"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869679
Đang truy cập:7

Vác Thập Tự Giá


-
Trong Mác 8:34-35 Chúa Jesus nói, “Hễ ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ Ta và Tin lành mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được”. Nếu muốn theo Chúa, chúng ta phải từ chối mình, vác thãp tự giá của mình mà theo Ngài. Bây giờ chúng ta hãy xem xét ý nghĩa việc vác thập tự giá là gì:
--Bị Chấm Dứt:
Nhiều Cơ Đốc nhân đã hiểu sai về thập tự giá. Họ nghĩ rằng vác thập giá là chịu khổ. Đây là quan niệm chung của mọi người. Chúng ta nói những khó khăn trong hoàn cảnh sống là vác thập tự giá đối với chúng ta. Chẳng hạn như vợ hay chồng gây rắc rối cho chúng ta, đó là thập tự giá. Nhưng khi Chúa Jesus nói về việc vác thãp tự giá, Ngài không có ý đó. Ngài ngụ ý rằng chúng ta nên áp dụng thập tự giá vào đời sống của mình. Ý nghĩa thật của việc vác thập tự giá không phải chịu khổ mà là chấm dứt. Vào thời xưa, hình phạt đóng đinh không chỉ được dùng để gây đau khổ, đóng dinh là để làm cho chết. Vì vậy đóng định tương đương với sự giết chết, sự chấm dứt.
Đối với chúng ta, vác thập tự giá là để bị kết liễu. Tôi muốn nhấn mạnh sự kiện thập tự giá là để chấm dứt, kết liễu, chứ không phải để chịu khổ. Đôi khi tín đồ không được ích lợi gì khi bị chịu khổ. Tôi biết nhiều người đã chịu khổ nhiều, kết quả là vì không thuận phục Chúa, họ trở nên cứng cỏi và bướng bỉnh. Một người càng tự mình chịu khổ càng trở nên mạnh mẽ. Để chạm đến những người đã trải qua nhiều gian nan trong cuộc sống, và trở nên mạnh mẽ trong ý chí, thì cực kỳ khó khăn. Cuối cùng khi một người đến 60 hay 70 tuổi, ý chí người đó chưa chết mà lại trở nên mạnh mẽ, không thể thay đổi được.
Quan niệm thập tự giá là vấn đề chịu khổ thì đi ngược lại với khải thị của lời Đức Chúa Trời trong Mác 8:34. Trong câu nầy, Chúa phán, “Hễ ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta”. Ở đây Chúa nói đến việc từ chối bản ngã. Từ chối bản ngã là từ bỏ bản ngã, không cứu bản ngã, không giữ lại bản ngã để bản ngã có thể chịu khổ.
--Áp Dụng Thập Tự Giá Của Đấng Christ Cho Kinh Nghiệm Của Mình
Vác thập tự giá không phải là vấn đề chịu khổ mà là áp dụng vào đời sống chúng ta những gì Đấng Christ đã làm trên thập tự giá để chấm dứt chúng ta. Vì vậy, vác thập tự giá là áp dụng sự chấm dứt nầy vào chính mình. Hằng ngày chúng ta cần áp dụng một sự chấm dứt như vậy. Nếu làm như thế, chúng ta nhận thức rằng mình không chịu khổ, mà là đang bị kết liễu, chấm dứt và kết thúc.
Giả sử một anh em nói, “tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì trong sự tể trị của Ngài, Ngài đã ban cho tôi một người vợ khiến tôi chịu khổ và vác thập tự giá. Vợ tôi là thập tự giá do Đức Chúa Trời ban cho tôi, và bây giờ tôi phải vác thập tự giá giá nầy”. Đây là cách hiểu sai rất nghiêm trọng về ý nghĩa của việc thập tự giá. Thực ra, hiểu như vậy có liên quan đến những điều được nhìn thấy trong Giáo hội Công giáo. Ít ra thì cách hiểu như vậy về thập tự giá đã được quảng bá bởi một quyển sách nổi tiếng có chủ đề là Imitation của Thomas À Kempis, thời Trung cổ. Imitation là “ Sự Noi Gương”. Giáo hội Công giáo đã dịch sách nầy ra Việt văn có chủ đề là “Gương Phúc”. Đại ý sách đó khuyên chúng ta chịu khổ và bắt chước theo gương chịu khổ của chúa Jesus.
Một anh em lập gia đình không cần phải học cách chịu khồ. Trái lại, anh cần phải nhận thức rằng, là một người chồng, anh đã bị chấm dứt trong Đấng Christ và bây giờ anh nên sống như một người chồng đã bị chấm dứt, đơn giản vui hưởng sự chấm dứt của Đấng Christ. Khi ấy anh có thể nói với vợ, ‘em ơi, anh không cố gắng làm một người chồng tốt, người chồng tử tế và dịu dàng. Anh ở đây như là người chồng đã bị chấm dứt. Càng sẵn sàng kinh nghiệm sự kết thúc của Đấng Christ, anh càng là người chồng tốt hơn, vì khi ấy Đấng Christ sẽ sống trong anh. Khi Ngài sống trong anh, anh sẽ cư xử như người chồng tốt’.
