Kinh Thánh: Mác 8:27 – 9:13
-
Sự tiết lộ về việc Đấng Christ bị khước từ, chịu khổ và chết chắc hẳn làm cho Phi-e-rơ kinh ngạc. Hẳn ông đã bị sốc bởi một khải thị như thế. Chắc chắn Phi-e-rơ chưa bao giờ nghĩ rằng Đấng Mê-si-a sẽ bị bắt bớ và thậm chí bị xử tử. Từ thuở nhỏ, vì ở giữa những người Do Thái nên Phi-e-rơ đã nghe nhiều điều về Đấng Mê-si-a. Chắn chắn ông trông mong Đấng Mê-si-a sắp đến sẽ được tôn trọng, tôn cao, được coi trọng bậc nhất. Ông chưa bao giờ nghe rằng Đấng Mê-si-a phải chịu khổ và bị giết.
Cuối câu 31, Chúa Jesus nói rõ rằng Ngài, tức Đấng Christ, sẽ sống lại sau ba ngày. Vì vậy, Ngài đã nói về sự phục sinh của Ngài cách vắn tắt. Tuy nhiên, không chắc là lời về việc Chúa sống lại từ giữa kẻ chết đã tạo ấn tượng nơi Phi-e-rơ. Ông không hiểu gì về việc Chúa sống lại sau ba ngày. Phi-e-rơ đã không nghe lời này cũng không nhận thức về điều này.
Chúng ta được biết trong 8:32 là Chúa “nói lời đó cách tỏ tường”. Câu này cũng nói: “Phi-e-rơ đem Ngài ra và trách Ngài”. Phi-e-rơ thật sự bắt đầu trách Chúa Jesus! Trách người nào là ngụ ý rằng người ấy sai và cần được điều chỉnh. Nếu một người không sai thì người ấy không cần bị khiển trách và được điều chỉnh. Sự kiện Phi-e-rơ trách Chúa cho thấy Phi-e-rơ nghĩ rằng Chúa sai khi nói rằng Đấng Mê-si-a sẽ bị sỉ nhục, chịu bắt bớ và bị giết. Ở đây, dường như Phi-e-rơ muốn nói rằng: “Chúa ơi, Ngài đang nói gì vậy? Ngài là Đấng Mê-si-a. Chắc chắn Ngài đã sai khi nói với chúng tôi rằng Đấng Mê-si-a sẽ bị khinh thường, khước từ và bị giết. Tôi phải điều chỉnh Ngài về vấn đề này”.
Theo câu 32, Phi-e-rơ thậm chí đem Chúa ra để trách Ngài. Dường như Phi-e-rơ đang nỗ lực huấn luyện Chúa, dạy dỗ và mở mắt Ngài để Ngài thấy điều ông đã thấy. Chỉ trong Phúc Âm Mác mới cho chung ta thấy chi tiết Phi-e-rơ đem Chúa ra để trách chứ Ma-thi-ơ hoặc Lu-ca không nói về điều này. Mác nhận được lời tường thuật này từ chính Phi-e-rơ. Vì thế, có lẽ Phi-e-rơ đã kể cho Mác nghe rằng ông đã đem Chúa ra và bắt đầu trách Ngài.
Chúa có đi theo Phi-e-rơ khi ông đem Ngài ra để trách không. Dường như Ngài đã đi. Nhưng sau khi Phi-e-rơ bắt dầu trách Ngài thì Ngài khiển trách Phi-e-rơ. Phi-e-rơ cố gắng điều chỉnh Chúa và sau đó Chúa điều chỉnh ông.
Trong câu 33, chúng ta thấy cách Chúa khiển trách Phi-e-rơ: “Nhưng Ngài xây lại ngó môn đồ mà quở Phi-e-rơ rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Vì tâm ý người chẳng chăm về việc Đức Chúa Trời, song chăm về việc loài người”. Trong bốn sách Phúc Âm, lời này có lẽ là lời tiêu cực mạnh nhất mà Chúa Jesus thốt ra. Ngài biết rằng không phài Phi-e-rơ mà là Sa-ta đả ngăn trở Ngài vác thập tự giá. Điều này khải thị rằng con người thiên nhiên của chúng ta mà không sẵn sàng vác thập tự giá, thì là hiệp một với Sa-tan. Khi chúng ta không đặt tâm trí vào những điều thuộc về Đức Chúa Trời mà vào những điều thuộc con người thì chúng ta trở nên Sa-tan, là hòn đá vấp chân Chúa trong việc hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.
