"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870134
Đang truy cập:122

ĐỪNG YÊU THẾ GIAN - 8 - 9

prednisolone online

buy prednisolone

antidepressant sertraline

buy sertraline

abortion pill

buy cheap abortion pill

lexapro and weed good

lexapro and weed good click

benadryl pregnancy nausea

benadryl pregnancy sleep

 

CHƯƠNG TÁM

LÀM TƯƠI MỚI LẪN NHAU

Trong Phúc âm Giăng, có một sự kiện mà chỉ có Giăng ghi lại cho chúng ta. Đó là một sự kiện đầy ý nghĩa thần thượng, giúp soi sáng cho chúng ta rất nhiều về nan đề sống trong thế gian. Tôi muốn nói đến sự kiện trong chương mười ba, tại đó Chúa Jesus tự lấy khăn thắt lưng mình và lấy chậu rửa chân cho các môn đồ. Hành động này của Chúa có nhiều bài học dạy dỗ chúng ta mà tôi không dự định bàn đến một cách đầy đủ ở đây. Thay vào đó, tôi muốn chúng ta đặc biệt xem xét mạng lệnh Ngài đã phán tiếp theo đây: “Các ngươi cũng phải rửa chân lẫn nhau. Vì Ta đã làm gương cho các ngươi, các ngươi cũng làm như Ta đã làm cho các ngươi... Nếu các ngươi biết những điều này thì phước cho các ngươi nếu các ngươi làm theo” (cc. 14-17). Rửa chân lẫn nhau là gì? Tôi nên rửa chân cho anh em, và anh em nên rửa chân cho tôi có nghĩa là gì?

Phương diện lẽ thật được đặc biệt nhấn mạnh ở đây là sự tươi mới. Nhưng chúng ta sẽ thấy ngay sau đây, điều rất quý đối với Chúa là với tư cách con cái Ngài, chúng ta phải học tập đem lại sự tươi mới cho các anh em mình, và rồi đến lượt họ, họ cũng làm phương tiện đem lại sự tươi mới cho linh chúng ta.

Tôi xin nói ngay rằng phân đoạn này không bàn đến tội lỗi. Dầu tôi đi chân không hay mang dép, hoặc ngay cả mang giày, bụi bặm sẽ bám vào chân tôi, ấy là điều đương nhiên. Thật vậy, tôi không thể nào tránh khỏi được điều đó. Nhưng khi tôi té nhào, và sau khi ngã lăn trong bụi đất để bụi đất dính vào thân thể và áo quần mình, thì đó lại không phải là điều không thể tránh được; việc ấy hoàn toàn sai lầm! Tôi phải đi bộ từ nơi này qua nơi khác, nhưng tôi không cần phải lăn trên đường để đi đến nơi đó. Tôi vẫn có thể đi mà không phải lội trong bùn!

Đời sống Cơ Đốc nhân cũng tương tự như vậy, vấp ngã rồi lội trong bùn chắc chắn là tội lỗi. Điều này đòi hỏi chúng ta phải ăn năn và cần Đức Chúa Trời tha thứ. Vì thật không cần thiết để tôi bước đi với Chúa như vậy, rồi chống chế biện bạch rằng “Thỉnh thoảng tôi phải ngã một lần chứ; đó là điều không thể tránh khỏi!” Chúng ta đều đồng ý đó là sai lầm.

Nhưng vấn đề bụi bặm dính vào chân tôi là như thế này: khi đi trên thế gian, dầu chúng ta là ai hay cẩn thận đến mức nào, chân chúng ta không tránh khỏi bị dính chút gì đó. Dĩ nhiên nếu hoàn toàn không chạm mặt đất, thì chúng ta không dính gì cả, nhưng nếu muốn được như vậy, cần phải có người khiêng chúng ta đi. Nếu chúng ta thật chạm mặt đất – và có ai thật sự trông mong mình không chạm đến mặt đất? – chắc chắn chúng ta sẽ phải bị dính chút gì đó trên mặt đất. Ngay cả Chúa Jesus đã trách người chủ nhà mời Ngài đến ăn bằng những lời này: “Ngươi không cho Ta nước rửa chân” (Lu. 7:44). Cho nên, xin hãy nhớ rằng việc rửa chân lẫn nhau trong Giăng chương 13 không liên quan đến tình trạng phạm tội, là điều luôn luôn được tha thứ nhờ Huyết, vì dầu sao đi nữa, Đức Chúa Trời dự định rằng chúng ta cần được giải cứu khỏi tội lỗi. Không, việc rửa chân liên quan đến bước đi hằng ngày của chúng ta trên thế gian, mà trong khi bước đi như vậy, chúng ta không thể không mắc phải một điều gì đó. Chúa Jesus phán: “Các ngươi được sạch”. Huyết quí báu đã làm điều đó. “Ai đã tắm rồi, chỉ cần...” nếu bàn về vấn đề tội lỗi, câu này có thể ngưng ở đó. Nhưng hễ di chuyển trong vương quốc của Sa-tan, chắc chắn phải có điều gì đó bám vào chúng ta, cũng giống như một màng mỏng trên chúng ta, xen vào giữa chúng ta với Chúa. Điều này không thể tránh khỏi, đơn giản chỉ vì chúng ta luôn luôn đụng đến những điều thuộc về thế gian, các công việc và niềm vui của nó, hệ thống giá trị bại hoại và toàn bộ quan điểm bất kỉnh của nó. Vì vậy, Chúa Jesus kết luận với những lời này: “...chỉ cần rửa chân”.

