"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870301
Đang truy cập:241

NGỒI, ĐI, ĐỨNG - 1

buy amoxicillin

buy amoxicillin over the counter

buy naltrexone 3mg

buy naltrexone

perindopril

perindopril lunchroomtasty.nl

side effects of mixing alcohol and antidepressants

antidepressants and alcohol

 

PHẦN GIỚI THIỆU

Nếu đời sống Cơ Đốc nhân là phải làm vui lòng Đức Chúa Trời, thì đời sống ấy bắt buộc phải được điều chỉnh cho phù hợp với Ngài trong mọi sự. Trong đời sống mình, chúng ta rất thường nhấn mạnh đến việc áp dụng nguyên tắc này cho một chi tiết riêng lẻ nào đó trong hành vi của mình, hay công tác hầu việc Ngài. Vì vậy, chúng ta thường không quí mức độ điều chỉnh mà chúng ta được kêu gọi đạt đến, thậm chí nhiều khi cũng không quí thời điểm mà sự điều chỉnh ấy phải nên bắt đầu. Nhưng Đức Chúa Trời đo lường mọi sự, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, bằng sự trọn vẹn của Con Ngài. Kinh thánh khẳng định cách rõ ràng rằng niềm vui thích tốt lành của Đức Chúa Trời là “tổng hợp mọi sự trong Đấng Christ... trong Ngài chúng ta được làm nên một cơ nghiệp” (Êph. 1:9-11). Trong phần thảo luận tiếp theo đây, tôi tha thiết cầu xin cho mắt chúng ta được mở ra cách mới mẻ để thấy rằng chỉ bằng cách đặt hết mối quan tâm của mình vào đó chúng ta mới có thể hi vọng nhận thức mục đích thần thượng dành cho mình, đó là “chúng ta trở nên cớ để ngợi khen vinh quang Ngài” (1:12).

Chúng ta sẽ lấy Thư Phao-lô gửi cho các thánh đồ tại Ê-phê-sô làm bối cảnh cho những suy nghĩ của mình.

Giống như rất nhiều thư khác của vị sứ đồ, Thư tín này tự nhiên chia làm hai phần, phần giáo lý và phần thực tiễn. Phần giáo lý (các chương từ một đến ba) chính yếu bàn đến những sự thật vĩ đại về sự cứu chuộc mà Đức Chúa Trời đã thực hiện cho chúng ta trong Đấng Christ. Sau đó phần thực tiễn (các chương từ bốn đến sáu) tiếp tục trình bày cho chúng ta những đòi hỏi về hành vi và lòng nhiệt thành của Cơ Đốc nhân, mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho chúng ta trong ánh sáng của sự cứu chuộc ấy. Hai phần này có liên quan mật thiết với nhau, nhưng chúng ta sẽ thấy sự nhấn mạnh trong mỗi phần khác nhau.

Hơn nữa, sau đó, phần thứ hai và là phần thực tiễn rõ ràng hơn của bức thư để tiện lợi có thể lại chia nhỏ ra theo chủ đề, thành một phần thứ nhất, kéo dài từ 4:1 đến 6:9 và phần hai, ngắn hơn nhiều từ 6:10 đến hết. Phần đầu bàn về đời sống chúng ta ở giữa thế gian, phần sau bàn đến chiến trận của chúng ta với ma quỉ.

Như vậy, chúng ta có tất cả ba phần nhỏ của Thư gửi cho người Ê-phê-sô, nêu lên địa vị của người tín đồ trong Đấng Christ (1:1-3:21), đời sống người tín đồ trong thế gian (4:1-6:9), và thái độ của người tín đồ đối với kẻ thù (6:10-24). Chúng ta có thể tóm tắt như sau:

Ê-PHÊ-SÔ

A. Phần giáo lý (Từ chương 1 đến chương 3)

1. Địa vị của chúng ta trong Đấng Christ (1:1—3:21)

B. Phần thực tiễn (Từ chương 4 đến chương 6)

1. Đời sống của chúng ta trong thế gian (4:1—6:9)

2. Thái độ của chúng ta đối với kẻ thù (6:10-24)

Trong tất cả các Thư tín của Phao-lô, chúng ta tìm thấy những lẽ thật thuộc linh cao nhất về đời sống Cơ Đốc trong Thư Ê-phê-sô. Bức thư này đầy dẫy những sự phong phú thuộc linh, tuy nhiên đồng thời cũng vô cùng thực tế. Nửa phần đầu của bức thư bày tỏ đời sống của chúng ta trong Đấng Christ là một đời sống liên hiệp với Ngài trên các từng trời cao nhất. Với những từ ngữ rất thực tế, nửa phần sau trình bày làm thế nào chúng ta có thể sống một cuộc sống thiên thượng như vậy ngay tại trên đất này. Ở đây, chúng tôi không đề nghị nghiên cứu thư này một cách chi tiết. Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn đến một vài nguyên tắc nằm ở trung tâm của bức thư này. Vì mục đích ấy, chúng tôi sẽ lựa chọn một từ ngữ then chốt cho mỗi một phần trong ba phần trên để bày tỏ những gì chúng tôi tin là trọng tâm hay tư tưởng chủ đạo của mỗi phần.

