"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7333748
Đang truy cập:189

ĐỨC TIN CHẾT-


“Thưa anh chị em, nếu có ai bảo mình có đức tin nhưng không hành động thì có ích gì không? Đức tin ấy cứu người đó được không? Nếu gặp anh chị em nào đó thiếu cơm ăn áo mặc, mà có người bảo: “Chúc anh chị bình an! Cứ mặc cho ấm, ăn cho no nhé!” Nhưng không cung ứng cho họ nhu cầu thể xác, thì có ích lợi gì? Đức tin cũng thế, nếu đức tin không có hành động thì tự nó chết đi” Gia cơ 2:14-17 BDM.
-
Gia-cơ mô tả một con người ít nhất có một mối quan hệ với hội thánh, vì đó là anh em hoặc chị em của người ấy đang có nhu cầu. Nhu cầu của họ là cần sự chu cấp căn bản, duy trì sự sống: quần áo đầy đủ. (từ ngữ Hi-lạp- gymnos, ‘trần truồng’, ‘không có áo che thân’, thường chỉ đến sự thiếu quần áo bên ngoài, và thức ăn hàng ngày.
‘Tín hữu’ này đáp ứng như thế nào? Anh ta hay cô ta cho người ấy ra về và nói những lời đầy vẻ tin kính: ‘Hãy đi bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no’. ‘Hãy đi bình an’ là hình thức từ giả quen thuộc của người Do Thái có ý nghĩa rất tốt: ‘Tạm biệt và chúc một ngày tốt lành.’ ‘Hãy sưởi cho ấm! Hãy có một bữa ăn ngon nhé!
Trong bất cứ trường hợp nào, điểm chính đều giống nhau: khi đối diện một nhu cầu ở giữa anh chị em của mình, tín hữu này không làm gì cả mà chỉ bày tỏ những lời chúc tốt đẹp. Gia-cơ hỏi: Có ích gì không? Trong sự minh họa, tốt hay ‘có ích’ chủ yếu nói đến tình huống nhu cầu không được chu cấp: lời nói, dù có ý nghĩa tốt, cũng không có ích gì cho người nghèo túng.
Minh họa này, giống như minh họa trong Gia cơ 2:2-3, rõ ràng là giả thuyết; Gia-cơ không nói đến một sự kiện cụ thể. Mặt khác, minh họa rõ ràng phản ảnh một sự quan tâm thật và cảm nhận sâu sắc của Gia-cơ. Sự cung cấp cho người nghèo là một trong những hành động của lòng thương xót, điều nầy sẽ ‘chiến thắng’ sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đời sống chúng ta (c. 13). Trong điều này, Gia-cơ đứng trong một truyền thống Kinh Thánh lâu đời và lan rộng. Ê-sai gọi dân của thời ông nên đặt ý nghĩa thật sự trong nghi thức tôn giáo của họ: ‘chia sẻ thức ăn cho người đói’; ‘đem kẻ nghèo khổ, không nhà cửa về nhà mình’; ‘khi thấy người trần truồng thì mặc cho’ thì Đức Chúa Trời sẽ đáp lời khi họ kêu cầu (Ê-sai 58:7-9). Và Giăng cho rằng người nào không cung cấp cho một anh em hoặc chị em túng thiếu thì không thể có tình yêu thật; vì chúng ta phải yêu-- ‘không phải bằng lời nói và miệng lưỡi, mà phải yêu bằng việc làm và sự chân thật’ (1 Giăng 3:17-18).
Lời cảnh cáo nầy là điều hội thánh cần thường xuyên nghe. Chúng ta quá thường xuyên thỏa lòng để chỉ dâng tặng lời nói, khi Đức Chúa Trời có thể kêu gọi chúng ta hành động. Cơ Đốc giáo chân thật không thể thiếu những lời nói – bài giảng, lời cầu nguyện, lời xưng nhận đức tin, lời khuyên khôn ngoan, lời khích lệ. Nhưng Gia-cơ nhắc nhở chúng ta những lời nói đó phải bày tỏ ý nghĩa thật, là khi người ta có thể thấy những hành động tương ứng với những lời nói này.
Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật, thiên nhiên và ngoài trời
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2