đời. Cho nên chúng ta lớn lên, oán giận người khác, ngay cả với Đức Chúa Trời. Chúng ta bước theo vết chân của Lu-xi-phe. Chúng ta là trẻ con, nhìn thấy người nào cao lớn hơn hết, nhưng lại đo chúng ta bằng những tiêu chuẩn sai và hay thay đổi. 

Biết rằng chúng ta hèn mọn nhưng được chấp nhận và yêu thương, và chúng ta xứng hợp với nơi mà Đức Chúa Trời yêu thương tạo cho chúng ta là điều rất lành mạnh mà tôi biết. Nó không giới hạn tính dũng cảm hoặc sự quả quyết khi cần đến, và nó chắc giải thoát chúng ta khỏi việc giả vờ và hò hét hùng hổ. Biết vị trí thật sự của chúng ta trong cuộc sống, chúng ta không bao giờ cần cảm thấy bị đe dọa. Trên hết chúng ta được tự do sửng sốt trước sự uy nghi và vinh hiển của Đức Chúa Trời, uống nước hằng sống và biết mục đích chúng ta được tạo ra để làm gì.

 

ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG

Bé nhỏ và không lời

Dù vậy Gióp phải nói. Nếu những điều ông nói ra được ghi âm tôi nghi ngờ là chúng phong nhả và dịu dàng, nhưng rời rạc và bóp nghẹt. “Con biết là Chúa có thể làm tất cả, và không có ý định nào của Ngài có thể bị ngăn trở .” Ông phải nói. Ông muốn nói lên điều này. Bất chợt thốt ra những lời như thế trở thành ơn cao cả hơn hết mà ông có thể nói. Chẳng những ông nhìn thấy Chúa mà còn nắm bắt được cái vinh quang cao cả của việc tôn thờ Ngài. Cho dù ông khóc, nghẹn ngào, hoặc râu của ông dính đầy nước nhầy, ông phải nói ra. Ông có thể làm gì khác trước sự rạng ngời đến như vậy?

Kẻ nầy là ai mà dám dùng lời lẽ thiếu hiểu biết

Làm mờ ám kế hoạch Ta?” (Ông trích dẫn lời Chúa trong Gióp 38:2.) “Cho nên tôi phải nói điều tôi không hiểu, những sự quá diệu kỳ đối với tôi, mà tôi không biết.” Ông cười mình qua nước mắt. Lấy làm tốt lành để cười trước Chúa tính khờ dại của mình. Khóc với cười hòa lẫn với nhau, bởi vì không có gì là quan trọng nữa khi một người tìm thấy mình tại đó và khám phá với sự lạ lùng là người ấy vẫn còn sống.

“Xin nghe con nói, con sẽ hỏi, và xin Ngài trả lời.” Một lần nữa ông lặp lại lời Chúa phán trong Gióp 40, câu 7. “Con đã nghe về Chúa bằng lỗ tai, nhưng bây giờ con nhìn thấy Chúa bằng mắt tôi.” Xin lưu ý sự khác biệt. Ông không nghe Chúa. Ông đã nghe về Chúa. Và mọi sự đều thay đổi. Ông nghe và cũng nhìn thấy Ngài.       

 Và ông thấy gì? Tôi nghĩ là ông thấy phần này khó giải lý. Có thể ông nói, “Dường như là...tựa như là...” và ông lắc đầu. Quý vị cũng cảm thấy như thế khi đọc Ê-xê-chiên và Giăng trong sách Khải Huyền khi họ phấn đấu để mô tả điều không thể mô tả được. Thực ra điều mô tả thì ở ngoài vấn đề. Gióp biết sự thân thiện chúng ta bàn đế́n trước đây. Dù cho Đức Chúa Trời như thế nào thì Ngài và Gióp đã ở đó với nhau. Ông thấy một cơn lốc, nhưng không giống như bất kỳ cơn lốc nào quý vị từng thấy, và điều này khiến cho ông sung sướng hơn hết để nói, “vì vậy tôi ăn năn trong tro bụi.”