Trong phần đầu của bức thư này, chúng tôi thấy từ ngữ ngồi (2:6) là chìa khóa của phần ấy và là bí quyết trong kinh nghiệm của một Cơ Đốc nhân chân chính. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta đồng ngồi với Đấng Christ ở các nơi trên trời, và mỗi Cơ Đốc nhân phải bắt đầu đời sống thuộc linh của mình từ chỗ an nghỉ ấy. Trong phần hai, chúng tôi chọn từ ngữ đi (4:1) để diễn tả đời sống chúng ta trong thế gian, là đề tài của phần này. Tại đây chúng ta được thách thức để biểu lộ trong bước đi Cơ Đốc những hành vi phù hợp với sự kêu gọi cao cả của chúng ta. Cuối cùng, trong phần ba, chúng ta tìm thấy bí quyết của thái độ mình đối với kẻ thù chứa đựng trong từ ngữ đứng (6:11), bày tỏ vị trí đắc thắng của chúng ta lúc cuối cùng. Như vậy, chúng ta có: 

NHỮNG TỪ NGỮ THEN CHỐT
TRONG THƯ Ê-PHÊ-SÔ

1. Địa vị của chúng ta trong Đấng Christ — “NGỒI” (2:6)

2. Đời sống của chúng ta trong thế gian — “ĐI” (4:1)

3. Thái độ của chúng ta đối với kẻ thù — “ĐỨNG” (6:11)

Đời sống người tín đồ luôn luôn trình bày ba phương diện này: đối với Đức Chúa Trời, đối với loài người và đối với các thế lực Sa-tan. Để hữu dụng trong tay Đức Chúa Trời, một người phải được điều chỉnh cách đúng đắn trong cả ba phương diện: địa vị của mình, đời sống của mình, và chiến trận của mình. Nếu đánh giá thấp tầm quan trọng của một trong ba phương diện ấy, người đó sẽ không đáp ứng được những điều kiện của Đức Chúa Trời, vì mỗi một phương diện là một lãnh vực trong đó Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ “vinh quang của ân điển Ngài, mà Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài” (1:6).

Như vậy, chúng ta sẽ lấy ba từ ngữ này, đó là “Ngồi”, “Đi”, “Đứng” làm chỉ nam cho sự dạy dỗ của Thư này, và làm bản văn cho sứ điệp đến với lòng chúng ta hôm nay. Chúng ta sẽ được dạy dỗ nhiều nhất khi lưu ý đến cả thứ tự lẫn sự liên kết của các từ ngữ nêu trên.

LỜI NÓI ĐẦU DÀNH CHO TÁC PHẨM NGỒI, ĐI, ĐỨNG VÀ ĐỪNG YÊU THẾ GIAN TRONG BỘ SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM CỦA WATCHMAN NEE

Vào tháng Bảy năm 1938, anh Nghê Thác Thanh đến Anh Quốc và lưu lại tại đó đến tháng Năm, 1939. Trong thời gian ấy, anh đi khắp Âu Châu và giảng một số sứ điệp theo ánh sáng Chúa ban cho anh. Trong số những bài giảng này, nhiều bài được giảng bằng tiếng Anh và chưa được dịch sang tiếng Hoa.

Tuy nhiên, một vài quyển sách bao gồm nội dung những bài giảng ấy được xuất bản dưới quyền chủ bút của Angus Kinnear. Bản quyền của những quyển sách ấy thuộc về công ty xuất bản Kingsway Publishing của ông Kinnear. Những quyển sách ấy, bao gồm Ngồi, Đi, Đứng và Đừng Yêu Thế Gian, đã được thừa nhận là các tác phẩm ưu tú tiêu biểu cho chức vụ của Nghê Thác Thanh trong tiếng Anh, và đã đem lại sự giúp đỡ thuộc linh cho vô số Cơ Đốc nhân. Những quyển sách này được bao gồm trong Bộ Sưu Tập Các Tác Phẩm của anh là kết quả có được nhờ sự vui lòng giúp đỡ và cho phép của công ty xuất bản Kingsway Publishing. Living Stream Ministry xin bày tỏ lòng biết ơn đối với công ty xuất bản Kingsway Publishing vì đã hợp tác trong nỗ lực này.

Tất cả những câu Kinh thánh (tiếng Anh) đều dựa trên bản Revised Standard, như đã được dùng trong những đợt ấn hành đầu tiên của công ty xuất bản Kingsway. Chúng tôi hoàn toàn không tự ý sửa nguyên bản ngoại trừ xếp chữ và dàn trang để hợp với thể thức nhất quán.   

