Đọc sách Phục truyền chương 34, tôi thấy và tin rằng Giô suê có theo tiển chân thầy mình là Môi-se đến chỗ an nghỉ cuối cùng, đó là đỉnh núi Phích-ga trên dãy núi Nê bô. Trước khi Môi se tắt thở, Chúa đã hiện ra trên núi đó và mở rộng tầm mắt của cả hai ông nhìn thấy đất hứa: “Và Đức GIA-VÊ chỉ cho ông thấy tất cả đất ấy, Ga-la-át xa đến tận Đan, và tất cả Nép-ta-li và đất của Ép-ra-im và Ma-na-se, và tất cả đất của Giu-đa xa đến tận biển phía tây, và vùng miền Nam và đồng bằng trong thung-lũng Giê-ri-cô, thành có những cây chà-là, xa đến tận Xoa”.
Chúa định vị cho hai ông thấy phần đất của Đan ở phương Bắc, ngắm xứ Ga-la-át thuộc về nửa chi phái Ma- na- se ở phía Đông Bắc. Hai ông cũng được nhìn thấy phần đất của Giu đa kéo dài đến biển phía Tây, là biển Địa Trung hải. Chúa cho hai ông cũng thấy phần đất sa mạc miền Nam nữa.
Sau khi Môi se tắt thở, chính Chúa đã đứng ra chôn cất thi hài ông, không cho dân Israel nắm lấy để thờ phượng. Sau đó Giô suê đã xuống núi và viết xong chương 34 sách Phục truyền như chúng ta có ngày nay.
Điều tôi muốn giải luận hôm nay là Chúa đã mở mắt hai ông, từ trên núi cao để nhìn thấy và nhận ra các chiều kích của vùng đất hứa, các chiều dài từ phía Đông (Ga la át) đến biển phía Tây, Từ Đan ở phía Bắc đến vùng đồi núi thấp ở phía Nam.
Tại sao Môi se, tác giả Sáng thế kí, đã ghi địa danh Đan trong Sáng 14:14, trong khi vào lúc ấy Đan, là cháu cố của Áp-ra ham, chưa sinh ra, và chi phái Đan cũng chưa định cư tại thành phố lấy tên là “Đan” ở địa đầu đất Israel? Trong cuộc phản công giải cứu Lót, cháu mình, đoàn quân của Áp-ra ham đã đến Đan, mà địa điểm Đan đó đã được Môi se định vị như thế nào trong tầm nhìn của mình khi ông viết sách Sáng thế kí tại lều trại nơi chân núi Si-nai, trong năm đầu tiên sau khi Israel ra khỏi Ai cập?
Về việc định vị những địa điểm của đất hứa như vậy, Sáng thế kí 13:14 đã mô tả “Đức GIA-VÊ phán cùng Áp-ram, sau khi Lót đã tách ra khỏi người: "Bây giờ, hãy ngước mắt của ngươi lên và nhìn từ chỗ ngươi ở, phương bắc và phương nam và phương đông và phương tây; vì tất cả đất mà ngươi thấy, Ta sẽ ban nó cho ngươi và cho dòng-dõi của ngươi mãi mãi”.
Những sự định vị của Chúa trong Phục truyền 34 hay Sáng thế kí 13:14 chỉ liên quan các địa điểm trên Đất hứa, tại địa cầu, và không gian bao quanh địa cầu mà thôi, không phải trong vũ trụ bao la.
Những từ ngữ: “phương bắc và phương nam và phương đông và phương tây” trên đây không chỉ bày tỏ những địa điểm địa lí cụ thể mà thôi, chúng cũng nói lên về mặt thuộc linh, là những sự thật thuộc linh mà chúng ta có thể “có khả-năng để hiểu thấu với tất cả các thánh-đồ, chiều rộng và chiều dài và chiều cao và chiều sâu là gì, và để biết tình thương của Đấng Christ vượt quá sự hiểu biết, để anh em được đổ đầy tới cả sự trọn vẹn của Đức Chúa TRỜI” (Eph. 3:18-19). Chúng ta thật cần được Chúa mở rộng tầm nhìn để nhận ra và chiếm hữu các chiều kích bao la trong Đấng Christ, là tình yêu của Ngài, hầu qua đó chúng ta thực sự được dẫy đầy mọi sự đầy đủ của Đức Chúa Trời.
