Phần đông anh em chúng ta đều được bè bạn và dân chúng đồng thời đặt cho một cái tên để giễu (nickname) mà đôi khi chúng ta không biết. Tôi có một người bác họ, tánh người lương thiện, nhưng tác người của ông nhỏ thó, nên người đồng thời đặt cho ông một nickname là Bảy Đẹt. Cái nickname nầy gắn liền với cuộc đời 80 năm của ông, và ông cũng có biết đến.
Trong Kinh Thánh có hai nicknames giễu cợt nổi tiếng nhất là “Thằng Nằm Mộng” và “Gã Bẻm Mép”.
“Các anh thấy chàng đi ở đàng xa, chưa đến gần, thì đã lập mưu để giết chàng. Chúng bèn nói nhau rằng: Kìa, thằng nằm mộng đến kia! Bây giờ, nào! Chúng ta hãy giết nó đi, quăng xuống một cái hố nước nào đó; đoạn ta sẽ nói rằng nó đã bị thú rừng xé ăn, rồi sẽ xem các điềm chiêm bao của nó ra sao” (Sáng thế kí 37:18-20).
“Có mấy triết gia thuộc hai trường phái Khoái lạc và Khắc kỷ cũng tranh luận với ông. Kẻ thì hỏi: “Gã bẻm mép nầy muốn nói gì đó?” Người thì bảo: “Hình như ông ta rao giảng về các thần ngoại quốc”—vì Phao-lô truyền giảng Tin Lành về Đức Chúa Jêsus và sự sống lại” (Công vụ 17:18).
Theo Sáng thế kí 37:19 “thằng nằm mộng” do chữ ba‛al là a master, và chălôm là a dream: -- dream (-er). Các bản Việt văn dịch là: bậc thầy này của các giấc mộng, thằng nằm chiêm bao, lão tướng mộng.
Trong Công vụ 17: 18 từ ngữ σπερμολόγος (spermologos) có nghĩa đen a seed picker (as the crow), that is, (figuratively) a sponger, loafer (specifically a gossip or trifler in talk): - babbler. Tiếng Việt là Con vẹt, Tên lắm lời, Gã bẻm mép, Kẻ nói lảm-nhảm.
1/. Thằng Nằm Mộng:
Trong tư tưởng và tâm trí của con người bình thường luôn luôn có khả năng mơ mộng trong khi còn thức giữa ban ngày, và nhất là vào ban đêm, não bộ con người sẽ tạo ra những giấc mơ do chính những ý nghĩ, hoài bảo của mình tạo nên, hoặc lắm khi do các quỷ ban cho giấc mơ. Các tiên tri Chúa thường được những giấc mơ thần thượng về ban đêm chỉ đạo công việc của họ.
Đa số con dân Chúa không phân biệt được khải tượng và khải thị. Ma- thi -ơ 16:17 nói đến khải thị trong tâm linh tín đồ--"Vì không phải xác thịt và huyết bày tỏ cho con, mà chính Cha Ta ở trên trời.” Chữ “bày tỏ” là “khải thị, mặc khải”, mà khải thị được tỏ ra trong tâm linh tín đồ bình thường – “Cha vinh quang ban cho anh chị em tâm linh khôn ngoan và được khải thị để nhận biết Ngài” (Ê-phê-sô 1:18).
Còn chữ “khải tượng” có nghĩa là sự hiện thấy, hay tầm nhìn của Chúa. Ma-thi-ơ 17: 9 BNC chép, “Đang khi ở trên núi xuống, Jêsus răn họ rằng: "Chớ thuật lại dị tượng ấy cho ai cả, cho đến khi Con người từ kẻ chết sống lại".
Cảnh trạng Chúa biến hình nói chuyện với Môi-se và Ê-li trên núi là một dị tượng, một tầm nhìn, một sự hiện thấy hay khải tượng.
Chúa ban ánh sáng trong tâm linh tín đồ, đó là khải thị. Chúa ban cho họ thấy điều gì đó trong tâm trí, trong lòng trong chiêm bao, đó là khải ượng.
--Các bó lúa: Sáng 37:5-8
Trong chiêm bao, Giô sép thấy mình và 11 anh em mình, như các bó lúa chắc hạt. Điều nầy nói lên rằng chức năng thuộc linh của 12 anh em nhà Giô sép, là có khả năng ban lương thực, thức ăn cho mọi người. Nhất là Giô sép, chức năng cao trọng hơn, vì các bó lúa kia quỳ lạy bó lúa của ông. Khải tượng đó đã ứng nghiệm trong đời sống ông mười mấy năm về sau.
--Mặt trời, mặt trăng, các vì sao- Sáng 37: 9-11. Cha mẹ, anh em Giô sép là các vì sáng trên không. Con dân Chúa, theo như Giô sép thấy trong khải tượng, đều là người có khả năng soi sáng, tỏa sáng cho người vô tín xung quanh.
Chúng ta cần có được tầm nhìn về dân Chúa là các bó lúa ban sự sống, và là những vì sáng trên trời soi sáng trái đất, để chúng ta không đánh giá thấp bất cứ ai.