LỜI NÓI ĐẦU TRONG ĐỢT ẤN HÀNH LẦN THỨ TƯ

Thu thập từ các bài giảng của Nghê Thác Thanh (Nee To-sheng), tức Watchman Nee, người tỉnh Phúc Châu, và đã được in lần đầu tiên tại Bom-bay, tác phẩm Ngồi, Đi, Đứng tiếp tục khuấy động lòng người đọc với một sứ điệp thức tỉnh. Mặc dầu qua những lần ấn hành liên tiếp, tác phẩm này đã được thêm tài liệu vào phần nào, nhưng tất cả nguồn tài liệu đều phát xuất từ cùng một thời kỳ, đó là những ngày truyền giảng chứng đạo tự do tại Trung Quốc ngay trước cuộc chiến tranh Hoa-Nhật, là giai đoạn tác giả và các bạn Cơ Đốc của ông được tự do hầu việc Đức Chúa Trời, là sự tự do hiếm thấy ngày nay. Một sứ điệp đúng thời điểm đã trình bày lòng tin chắc đầy tính đắc thắng của họ vào công tác đã hoàn tất của Đấng Christ và cảm nhận khiêm nhường của họ về những phẩm chất cao cả mà các đầy tớ của Ngài được kêu gọi đạt đến, là sứ điệp thích hợp cách tươi mới cho chúng ta ngày nay, khi công tác Cơ Đốc khắp nơi đang gặp thử thách. Nguyện Đức Chúa Trời ban ân điển cho chúng ta, không những để nghe sự thách thức của sứ điệp, nhưng cũng tìm cách áp dụng những bài học ấy trong hoàn cảnh thuận lợi của mình đang khi còn có cơ hội.

Angus I.Kinnear Luân Đôn, 1962

 

Chương Một

NGỒI

“Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Jesus Christ,... khiến Đấng ấy từ người chết sống lại, và làm cho Đấng ấy ngồi bên hữu Ngài tại các nơi trên trời, vượt trên tất cả các bậc cai trị, uy quyền, năng lực, sự thống trị, và mọi danh được tôn xưng, không những trong đời này, mà cũng trong đời sắp đến nữa” (1:17-21).

 “Và khiến cho chúng ta cùng sống lại với Ngài, và làm cho chúng ta đồng ngồi với Ngài tại các nơi trên trời, trong Christ Jesus... Vì bởi ân điển nhờ đức tin mà anh em được cứu rỗi, đó không phải thuộc anh em đâu, mà là sự ban cho của Đức Chúa Trời: cũng không phải thuộc việc làm đâu để không ai có thể khoe mình” (2:6-9).

“Đức Chúa Trời... làm cho Ngài ngồi... và làm cho chúng ta đồng ngồi với Ngài”. Trước hết, chúng ta hãy xem xét những gì ngụ ý trong chữ “ngồi” này. Như chúng tôi đã nói, từ ngữ này bày tỏ bí quyết của một đời sống thiên thượng. Đời sống Cơ Đốc không bắt đầu với việc bước đi, mà bắt đầu với việc ngồi. Thời đại Cơ Đốc bắt đầu với Đấng Christ, là Đấng mà chúng ta được biết rằng, khi Ngài đã làm xong sự tẩy sạch tội lỗi rồi, Ngài “ngồi bên hữu Đấng uy nghiêm ở nơi chí cao” (Hê. 1:3). Với lẽ thật tương tự như vậy, chúng ta có thể nói đời sống cá nhân tín đồ bắt đầu với một người “ở trong Đấng Christ”, tức là, khi bởi đức tin chúng ta thấy chính mình đồng ngồi với Ngài trên các từng trời.

Hầu hết các Cơ Đốc nhân lầm lẫn trong việc cố gắng bước đi để được đồng ngồi, nhưng đó là đảo ngược trật tự đúng đắn. Tự nhiên chúng ta lý luận rằng: Nếu không bước đi, làm thế nào chúng ta đạt được mục tiêu? Nếu không nỗ lực, chúng ta sẽ đạt được những gì? Nếu không chuyển động, làm sao chúng ta đến được một nơi nào? Nhưng Đạo Đấng Christ là một công việc kỳ lạ! Nếu từ đầu chúng ta cố gắng làm một điều gì, thì chúng ta sẽ không được gì cả; nếu chúng ta tìm cách đạt đến một điều gì đó, chúng ta sẽ mất tất cả. Vì Đạo Đấng Christ không bắt đầu với một chữ LÀM vĩ đại, nhưng với chữ ĐÃ LÀM XONG vĩ đại. Như vậy, Thư Ê-phê-sô mở ra với lời tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã “ban phước cho chúng ta trong Christ đủ mọi thứ phước thuộc linh ở các nơi trên trời” (1:3), và ngay từ đầu chúng ta đã được mời ngồi xuống và vui hưởng những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta, chứ không phải bắt đầu cố gắng đạt đến điều đó cho chính mình.

Bước đi ngụ ý phải nỗ lực, trong khi Đức Chúa Trời nói rằng chúng ta được cứu, không phải bởi việc làm, nhưng “bởi ân điển... nhờ đức tin” (2:8). Chúng ta thường xuyên nói về “được cứu nhờ đức tin”, nhưng chúng ta có ngụ ý gì khi nói như vậy? Chúng ta có ý nói rằng mình được cứu bằng cách an nghỉ trong Chúa Jesus. Chúng ta không làm gì cả để tự cứu mình, mà chỉ đơn giản đặt trên Ngài gánh nặng của phần hồn “bệnh tật do tội lỗi” của mình. Chúng ta bắt đầu đời sống Cơ Đốc bằng cách không dựa trên việc làm của chính mình, nhưng trên những gì Ngài đã làm xong. Một người không phải là Cơ Đốc nhân cho đến khi người ấy làm điều đó; vì nói rằng: “Tôi không thể làm gì để cứu chính mình, nhưng bởi ân điển Ngài, Đức Chúa Trời đã làm xong mọi sự cho tôi trong Đấng Christ”, có nghĩa là đã đi bước đầu tiên trong đời sống đức tin. Đời sống Cơ Đốc nhân từ đầu đến cuối dựa trên nguyên tắc hoàn toàn lệ thuộc Chúa Jesus. Ân điển mà Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta không có giới hạn. Ngài sẽ ban cho chúng ta mọi sự, nhưng chúng ta không thể nhận được gì cả trừ phi an nghỉ trong Ngài. “Ngồi” là thái độ nghỉ ngơi. Một điều gì đó đã xong, công việc đã chấm dứt, và chúng ta ngồi. Chúng ta chỉ có thể tiến bộ trong đời sống Cơ Đốc khi học tập trước hết ngồi xuống, đó là một điều nghịch lý nhưng đúng.

