-
Những người nói tiếng Anh đều nhìn nhận rằng trong ngôn ngữ đó có một lợi khí đáng kể để truyền thông các ý tưởng.
Emerson nói về Shakespeare rằng ông ấy giỏi hơn bất cứ ai khác là vì ông ta đã có khả năng nói bất cứ điều gì ông ta muốn nói; bất cứ ý tưởng nào ông ta có thể nuôi dưỡng, miệng ông ta đều có thể thốt lên. Điều Emerson không nhớ để nói (nếu ký ức của tôi đúng) đến là: thiên tài của Shakespeare vốn đã vay mược cách lớn lao nơi tính lưu loát và tình trạng đầy đủ của Anh ngữ. Không có một kho ngữ vựng tự do và sung mãn như Anh ngữ cung cấp, thậm chí một Bard phi thường của xứ Avon cũng đã không thể nổi lên rất cao, cũng như nổi tiếng lẫy lừng như vậy. Dù tâm trí ông ta có vĩ đại, ông cũng cần một ngôn ngữ để đủ sức tiếp thu và diễn tả những gì tâm trí ông thai nghén. Ông ta có được điều đó trong Anh ngữ yêu dấu của mình.
Tự điển rút ngắn của Webster liệt kê 550.000 chữ. Có một tư tưởng nghiêm trọng và diễm lệ là trong việc chúng ta thờ lạy Đức Chúa Trời, đôi lúc từ các chiều sâu của hồn mình bốc lên cảm xúc mà mọi sự phong phú của ngôn từ đều không đủ khả năng diễn đạt. Lắm lúc để phát âm rõ, chúng ta phải lùi lại và buộc miệng kêu “ôi” hay “ô”.- một âm thanh tán thán nguyên thủy, một lời khó và hiếm tìm được lời định nghĩa hơn hết.
Các kho tàng ngữ vựng do nhiều tâm trí hình thành trải nhiều thời kỳ lâu dài và có khả năng diễn đạt bất cứ điều gì tâm trí có thể nuôi dưỡng. Nhưng khi tấm lòng quì xuống, di chuyển vào hiện diện oai nghiêm và hãi hùng, lắng nghe cùng kinh ngạc về những điều không được phép thốt lên, khi ấy tâm trí nằm mẹp xuống, rồi các lời trước đây là đầy tớ của tâm trí, lại trở nên bạc nhược hoàn toàn, không đủ sức nói lên những gì tấm lòng nghe và thấy được. Trong phút giây kinh khủng đó, người thờ lạy chỉ có thể kêu lên”ôi!” Sự cảm thán đơn giản đó còn hùng biện hơn ngôn từ học thức và tôi chắc rằng đối với Đức Chúa Trời nó còn thân ái hơn bất cứ nghệ thuật nói trước công chúng nào.
Đây không phải là việc ngẫu nhiên khi thành ngữ của Hội thánh cơ đốc đầy dẫy các lời cảm thán. Cơ đốc giáo ngắm xem các điều vô hạn và tìm cách nắm lấy cái vô hình và cái tuyệt đối. Họ tiến gần đến Nơi thánh của các nơi thánh, nhìn vào mặt Đức Chúa Trời với sự ngạc nhiên sửng sốt, rồi ngôn ngữ, dù có sung mãn hay lưu loát đến đâu, thường cũng chỉ là không đầy đủ. “Ôi sâu thẳm thay là các sự phong phú của cả sự khôn ngoan lẫn tri thức của Đức Chúa Trời! Sự phán đoán của Ngài nào ai tìm dấu được” (La mã 11:33). Tiếng cảm thán “ôi” đã không thể được bỏ sót với bản anh hùng ca đó. Đó là nguồn mạch mà từ đó mọi điều khác tuôn đổ.