Gút lại, Khải thị khác với khải tượng (hiện thấy).:--
--Có thấy khải tượng mới có khả năng, có nguồn cảm hứng, cảm thúc nói năng hay rao giảng lời Kinh thánh được.
--Khải tượng chi phối tư tưởng, cuộc đời những thằng nằm mộng thuộc linh.
--Ai cũng phải chịu khổ hại vì những khải tượng mình thấy.
Tóm lại, Phao lô phân biệt rất rõ “khải thị” và “khải tượng” như sau: “Tôi cần phải khoe khoang, dầu chẳng có ích gì; nhưng nay tôi nói đến các dị tượng và sự khải thị của Chúa” ( 2 Cor. 12:1 BNC).
2/Gã Bẻm Mép:
Các nhà triết học ở thành phố Nhã Điển nói về Phao lô: “This idle babbler [with his eclectic, scrap-heap learning] have in mind to say?”. Có nghĩa tên nói nhiều, chẳng làm gì được, tên nầy chỉ bẻm mép, bịa đặt những chuyện hoang đường.
Đức Thánh Linh cho chúng ta thấy khả năng “bẻm mép”, cho chúng ta biết được năng lực nói nhiều của Phao lô về Chúa và nhiều khía cạnh liên quan Tân ước như sau:
- Ê-phê sô 3:8 Báo tin mừng các sự giàu có khôn dò của Đấng Christ
- Công 9:20-Lập tức ông công bố trong các nhà hội rằng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời
- Công 19:8--Phao-lô vào nhà hội, giảng dạy một cách dạn dĩ, biện luận và thuyết phục người – giảng dạy, biện luận, thuyết phục , dân chúng nghe về vương quốc Đức Chúa Trời suốt ba tháng
- Công 20: 20-21- Tôi rao truyền mọi điều lợi ích cho anh em, chẳng giữ lại điều gì, và dạy dỗ anh em nơi công chúng, hay từ nhà nầy sang nhà kia; tôi khuyến cáo cả người Do Thái lẫn người Hi Lạp về sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời và đức tin nơi Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta—Ông rao truyền, dạy dỗ, khuyến cáo
- Công 26:24--Khi Phao-lô đang tự biện hộ thì Phê-tu nói lớn: “Phao-lô ơi, anh mất trí rồi! Anh học nhiều quá đến hóa điên mất!”
- Công vụ 18: 24--Từ sáng đến chiều, ông cứ làm chứng và giải nghĩa cho họ về vương quốc Đức Chúa Trời, lấy luật pháp Môi-se và các lời tiên tri mà cố gắng thuyết phục họ về Đức Chúa Jêsus--- Ông làm chứng, giải nghĩa, thuyết phục…
Đọc lướt qua các câu Kinh thánh trên chúng ta thấy Phao lô có khả năng: báo tin mửng, rao giảng, biện luận, thuyết phục, rao truyền, khuyến cáo, dạy dỗ, biện hộ, làm chứng giải nghĩa lời Kinh thánh với mọi người ông gặp.
Môi miệng của bạn có thể thao tác các động tác như vậy của khoa ăn nói hay không. Môi se có tri thức rất cao, nhưng ông thú nhận cùng Chúa răng ông có cái lưỡi ngập ngừng, cà lăm, cứng môi miệng, không có khả năng hùng biện, ăn nói lưu loát như A rôn, anh của ông. Còn Phao lô, có tên thật là Sau-lơ, có nghĩa là “được cầu xin”, nhưng về sau ai đó đã cho ông một nickname là “Phao lô”. Phao lô có nghĩa là “nhỏ con, nhỏ thó, hay đẹt”. Dù Thân thể ông không vạm vỡ, cao to như vua Sau lơ, nhưng khoa ăn nói của ông trên cả sự tuyệt vời. Nói cách công tâm, Phao lô là một người bẻm mép, một người nói năng lải nhải không ngừng nghỉ về Chúa.
Kết luận:
Bạn có nhận được sự khải thị cho mỗi bài giảng, cho mỗi bài viết của mình chăng. Hay bạn tự biên tự diễn lời Kinh thánh. Giảng mà không được Chúa cảm thúc.
Bạn có tiếp nhận được khải tượng cho sứ vụ làm tổng quản nhiệm Giáo hội của bạn chăng, hay bạn giành giật chức nhiệm ấy từ tay người khác?
Bạn có thấy khải tượng như bụi gai cháy, như Môi se đã thấy, hay cái ngai và bánh xe quay tít như Ê-xê-chi-ên thấy, mà bạn có được chức nhiệm mục tử, trưởng lão của mình hiện nay vậy?
Người thấy nhiều khải tượng, tiếp nhận nhiều khải thị, am hiểu Lời Kinh thánh Tân Cựu ước mới trở thành “Gã Bẻm Mép”, người nói dai thuộc linh được. Chúa đang tìm kiếm những Thằng Nằm Mộng thuộc linh và những Gã Bẻm Mép thần thượng hôm nay. Phải chăng đó là bạn?
Minh Khải – 27-2-2021-