Ngồi xuống thật sự có ý nghĩa gì? Khi đi hay đứng, chúng ta mang cả sức nặng toàn thân trên đôi chân, nhưng khi ngồi xuống, toàn bộ trọng lượng của chúng ta được đặt trên chiếc ghế mình đang ngồi. Chúng ta trở nên mệt mỏi khi đi hay đứng, nhưng cảm thấy được nghỉ ngơi khi ngồi xuống một lúc. Khi đi hay đứng, chúng ta tiêu hao nhiều năng lực, nhưng khi ngồi xuống, chúng ta nghỉ ngơi ngay lập tức; các bắp thịt và dây thần kinh của chúng ta không còn căng thẳng nữa, mà sức ép ấy lại đè trên một điều gì đó ở bên ngoài chúng ta. Trong lãnh vực thuộc linh cũng vậy, ngồi xuống đơn giản nghĩa là đặt tất cả sức nặng của chúng ta, tức là gánh nặng của chúng ta, chính chúng ta, tương lai chúng ta và mọi sự trên Chúa. Chúng ta để Ngài mang trách nhiệm và không còn tự mình mang lấy nữa.

Đó là nguyên tắc của Đức Chúa Trời ngay từ đầu. Trong sự sáng tạo, Đức Chúa Trời làm việc từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu và nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Chúng ta có thể thành thật nói rằng trong sáu ngày đầu, Ngài rất bận rộn. Sau đó, công tác Ngài tự hoạch định cho mình đã hoàn tất, Ngài ngưng làm việc. Ngày thứ bảy trở nên ngày sa-bát của Đức Chúa Trời, đó là sự nghỉ ngơi của Ngài.

Nhưng còn A-đam thì sao? Vị trí của ông ở đâu trong mối liên hệ với sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời? Chúng ta được biết A-đam được tạo dựng vào ngày thứ sáu. Như vậy, rõ ràng ông không có phần gì trong sáu ngày đầu làm việc, vì ông chỉ xuất hiện vào cuối sáu ngày ấy. Ngày thứ bảy của Đức Chúa Trời thật ra là ngày đầu tiên của A-đam. Trong khi Đức Chúa Trời làm việc sáu ngày và sau đó Ngài vui hưởng sự nghỉ ngơi sa-bát của Ngài, thì A-đam bắt đầu cuộc đời mình với ngày sa-bát; vì Đức Chúa Trời làm việc trước khi Ngài nghỉ ngơi, còn con người phải bắt đầu bước vào sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời trước, rồi sau đó họ mới bắt đầu làm việc được. Hơn nữa, công tác sáng tạo của Đức Chúa Trời thật sự hoàn tất thì cuộc đời A-đam mới có thể bắt đầu bằng sự an nghỉ. Đây là Phúc âm: Đức Chúa Trời đã đi trước một giai đoạn và cũng đã hoàn tất công tác cứu chuộc rồi, chúng ta không cần làm bất cứ điều gì để xứng đáng với công tác ấy, nhưng bởi đức tin có thể trực tiếp bước vào những giá trị của công tác mà Ngài đã hoàn tất.

Dĩ nhiên chúng ta biết rằng nằm giữa hai sự kiện lịch sử này, giữa sự nghỉ ngơi trong sự sáng tạo và sự nghỉ ngơi trong sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời, có cả một câu chuyện bi thảm về tội lỗi và sự phán xét của A-đam, về sự lao khổ không ngừng và không kết quả của con người, và về việc Con Đức Chúa Trời đã đến, lao khổ và dâng chính Ngài cho đến khi địa vị bị mất được phục hồi. “Cha Ta làm việc cho đến bây giờ, và Ta cũng làm việc”, Ngài giải thích khi đang theo đuổi con đường của mình. Chỉ khi giá cứu chuộc đã trả xong, Ngài mới có thể kêu lên: “Xong rồi!”.