Vì thế, bây giờ, chúng ta hãy bàn đến việc thực hiện điều này trong thực tế. Một số anh chị em trong Đấng Christ phải đi làm tại công sở hay các cửa tiệm bảy tám giờ một ngày. Anh chị em làm như vậy thì không có gì sai lầm. Đi làm ở cửa tiệm hay nhà máy thì không có gì là tội lỗi cả. Nhưng khi từ nơi làm việc trở về nhà, anh em có thấy mình mệt mỏi, chán nản và có điều gì đó trục trặc không? Anh em gặp một anh em khác, nhưng không thể dễ dàng nhanh chóng nói chuyện về những điều thần thượng với anh ấy được. Dường như có một điều gì đó bao phủ anh em làm ô nhiễm anh em. Tôi xin nhắc lại: điều đó không nhất thiết là tội lỗi; chỉ vì sự tiếp xúc với thế gian đã để lại trên anh em một lớp bụi. Anh em không thể không cảm thấy nó, vì anh em không thể chỗi dậy đến với Chúa ngay lập tức. Sự đụng chạm tươi sáng mà anh em đã có với Chúa sáng nay dường như bị tối tăm rồi; sự tươi mới đã ra đi. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm này.

Lại nữa, một số chị em phải lo các bổn phận trong nhà. Giả sử một bà mẹ trẻ tuổi đang chuẩn bị bữa ăn tối và đang nấu một món gì đó trên bếp. Thình lình, con chị khóc, chuông cửa reo, sữa sôi trào – mọi sự ập đến với chị em này cách ồ ạt. Chị chạy lo việc này, quên việc kia! Cuối cùng khi mọi sự ổn định, chị ngồi xuống, và dường như chị cần quyền năng để lại nâng mình lên đến Đức Chúa Trời. Chị nhận biết có một điều gì đó, không phải tội lỗi, nhưng dường như có một lớp bụi trên mọi sự. Nó bám như một lớp màng [ngăn cách] giữa chị với Chúa, chị cảm thấy mình mờ đục, vấy bẩn. Chị không có cách nào trở lại thông suốt với Đức Chúa Trời ngay lập tức. Tôi nghĩ điều này làm sáng tỏ vì sao chúng ta cần được rửa chân.

Nhiều khi chúng ta mệt mỏi, rã rời vì những bổn phận trần tục. Khi quì xuống cầu nguyện, chúng ta thấy mình phải chờ đợi một lúc. Dường như chúng ta phải mất mười hay hai mươi phút để phục hồi tình trạng thông suốt với Đức Chúa Trời. Hoặc nếu chúng ta ngồi xuống để đọc Lời [Chúa], chúng ta thấy cần phải kiên quyết cố gắng mới có thể phục hồi lại tình trạng mở lòng ra tiếp nhận sự phán dạy của Ngài. Nhưng thật tốt đẹp biết bao nếu trên đường về, chúng ta gặp một anh em có tấm lòng tuôn đổ, tươi mới trong sự tương giao với Đức Chúa Trời! Anh em ấy không cố tình làm gì, anh chỉ tự phát bắt tay chúng ta và nói: “Chào anh, ngợi khen Chúa!” Có thể anh ấy không biết, nhưng dường như anh ấy đã đến với một cây chổi phủi bụi và lau chùi mọi sự sạch sẽ. Ngay lập tức, chúng ta cảm thấy mình được phục hồi và lại tiếp xúc được với Đức Chúa Trời.

Đôi lúc anh em có thể đến một buổi nhóm cầu nguyện với một tâm linh nặng nề do ảnh hưởng của công việc trong ngày. Một người nào đó cầu nguyện và anh em vẫn cảm thấy như cũ, rồi một người khác cầu nguyện và anh không thấy gì khác cả. Nhưng sau đó, một anh em hay chị em khác cầu nguyện, không hiểu sao ngay lúc ấy, anh em cảm thấy một quyền năng nâng vực mình lên. Anh em được tươi mới; chân anh em được rửa sạch. Như vậy, sự rửa chân có nghĩa là gì? Đó là phục hồi sự tươi mới ban đầu. Đó là đem mọi sự trở lại tình trạng trong sáng đến nỗi một lần nữa, dường như mọi sự vừa mới ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời bước ra, được tươi mới nhờ tay Ngài.

Tôi không biết bao nhiêu lần chính bản thân tôi cảm thấy mình suy yếu như vậy, là khi không hẳn tội lỗi đã quấy rối tôi, nhưng cảm thấy bị bụi bặm thế gian này bao phủ; và rồi tôi gặp một anh em hay một chị em, một người có thể không biết gì về tình trạng của tôi, nhưng chỉ nói lên một lời làm tươi sáng mọi sự. Khi điều này xảy ra, anh em cảm thấy bóng tối ra đi, lớp màng bụi bặm được quét sạch. Ngợi khen Chúa, anh em được tươi mới và một lần nữa, ngay lập tức được đem trở lại tình trạng có thể trực tiếp vui hưởng sự tương giao với Ngài. Đó là rửa chân, là làm tươi mới anh em mình trong Đấng Christ, là đem một anh em trở lại tình trạng dường như anh ấy vừa mới bước ra từ chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Sự cung ứng cho nhau này là điều Chúa ao ước nhìn thấy giữa vòng các con cái Ngài.

Nếu chúng ta đồng đi với Đức Chúa Trời, sẽ không có một ngày nào chúng ta không làm tươi mới anh em mình nếu chúng ta thật ao ước như vậy. Đó là một trong những chức vụ vĩ đại nhất. Có thể không có gì hơn là một cái bắt tay. Có thể đó là một lời khích lệ hầu như được nói ra cách bình thường. Có thể đó chỉ là ánh sáng từ trời trên gương mặt anh em. Nhưng nếu Chúa tương giao thông suốt được với chúng ta và tình trạng giữa chúng ta với Ngài không có mây mờ, chúng ta sẽ thấy mình được sử dụng cách thầm lặng. Có thể chúng ta không biết điều đó, vì tốt hơn là đừng tìm cách biết, và thật ra là đừng bao giờ biết lại càng tốt hơn nữa. Nhưng dầu có biết hay không, chúng ta thường xuyên được Chúa sử dụng để làm tươi mới anh em mình. Khi một anh em suy yếu và ở trong tối tăm, khi anh ấy có một gánh nặng trong lòng và một màng bụi trước mắt, khi anh bị mờ đục và hoen ố, anh sẽ đến với chúng ta. Anh sẽ không ở lâu, có thể chỉ vài phút. Anh em hãy tìm kiếm chức vụ ấy. Hãy tìm ân điển từ Đức Chúa Trời để giúp đỡ anh em đó. Chúng ta thường nghĩ rằng nếu mình có thể giảng những bài dài khiến cho đông người nghe thì thật ích lợi, nhưng ít ai có ân tứ ấy, và nhiều người sẽ không được số ít người đó chăm sóc. Làm tươi mới lòng của các thánh đồ là một loại chức vụ ai cũng có thể thực hiện và có thể nhận được khắp mọi nơi. Trong sự đánh giá của Đức Chúa Trời, đó là một điều vô giá.

