"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870150
Đang truy cập:135

PHÁ VỠ CON NGƯỜI BỀ NGOÀI ĐỂ GIẢI PHÓNG LINH - 4 & 5

amitriptyline 10mg

buy antidepressants online buy antidepressants

zofran pregnancy

zofran and pregnancy

albuterol otc names

albuterol otc

 

CHƯƠNG BỐN

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CON NGƯỜI?

Một công nhân của Chúa cần có khả năng nhận biết con người, đó là điều quan trọng. Khi một người đến với mình, chúng ta phải biết tình trạng thuộc linh của người ấy. Chúng ta phải biết trước đây người ấy thuộc loại người nào và bây giờ người ấy trở nên một người như thế nào. Chúng ta phải biết những gì người ấy nói nơi môi miệng và những gì người ấy thật sự nói trong lòng họ, và sự khác biệt giữa hai điều đó là gì. Chúng ta phải biết những gì người ấy muốn giấu chúng ta. Chúng ta phải biết những đặc điểm nổi bật của người ấy, người ấy là người cố chấp hay khiêm nhường, sự khiêm nhường của người ấy là thật hay giả tạo. Hiệu quả công tác của chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào khả năng biện biệt tình trạng thuộc linh của người khác. Nếu Linh của Đức Chúa Trời bày tỏ cho linh chúng ta tình trạng của những người đến với mình, chúng ta có thể nói với họ lời thích hợp.

Trong các sách Phúc âm, bất cứ khi nào người ta đến với Chúa, Ngài cũng nói với họ một lời thích hợp. Điều này thật kỳ diệu! Chúa không nói với người đàn bà Sa-ma-ri về lẽ thật tái sinh. Ngài cũng không nói với Ni-cô-đem về nước sống. Lời về sự tái sinh dành cho Ni-cô-đem và lời về nước sống dành cho người đàn bà Sa-ma-ri. Thật thích hợp biết bao! Đối với những người chưa bao giờ theo Ngài, Ngài kêu gọi họ. Đối với những người muốn theo Ngài, Ngài nói về việc vác thập tự giá. Đối với những người tự nguyện, Ngài nói về việc phải tính giá cả. Đối với những người lưỡng lự theo Ngài, Ngài nói về việc hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Chúa có một lời thích hợp dành cho mỗi người, vì Ngài biết mọi người. Dầu một người đến với Chúa với một tấm lòng tìm kiếm hay thái độ xoi mói, Chúa biết người ấy. Đó là lý do lời Ngài luôn luôn có hiệu quả và phù hợp. Chúa chúng ta đi trước chúng ta rất xa trong cách đối xử với con người. Chúng ta đang theo Ngài xa xa. Mặc dầu chúng ta đang theo Ngài xa xa, chúng ta vẫn phải theo Ngài, chúng ta phải nhắm cùng một hướng với Ngài. Nguyện Chúa thương xót chúng ta để chúng ta có thể học tập nhận biết con người như Chúa đã biết họ.

Nếu chúng ta đặt một hồn người trong tay của một anh em không biện biệt được con người, anh ấy sẽ không biết cách đối xử với người đó. Anh chỉ nói theo tính chủ quan của mình. Nếu một ngày kia, anh có một cảm xúc nào đó, anh sẽ nói lên cảm xúc ấy với bất cứ người nào mình gặp. Nếu anh có một đề tài thích thú, anh sẽ nói với mọi người về đề tài ấy. Làm thế nào một người như vậy có thể thực hiện công tác cách hiệu quả? Không một bác sĩ nào có thể cho tất cả các bệnh nhân của mình cùng một toa thuốc duy nhất. Tiếc thay, một số đầy tớ Chúa chỉ có một toa thuốc. Họ không hiểu bệnh tình của những người khác, nhưng họ muốn trị bệnh. Họ không biết vấn đề, họ không biết sự phức tạp của con người, và họ chưa bao giờ học biết tình trạng thuộc linh của người khác. Tuy nhiên, họ hành động như thể họ có sẵn cách chữa trị cho mọi người. Điều đó thật khờ dại. Chúng ta không thể mong chữa trị mọi căn bệnh thuộc linh với chỉ một toa thuốc thuộc linh. Điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được.

Chúng ta không nên nghĩ rằng những ai chậm cảm xúc sẽ khó biện biệt người khác, còn những ai có tâm trí nhạy bén sẽ biện biệt người khác dễ dàng. Chậm cảm xúc cũng như nhạy bén tâm trí đều không liên hệ gì đến việc biện biệt người ta. Chúng ta không thể biện biệt người ta bằng tâm trí hay cảm xúc của mình. Cho dầu tâm trí mình có nhạy bén đến đâu, chúng ta không thể đem những điều kín giấu trong con người ra ánh sáng, chúng ta cũng không thể chạm đến chiều sâu của tình trạng con người.