Nhưng nhờ tiếng kêu đắc thắng ấy, sự suy luận của chúng ta đây mới là thật. Đạo Đấng Christ thật ra có nghĩa là Đức Chúa Trời đã làm mọi sự trong Đấng Christ, và chúng ta chỉ bởi đức tin bước vào vui hưởng sự thật ấy. Từ ngữ then chốt của chúng ta ở đây trong văn mạch dĩ nhiên không phải là một mạng lịnh “hãy ngồi xuống” nhưng là thấy chính mình “đã được đặt ngồi” trong Đấng Christ. Phao-lô cầu nguyện cho mắt của lòng chúng ta được soi sáng (1:18) để hiểu tất cả những gì dành cho chúng ta được chứa đựng trong sự thật hai mặt này, ấy là bởi quyền năng mạnh mẽ của Ngài, Đức Chúa Trời đã “làm cho Ngài ngồi”, và sau đó bởi ân điển “làm cho chúng ta cùng ngồi với Ngài”. Bài học đầu tiên chúng ta phải học là thế này: công tác ban đầu hoàn toàn không phải là công tác của chúng ta, nhưng là công tác của Ngài. Không phải chúng ta làm việc cho Đức Chúa Trời, nhưng Ngài làm việc cho chúng ta. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta địa vị an nghỉ. Ngài đem công tác đã hoàn tất của Con Ngài trao cho chúng ta, và sau đó Ngài phán với chúng ta: “Mời con ngồi xuống”. Tôi nghĩ rằng không gì có thể diễn tả sự ban cho của Ngài tốt hơn lời mời đến dự tiệc lớn: “Hãy đến, vì mọi sự đã sẵn sàng rồi” (Lu. 14:17). Đời sống Cơ Đốc nhân bắt đầu với sự khám phá về những gì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn.

PHẠM VI CÔNG TÁC ĐÃ HOÀN TẤT CỦA NGÀI

Từ khởi điểm này trở đi, kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân tiến triển như đã bắt đầu, không phải trên nền tảng công việc riêng của chúng ta, nhưng luôn luôn trên nền tảng công tác đã hoàn tất của Một Đấng Khác. Mỗi một kinh nghiệm thuộc linh mới đều bắt đầu bằng sự chấp nhận bởi đức tin những gì Đức Chúa Trời đã làm, tức là một “sự ngồi xuống” mới mẻ, nếu anh em thích gọi thế. Đó là nguyên tắc của sự sống, là nguyên tắc chính Đức Chúa Trời đã định ra; và từ đầu đến cuối, mỗi giai đoạn nối tiếp của đời sống Cơ Đốc đều theo nguyên tắc đã được ấn định cách thần thượng này.

Làm thế nào tôi có thể nhận được quyền năng của Linh để phục vụ? Tôi có phải lao nhọc để phục vụ không? Tôi có phải nài nỉ Đức Chúa Trời vì điều đó không? Tôi có phải làm khổ hồn mình bằng cách kiêng ăn và từ chối bản ngã để xứng đáng với điều đó không? Không bao giờ! Đó không phải là sự dạy dỗ của Kinh thánh. Xin nghĩ lại xem: chúng ta đã nhận được sự tha thứ tội lỗi bằng cách nào? Phao-lô cho chúng ta biết ấy là “theo những sự phong phú của ân điển Ngài”, và điều đó “được ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con Yêu Dấu của Ngài” (1:6, 7). Chúng ta không làm gì để đáng được điều ấy. Chúng ta được cứu chuộc nhờ huyết Ngài, tức là trên nền tảng của những gì Ngài đã làm.

Như vậy, Đức Chúa Trời đổ Linh ra trên nền tảng nào? Đó là sự tôn cao Chúa Jesus (Công. 2:33). Vì Chúa Jesus đã chết trên Thập Tự Giá, nên tội lỗi tôi đã được tha; vì Ngài đã được tôn cao lên ngai, nên tôi được ban cho quyền năng từ trên cao. Không một sự ban cho nào tùy thuộc vào việc tôi là ai hay tôi làm gì nhiều hơn so với sự ban cho khác. Tôi không đáng nhận được sự tha thứ, tôi cũng không đáng nhận được sự ban cho Thánh Linh. Tôi nhận được mọi sự không phải do bước đi nhưng do ngồi xuống, không phải do làm việc nhưng do an nghỉ trong Chúa. Như vậy, cũng như không cần phải chờ đợi để có kinh nghiệm ban đầu về sự cứu rỗi, thì cũng không cần chờ đợi Linh đổ ra. Tôi xin bảo đảm với anh em rằng anh em không cần khẩn nài Đức Chúa Trời về sự ban cho này, cũng không cần khổ sở, cũng không cần tổ chức những “buổi nhóm chờ đợi”. Điều đó thuộc về anh em không phải vì công việc anh em làm nhưng vì sự tôn cao của Đấng Christ, là Đấng mà “trong Ngài, sau khi anh em đã tin, thì cũng được ấn chứng bằng Thánh Linh đã hứa”. Không thua kém sự tha tội, điều này cũng hàm chứa trong “phúc âm về sự cứu rỗi anh em” (1:13).

Hoặc chúng ta hãy xem xét một đề tài khác, là chủ đề đặc biệt của Thư Ê-phê-sô. Chúng ta trở nên các chi thể của Đấng Christ bằng cách nào? Điều gì làm cho chúng ta thích hợp để trở nên các chi thể của Thân Thể ấy mà Phao-lô nói đến là “sự đầy trọn của Ngài”? Chắc chắn không bao giờ chúng ta đạt đến đó do bước đi. Tôi không được liên kết với Ngài nhờ nỗ lực của chính mình. “Chỉ có một Thân Thể, một Linh, cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hi vọng” (4:4). Ê-phê-sô trình bày sự thật. Sách Ê-phê-sô bắt đầu với Chúa Jesus Christ, và với sự kiện Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta trong Đấng ấy trước buổi sáng thế (1:4). Khi Thánh Linh bày tỏ Đấng Christ cho chúng ta và chúng ta tin Ngài, ngay lập tức, chúng ta bắt đầu có một sự sống hiệp nhất với Ngài, mà không có một hành động gì hơn về phía mình.