Nhưng để phục vụ người khác như vậy, chúng ta phải thỏa đáp một số điều kiện. Nếu chúng ta đang thật sự tiến lên với Chúa, dĩ nhiên chắc chắn chúng ta sẽ được Ngài sử dụng, vì đối với Ngài không có giới hạn nào cả. Nếu chính chúng ta không bị mờ đục, lòng tràn đầy niềm vui và sự bình an, chắc chắn sẽ có sự tuôn đổ. Cho nên câu hỏi đơn giản tôi đặt ra cho anh em là giữa anh em với Chúa có sự tranh luận nào không? Dĩ nhiên tôi nói đến những vấn đề mà anh em thật sự biết được. Nếu không có gì đặc biệt, thì anh em không cần phải lục soát để tìm ra một điều gì; chính Chúa sẽ luôn luôn khám phá ra điều ấy. Khi Ngài muốn đem điều gì anh em bỏ qua ra ánh sáng, Ngài sẽ luôn luôn chỉ ngón tay mình vào điều đó, rồi anh em sẽ biết. Anh em không cần xoay vào bên trong, kiểm tra, phân tích mọi cảm xúc để đào bới nó ra. Chỉ hãy ngợi khen Ngài! Đó là công việc của Chúa, không phải của anh em. Ngài chiếu sáng lòng anh em và tỏ cho anh em biết khi anh em đi lạc khỏi Ngài.

Nhưng có một điều chắc chắn. Nếu anh em thật có điều gì “tranh luận” với Đức Chúa Trời, thì anh em chỉ có thể làm mờ đục người khác. Anh em không bao giờ có thể rửa chân họ được. Khi họ suy yếu, anh em càng làm họ suy yếu hơn. Khi họ cảm thấy nặng nề, anh em đến với họ và làm cho họ nặng nề hơn. Thay vì làm tươi mới họ và phục hồi cho họ sự tươi mới đến từ Đức Chúa Trời, anh em chỉ có thể đẩy họ vào trong sự buồn rầu sâu đậm hơn. Trục trặc với Đức Chúa Trời là cách chắc chắn làm cho sự sống của Hội thánh Ngài kiệt quệ, trong khi đó, tôi tin rằng sự biểu lộ quyền năng lớn lao nhất là có thể thường xuyên làm tươi mới người khác. Sự đụng chạm thiên thượng ấy nâng vực, tẩy sạch và làm anh em mình mới lại, đó là một điều vô giá.

“Các ngươi cũng phải rửa chân lẫn nhau”. Trong tất cả những điều răn Ngài truyền cho các môn đồ, đây là điều gây xúc động nhất – tôi dùng lối diễn đạt này trong ý nghĩa thuần khiết hơn hết. Để gây ấn tượng trên họ về tầm quan trọng của điều đó, chính Ngài đã thực hành việc ấy trước mặt họ. Đó là cách bày tỏ tình yêu Ngài cho “những người thuộc về Ngài trong thế gian” (c. 1). Ngài đem chính mình ra để bày tỏ cho các môn đồ Ngài thấy Ngài muốn nói gì khi đề cập đến chức vụ. Đó không phải là công tác trên bục giảng. Đó là phục vụ lẫn nhau bằng chậu và khăn. Luôn luôn có nhu cầu phục hồi những người sa ngã, đem những người yếu đuối đã phạm tội trở về ăn năn; nhưng nhu cầu lớn nhất của các thánh đồ ngày nay là sự tươi mới, tôi có ý nói rằng làm cho họ trở lại sự tươi mới ban đầu, và cũng là sự tươi mới của Đức Chúa Trời. Đó là quyền năng. Chính Chúa Jesus “từ Đức Chúa Trời đến” (c. 3) để làm điều này. Tôi không biết điều này đụng chạm đến lòng anh em thế nào, nhưng tôi nghĩ không có quyền năng nào lớn hơn đối với Đức Chúa Trời cho bằng được tươi mới từ Ngài trước mặt thế gian này. Anh em không thấy đó là sự phát lộ vĩ đại nhất của quyền năng sự sống thần thượng sao? Trong hệ thống thế gian tăm tối vì luồng khói từ vực sâu, chúng ta vui mừng biết bao khi gặp các thánh đồ tươi mới với không khí tinh sạch từ trời. Sự tươi mới ấy đem hơi thở của sự sống thần thượng đến với anh em và tôi.

Tạ ơn Chúa, vào những ngày còn trẻ, tôi được đặc ân lớn lao là quen biết một trong những thánh đồ hiếm có nhất. Tôi biết chị em này trong nhiều năm và nhận thấy chị có nhiều phẩm chất thuộc linh; nhưng tôi nghĩ điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tôi hơn cả là cảm nhận về Đức Chúa Trời. Anh em không thể ngồi lâu tại nơi chị có mặt, hoặc thậm chí bước vào phòng và bắt tay chị, mà không có một cảm nhận về Đức Chúa Trời đến trên mình. Anh em sẽ không biết tại sao, nhưng anh em cảm thấy như vậy. Tôi không phải là người duy nhất cảm thấy điều ấy. Mọi người tiếp xúc với chị đều làm chứng như vậy. Tôi phải thừa nhận rằng trong những ngày ấy, nhiều lúc tôi cảm thấy ngã lòng, dường như mọi sự đều trở nên sai trật cả. Nhưng khi bước vào phòng chị, tôi lập tức cảm thấy bị khiển trách. Ngay khi ấy, tôi cảm thấy mình mặt đối mặt với Đức Chúa Trời, và tôi được tươi mới.

