"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6896102
Đang truy cập:112

THUỘC LINH HAY THUỘC HỒN?-

 

 Trong bài học trước, tôi đã phân tích ba yếu tố tạo nên toàn bộ tính cách con người: tâm linh, tâm hồn và thân thể. Trong bài này tôi sẽ tiếp tục với cùng chủ đề, nhưng tôi sẽ tập trung vào vấn đề cụ thể: mối quan hệ giữa tâm linh của con người và tâm hồn của người đó.

  Tâm linh của con người đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời và liên hệ trực tiếp với Đức Chúa Trời. Trong mô hình sáng tạo hồi ban đầu, có một mối quan hệ giảm dần. Đức Chúa Trời chuyển động trên tâm linh của con người; tâm linh của anh ta chuyển động trên tâm hồn anh ta; và tâm hồn anh ta kiểm chế thân thể anh ta. Tuy nhiên, thông qua sự nổi loạn của con người, tâm linh anh ta đã bị gạt sang một bên và tâm hồn anh ta đã giành quyền kiểm soát. Kết quả là, con người không tái sanh được ba chức năng của tâm hồn mình kiểm soát:  đó là ý muốn, trí năng và tình cảm.

  Khi Đức Chúa Trời hòa giải con người với chính Ngài, mục đích của Ngài là phục hồi trật tự ban đầu, qua đó một lần nữa Ngài liên hệ trực tiếp đến tâm linh của con người; tâm linh của con người lần lượt chuyển động đến tâm hồn của người đó; và tâm hồn con người chuyển động trên thân thể của mình. Điều này giải thích những lời của Đa-vít trong Thi-thiên 103: 1: “Hỡi tâm hồn ta, hãy chúc tụng Đức Giê-hô-va!”. Qua đức tin, tâm linh của Đa-vít đã được tái liên hiệp với Đức Chúa Trời và háo hức thờ phượng Ngài. Vì vậy, tâm linh của ông khuấy động tâm hồn của mình để nó chuyển động trên cơ quan âm thanh của ông hầu nói ra những lời thờ phượng thích hợp.

  Vì vậy, đang khi con người vẫn còn thuận phục Đức Chúa Trời và tâm hồn của mình vẫn còn thuận phục tâm linh của mình, con người thi hành chức năng trong sự hòa hợp với Đức Chúa Trời và với chính mình.                  Nhưng nếu bất cứ lúc nào con người tái khẳng định cuộc nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, tâm hồn của anh ta không còn thuận phục tâm linh anh ta nữa và sự hòa hợp bên trong bị đổ vỡ. Điều này có nghĩa là có sự căng thẳng liên tục giữa tâm linh và tâm hồn của con người.
  Chữ Hy lạp của Tân ước có tính từ đặc biệt, được hình thành trực tiếp từ chữ tâm hồn, psuche, mô tả hành động do tâm hồn khởi xướng. Tính từ là psuchikos (thuộc hồn). Phương cách tự nhiên để chuyển từ ngữ này ra tiếng Anh sẽ trở nên vô dụng, nhưng đáng tiếc là tiếng Anh đã không tạo ra được một từ ngữ tính từ như vậy.

  Do đó, các bản dịch Kinh thánh tiếng Anh của Tân ước đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để dịch chữ psuchikos như sau: natural (thiên nhiên), sensual (nhục dục), worldly (thế tục), unspiritual (không thuộc linh), worldly-minded (có ý hướng thế gian), without the spirit (không có tâm linh), và một cụm từ, follow their natural instinct (theo bản năng tự nhiên của chúng). Những độc giả tiếng Anh, là những người không thể ủng hộ các bản dịch như vậy, do đó không có cách nào biết rằng bảy từ ngữ trên đây hoặc cụm từ khác nhau thì tất cả được dịch từ một từ ngữ tiếng Hy Lạp- psuchikos.. Chữ nầy nên dịch là “thuộc hồn”.