Nhưng nếu tất cả những điều này đều thuộc về chúng ta chỉ bởi đức tin, vậy bây giờ vấn đề rất cấp thiết và thực tế về sự thánh hóa của chúng ta thì sao? Làm thế nào chúng ta biết được sự giải cứu hiện tại khỏi sự trị vì của tội lỗi? Làm thế nào “con người cũ” của chúng ta, là kẻ theo đuổi và quấy rối chúng ta nhiều năm bị “đóng đinh” và tiêu diệt? Một lần nữa, bí quyết không phải là bước đi mà là ngồi, không phải trong việc làm nhưng trong sự an nghỉ nơi một điều nào đó đã được làm xong. “Chúng ta đã chết đối với tội”. Chúng ta “đã chịu báp-têm vào trong sự chết của Ngài”. “Chúng ta đã được cùng chôn với Ngài”. “Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta cùng sống động với Đấng Christ” (La. 6:2, 3, 4; Êph. 2:5). Tất cả những lời tuyên bố trên đây đều ở thì quá khứ. Vì sao vậy? Bởi vì Chúa Jesus đã bị đóng đinh bên ngoài thành Giê-ru-sa-lem cách đây gần hai ngàn năm, và tôi đã bị đóng đinh với Ngài. Đó là một sự kiện lịch sử vĩ đại. Nhờ điều này, kinh nghiệm của Ngài bây giờ đã trở thành lịch sử thuộc linh của tôi, và Đức Chúa Trời có thể nói về tôi như tôi đã trải qua mọi sự “với Ngài”. Tất cả những gì bây giờ tôi có, tôi đều có “với Đấng Christ”. Trong Kinh thánh, chúng ta không bao giờ tìm thấy những điều này được nói đến trong tương lai, ngay cả cũng không phải là ao ước trong hiện tại. Chúng là những sự kiện lịch sử của Đấng Christ, mà tất cả chúng ta là những người tin đều đã bước vào.

Bị đóng đinh, được sống động, sống lại, được đặt ở trên các từng trời “với Đấng Christ” những tư tưởng này gây bối rối cho tâm trí con người cũng y như lời của Chúa Jesus nói với Ni-cô-đem trong Giăng 3:3. Trong câu Kinh thánh ấy vấn đề là làm thế nào để được tái sinh. Tại đây có một điều còn không chắc là có thật, một điều không những đã được thực hiện trong chúng ta, là sự tái sinh, nhưng còn được nhìn thấy và chấp nhận là thuộc về chúng ta vì điều đó đã được thực hiện từ lâu trong một Đấng khác. Làm sao có được một điều như vậy? Chúng ta không thể giải thích. Chúng ta phải nhận lãnh điều đó từ Đức Chúa Trời như một điều Ngài đã làm. Chúng ta không được sinh ra với Đấng Christ, nhưng đã được chôn với Ngài (Ga. 2:20). Vì vậy, sự hiệp một với Ngài bắt đầu từ sự chết của Ngài. Đức Chúa Trời bao hàm chúng ta trong Ngài tại đó. Chúng ta ở “với Ngài” vì chúng ta ở “trong Ngài”.

Nhưng làm thế nào tôi có thể chắc chắn rằng mình “ở trong Đấng Christ?” Tôi có thể chắc chắn về điều ấy vì Kinh thánh khẳng định như vậy, và vì Đức Chúa Trời đã đặt tôi ở đó. “Nhưng bởi Ngài mà anh em được ở trong Christ Jesus” (1 Cô. 1:30). “Đấng làm vững bền chúng tôi với anh em trong Đấng Christ... là Đức Chúa Trời” (2 Cô. 1:21). Đó là điều Ngài đã hoàn thành trong sự khôn ngoan tối cao của Ngài, được chúng ta thấy, tin, chấp nhận và vui hưởng.

Nếu tôi đặt tờ một đô-la vào giữa các trang của một tờ tạp chí, rồi đốt tạp chí ấy đi, tờ đô-la ấy ở đâu? Nó bị đốt cháy theo tờ tạp chí ấy, nó bị biến ra tro. Tờ báo đi đâu thì đồng đô-la cũng đi theo đó. Lịch sử của chúng đã trở nên một. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta trong Đấng Christ một cách hiệu quả y như vậy. Điều gì xảy ra cho Ngài cũng xảy ra cho chúng ta. Tất cả những kinh nghiệm nào Ngài trải qua, chúng ta cũng trải qua trong Ngài. “Người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài trên thập tự giá, hầu cho thân thể tội lỗi bị diệt trừ, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội nữa” (La. 6:6). Đó không phải là một lời khuyên hãy chiến đấu. Đó là lịch sử, lịch sử của chúng ta được viết ra trong Đấng Christ trước khi chúng ta ra đời. Anh em có tin điều đó không? Đó là sự thật! Sự việc chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ là một sự kiện lịch sử đầy vinh hiển. Việc giải cứu chúng ta khỏi tội không dựa trên những gì chúng ta có thể làm, thậm chí cũng không dựa trên những gì Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta, nhưng trên những gì Ngài đã làm xong cho chúng ta trong Đấng Christ. Khi sự thật ấy chiếu sáng trên chúng ta và chúng ta dựa vào đó mà an nghỉ (La. 6:11), thì đó là lúc chúng ta tìm được bí quyết của một đời sống thánh khiết.