Nhiều thánh ca cơ đốc của chúng ta khải thị chính tính chất cảm thán nầy, chủ yếu vì chúng thể hiện một sự tăng cường lực của cảm xúc dấy lên trên mọi ý nghĩa và định nghĩa duy lý, rồi rơi vào lãnh vực vô cảm xúc. Thí dụ thánh ca của Anh em Morave do Bá tước Zinzendorf lãnh đạo, liệt kê ba trăm câu mà bắt đầu bằng chữ “ôi”. Nhấn mạnh điều nầy thái quá là thiếu khôn ngoan (vì thói quen văn chương có thể dùng ngôn ngữ tình cảm mà tình cảm đặc biệt lại thiếu vắng), thực ra có một lượng lớn lời cảm thán như vậy trong các thánh ca có ý nghĩa thiết thực cho chúng ta.
Trong kinh văn được hà hơi, tức nơi không thể tìm thấy sự bất toàn nào, các tán thán từ thường liên tục xảy ra. Các tiên tri và các tác giả thi thiên liên tục nhận thấy chính mình đứng nơi bến bờ của sự vô hạn, chằm chằm nhìn vào vực không đáy của thần tính, hoàn toàn xâm chiếm họ, rồi từ lòng họ vắt ra các cảm xúc bộc phát như vậy mà các lời suông không thể diễn ta được. Khi ấy tiếng “ô” và “a” tự phát đến trên môi miệng họ, như đang khi nghe tiếng của Chúa, Giê rê mi đáp ứng: “a, hỡi Chúa Giê hô va! Kìa tôi không thể phát ngôn, vì tôi là người còn trẻ”; hay khi Ê xê chi ên đứng trước trũng hài cốt, ông gào lên, “Ôi lạy Chúa Giê hô va, Chúa biết”.
Không có tiếng “ô!” trong thần đạo học, và đây là một điều có ý nghĩa nếu không nói là điều không hay. Thần đạo học tìm cách giảm thiểu những gì có thể được biết về Đức Chúa Trời theo các giới hạn lý trí và những gì lý trí có thể am hiểu, và nó có thể tìm đủ lời diễn tả. Khi Đức Chúa Trời hiện ra trước tâm trí, kinh sợ, bao la và không thể hiểu nỗi, khi ấy tâm trí ngã quị trong im lặng rồi tấm lòng gào lên: “Ô, lạy Chúa Đức Chúa Trời tôi!”. Có sự dị biệt giữa tri thức thần học và kinh nghiệm thuộc linh, sự khác biệt giữa khâu biết Đức Chúa Trời do lời truyền khẩu và khâu biết Ngài do sự quen biết. Sự dị biệt như vậy không có tính cách theo ngôn từ suông, nó thiết thực, nghiêm trọng và sinh tử.
Là cơ đốc nhân, chúng ta phải thức canh kẻo chúng ta làm mất tiếng “ô!” khỏi lòng mình. Trong những ngày này có nguy cơ thiết là chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các tiên tri có dáng điệu, hay các nhà thầu cung cấp lương thực cầu an, nên cơ đốc giáo của chúng ta đã bị giản ước thành một chủ nghĩa Tin lành suông mà không bị một điều nào gây bối rối, cũng như bất cứ sự “lên cao của tâm trí” nào chiến thắng. Khi chúng ta trở nên quá liếng thoắng, lưu loát trong sự cầu nguyện, chắc chắn chúng ta đang nói chuyện với chính mình. Khi hành động êm ái liệt kê các sự đòi hỏi, và lịch sự trình dâng các lời cảm tạ đúng đắn chiếm lấy chỗ của sự cầu nguyện có gánh nặng khó thốt nên lời, chúng ta nên coi chừng bước tiếp theo, dù chúng ta có biết hay không, chắc chắn chúng ta cũng có xu hướng xuống thấp.
Các hội thánh nên luôn nhớ rằng họ có được thăng tiến hay không đều tùy thuộc vào các tiếng”ô” và “a” từ tấm lòng đầy dẫy Đức Linh mà thôi. Đây là tiếng kêu đau thương của bà mẹ kết quả sắp sinh con. Không có gì thay thế cho chúng ta được; không có chúng thì các kế hoạch, chương trình, kỹ thuật đều hư không. Chúng chỉ dẫn rằng không có sự hiện diện của Đức Thánh Linh đang cầu thay bằng các tiếng rên rỉ không thể thốt nên lời. Đây là phương pháp độc nhất của Đức Chúa Trời trong hội thánh địa phương hay trên khu vục truyền giáo./.
- A.W.Tozer