Vì sao điều này xảy ra, vì sao có sự phục hồi lập tức như vậy? Chắc chắn không phải vì đó là chức vụ của một số ít người có đặc quyền. Chúa muốn mỗi người trong chúng ta đều giống như vậy, có thể truyền quyền năng làm tươi sáng anh chị em mình khi họ bị vẩn đục. Xin hãy nhớ rằng — liệu tôi dám nói điều này không? — đôi lúc tình trạng bị vẩn đục còn gây tổn hại cho ảnh hưởng của đời sống Cơ Đốc nhân đối với thế gian hơn là những tội lỗi thật mà chúng ta nhận biết. Có thể chúng ta, bất cứ ai trong chúng ta, thỉnh thoảng phạm tội, nhưng vì chúng ta nhạy bén đối với điều đó, ngay lập tức chúng ta biết mình đã vi phạm nên tìm kiếm và nhận được sự tha thứ. Nhưng nhiều khi chúng ta bị vẩn đục hằng nhiều giờ vì sự nhuốc nhơ của thế gian, và vì điều đó không thật sự là tội nên chúng ta không quan tâm. Sau đó, ảnh hưởng của chúng ta vì Đức Chúa Trời trên thế gian bị phai mờ đi. Thật tốt biết bao nếu vào những lúc như vậy chúng ta có được một anh em hay chị em gần mình mà nhờ họ chúng ta lại được nâng vực lên tình trạng thông công tươi mới với Đức Chúa Trời!

Như vậy, qui luật ở đây là gì? Có hai qui luật. Thứ nhất, như chúng ta đã thấy, không một điều bất hòa nào giữa tôi và Chúa mà tôi biết được lại không được tôi giải quyết ngay lập tức, đó là một điều bắt buộc; vì nếu có một điều nào như vậy, điều ấy sẽ mang lại hậu quả là loại bỏ tôi hoàn toàn khỏi chức vụ này. Dầu vấn đề có là gì chăng nữa, nó cần được giải quyết ổn thỏa, nếu không tôi sẽ trở nên vô dụng. Thay vì ích lợi cho Hội thánh của Đức Chúa Trời, tôi trở nên một gánh nặng cho Hội thánh. Tôi không thể đóng góp gì cả; tôi chỉ có thể làm hao hụt thêm sự sống của con cái Ngài. Để làm một người đóng góp, phải có sự trong suốt giữa tôi và Đức Chúa Trời trong mọi vấn đề mà tôi nhận biết được. Sau đó, khi không có một sự bất hòa nào, tôi cũng có thể làm phương tiện để nâng đỡ anh em tôi trở lại vị thế quyền năng của họ để đối kháng lại thế gian này.

Thứ hai, để tránh hiểu lầm, tôi xin trình bày điều này cách rõ ràng: xin nhớ rằng sự làm tươi mới này có tính hỗ tương. Chúa Jesus phán: “Các ngươi phải rửa chân lẫn nhau”. Người làm tươi mới phải mong ước mình cũng được người khác làm tươi mới. Nhiều lúc Chúa có thể dùng anh em, nhưng tương tự như vậy, nhiều lúc Ngài có thể dùng một người nào đó để làm cho anh em tươi mới. Không có một số ít người nào được lựa chọn cho công tác thuộc linh như “những người làm tươi mới”, cũng như không ai trong chúng ta được miễn khỏi bước đi trên thế gian này và do đó cần được làm tươi mới. Cũng giống như Phi-e-rơ, không một người nào trong chúng ta có quyền tự nhủ: “Tôi đã vượt qua giai đoạn ấy rồi. Bây giờ tôi tiếp xúc với Đức Chúa Trời đến nỗi tôi vượt trên tình trạng bị vẩn đục, tôi có thể cầu nguyện và rao giảng mà không cần đến chức vụ ấy. Anh em không bao giờ cần phải rửa chân cho tôi!”

Không có các anh em thuộc giai cấp siêu đẳng hiện hữu trong Hội thánh mà không cần được làm cho tươi mới. Đó là điều mỗi một đầy tớ của Đức Chúa Trời đều phải lệ thuộc. Làm công trong xưởng hay làm việc trong bếp suốt ngày, có thể anh em cảm thấy mình cần được làm cho tươi sáng; nhưng một vài người trong chúng ta làm việc suốt ngày trong các Hội thánh cũng cần được làm cho tươi sáng! Nhu cầu cần được phục hồi của chúng ta thường lớn lao như vậy, mặc dầu chúng ta có thể bị ru ngủ đến nỗi bỏ qua sự thật đó. Dầu chúng ta làm việc trong một môi trường rõ ràng là trần tục hay tham gia vào cái gọi là những điều thuộc linh, thế gian vẫn vây bọc chúng ta. Vì vậy, thỉnh thoảng chúng ta cần sự giúp đỡ của một vài anh chị em để lại nâng vực chúng ta lên hầu có thể chạm đến Đức Chúa Trời cách tươi mới, là sự tươi mới của quyền năng thần thượng.

Như vậy, nguyên tắc Thân Thể thật là đơn giản, đó là làm tươi mới và được làm tươi mới. Càng tiến tới với Chúa, chúng ta càng cần anh em mình. Vì trong chức vụ này, không ai trong chúng ta là tầm thường, và không ai trong chúng ta từng đạt đến chỗ mà không cần được người khác phục vụ mình. Lời tôi cầu nguyện cho chính mình là xin Đức Chúa Trời thỉnh thoảng dùng tôi làm tươi mới linh của một người khác khi linh ấy bị mệt mỏi, và tương tự như vậy, thỉnh thoảng Ngài có thể dùng một người khác để chạm đến linh suy yếu của tôi và làm tươi mới tôi. Nếu anh em ấy làm cho tôi được rửa sạch, không còn bị vẩn đục vì thế gian, đến nỗi khi đến với anh tôi đang mệt mỏi, nhưng khi ra về tôi lại được tươi mới, thì đối với tôi, đó là chức vụ của Đấng Christ.