  Trong suốt phần còn lại của bài học này, tôi sẽ sử dụng từ ngữ soulish (thuộc hồn). Điều này sẽ nhấn mạnh đến sự căng thẳng trong kinh Tân Ước giữa một điều là thuộc linh và cái kia là thuộc hồn.
  Trong I Cô-rinh-tô 15: 44–46 Phao-lô dùng từ ngữ này ba lần để chỉ ra sự khác biệt giữa thân thể hiện tại của chúng ta, tức là thân thể tự nhiên (thuộc hồn) và thân thể phục sinh của chúng ta, là thân thể thuộc  linh. Thân thể thuộc hồn là thân thể mà trên đó tâm linh phải chuyển động qua tâm hồn. Thân thể thuộc linh sẽ là một thân thể mà trong đó tâm linh chuyển động trực tiếp trên thân thể, mà không phải làm việc qua tâm hồn.

  Các chê-ru-bim, được mô tả trong Ê-xê-chi-ên chương 1, dường như có thân thể thuộc linh. Mỗi vị đi thẳng về phía trước; họ đi bất cứ nơi nào Thần Linh muốn đi (câu 12). Một lần nữa, nơi đâu Thần Linh muốn đi, họ đã đi đến đó, bởi vì có Thần Linh đã đi đến đó trước (câu 20).

  Rõ ràng đó là loại thân thể mà các tín đồ sẽ có sau khi được sống lại. Tâm linh của chúng ta không còn phải thúc giục tâm hồn của mình để chỉ đạo thân thể của mình hầu đưa ra phản ứng thích hợp. Thân thể chúng ta sẽ trực tiếp đáp ứng với quyết định của tâm linh mình. Chúng ta sẽ giống như những chê-ru-bim của sách Ê-xệ-chi-ên: chúng ta sẽ đi thẳng, không quay qua lại, mà bất cứ nơi nào tâm linh của mình muốn đi. Ô sự tự do vinh diệu biết dường nào!
  Có ba phân đoạn khác trong Kinh Tân Ước, nơi sự phản đối giữa tâm linh và linh hồn được thể hiện rõ ràng hơn. Trong I Cô-rinh-tô 2: 14–15, Phao-lô nói:

  Người không có Thánh Linh (thiên nhiên hay thuộc hồn) không nhận được những điều từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời, bởi người ấy xem những điều nầy là điên rồ và không thể hiểu được, vì phải được phán đoán cách thuộc linh.  Nhưng, người có Thánh Linh (thuộc linh) thì xét đoán mọi sự, còn chính người ấy thì không bị ai xét đoán”.
   Bản nhuận chánh dịch: “Vả, người thuộc huyết khí (thuộc hồn) không nhận được những sự thuộc Thánh Linh của Đức Chúa Trời, bởi sự ấy là ngu dại cho người, người cũng chẳng có thể biết được, vì phải phán đoán sự ấy cách thuộc linh:  Nhưng người thuộc linh có thể phán đoán mọi sự, còn chính người thì không một ai có thể phán đoán được”

  Đối với sự hiểu biết về những điều thuộc linh, tâm hồn phụ thuộc vào tâm linh. Nếu tâm hồn không hòa hợp với tâm linh, thì lãnh vực của lẽ thật thuộc linh được đóng kín với nó. Do đó, điều quan trọng là chúng ta tiếp cận lẽ thật với thái độ đúng đắn -- tâm hồn chúng ta thuận phục tâm linh mình và tâm linh của chúng ta ở trong sự hiệp nhất với Đức Chúa Trời.
  Trong bức thư của mình, ông Giu-đe nói về dân trong hội thánh là những kẻ hay cằn nhằn, bất mãn, chạy theo các dục vọng của mình. . . . là những kẻ gây bè kết đảng, những con người xác thịt, không có [Thánh] Linh (Giu-đe 1: 16, 19).

  Khi tâm hồn của một Cơ Đốc nhân không nhờ tâm linh mình thuận phục Đức Chúa Trời, ông ta trở thành một ống dẫn mà thông qua đó tất cả các loại nhục dục và chia rẽ có thể xâm nhập vào hội thánh. Đây là nguyên nhân cơ bản, chân thật của các sư chia rẽ trong Thân Thể Đấng Christ.
  Trong Gia-cơ 3:15, sứ đồ nói về một hình thức của sự khôn ngoan mà không xuống từ trên trời, nhưng là trần tục, nhục dục [thuộc hồn], thuộc ma quỷ. Ông Gia-cơ mô tả một sự tuột dốc đi xuống trong ba giai đoạn liên tiếp: từ trần tục đến thuộc hồn và đến ma quỷ.