Tôi muốn dùng những thành ngữ sau đây trong Kinh thánh để giúp chúng ta định vị một phần nào những chiều kích mà Chúa đã khải thị trong Lời Ngài, hầu qua đó, chúng ta nhờ ơn thương xót của Đức Chúa Trời mà mình có thể nhận ra, chiếm hữu và kinh nghiệm thực tiễn những chiều kích ấy:
--Từ Đan đến Bê-e Sê-ba-
1 Samuel 3:19-21; 4:1; “Như vậy Sa-mu-ên lớn lên, và Đức GIA-VÊ ở cùng người và chẳng để bất cứ một lời nào của người rơi xuống đất.Và tất cả Y-sơ-ra-ên từ Đan thậm chí đến Bê-e Sê-ba đều biết rằng Sa-mu-ên được xác-nhận là một đấng tiên-tri của Đức GIA-VÊ. Và Đức GIA-VÊ lại hiện ra tại Si-lô, bởi vì Đức GIA-VÊ tỏ chính Ngài ra cùng Sa-mu-ên tại Si-lô bởi lời của Đức GIA-VÊ. Như vậy lời của Sa-mu-ên đến cùng tất cả Y-sơ-ra-ên”.
Từ Đan, địa đầu của đất Israel, đến Bê-e Sê-ba, cuối đất, tất cả dân thánh đều tổng quát nhìn nhận và chịu ảnh hưởng từ một chức vụ rao lời Chúa của tiên tri Sa mu ên. Thành ngữ “từ Đan đến Bê-e Sê-ba” nói lên tầm mức tạo tác và sinh hóa của Lời Đức Chúa Trời trải mọi thời đại qua một số tiên tri hiện thực nào đó.
--Bốn phương trái đất-
Thi thiên 22:27, “Tất cả các đầu-cùng trái đất sẽ nhớ lại và trở về cùng Đức GIA-VÊ”- Ảnh hưởng sâu rộng trong thập tự giá của Chúa và sự cứu rỗi của Ngài, thu hút bốn phương trái đất đến với Ngài, vì bàn thờ của lể thiêu có bốn cái sừng hướng về bốn góc trái đất. Phải chăng bạn đã ở dưới lực thu hút từ thập tự giá của Chúa?
--Khắp cùng trái đất—
Ê-sai 24: 14; Thi thiên 72:8 “Họ cất tiếng của họ lên, họ reo-hò vì vui-vẻ. Họ thét từ biển về sự oai-nghiêm của Đức GIA-VÊ.- Nguyện Người (Chúa Giê-su) cai trị từ đại dương này đến đại dương kia, Từ sông cái cho đến tận cùng trái đất”. Ngày Chúa Giê-su tái lâm đem niềm vui lớn cho thánh dân ở hai bờ đại dương, vì quyền cai trị của Chúa mở rộng khắp cùng trái đất. Chiều kích tác dụng đó đã hiện hữu trong vòng dân Chúa trên địa cầu, nhưng nay chờ ngày hiển lộ.
--Mặt Trời trên không gian:
Thi thiên 19:6 “Mặt trời ra từ phương trời nầy, Chạy vòng giáp đến phương trời kia; Chẳng chi tránh khỏi hơi nóng mặt trời được”. Rô ma 10: 18 định vị quỹ đạo của mặt trời là “Tiếng chúng vang ra khắp đất Và lời chúng vang đến tận cùng trần hoàn”. Nhưng để định vị cho chữ “chúng” ( gồm có mặt trời và các vì sao) trong câu “Tiếng của chúng vang ra khắp đất, Lời nói chúng nó đến tận cùng thế giới” (Thi 19: 4), Phao lô cụ thể hóa vấn đề và bảo rằng mặt trời và các vì sao tượng trưng cho Đấng Christ và đoàn người rao phúc âm của Ngài trên mặt đất. Họ có địa vị thuộc trời, y như mặt trời, vì Chúa “đã dựng lều cho mặt trời (Chúa Giê-su) trên không gian”. Và các sứ giả có bàn chân đẹp bước đi trên mặt đất thì địa vị cũng ở trên trời trong Đấng Christ. Bạn định vị được bàn chân đẹp của các sứ giả chân thật của Chúa ngày nay chưa?