Theo Chúa là dự phần Ngài, vui hưởng Ngài, kinh nghiệm Ngài để Ngài trở nên chính bản thể chúng ta. Để có thể theo Chúa như vậy, chúng ta cần từ chối mình. Chúng ta cần áp dụng sự chấm dứt của Đấng Christ trên thập giá cho chính mình. Chúng ta cần áp dụng cho chính mình sự kết liểu của Đấng Christ trên thập tự giá. Điều nầy có nghĩa là vác thập tự giá mình. Khi làm như vậy chúng ta trở nên một người bị xóa bỏ, chứ không phải một người chịu khổ. Khi ấy chúng ta có thể làm chứng rằng, “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ trên thập tự giá, dầu vậy tôi sống, nhưng không phải là tôi sống nữa, bèn là Đấng Christ sống ở trong tôi, nay tôi còn sống trong xác thịt đây, ấy là tôi nhơn đức tin mà sống, tức đức tin đến Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã thương yêu tôi và phó chính mình vì tôi” (Galati 2:20).
Lời của Đấng Christ về việc vác thập giá là một huyền nhiệm. Nếu chỉ có Mác 8:34, chúng ta không thể hiểu lời Ngài về việc vác thập tự giá. Để hiểu lời nầy cách đúng đắn chúng ta cần 14 thơ tín của Phao-lô.
Thập tự giá không chỉ là chịu khổ mà còn bị giết chết. Thập tự giá giết chết và kết liễu phạm nhân. Trước hết, Đấng Christ mang thập giá sau đó bị đóng đinh. Là tín đồ của Ngài, trước hết chúng ta bị đóng đinh với Ngài và sau đó chúng ta vác thập giá của mình hằng ngày. Đối với chúng ta, vác thập tự giá mình là chịu giết chết dưới sự giết chết của Đấng Christ để chấm dứt bản ngã, sự sống thiên nhiên và người cũ của chúng ta. Làm như thế là từ chối bản ngã để theo Chúa.
---Tâm trí, bản ngã và sự sống của hồn người
Chúa phán trong Mác 8:35, “Vì hễ ai muốn cứu mạng sống (hồn) mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ ta và Tin lành mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được”. Câu nầy Chúa nói về sự sống của hồn, còn câu 34 trước đó, Ngài nói về bản ngã (mình). Thật ra, sự sống của hồn và bản ngã là những từ ngữ đồng nghĩa. Sự sống hồn là bản ngã, bản ngã là sự sống của hồn. Chúng ta là hồn.
Mác 8:33-35 chép, -“Nhưng Ngài xây lại ngó môn đồ, mà quở Phi-e-rơ rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Vì tâm ý ngươi chẳng chăm về việc Đức Chúa Trời, song chăm về việc loài người.” Đoạn, Ngài gọi quần chúng và môn đồ đến, mà phán rằng: “Hễ ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ Ta và Tin lành mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được”. Trong ba câu nầy có ba vấn đề liên hệ với nhau: tâm trí, bản ngã và sự sống của hồn. Tâm trí là sự biểu lộ của bản ngã; còn bản ngã là hiện thân sự sống của hồn. Sự sống của hồn chúng ta được bản ngã thể hiện, và được bản ngã sống phô bày ra; còn bản ngã thì được bày tỏ qua tâm trí, tư tưởng, quan niệm và ý kiến. Nếu tâm trí không hướng về Đức Chúa Trời và những điều thuộc thiên mà xu hướng về những điều thuộc loài người, bản ngã chúng ta nắm lấy cơ hội hành động và bày tỏ chính mình ra. Đấy là những gì đã xảy ra với Phi-e-rơ. Vì vậy, Chúa nói rằng chúng ta phải chối bỏ bàn ngã và không cứu sự sống hồn mình. Thay vì cứu sự sống hồn mình, chúng ta phải bỏ mất sự sống hồn ấy. Bỏ mất sự sống hồn là từ chối bản ngã, là vác thập giá mình, để chấm dứt bản ngã mình.
Tóm lại, Chúa nói cứu sự sống hồn và việc bỏ mất nó. Chúng ta có thể nói rằng cứu sự sống hồn mình là để cho nó vui hưởng, chớ không chiu khổ đau và bị giết chết. Làm mất sự sống hồn là làm cho hồn mình chịu mất sự vui hưởng của nó, Nếu chúng ta cho hồn mình vui hưởng những điều thế tục theo ý riếng, thì hồn chúng ta sẽ mất sự vui hưởng trong Thiên hi niên. Cho nên chúng ta phải vác thập tự giá mình mỗi ngày, chịu chết, chịu chấm dứt sự sống hồn và bản ngã, thì hồn chúng ta sẽ được cứu, được sự nghỉ ngơi và vui hưởng trong vương quốc sắp đến. Nếu không chúng ta sẽ chịu kỷ luật trong nơi khóc lóc và nghiến răng.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2