   Khi các Cơ Đốc nhân trở nên trần tục, họ mất đi tầm nhìn về cõi đời đời. Họ không thể thấy được những điều vượt ngoài tầm cuộc sống này: là thành công, lạc thù, sự giàu có, sức khỏe thể chất. Họ chỉ quan tâm về những gì đức tin của họ sẽ làm cho họ trong cuộc đời này!
  Liên quan đến những người như vậy Phao-lô nói: “Nếu hi vọng của chúng ta trong Đấng Christ chỉ hướng về cuộc sống nầy mà thôi, thì trong tất cả mọi người, chúng ta là những người thảm hại hơn hết” (1 Cô-rinh-tô 15:19). Các Cơ Đốc nhân như thế thường tự coi mình là người thịnh vượng và thành công. Đức Chúa Trời xem họ là người đáng thương.

  Sau giai đoạn thế tục, giai đoạn tiếp theo là thuộc hồn. Sống thuộc hồn là lấy bản ngã làm trung tâm, tự kỉ trung tâm. Đối với những người như vậy, đức tin Cơ Đốc là một cách để có được những gì họ muốn có cho cuộc sống. Họ giả định sự tin kính như là phương tiện trục lợi (1 Ti-mô-thê 6: 5).
  Người thuộc hồn mở đường cho ma quỷ. Đây là một phương cách chính yếu mà ma quỷ xâm nhập vào hội thánh. Vấn đề thường được hỏi: các Cơ Đốc nhân có cần sự giải thoát khỏi các quỷ không?  Những lời của Gia cơ cung cấp một câu trả lời rõ ràng. Sự tuột dốc này từ trần gian đến tình trạng thuộc hồn, đến hoạt động của ma quỷ cho thấy cả các tín đồ cá nhân và toàn bộ cộng đồng Cơ Đốc đều xu hướng theo các hoạt động của ma quỷ.

  Ở nhiều nơi ngày nay, hội thánh là một nơi hỗn hợp bất kỉnh. Không có đường hướng rõ ràng nào được rút ra để phân tách cái thuộc linh và cái thuộc hồn, do đó không có rào cản đối với ma quỷ. Biểu hiện chân thật của Đức Thánh Linh xen kẽ với những biểu hiện của ma quỷ cách rõ ràng. Kết quả là, nhiều tín đồ chân thành đang bối rối và hoang mang.

  Để bảo vệ chính mình, chúng ta phải trau dồi sự phân biệt theo đúng kinh thánh. Chúng ta phải học cách phân biệt giữa những gì thực sự thuộc linh và những gì là thuộc hồn. Chỉ có một công cụ đủ sắc bén để giúp chúng ta làm điều này: Lời của Đức Chúa Trời.
   Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống động và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, xuyên thấu đến nỗi phân chia hồn với linh, khớp với tủy, phán đoán các tư tưởng và ý định trong lòng” (Hê-bơ-rơ 4:12)

  Hơn nữa, trong Hê-bơ-rơ 5:14, tác giả nêu ra hai điều kiện mà chúng ta phải làm trọn để vận dụng loại phân biệt này:
   Nhưng thức ăn đặc dành cho người trưởng thành, là cho những người nhờ thực hành mà luyện tập khả năng phân biệt điều lành và điều dữ”.

  Điều kiện đầu tiên là chúng ta phải thường xuyên ăn thức ăn thuộc linh đặc thông qua việc nghiên cứu toàn bộ Kinh Thánh. Điều kiện thứ hai là chúng ta phải thường xuyên thực hành sự phân biệt. Chúng ta phải liên tục tỉnh táo, nhận ra các lực lượng thuộc linh mà chúng ta gặp phải trong mọi hoàn cảnh. Sự phân biệt nên là một phần trong đời sống cầu nguyện Cơ Đốc của chúng ta.

  Cuối cùng, chúng ta hãy tuân theo lời khích lệ của Phao-lô trong 1 Cô-rinh-tô 16: 13–14: “Anh em hãy tỉnh thức, hãy đứng vững trong đức tin, hãy can đảm và mạnh mẽ. Mọi điều anh em làm, hãy làm trong tình yêu thương”.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2