Những gì tôi tìm cách mô tả bằng những từ ngữ đơn giản cuối cùng là một mặt trận hiệp nhất chống lại thế gian. Đây không phải một điều nhỏ nhặt. Nếu chúng ta tin điều này đến mức thực hành, tôi tin chắc rằng điều này sẽ có quyền năng để làm cho những đồn lũy mạnh mẽ nhất của Sa-tan phải rúng động. Chúa Jesus phán: “Nếu các ngươi biết những điều này, thì phước cho các ngươi nếu các ngươi làm theo”.

CHƯƠNG CHÍN

LUẬT PHÁP TA TRONG LÒNG HỌ

Trong những chương trước, chúng ta đã dựng lên một bức tranh về thế gian, không chỉ như một vị trí, cũng không phải như một dòng giống loài người, thật sự cũng không phải là bất cứ điều gì vật chất, nhưng trái lại là một hệ thống thuộc linh, mà đứng đầu hệ thống ấy là kẻ thù của Đức Chúa Trời. “Thế gian” là kiệt tác của Sa-tan, và chúng ta đã suy nghĩ về việc hắn đem hết sức lực và mưu trí của mình để làm cho thế gian thịnh vượng. Hắn làm thế với mục đích gì? Chắc chắn để bắt lấy sự ủng hộ của loài người và kéo họ đến với chính hắn. Hắn có một mục tiêu: ấy là thiết lập sự cai trị của hắn trong lòng người trên khắp thế giới. Mặc dầu chắc hẳn hắn nhận biết rằng sự thống trị ấy chỉ có thể kéo dài một thời gian ngắn, nhưng không nghi ngờ gì, đó vẫn là mục tiêu của hắn. Đang khi kỳ cuối cùng của thời đại này đến gần và các nỗ lực của hắn gia tăng, thì sự khốn khổ của dân Đức Chúa Trời càng nhiều. Vì như những khách lạ và kiều dân, vị trí của họ, tức vị trí ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, là một vị trí không thoải mái chút nào. Họ tha thiết tìm sự khuây khỏa để giảm bớt những căng thẳng về mặt thuộc linh bằng cách lánh xa thế gian theo phương diện thuộc thể. Thật tốt biết bao nếu chúng ta được hoàn toàn thoát khỏi thế giới này để ở với Chúa mãi mãi!

Nhưng rõ ràng đó không phải là ý muốn của Ngài. Như chúng ta đã thấy, Ngài cầu xin Cha đừng cất những người thuộc về Ngài khỏi thế gian nhưng xin Cha gìn giữ họ tại đó khỏi kẻ ác. Phao-lô cũng theo một chiều hướng tương tự. Sau khi khuyên các tín đồ Cô-rin-tô đừng tương giao với một thành phần tội nhân nào đó trong một trường hợp đặc biệt, ngay lập tức ông có biện pháp để đề phòng trường hợp có thể bị hiểu lầm. Họ không được tự cô lập. Họ không được cắt đứt quan hệ với mọi tội nhân trên thế giới, hoặc ngay cả với những người thuộc thành phần đã được đề cập đến, vì nếu làm như vậy họ cần phải hoàn toàn lìa khỏi thế giới này. “Tôi đã viết cho anh em rằng đừng hòa đồng với người gian dâm; nhưng không phải với những người gian dâm thuộc thế gian này, hay với những người tham lam và bức sách, hay kẻ thờ hình tượng, vì như vậy anh em phải ra khỏi thế gian” (1 Cô. 5:9, 10).

Như vậy, qua lời Phao-lô nói, chúng ta có thể, và thật ra là phải giao du với thế gian đến một mức độ nào đó, vì không phải Đức Chúa Trời yêu thương thế gian sao? Nhưng đây là vấn đề: Đến mức độ nào? Chúng ta có thể tiến bao xa? Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng trong nhiều trường hợp, chúng ta bắt buộc phải tiếp xúc với những điều của thế gian. Nhưng có lẽ có một giới hạn nào đó. Hãy giữ giới hạn thì chúng ta sẽ được an toàn; nếu liều lĩnh vượt quá giới hạn, chúng ta sẽ bị dính líu với Sa-tan.

Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể phóng đại vấn đề này, vì nó rất nghiêm trọng và hiểm họa của nó là thật. Nếu có lúc anh em bị bệnh và đau đớn dữ dội, bác sĩ cho anh em toa thuốc hê-rô-in hay mooc-phin, ngay lập tức, anh em sẽ cảnh giác về nguy cơ nghiện thuốc. Anh em vâng lời bác sĩ và uống thuốc, nhưng anh em sẽ uống cách sợ sệt và tha thiết cầu nguyện, vì biết có một quyền lực trong đó, và biết mình có khuynh hướng bị lệ thuộc quyền lực ấy, đặc biệt là khi sự chữa trị có thể kéo dài.