Nhưng đúng là trong kinh nghiệm của mình chúng ta biết quá ít về điều này. Hãy ngẫm nghĩ về ví dụ sau đây. Nếu có người đưa ra một nhận xét không tốt về anh em ngay trước mặt anh em, anh em sẽ phải đối phó như thế nào với tình huống ấy? Anh em bặm môi, nghiến răng, nghẹn cổ, cố gắng tự kiếm chế; và nếu anh em hết sức nỗ lực đè nén không biểu lộ vẻ tức giận và lịch sự trả lời cách chín chắn, anh em cảm thấy mình đã đạt được một chiến thắng lớn lao. Nhưng sự tức giận vẫn còn đó; nó chỉ được che đậy mà thôi. Thậm chí thỉnh thoảng anh em không thành công trong việc nỗ lực che đậy nó. Sự rắc rối ở đây là gì? Nan đề là anh em đang cố gắng bước đi trước khi ngồi xuống, và sự thất bại chắc chắn nằm tại đó. Tôi xin nhắc lại: không một kinh nghiệm Cơ Đốc nào bắt đầu bằng cách bước đi, nhưng luôn luôn bằng cách dứt khoát ngồi xuống. Bí quyết của sự giải cứu khỏi tội không phải là làm một điều gì đó mà là an nghỉ nơi điều Đức Chúa Trời đã làm.

Một kỹ sư nọ sống tại một thành phố lớn ở phương Tây đã rời quê hương mình đến miền Viễn Đông. Anh đã xa nhà khoảng hai ba năm; trong thời gian anh vắng mặt, người vợ đã không chung thủy và bỏ chồng để đi với một trong những người bạn tốt nhất của anh. Khi trở về, anh thấy mình đã mất vợ, hai đứa con và người bạn tốt nhất. Vào lúc chấm dứt buổi nhóm mà tôi chia sẻ lời [Chúa] hôm đó, người đàn ông đau khổ này bày tỏ nỗi lòng nặng nề với tôi. Anh nói: “Ròng rã hai năm nay, ngày đêm lòng tôi đầy dẫy hận thù. Tôi là một Cơ Đốc nhân và tôi biết mình nên tha thứ cho vợ mình và người bạn ấy, nhưng dầu tôi cứ cố gắng để tha thứ cho họ, nhưng tôi vẫn không thể tha thứ được. Mỗi ngày tôi đều quyết định thương yêu họ, và mỗi ngày tôi đều thất bại. Tôi có thể làm gì được?” Tôi đáp: “Anh đừng làm gì cả”. Anh ấy kinh ngạc hỏi: “Anh muốn nói gì? Tôi phải tiếp tục ghét họ sao?” Tôi giải thích: “Cách giải quyết nan đề của anh nằm ở đây: khi Chúa Jesus chết trên Thập Tự Giá, Ngài không những mang tội lỗi của anh đi mà Ngài còn mang chính anh đi nữa. Khi Ngài bị đóng đinh, con người cũ của anh bị đóng đinh trong Ngài, cho nên con người không tha thứ của anh, con người không thể yêu thương những người đối xử xấu với mình, đã bị cất bỏ đi trong sự chết của Ngài. Đức Chúa Trời đã giải quyết toàn bộ vấn đề tại Thập Tự Giá, và không có gì còn lại để anh phải giải quyết. Anh chỉ cần thưa với Ngài: “Chúa ơi, con không thể yêu thương và con không cố gắng nữa, nhưng con tin chắc vào tình yêu trọn vẹn của Ngài. Con không thể tha thứ, nhưng con tin cậy Ngài tha thứ thay cho con, từ đây về sau, con xin Ngài làm điều đó trong con”.

Người đàn ông ngồi đó kinh ngạc hỏi: “Tất cả những điều này mới mẻ quá, tôi cảm thấy mình phải làm một điều gì đó”. Một lúc sau, anh nói thêm: “Nhưng tôi có thể làm gì?” Tôi nói: “Đức Chúa Trời đang chờ đợi cho đến khi anh ngưng hành động, khi anh ngưng hành động, đó là lúc Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu. Anh có bao giờ cố gắng cứu một người sắp chết đuối chưa? Vấn đề là sự sợ hãi của người ấy làm cho anh ta không giao phó chính mình cho anh. Trong trường hợp ấy, có hai cách tiến hành. Hoặc là anh phải đánh cho người ấy bất tỉnh và kéo anh ta vào bờ, hoặc anh phải để mặc cho người ấy vùng vẫy và kêu la cho đến kiệt sức rồi mới cứu anh ta. Nếu cố gắng cứu người ấy trong khi anh ta còn sức lực, anh ta sẽ vồ lấy anh vì sợ hãi và làm anh đuối sức, rồi có thể cả người ấy lẫn anh đều chết. Đức Chúa Trời đang chờ đợi anh hoàn toàn kiệt sức rồi Ngài mới cứu anh được. Một khi anh ngừng chiến đấu, Ngài sẽ làm mọi sự. Đức Chúa Trời đang chờ đợi anh tuyệt vọng”.