--Từ Đông sang Tây:
Thi thiên 103:12 TKTC-“Nếu phương đông cách xa phương tây bao nhiêu, thì Ngài đã dời các vi-phạm của chúng ta ra khỏi chúng ta cũng như thế”. Câu nầy bày tỏ Đông không bao giờ gặp Tây. Điều nầy bày tỏ Chúa sẽ dời các sự vi phạm (hành vi tội lỗi) của chúng ta đến nơi mà chúng ta sẽ đời đời không gặp lại chúng. Kinh thánh chép, “Vì Chúa đã ném mọi tội của con ra sau lưng Chúa” (Ê-sai 38:17b). Nói theo ngôn ngữ loài người, không ai có thể thấy sau lưng của mình, cho nên tội lỗi của chúng ta được ném ra “sau lưng của Chúa”, nơi mà không ai còn có thể thấy nữa, xin lỗi, kể cả Chúa. Rồi Mi chê 7: 19 chép, “Phải, Chúa sẽ ném tất cả tội-lỗi của chúng vào các vực sâu của biển-cả”. Vực sâu không đáy nằm giữa Âm phủ và Lạc viên (Paradise-- Lu ca 16), mà biển cả là miệng của vực sâu, ngụ ý các tội lỗi của tín nhân, chẳng những đã được Chúa tha thứ mà Ngài còn quăng chúng xuống vực sâu mất tích đời đời.
-- Đông và Tây trong nếp sống thánh đồ --
Sáng thế kí 12: 8, “Từ đó, Áp-ram đến vùng đồi núi ở phía đông Bê-tên và hạ trại ở đó. Ông lập một bàn thờ tại đó, Bê-tên ở phía tây và A-hi ở phía đông và ông cầu khẩn danh Đức Gia-Vê”.
Tôi không giải nghĩa phần Kinh thánh nầy theo thuyết của các thầy địa lí chọn kiểu đất, chọn hướng cất nhà, xây mộ, hay theo thuyết ngũ hành của Kinh Dịch Đông phương, tôi nói theo sự định vị thuộc linh của Chúa trong Kinh thánh.
“Bê tên” có nghĩa là the house of God- “nhà Đức Chúa Trời”; “A-hi” nghĩa là heaps- “đống đổ nát”. Áp-ram xây nhà và bàn thờ nằm ở phía Tây của A-hi, là Bê tên. Đền thờ trong Cựu ước xây cửa về hướng đông, nên dân thánh khi vào đền thờ thờ phượng Chúa, thì mặt hướng về phía tây, là Bê tên và quay lưng lại A hi. Túi khôn của người phương Đông đều khuyên, nếu có thể, nên xây nhà mà cửa quay về hướng Đông là tốt nhất. Trong đời sống cá nhân hay nếp sống cộng đồng dân thánh, chúng ta nên hướng mặt mình về Bê tên và quay lưng lại cùng đống đổ nát của thế giới, tại A-hi- Hãy định vị cuộc đời cá nhân bạn và cộng đồng Cơ Đốc mà bạn đang chăn giữ theo chiều kích đó, vì các bạn nhớ, Đông và Tây không bao giờ gặp nhau như Thi thiên 103: 12 tuyên bố. Cộng động bạn đang thi hành mục vụ sống tiếp cận hay xa cách A-hi?
-- Chúa đến từ phương Đông-
Ezekiel 43:1-2, “Đoạn người ấy dẫn tôi đến cái cổng, cái cổng xoay mặt về phía đông; và kìa, vinh-quang của Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên đang đến từ hướng đông. Và tiếng của Ngài giống như tiếng của nhiều nước; và trái đất sáng chói với vinh-quang của Ngài”.
Ezekiel 11: 23, Lu ca 24: 50-51; Công vụ 1: 12, Vinh quang của Chúa từ đền thờ bay lên núi phía đông Jerusalem là núi Ô-liu, thì Chúa Giê su cũng từ núi Ô-liu thăng thiên. Rồi Ezekiel 43:1-2 lại chép “Đoạn người ấy dẫn tôi đến cái cổng, cái cổng xoay mặt về phía đông; và kìa, vinh-quang của Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên đang đến từ hướng đông. Và tiếng của Ngài giống như tiếng của nhiều nước; và trái đất sáng chói với vinh-quang của Ngài”. Chúa sẽ trở lại trái đất bằng cách Ngài hạ xuống núi Ô-liu trước và từ đó vào đền thờ. Vì Xa cha ri 14: 4 chép “Và trong ngày đó, các bàn chân Ngài sẽ đứng trên Núi Ô-liu, ở phía trước Giê-ru-sa-lem về phía đông; và Núi Ô-li-ve sẽ bị tách ra ở chính giữa nó từ đông sang tây, bởi một thung-lũng rất lớn, ngõ hầu phân nửa núi sẽ dời về phương bắc, phân nửa kia hướng về phương nam”.
