Tiên tri Ê-xê-chi-ên kể lại khải tượng mà ông được Chúa cho thấy như sau. “Năm thứ ba mươi, ngày mồng năm tháng tư, khi ta đương ở giữa phu tù, trên bờ sông Kê-ba, các từng trời mở ra, và ta xem những sự hiện thấy của Đức Chúa Trời. Ngày mồng năm tháng ấy, - bấy giờ là năm thứ năm sau khi vua Giê-hô-gia-kin bị bắt làm phu tù, - lời của Đức Giê-hô-va được phán riêng cho thầy tế lễ Ê-xê-chi-ên, con trai Bu-xi, tại trong đất người Canh-đê, trên bờ sông Kê-ba. Ấy là tại đó mà tay Đức Giê-hô-va đặt trên người
Nầy, ta thấy có luồng gió bão đến từ phương bắc, một đám mây lớn bọc lửa giãi sáng khắp tư bề; từ giữa nó, thấy như loài kim bóng nhoáng ra từ chính giữa lửa. Từ giữa nó, thấy giống như bốn vật sống, hình trạng như vầy: bộ giống người, mỗi con có bốn mặt và bốn cánh. Chân nó thẳng, bàn chân như bàn chân bò con đực; sáng ngời như đồng bóng nhoáng. Dưới những cánh nó, bốn bên đều có tay người; bốn con có mặt và có cánh mình như sau nầy: cánh tiếp giáp nhau; khi đi, không xây lại, mỗi con cứ đi thẳng tới. Còn như hình mặt nó, thì bốn con đều có mặt người; bốn con đều có mặt sư tử ở bên hữu; bốn con đều có mặt bò ở bên tả; và bốn con đều có mặt chim ưng. Những mặt và cánh phân rẽ ra bởi trên cao; mỗi con có hai cánh giáp với nhau, và có hai cánh che thân mình. Mỗi con đi thẳng tới: thần khiến đi đâu thì đi đó, không xây mình lại trong khi đi. Hình trạng của những vật sống ấy giống như hình trạng than đỏ và đuốc lửa; lửa lên xuống giữa các vật sống ấy, lửa nhoáng sáng và có chớp từ nó phát ra. 1 Các vật sống ấy chạy đi và trở lại như hình trạng chớp nhoáng.
….Bên trên vòng khung giãi trên đầu các vật sống, có hình như cái ngai, trạng nó như là bích ngọc; trên hình ngai ấy có hình như người ở trên nó”. (Ê- xê 1:1-14, 26).
Trong khải tượng nầy chúng ta thấy hai “con người”. Con Người trên ngai là Chúa Jesus và trong Ê-xê-ch 2: có chép về “con người” là Ê-xê-chi-ên. Đức Chúa Trời muốn Ê-xê-chi-ên đại diện, làm bản sao Con Ngài là Jesus Christ. Mỗi chê-ru-bim đều có 4 mặt là: mặt người, mặt bò, mặt sư tử và mặt chim ưng. Các gương mặt nầy nói lên các thuộc tính thần thượng và tính chất thuộc linh của Chúa Jesus. Mặt bò tiêu biểu tôi tớ phục vụ, mặt người ám chỉ con người thông minh, mặt sư từ quyền làm vua của Ngài và mặt chim ưng nói lên tầm bay cao và tầm mắt thấy xa của Chúa.
Người Tây Ban Nha mô tả một người tinh mắt như có thị lực của chim ưng (vista de águila). Người Đức cũng có thành ngữ tương tự như thế (Adlerauge). Không phải tự dưng mà ánh mắt tinh tường của chim ưng đã thành tục ngữ từ nhiều thế kỷ nay. Sách Gióp, được viết cách nay hàng ngàn năm, chép lời chúa nói cùng Gióp: “Có phải theo lịnh ngươi mà chim ưng cất lên, Và đóng ổ nó tại nơi cao? Nó ở trong bàn thạch, đậu trên chót vót hòn đá, Tại trên đỉnh núi không ai leo lên được. Từ đó, nó rình mồi, Mắt nó thấy mồi ở xa” (Gióp 39:30-32)
Thực sự một con chim ưng có thể nhìn thấy khoảng cách bao xa? Cuốn The Guinness Book of Animal Records (Sách kỷ lục Guinness về thú vật) giải thích: “Dưới điều kiện lý tưởng, một con chim ưng vàng (Aquila chrysaetos) có thể nhìn thấy những cử động nhẹ nhàng của một con thỏ cách xa nó hơn hai kilo mét”. Những sách khác thì ước tính rằng chim ưng có thể nhìn xa hơn nữa!