Mỗi khi anh em và tôi chạm đến thế gian qua những điều thuộc về thế gian, và lắm lúc chúng ta bắt buộc phải chạm đến thế gian, chúng ta nên cảm thấy như mình cảm thấy khi phải dùng mooc-phin, vì có các quỉ ở phía sau mọi sự thuộc về thế gian. Nếu bác sĩ có thể cho tôi toa thuốc phiện để chữa bệnh trong trường hợp tôi đau nặng, thì cũng vậy, vì tôi vẫn ở trong thế gian, phải làm việc với thế gian, theo đuổi việc buôn bán hay làm việc để sinh sống. Nhưng tôi không biết mình có thể dùng loại thuốc nguy hiểm này bao nhiêu mà vẫn được an toàn, không bị làm mồi cho tật nghiện thuốc phiện; cũng vậy, tôi không biết mình có thể mua bao nhiêu món đồ, kiếm bao nhiêu tiền, hay giữ những mối giao hảo trong công việc hoặc chức nghiệp thân thiết đến mức nào, mà vẫn không bị mắc lưới. Tất cả những gì tôi biết là có quyền lực của Sa-tan ẩn sau mọi điều thuộc thế gian. Vì vậy, vấn đề sinh tử là mỗi một Cơ Đốc nhân cần phải có khải thị rõ ràng về linh của thế gian để có thể hiểu rằng mối hiểm họa mà mình thường xuyên phải tiếp xúc cách trực tiếp là mối hiểm họa có thật!

Có lẽ anh em nghĩ tôi đang đi quá xa. Có thể anh em nói: Vâng, đó có thể là một sự minh họa rất tốt cho bài giảng, nhưng tôi khó mà không cảm thấy anh đang phóng đại vấn đề. Nhưng khi anh em thấy, anh em sẽ nói về thế gian y như anh em nói về thuốc phiện, rằng có một quyền lực nham hiểm ẩn đằng sau, một quyền lực được định dùng để dụ dỗ và bắt lấy con người. Những ai đã thật sự được mở mắt đối với tính chất thật của thế gian này sẽ thấy rằng họ phải tiếp xúc với mọi sự trong thế gian một cách sợ sệt, run rẩy, và liên tục ngưỡng trông Chúa. Họ biết rằng bất cứ lúc nào họ cũng có thể mắc bẫy Sa-tan. Cũng y như loại thuốc ban đầu được tiếp nhận cách hớn hở để làm dịu cơn đau cuối cùng lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh tật, tương tự như vậy, những điều của thế gian mà chúng ta có thể sử dụng cách hợp pháp dưới uy quyền của Chúa, nếu chúng ta không cẩn thận, sẽ gây cho chúng ta sa ngã. Chỉ có những người khờ dại mới cẩu thả trong những tình huống như vậy.

Không có gì lạ khi chúng ta nhìn Giăng Báp-tít một cách ganh tị! Chúng ta cảm thấy thật dễ dàng biết bao nếu mình có thể đơn giản rút vào một nơi an toàn, tách biệt giống như ông ấy! Nhưng chúng ta không giống Giăng Báp-tít. Chúa chúng ta đã sai chúng ta vào trong thế gian theo dấu chân Ngài, “ăn và uống”. Vì Đức Chúa Trời yêu thương, nên mạng lệnh Ngài dành cho chúng ta là hãy đi “khắp thế gian” và công bố tin mừng của Ngài. Chắc chắn “khắp thế gian” bao hàm những người chúng ta phải tiếp xúc hằng ngày!

Nan đề chúng ta đối diện ở đây thật nghiêm trọng. Như chúng tôi đã nói, chắc hẳn phải có giới hạn. Có thể là Đức Chúa Trời đã vẽ một đường ranh giới đâu đó. Hãy ở phía trong ranh giới ấy thì chúng ta sẽ được an toàn; còn nếu vượt qua chúng ta sẽ gặp nguy cơ nghiêm trọng đe dọa mình. Nhưng đường ranh giới ấy ở đâu? Chúng ta phải ăn uống, cưới hỏi, nuôi dưỡng con cái, mua bán và làm việc. Làm thế nào để sống như vậy mà vẫn không bị ô nhiễm? Làm thế nào chúng ta có thể hòa đồng với những người nam, người nữ Đức Chúa Trời yêu thương đến nỗi ban Con Ngài cho họ mà vẫn giữ mình không ô nhơ vì thế gian?

Nếu Chúa chúng ta giới hạn việc mua bán khoảng bao nhiêu một tháng, thì sẽ đơn giản biết bao! Luật lệ sẽ đơn giản, ai cũng theo được. Những người nào tiêu dùng quá một số lượng nào đó mỗi tháng sẽ là những Cơ Đốc nhân thế gian, còn những ai tiêu dùng ít hơn số ấy sẽ không có tinh thần thế gian.

Nhưng vì Chúa chúng ta không cho một con số nào cả, nên chúng ta phải liên tục nương dựa vào Ngài. Để làm gì? Tôi nghĩ câu trả lời rất tuyệt diệu. Không phải chúng ta bị luật lệ ràng buộc, nhưng luôn luôn ở trong một loại giới hạn khác: giới hạn của sự sống Ngài. Nếu Chúa ban cho chúng ta một loạt luật lệ và qui tắc để giữ theo, thì chúng ta phải mất nhiều công phu giữ đúng theo đó. Tuy nhiên, thật ra công việc chúng ta phải làm là một điều đơn giản hơn nhiều, và dễ hiểu, dễ làm, tức là ở trong chính Chúa. Khi ấy, chúng ta có thể giữ luật pháp. Bây giờ chúng ta chỉ cần giữ sự tương giao với Ngài. Sự vui mừng của mối tương giao ấy là Thánh Linh Ngài trong lòng chúng ta sẽ luôn luôn cho chúng ta biết khi nào chúng ta đã đến mức giới hạn, miễn sao chúng ta cứ sống tiếp xúc gần gũi với Đức Chúa Trời!

Trước đây chúng ta đã nói rằng vương quốc của anti-christ chẳng bao lâu sẽ lộ ra. Trong thư viết cho “các con cái bé mọn” của mình về thế gian và những điều thuộc về thế gian (1 Gi. 2:15), Giăng tiếp tục cảnh cáo họ: “Các con đã nghe nói rằng anti-christ phải đến, mà nay đã có nhiều anti-christ  dấy lên rồi” (c. 18). Đối diện với những điều này, và thậm chí với linh thâm hiểm hơn “của anti-christ, mà anh em đã nghe nó phải đến, và hiện nay đã ở trong thế gian rồi” (4:3), họ phải làm gì? Trong sự đơn sơ của mình, làm thế nào họ biết điều gì thật, và điều gì giả? Làm sao họ có thể nói chỗ nào trông có vẻ an toàn nhưng lại nguy hiểm, và chỗ nào là an toàn thật để họ bước đi trên đó?