Người bạn kỹ sư của tôi nhảy lên. Anh nói: “Anh ơi, tôi thấy rồi. Ngợi khen Đức Chúa Trời, tôi thấy ổn thỏa rồi! Tôi không phải làm gì cả. Ngài đã làm tất cả!” Sau đó anh ra về vui mừng với vẻ mặt sáng rỡ.

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG BAN CHO

Trong tất cả những ẩn dụ của các sách Phúc âm, tôi nghĩ rằng ẩn dụ về người con hoang đàng cho chúng ta hình ảnh minh họa cao nhất về cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Người cha nói: “Nhưng lấy làm phải lắm mà ăn mừng và vui vẻ” (Lu. 15:32). Qua những lời này, Chúa Jesus bày tỏ một điều gì đó trong lãnh vực cứu chuộc làm cho Cha Ngài vui mừng cực điểm. Đó không phải là người anh cả, tức người không ngừng làm việc lao khổ cho cha, nhưng là đứa em, tức người để cha làm mọi sự cho mình. Đó không phải là người anh cả tức người luôn luôn muốn ban cho, nhưng là đứa em tức người luôn luôn muốn nhận lãnh. Khi người con hoang đàng trở về nhà, sau khi phung phí của cải trong cuộc sống phóng túng, người cha không quở trách một lời về sự phung phí ấy hay chất vấn gì cả về của cải. Ông không buồn rầu về tất cả những gì đã bị tiêu hao, ông chỉ vui mừng về việc đứa con trở về cho ông có cơ hội chi tiêu hơn nữa.

Đức Chúa Trời giàu có đến nỗi niềm vui chính yếu của Ngài là ban cho. Kho tàng của Ngài đầy dẫy đến nỗi Ngài đau đớn khi chúng ta từ chối không cho Ngài có cơ hội để ban châu báu ấy cho chúng ta cách hào phóng. Cha vui mừng khi thấy người con hoang đàng cần áo, nhẫn, giày, và một bữa tiệc. Ông buồn rầu khi không tìm thấy nhu cầu ấy trong người con cả. Lòng Đức Chúa Trời buồn rầu khi chúng ta cố gắng cung ứng mọi sự cho Ngài. Ngài vô cùng giàu có. Chúng ta đem đến cho Ngài niềm vui thật khi để Ngài ban cho, ban cho và lại ban cho chúng ta. Khi chúng ta cố gắng làm việc cho Ngài, chúng ta làm cho Ngài buồn rầu, vì Ngài có khả năng vô cùng. Ngài ao ước chúng ta để cho Ngài làm, làm và làm. Ngài muốn làm Đấng ban cho đời đời, và Ngài muốn làm Đấng hành động đời đời. Nếu chúng ta thấy Ngài giàu có và lớn lao biết bao, chúng ta sẽ để Ngài ban cho tất cả và hành động trong mọi sự.

Anh em có nghĩ rằng nếu ngừng cố gắng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời thì mình sẽ không còn những hành vi, phẩm hạnh tốt đẹp nữa không? Nếu để Ngài ban cho tất cả và hành động trong mọi sự, phải chăng anh em nghĩ rằng kết quả sẽ không tốt đẹp bằng nếu anh em tự làm phần nào? Khi chúng ta tìm cách tự làm việc, đó là lúc chúng ta tự đặt mình trở lại dưới Luật Pháp. Nhưng các công việc luật pháp, ngay cả những nỗ lực tốt nhất của chúng ta, đều là “công việc chết”, đáng ghét đối với Đức Chúa Trời vì không có hiệu quả gì cả. Trong ẩn dụ này, cả hai người con đều xa cách niềm vui trong nhà cha y như nhau. Đúng vậy, người con cả không sống tại một xứ xa xôi, nhưng anh chỉ ở nhà trên lý thuyết mà thôi. “Này, con hầu việc cha đã bấy nhiêu năm... mà...”: lòng anh chưa bao giờ được an nghỉ. Cũng giống như người con hoang đàng, người con cả không bao giờ vui hưởng địa vị mình đã có trên lý thuyết trong khi cứ bám vào những việc lành của mình.

Chỉ hãy ngừng “ban cho”, thì anh em sẽ chứng minh Đức Chúa Trời là “Đấng Ban Cho” [phong phú] dường nào! Hãy ngừng “làm việc”, thì anh em sẽ khám phá Đức Chúa Trời là “Đấng Làm Việc” [kỳ diệu] biết bao. Người con trai thứ hoàn toàn sai lầm, nhưng anh trở về nhà và được an nghỉ, đó là chỗ bắt đầu của đời sống Cơ Đốc. “Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì tình thương yêu lớn lao của Ngài mà Ngài đã thương yêu chúng ta... làm cho chúng ta cùng đồng ngồi với Ngài trong các nơi trên trời trong Christ Jesus” (Êph. 2:4, 6). “Lấy làm phải lắm mà ăn mừng và vui vẻ!”


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2