Điều gì giúp chim ưng nhìn xa đến thế? Trước hết, chim ưng vàng có hai con mắt rất to chiếm phần lớn cái đầu của nó. Cuốn Book of British Birds (Sách về các loài chim ở Anh Quốc) ghi nhận rằng trong trường hợp của loài chim ưng vàng, mắt nó “thật sự lớn đến mức tối đa nhưng không trở nên quá nặng đến nỗi gây trở ngại khi nó bay”.
Hơn nữa, mắt chim ưng có số lượng tế bào cảm thụ ánh sáng nhiều hơn khoảng gấp năm lần mắt người—khoảng chừng 1.000.000 tế bào hình nón trên một milimét vuông so với 200.000 tế bào trong mắt chúng ta. Hầu như mỗi tế bào cảm thụ ánh sáng đều được nối với một tế bào thần kinh. Vì vậy, thần kinh thị giác, tức cơ quan chuyển thông tin từ mắt đến não của chim ưng, có gấp đôi số sợi thần kinh so với con người. Chẳng lạ gì khi những tạo vật này có khả năng cảm thụ màu sắc cách bén nhạy! Điểm cuối cùng, loài chim săn mồi này, cũng như các loài chim khác, có mắt được trang bị bằng những thủy tinh thể nhạy bén có khả năng nhanh chóng điều chỉnh tiêu cự từ một vật cách chừng vài centimét đến những vật ở rất xa. Về khía cạnh này mắt chúng cũng tinh hơn mắt chúng ta rất nhiều.
Chim ưng có thị lực xuất sắc vào ban ngày, nhưng vào ban đêm thì chim cú lại có ưu thế. Mắt loài chim kiếm mồi ban đêm này có rất nhiều tế bào hình que để cảm thụ ánh sáng và một mặt thủy tinh thể lớn. Vì vậy, vào ban đêm chúng có thể nhìn thấy rõ một vật hơn chúng ta gấp 100 lần. Tuy nhiên, đôi khi trời tối đen thì chim cú phải dựa hoàn toàn vào thính giác nhạy bén của nó để định vị con mồi.
Ai cho các loài chim này những đặc tính đó? Đức Chúa Trời hỏi Gióp: “Có phải theo lịnh ngươi mà chim ưng cất lên?” Hiển nhiên, không người nào có thể quy cho mình công trạng tạo hóa diệu kỳ này.
Chính Gióp phải khiêm nhường thừa nhận: “Tôi biết rằng Chúa [Giê-hô-va] có thể làm được mọi sự”. (Gióp 39:30; 42:1, 2) Con mắt của chim ưng chỉ là một bằng chứng khác nữa về sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hóa chúng ta.
Tiến sĩ William Hodos nói, “Nếu bạn đổi mắt cho một con chim ưng, bạn sẽ có thể nhìn thấy cả một con kiến bò trên mặt đất từ nóc của một tòa nhà 10 tầng. “Loài chim dành một phần não lớn dành cho việc xử lý hình ảnh, lớn hơn các loài động vật còn lại. Chính vì thế mà vị giác và khứu giác của chúng không thật sự phát triển. Hiện tại, một số công nghệ đang được phát triển để trang bị cho con người thị lực giống như chim ưng. Chúng đều tập trung vào việc tăng mật độ điểm ảnh trong đồng tử, cải thiện góc nhìn... tuy nhiên phương cách ứng dụng vào thực tiễn còn khá xa”.
KInh thánh chép nhiều câu về thị lực của Chúa như sau:
1 Sử ký 16:9, “Vì con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế giới, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài”
Giăng 1:48, “Na-tha-na-ên thưa rằng: “Bởi đâu thầy biết tôi?” Jêsus đáp rằng: “Trước khi Phi-líp gọi ngươi, lúc ngươi ở dưới cây vả, Ta đã thấy ngươi.”
Hê-bơ-rơ 12:2b, “Ngài vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, bền chịu thập tự giá, khinh dể sự sỉ nhục, rồi ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.”
Lu ca 10:18, “Ngài bèn phán rằng: “Ta đã thấy Sa-tan từ trời sa xuống như chớp.” Khoảng 2000 năm sau Satan mới bị đuổi khỏi không trung, mà Chúa Jesus đã thấy trước rồi (Khải thị 9: 1; 12: 9).