Cửa đền thờ Jerusalem phải quay về hướng đông để tiếp rước sự quang lâm của Chúa. Thực sự, chúng ta không hiểu Chúa và đoàn tùy tùng, là quân đoàn đắc thắng và quân đoàn thiên sứ sẽ dùng phương tiên gì để đi từ núi Ô-liu vào đền thờ (sắp tái thiết nay mai)? Công 1:12 định vị quãng đường đó dài một dặm Anh là chừng 1.300 mét. Chúa và đoàn tùy tùng sẽ cỡi ngựa bạch như Khải huyền 19: 11-16 báo trước chăng? Vì Chủ soái đoàn quân chiến thắng sẽ cỡi ngựa bạch vào thành theo tập quán của đế quốc La mã cổ. Hay Chùa sẽ dùng đoàn xe hoa hiện đại của dân thế kỉ 21 thường sử dụng?
--Nhận ra phương Bắc của Chúa.
Thi thiên 75:6-7,“Vì không từ phương đông, cũng không từ phương tây, Cũng không từ sa mạc sự tôn-cao đến; Nhưng Đức Chúa TRỜI là Quan-án; Ngài hạ kẻ nầy xuống, và nâng kẻ kia lên”. Chữ “sa mạc” đây là sa mạc Nê-ghép ở phương Nam, cho nên Thi 75 nói rõ, Chúa ngự ngai ở phương Bắc theo giới hạn trái đất.
Các bạn có biết các con sinh đều được giết ở phương Bắc của bàn thờ bằng đồng chăng? Tại sao là phương Bắc? Ngụ ý sự chết của con sinh, hay của Chúa Giê-su đều phải hướng về nơi ngự ngai của Đức Chúa Trời.
--Vạch trần phương Bắc giả mạo của Lucifer-
Gióp 26:7 chép, “Chúa trải bắc cực ra trên vùng trống, Treo trái đất trong khoảng không không” (TT). Bản TKTC dịch lại chính xác hơn là: "Ngài căng phương bắc ra trên không-gian trống, Và treo trái đất nơi không có gì”. Phương Bắc là nơi ngự của Chúa, cách xa trái đất, đang ở phía nam.
Sa tan muốn chiếm chỗ phương Bắc của Chúa, vì Ê-sai 14:12-14 chép, “Sao Mai ôi, con trai của hừng đông!.. Nhưng ngươi đã nói trong tâm ngươi: 'Ta sẽ thăng lên trời; Ta sẽ nâng ngai ta ở trên các sao của Đức Chúa TRỜI, Và ta sẽ ngồi trên núi hội-đồng Trong các chỗ trũng vào ở phương bắc. Ta sẽ thăng lên trên các nơi cao những đám mây; Ta sẽ làm cho chính ta như Đấng Tối Cao.'.
Lucifer (Sao Mai) muốn ngự ngôi mình ở phương Bắc của Chúa, nhưng thất bại, Chúa đã lật đổ hắn, và hắn trở thành sa tan (kẻ thù).
Tiên tri Giê rê mi và Ezekiel được Chúa cho nhìn thấy sự định vị của Ngài về các nguồn gốc của cái ác, đã gây đau khổ cho dân Ngài đều xuất phát từ phướng Bắc giả mạo như sau: “Và lời Đức GIA-VÊ đã đến cùng tôi lần thứ hai, phán: Ngươi thấy gì?" Và tôi thưa: "Con thấy một nồi nước đang sôi hướng ra từ phương bắc." Đoạn Đức GIA-VÊ phán cùng tôi: "Ra từ phương bắc, tai-họa sẽ đổ ra trên tất cả cư-dân của đất ấy” (1:13-14).— "Hỡi con trai loài người, hãy xây mặt của ngươi hướng về Gót ở đất Ma-gốc, ông hoàng của Rô-sơ, Mê-siếc, và Tu-banh, Và Ta sẽ xoay ngươi sang hướng khác, và đặt các móc vào các quai hàm của ngươi, và Ta sẽ đem ngươi ra, và tất cả quân-đội của ngươi, …một đoàn đông-đảo mang thuẫn nhỏ và thuẫn lớn, tất cả chúng cầm gươm; Phe-rơ-sơ , Ê-thi-ô-bi, và Phút với chúng, tất cả bọn chúng với thuẫn và mũ sắt; Gô-me với tất cả quân-lính của nó; Bết-Tô-ga-ma từ các phần đất xa xăm ở phương bắc với tất cả quân-lính của nó—nhiều dân cùng với ngươi” (Ezekiel 38:2-6).