Câu giải đáp Giăng cho họ thật đơn giản đến nỗi ngày nay chúng ta ngại không dám tin. “Các con có sự xức dầu từ nơi Đấng Thánh, và các con đã biết mọi sự rồi... Sự xức dầu mà các con đã nhận được nơi Ngài vẫn cứ ở trong các con, không cần ai dạy các con; nhưng sự xức dầu của Ngài dạy các con mọi sự, mà sự [xức dầu] ấy là thật, không phải dối, và thậm chí [sự xức dầu] ấy đã dạy các con như thế nào, thì hãy cứ ở trong Ngài như thế ấy” (1 Gi. 2:20-27). Điều này chắc chắn chỉ về Linh của lẽ thật, mà Chúa Jesus đã hứa với các môn đồ Ngài, là Linh vừa kết án thế gian vừa dẫn dắt họ vào mọi lẽ thật (Gi. 16:8-13).

Trong mọi trường hợp, chắc chắn phải có những giới hạn an toàn mà Đức Chúa Trời biết, là những giới hạn chúng ta không nên vượt qua. Những giới hạn ấy không được vạch ra trên đất để chúng ta nhìn thấy, nhưng có một điều chắc chắn: Đấng An Ủi chắc chắn biết những giới hạn ấy, và ngay cả có lẽ Sa-tan cũng biết nữa. Chúng ta không thể tin cậy Ngài sao? Nếu một lúc nào đó sắp vượt qua những giới hạn ấy, chúng ta không thể nhờ cậy Ngài ngay để Ngài làm cho chúng ta nhận biết sự kiện ấy ở bề trong sao?

Trong 1 Cô-rin-tô chương 7, sứ đồ Phao-lô dẫn dắt chúng ta sâu xa hơn về chính chủ đề này. Ông nói: “Nhưng anh em ơi, tôi nói điều này: thì giờ ngắn ngủi, từ nay trở đi người nào có vợ hãy nên như kẻ không có, và người nào khóc hãy nên như không khóc, và người nào vui hãy nên như không vui, người nào mua hãy nên như không sở hữu gì cả, và người nào dùng thế gian hãy nên như người không lạm dụng nó. Vì kiểu cách của thế gian này đang qua đi. Nhưng tôi ao ước anh em khỏi lo lắng” (cc. 29-32). Ở đây lần lượt có một vài vấn đề được bàn đến, nhưng nhân tố chủ đạo trong mọi điều ấy rõ ràng là như vầy: “thì giờ ngắn ngủi”, hay như một số dịch giả dịch là “thì giờ eo hẹp”. Vị sứ đồ nói, chúng ta đang sống trong thời kỳ có áp lực đặc biệt, và chúng ta phải để nguyên tắc này hướng dẫn mình: “ai có... như không có”.

Chúng ta thắc mắc không biết Phao-lô có tự mâu thuẫn không? Trong Ê-phê-sô chương 5, ông ra lệnh chồng phải yêu thương vợ với một tình yêu trọn vẹn như Đấng Christ yêu Hội-thánh, không kém hơn chút nào. Tuy nhiên, ở đây ông bảo họ sống như không có vợ! Chúng ta hoảng hốt kêu lên, không biết ông có thành thật mong chúng ta dung hòa hai thái cực này cùng một lúc không?

Ở đây cần phải nói ngay rằng đời sống nghịch lý như vậy là một đời sống mà chỉ có Cơ Đốc nhân mới có thể sống được. Có lẽ nhóm chữ “như không có” cho chúng ta đầu mối. Cách diễn tả này bày tỏ rằng đây là vấn đề ở bề trong, vấn đề về sự trung thành của tấm lòng. Trong Đấng Christ, chúng ta có sự tự do ở bề trong đối với Đức Chúa Trời, không chỉ là sự thay đổi hành vi bề ngoài. Họ có, và đang có, họ vui mừng ở Ê-phê-sô chương 5, nhưng họ không bị những gì mình sở hữu ràng buộc mình, cho nên, đó là không có, họ cũng vui mừng tương tự như vậy trong 1 Cô-rin-tô chương 7. Dầu họ “có” tất cả, nhưng trong linh họ được giải cứu khỏi sự sở hữu thế gian đến nỗi họ sống “như không có”.

Người thiên nhiên sống theo một trong hai thái cực, hoặc là khi họ có, họ hoàn toàn bị những gì mình có chiếm hữu mình, hoặc nếu theo kiểu tôn giáo, họ dẹp bỏ hết những gì mình có để họ không còn sở hữu chúng nữa, và hoàn toàn không còn bận tâm gì đến chúng. Nhưng phương cách của Cơ Đốc nhân hoàn toàn khác hẳn phương cách thiên nhiên. Cách Cơ Đốc nhân giải quyết vấn đề không phải là cất bỏ điều ấy đi, nhưng giải cứu tấm lòng để không bị điều ấy nắm lấy. Không phải là bỏ vợ, hay bỏ đi tình cảm vợ chồng, nhưng cả vợ lẫn chồng đều được giải cứu khỏi sự cai trị thái quá của tình cảm ấy. Cũng vậy, không phải cất bỏ sự buồn phiền gây nên than khóc, nhưng đời sống không còn bị điều rắc rối ấy khống chế nữa. Nguyên nhân khiến người ta vui mừng vẫn còn đó, nhưng có một sự kiểm chế ở bên trong chống lại tình trạng chịu khuất phục hoàn toàn cách hư không trước điều đã gây nên sự vui mừng ấy. Việc mua bán vẫn tiếp tục như trước, nhưng một sự giải cứu bên trong đã làm cho cá nhân chúng ta buông ra, không còn nắm lấy nó nữa.