ĐẶT TÂM TRÍ VÀO
NHỮNG ĐIỀU THUỘC VỀ CON NGƯỜI
Trong câu 33, Chúa nói cách cụ thể rằng Phi-e-rơ không đặt tâm trí vào những điều thuộc về con người. Đó là những ác tưởng được đề cập trong 7:2. Lòng hư hoại của con người đầy dẫy các ác tưởng. Ở đây, dường như Chúa Jesus nói với Phi-e-rơ rằng: “Phi-e-rơ ơi, trong lòng ngươi có những ác tưởng. Đặc biệt là có những ác tưởng bên trong ngươi liên quan đến lời Ta phán về việc Ta chịu chết. Đầu tiên ngươi lý luận và sau đó ngươi trách Ta. Lý lẽ này cho thấy rằng tâm trí ngươi đã đặt vào những điều của con người sa ngã chứ không đặt vào những điều thuộc về Đức Chúa Trời”.
Lời Chúa ở đây nhắc chúng ta nhớ đến lời của Phao-lô trong La-mã 8:6 nói đến tâm trí: “Và tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết, còn tâm trí đặt vào linh là sự sống và bình an” .Chắc chắn vào lúc ấy, Phi-e-rơ đã đặt tâm trí vào xác thịt. Khi đang lý luận về sự chịu khổ và sữ chết của Đấng Christ, ông đang đặt tâm trí vào xác thịt.
THEO CHÚA
Câu 34 chép: “Đoạn Ngài gọi quần chúng và môn đồ đến, mà phán rằng: Hễ ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta”. Theo Chúa là có Ngài, kinh nghiệm Ngài, vui hưởng Ngài, dự phần Ngài. Nếu muốn có được Chúa như vậy, kinh nghiệm Ngài, vui hưởng Ngài và dự phần gài, chúng ta phải từ chối chính mình. Nếu chúng ta vẫn như cũ thay vì từ chối chính mình thù Chúa sẽ ra đi. Nếu muốn có Chúa, chúng ta phải ra đi, chúng ta phải từ chối chính mình.
Trong một bài trước nói về việc Chúa phơi bày tình trạng tấm lòng chúng ta, tôi đã chỉ ra rằng ở phần cuối chương 7, chúng ta không có giải pháp cho tình trạng bên trong của con người. Ở đây trong chương 8, chúng ta phải có Đấng Christ là giải pháp. Giải pháp đó là: là con người sa ngã, với tấm lòng gian ác, chúng ta phải có Đấng Christ. Chúng ta phải theo Ngài, dự phần Ngài, vui hưởng Ngài và kinh nghiệm Ngài. Rồi chính Ngài sẽ là “thuốc” chữa lành lòng gian ác của chúng ta. Vì vậy, giải pháp cho tình trạng tấm lòng gian ác của chúng ta là chính Đấng Christ.
Trong Mác chương 8, chúng ta có sự khải thị không những về Thân Vị kỳ diệu của Đấng Christ mà cũng về sự chết tuyệt diệu của Ngài. Trong sự chết của Ngài, chúng ta bị đóng đinh, bị kết liễu và bị hủy bỏ. Vì vậy, khi đến dự phần Ngài, chúng ta cần từ chối chính mình, tức là cần gạt mình sang một bên và quên chính minh đi.
CẦN CÓ CÁC THƯ TÍN CỦA PHAO-LÔ
Thật ra, lời Chúa ở đây về sự chết của Ngài cần phải có tất cà các Thư tín của sứ đồ Phao-lô để định nghĩa. Nếu không thông hiểu các Thư tín của Phao-lô, chúng ta sẽ không thể hiểu tường tận lời Chúa trong 8:34-37. Theo khải thị về sự chết của Đấng Christ trong các Thư tín của Phao-lô thì Đấng Christ đã trải qua tiến trình chết cho Đức Chúa Trời và cho chúng ta. Sự chết bao-hàm-tất-cả của Ngài xử lý các tội phạm, bản chất tội, bản ngã, xác thịt, sáng tạo cũ, Ma Quỉ, thế giới và tất cả các quy định. Qua sự chết bao hàm tất cả của Đấng Christ, chúng ta đã bị kết liễu. Bây giờ nếu muốn vui hưởng Đấng Christ và dự phần Ngài, chúng ta cần nhận biết rằng mình đã bị kết liễu rồi. Dựa trên sự kiện chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ (Ga. 2:20), chúng ta nên từ chối chính mình, vác thập tự giá và theo Chúa.