Hai tiên tri định vị rằng, đối với đất Israel, đế quốc Babylon và liên minh Gót, Ma gót đều từ Phuong Bắc mà đến. Vì Môi se đã tiên đoán trước rồi, "Đức GIA-VÊ sẽ đem một dân-tộc đến chống ngươi từ nơi xa, từ đầu cùng của trái đất (bắc cực , như con đại-bàng đột-ngột lao xuống để vồ, một dân-tộc có ngôn-ngữ ngươi sẽ chẳng hiểu, một dân-tộc có bộ mặt dữ-tợn, sẽ không kính-trọng người già, cũng không tỏ đặc ân cho người trẻ” (Phục truyền 28:49-50).
Môi se, Giê rê mi và Ezekiel định vị điều ác từ Phuong Bắc đã đến hãm hại dân Chúa trong Cựu ước, và cũng có thể áp dụng khi điều đó xảy ra cho dân Chúa trải các đời. Cho nên bạn cần phân biết phương Bắc của Chúa và phương Bắc của sa tan là gì và ở đâu.
--Xuôi Về Phương nam:
Về mặt địa hình địa thế của đất hứa, ai càng đi xuống miền nam là càng xuống thấp và đi ngược lại sẽ càng lên vùng đất cao nhu vùng đất Si-ôn, có 5 ngọn đồi gắn liền nhau hình thành khu vực Jerusalem.
Sáng thế kí 12: 10 và 13:1 chép “Bấy giờ, có một nạn đói trong xứ; Vì vậy, Áp-ram đi xuống tới Ai-cập để tạm-trú ở đó, vì nạn đói ấy trầm trọng trong xứ”—" Vì thế, Áp-ram đi lên từ Ai-cập tới vùng Nê-ghép, người và vợ của người với mọi thứ của người; và Lót với người”.
Sau khi đi xuống Ai cập, Áp ram đã vì sợ hãi cho mạng sống , nên ông như đã phạm tội nói dối phân nữa và như đã “bán vợ” mình. Sau khi ông trở lên đất hứa, ông trở về Bê tên, nhà Chúa, và thờ phượng Ngài lmột ần nữa tại đó. Về sau có lời chép về Y-sác khi muốn theo gương cha mình và đi xuống Ai cập: “Đức GIA-VÊ hiện ra cùng người và phán:"Đừng đi xuống Ai cập; hãy ở trong xứ mà Ta sẽ bảo ngươi”.
Nếu đọc kinh thánh Cựu ước, bạn có thể thấy rõ Israel thường ưa đi xuống Ai cập để nhờ giúp đỡ về quân sự và kinh tế.
Ngày nay ai chạy theo sự giúp đỡ của thế giới là sa ngã như Áp ra ham đã sa ngã. Vậy từ Ai cập là đi lên Ca na an, từ Ca na an luôn luôn là đi xuống. Hội thánh chạy đến thế giới là đi xuống rồi.
Kết luận:
Tôi xin tóm tắt ngắn gọn như sau: Có hai đường định vị thuộc linh cách tổng quát:
--Phương Đông, nơi xuất phát của Chúa, thì cách biệt phương Tây đến vĩnh viễn. Đông Tây, theo ý Chúa, không bao giờ gặp nhau lần nữa. Bạn có cách biệt hẳn đối với phương Tây chưa?
--Phương Bắc của Chúa cai trị và xuống phước cho dân Ngài. Nhưng phương Bắc giả mạo luôn luôn đem đau khổ cho dân Ngài.
Các nước ở Bắc bán cầu luôn luôn giàu có về phước hạnh và điều ác hơn các nước ở Nam bán cầu, ngoại trừ Úc Đại lợi.
Phi-lê-môn 01-01-2021