Ăn năn ư? Ông thay đổi hoàn toàn. Một người đã thắng cuộc tranh luận với ba người tự cho mình là công chính và vẫn tin chắc vào sự được bào chữa cơ bản lại ăn năn. Ông biết là mình sai. Ông cảm thấy điều đó một cách sâu sắc và công nhận điều này. Gần như ông đi quá xa. Tro bụi. Có lẽ là một ẩn dụ chăng? Hoặc là Gióp thực sự rắc tro lên đầu để chứng tỏ sự sỉ nhục. Gióp có vẻ gì ông quỳ mọp xuống đất không?

Quý vị có xem thường người quỳ mọp xuống đất không? Điều quý vị ghét là sự khúm núm. Khi một người nằm trong tro bụi trước Chúa thì người ấy không cầu xin ân huệ. Đó là điều Gióp nghĩ đến sau cùng. Sự ăn năn của ông là hành động thờ phượng. Tro bụi cũng thích hợp như việc hôn cô dâu. Dỉ nhiên là ghê tởm mình cũng có ở trước sự vinh quang, bởi vì sự vinh hiển thiêu rụi hết cả.

 

DƯ DẬT LỚN HƠN GIÀU SANG

Có lẽ nếu quý vị bắt đầu nắm bắt được một ít của sự đáng kinh, và cũng bắt đầu thấu hiểu tính thích hợp của nó. Điều này có thể được thực hành một cách cố ý khi quý vị cầu nguyện, “Danh Cha được tôn thánh,” như Chúa Giê-su dạy chúng ta. Điều quan trọng không phải là quý vị có bị cơn lốc hút vào không. Và như tôi đã cảnh báo, đi tìm cơn lốc thì không phải là điều hay. Điều quan trọng là Đức Chúa Trời nhận lấy từ quý vị sự thờ phượng mà Ngài đáng nhận. Điều này thuộc về Ngài. Quý vị mắc nợ Chúa sự tôn thờ. Hãy yên lặng bởi đức tin trước mặt Ngài. Hãy tuyên xưng ra rằng Ngài quả thật là Chúa, rằng mọi hơi thở trong phổi của quý vị đến từ Ngài, ngoài Ngài ra không ai xứng đánh cai trị hoàn vũ.  Hãy nói với Ngài rằng Ngài thánh khiết và không có ai như Ngài. Nói với Ngài là quý vị mắc nợ Ngài sự trung thành, thân thể của quý vị, thì gian của quý vị. Nói với Ngài rằng quý vị nhận biết sự nhân từ của Ngài vượt quá sự xứng đáng của quý vị. Đức Thánh Linh sẽ dạy quý vị điều quý vị muốn nói.

Câu chuyện của Gióp kết thúc tốt đẹp. Đức Chúa Trời không tiếp cận Gióp vì tự kiêu, sứ điệp của Ngài từ cơn lốc cũng không làm nhục Gióp. Sự sửa trị của Chúa nhắm vào mục đích phục hồi tầm nhìn của Gióp, để cải thiện nó. Và rõ ràng là ông được Chúa xác nhận (Gióp 42:7).

Cuối sách cho chúng ta thấy sự liên hệ của Gióp với những người bạn đã xoay chiều. Ông trở thành người cầu thay cho họ. Gióp được bào chữa không phải vì sự công chính của ông nhưng nhờ vào ân huệ của Chúa, trong khi các bạn của ông bị kết tội.

Sự kiện ông được tài sản và con cái gấp đôi có thể có ít ý nghĩa đối với chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng xem thường kết luận, “Và sau đó họ luôn luôn sống vui.” Tuy trong một thời đại mà giàu sang, con cháu được coi như là phước hạnh, những thứ ấy muốn dạy chúng ta là đau khổ không hẵn là trừng phạt. Những người Chúa thương có thể từng trải thử thách, không hẵn tại vì tội lỗi hay đoán phạt.

Vấn đề đau khổ chưa được giải đáp hoàn toàn trong sách Gióp, nhưng đối với ông Gióp thì nó không còn nữa. Cũng không phải là tài sản của ông được phục hồi. Một sự dư dật lớn hơn đã đi vào đời sống của ông, sự dư dật mà một người biết khi họ trân quý sự uy nghi và vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự giàu sang phát sinh ra sự thỏa lòng sâu sắc,  “Rồi Gióp qua đời, tuổi thọ cao và thỏa lòng.” (Gióp 42:17). 


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2