Thỉnh thoảng chúng ta nói về lòng ao ước duy trì chứng cớ của Chúa Jesus trên đất giống như Giăng. Chúng ta hãy nhớ rằng chứng cớ ấy không dựa vào những gì chúng ta nói về điều này điều kia, nhưng dựa trên những gì Sa-tan nói về chúng ta. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta trong thế gian này, và Ngài thường đặt chúng ta ở một vài nơi đặc biệt khó khăn, là nơi chúng ta bị cám dỗ cảm thấy rằng người thế gian sống dễ dàng hơn Cơ Đốc nhân. Lý do là vì các Cơ Đốc nhân thật sự là khách lạ, sống trong một môi trường mà bản chất vốn không thuộc về họ.

Một tay bơi lội có thể lặn sâu vào lòng biển, nhưng nếu thiếu y phục đặc biệt và ống dưỡng khí thông với bầu khí quyển của anh thì anh không thể ở dưới đó lâu được. Áp lực quá lớn, anh phải thở không khí thế giới của mình. Bao lâu anh còn công tác phải làm, và bao lâu anh còn được cung ứng năng lực để đắc thắng yếu tố vây quanh mình, thì anh còn ở sâu dưới đó, nhưng anh không thuộc về yếu tố ấy và nó cũng không có phần gì trong anh.

Như vậy, nan đề tiếp xúc với thế gian của chúng ta không thể giải quyết do thay đổi hành vi bên ngoài. Một số người nghĩ rằng vào những giai đoạn như chúng ta đang sống đây, không lo liệu gì cho tương lai là dấu hiệu của người thuộc linh. Nhưng đó không phải là thuộc linh, mà là khờ dại. Những gì chúng ta có thể làm để lo liệu là điều chúng ta sẽ cân nhắc trong chương cuối. Nhưng lời Đức Chúa Trời bày tỏ rõ chúng ta phải sử dụng thế gian. Chúng ta phải ăn và uống, mua bán hàng hóa, trồng tỉa, vui mừng, đúng vậy và nếu cần, chúng ta cũng khóc, tuy nhiên chúng ta không dùng một điều nào trong những điều ấy đến mức tối đa. Chúng ta đã học biết thế nào là bị lâm nguy trong mọi mối quan hệ của chúng ta với thế gian. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta cũng đã học tập bước đi cách thận trọng, luôn luôn lắng nghe tiếng nhỏ nhẹ của Đấng An Ủi hạn chế chúng ta.

Jesus đến “từ trên”. Ngài có thể công bố lời thách thức này không chút sợ hãi: “Vua chúa thế gian này sắp đến, người không có chi hết nơi Ta”. Lằn ranh giới đã được vẽ ra, không phải trên đất dưới chân Ngài, nhưng trong lòng Ngài. Đúng như vậy, mọi điều nào trong thế gian này đến “từ trên” đều an toàn y như chính Ngài. Đức Chúa Trời đang ở đầu trên của ống dẫn khí điểu khiển máy bơm dưỡng khí. Ngài duy trì và cung cấp sự sống thuộc trên cao xuống cho chúng ta tại đây. Như vậy, nếu có một điều gì thuộc linh và “thuộc về Đức Chúa Trời”, chúng ta không cần phải lo lắng về điều ấy hay chiến đấu để gìn giữ nó. “Vương quốc của Ta không thuộc về thế gian này, nếu vương quốc Ta thuộc về thế gian này, thì các tôi tớ Ta chắc phải chiến đấu”. Họ không cần phải chiến đấu.

Đức Chúa Trời không lo âu về chúng ta, đơn giản bởi vì Ngài không lo lắng về Thánh Linh của Ngài. Theo một ý nghĩa, sự sống thuộc linh không thể có phẩm chất nghèo nàn, vì sự sống thuộc linh là sự sống của Đức Chúa Trời, và vì vậy, sự sống thuộc linh chỉ bị áp đảo khi Đức Chúa Trời bị áp đảo. Đức Chúa Trời không tranh luận về sự thật này. Ngài hài lòng giao phó điều này cho Đấng An Ủi để làm cho điều ấy trở nên thật trong chúng ta. “Hỡi các con bé mọn, các con thuộc về Đức Chúa Trời, và đã thắng chúng rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian” (1 Gi. 4:4).

Một lần nữa, cùng một câu Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng cả thế gian đều nằm trong lòng của kẻ ác (phải, chính câu ấy!) một lần nữa cũng bảo đảm với chúng ta rằng “chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời” (1 Gi. 5:19). Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời! Chúng ta có thể tìm được một sự thật nào phước hạnh hơn để hóa giải sự thật đáng sợ kia và lại có giá trị hơn nhiều so với sự thật đáng sợ ấy không? Chúng ta là những người tin danh Chúa Jesus “không phải sanh bởi khí huyết, không phải bởi ý muốn xác thịt, cũng không phải bởi ý muốn con người, nhưng bởi Đức Chúa Trời vậy” (Gi. 1:13). Ngợi khen Ngài, vì chúng ta sanh bởi Đức Chúa Trời, nên kẻ ác không thể đụng đến chúng ta (1 Gi. 5:18).

Nói một cách đơn giản, quyền lực của Sa-tan trong thế gian ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, bất cứ nơi đâu những người nam, người nữ bước đi trong Thánh Linh, nhạy cảm đối với sự xức dầu họ có từ Đức Chúa Trời, thì quyền lực của Sa-tan sẽ tan biến. Đức Chúa Trời đã vẽ một đường ranh, một ranh giới là nơi vì chính sự hiện diện của Ngài mà lệnh của Sa-tan không truyền đi được. Chúng ta hãy để chính Đức Chúa Trời chiếm trọn mọi chỗ, thì còn chỗ nào cho kẻ ác?

Chúng ta có tuyệt đối cho Đức Chúa Trời không? Sa-tan có làm chứng về anh em và tôi rằng “Ta không thể sập bẫy người này!” không?

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2