Vừa gặp Si-môn, Chúa nhìn mặt ông và nói tiên tri, “Người bèn dẫn anh đến cùng Jêsus, Jêsus nhìn Si-môn, mà phán rằng: “Ngươi là Si-môn, con của Giăng, ngươi sẽ được gọi là Sê-pha” (dịch là Pierre—viên đá (phi-e-rơ). Chúa thấy trước rằng khoảng 3000 năm sau, Phi-e-rơ là đá quý (ngọc) trong Jerusalem mới. Phi-e-rơ được ấn tượng sâu đậm về thị lực siêu phàm của chúa, nên khi nhìn các Cơ Đốc nhân Do thái, ông cũng nói, “anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh” (1 Phi-e-rơ 2: 5).
--Chúa muốn chúng ta có thị lực thuộc linh như vậy:
Tiên tri Mi-chê thấy trước sự chết và cảnh khổ của vua quan A-háp . Ông nói, “Mi-chê đáp: Kìa, trong ngày ngươi chạy từ phòng nầy qua phòng kia đặng ẩn lánh, thì sẽ biết điều đó. Vua Y-sơ-ra-ên truyền lịnh rằng: Hãy bắt Mi-chê dẫn đến A-môn, là quan cai thành, và cho Giô-ách, con trai của vua, rồi hãy nói: Vua bảo như vầy: Hãy bỏ tù người nầy, lấy bánh và nước khổ nạn mà nuôi nó cho đến khi ta trở về bình an. Mi-chê bèn nói: Nếu vua trở về bình an, ắt Đức Giê-hô-va không có cậy tôi phán.”( 2 Sử . 18:24-27).
Tiên tri Ê-li-sê nói về thị lực thuộc linh của mình cùng Ghê-ha-xi, người tôi tớ ham tiền, “Người bèn ra mắt Ê-li-sê, chủ mình; người hỏi rằng: Ớ Ghê-ha-xi, ngươi ở đâu đến? Người thưa rằng: Tôi tớ thầy không có đi đâu. Nhưng Ê-li-sê tiếp rằng: Khi người kia xuống khỏi xe đặng đi đón ngươi, lòng ta há chẳng ở cùng ngươi sao?” (2 Vua 5:25-26).
Các quan chức nước Sy-ry hiểu tầm nhìn xa của tiên tri Ê-li-sê, họ nói cùng vua mình là tầm nhìn xa và tầm nghe của Ê-li-sê rất thần diệu. Tình tiết đó như sau, “Vả, vua Sy-ri giao chiến với Y-sơ-ra-ên; người thương nghị với các tôi tớ mình, mà rằng: Ta sẽ đóng trại ta tại nơi nọ nơi kia. Người của Đức Chúa Trời bèn sai nói với vua Y-sơ-ra-ên rằng: Khá giữ lấy, chớ đi ngang qua chỗ kia, vì dân Sy-ri phục tại đó. Vậy, vua Y-sơ-ra-ên sai người đến nơi mà người Đức Chúa Trời đã chỉ cho mình và bảo trước; người giữ lấy mình tại đó, chẳng những một hai lần. Lòng vua Sy-ri bối rối về sự ấy, bèn gọi các tôi tớ mình, mà nói rằng: Các ngươi há không tỏ cho ta, ai trong chúng ta là người giúp đỡ vua Y-sơ-ra-ên? Một người trong những tôi tớ thưa rằng: Ôi vua chúa tôi! Chẳng ai trong chúng tôi hết; nhưng Ê-li-sê, tiên tri trong Y-sơ-ra-ên, tỏ cho vua Y-sơ-ra-ên biết các lời vua nói trong phòng ngủ mình” (2 Vua 6: 8-12).
Anh em ơi, chúng ta có thị lực, thính lực thuộc linh như vậy không?
Xuất hành 19: 3-4 và Khải thị 12: 14 chép, “Đức Giê-hô-va ..phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Gia-cốp, và tỏ điều nầy cho dân Y-sơ-ra-ên: Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ai-cập, Ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng Ta thế nào.-- Nhưng nàng (dân Chúa) được ban cho một cặp cánh chim ưng lớn để bay vào đồng vắng đến chỗ của mình, ở đó nàng được nuôi một thì, các thì, và nửa thì, lánh mặt con rắn (sa-tan)”. Đôi cánh mạnh mẽ của chim ưng ám chỉ quyền năng của Đức Chúa Trời. Tầm nhìn của chim ưng ngụ ý thị lực của Chúa Jesus.
Thi thiên 103: 5, “Tuổi đang thì của ngươi trở lại như của chim phụng hoàng”. Bản King James dịch, “thy youth is renewed like the eagle's.”. “tuổi trẻ của người sẽ đổi mới như tuổi trẻ của chim ưng”. Người trẻ thì thị lực tình tường hơn người già.
Ê-sai 40: 31, “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi.” Chim ưng bay cao và có tầm nhìn rất xa và rộng.
Nguyện Chúa cho mỗi chúng ta đạt được điều đó.