Khi một người hầu việc Chúa tiếp xúc với người khác, điều đầu tiên và cơ bản hơn hết mà người ấy cần phải làm là học biết nhu cầu thật sự của họ là gì trước mặt Đức Chúa Trời. Đôi khi ngay cả chính câu trả lời của họ cũng không đáng tin cậy. Khi họ nói họ đau đầu, họ có thật sự muốn nói rằng chỉ có đầu họ đau thôi không? Có lẽ đau đầu chỉ là triệu chứng, bệnh của họ có thể không ở nơi đầu. Hay có thể họ nói rằng họ cảm thấy hơi nóng, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ bị sốt. Họ có thể nói nhiều điều, nhưng những điều họ nói có thể không đáng tin cậy. Rất ít bệnh nhân thật sự biết họ có nan đề nào. Họ không biết mình bị bệnh gì. Họ cần chúng ta chẩn bệnh và cho họ biết nhu cầu của họ. Nếu chúng ta muốn họ nói cho mình biết họ có vấn đề gì, có thể họ không nói cách chính xác được. Chỉ có những ai đã học ngành thuốc, tức những ai đã được huấn luyện để biện biệt những vấn đề thuộc linh mới có thể nói cho họ biết họ cần gì.

Khi chẩn bệnh, chúng ta phải biết mình đang nói về điều gì. Chúng ta không thể áp đặt một kết quả chẩn đoán trên những người khác. Một người chủ quan sẽ nhất định cho rằng những người khác đang mắc căn bệnh chính anh tưởng tượng ra, anh sẽ áp đặt một chứng bệnh trên họ. Khi một người đau ốm hay gặp khó khăn, người ấy không thể nhận biết nan đề của mình. Chúng ta phải chỉ ra cho người ấy. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhất định đưa ra kết quả chẩn đoán một cách chủ quan.

Chúng ta có thể giúp đỡ các anh chị em hay không tùy thuộc vào việc chúng ta có nhận biết nan đề của họ và cho đúng toa thuốc hay không. Nếu kết quả chẩn đoán của chúng ta là đúng, chúng ta sẽ giúp đỡ họ. Thỉnh thoảng chúng ta có thể nhận thấy nan đề của họ vượt quá khả năng của mình, nhưng ít nhất phương án hành động cũng sáng tỏ. Một số tình trạng thuộc linh nằm trong phạm vi khả năng giúp đỡ của chúng ta, trong khi những tình trạng khác vượt quá khả năng giúp đỡ của chúng ta. Chúng ta không nên khờ dại đến nỗi cho rằng mình có thể làm mọi sự và có thể giúp đỡ mọi người. Một số người nằm trong khả năng giúp đỡ của chúng ta, chúng ta nên hết sức giúp đỡ họ. Một số người vượt quá khả năng giúp đỡ của chúng ta, chúng ta nên nói với Chúa: “Điều này vượt quá năng lực của con. Con không thể giải quyết căn bệnh này. Con chưa bao giờ được huấn luyện trong vấn đề này, nên con không thể giải quyết nan đề này. Chúa ơi, xin thương xót anh ấy!” Có lẽ chúng ta sẽ nhớ đến chức năng cụ thể của một số chi thể trong Thân Thể, và chúng ta có thể nhận biết đây là điều anh hoặc chị em ấy làm được. Khi đó, chúng ta có thể nêu vấn đề với anh hoặc chị ấy. Chúng ta biết giới hạn của mình, và chúng ta biết đó là tất cả những gì mình có thể làm. Chúng ta không nên nghĩ rằng chính mình có thể cán đáng mọi công tác thuộc linh, chúng ta không thể độc quyền trong mọi sự. Chúng ta phải thấy giới hạn của mình. Đồng thời, chúng ta phải biết sự cung ứng trong những chi thể khác. Chúng ta nên nhìn họ và nói: “Đây là điều vượt quá khả năng của tôi. Đây là công việc của anh”. Đó là nguyên tắc cùng cộng tác với nhau, nguyên tắc Thân Thể. Chúng ta không bao giờ có thể chuyển động cách độc lập.

Mỗi một công nhân của Chúa và đầy tớ của Đức Chúa Trời phải học tập nhận biết con người. Những ai không biết tình trạng thuộc linh của người khác thì không xứng đáng làm việc. Thật đáng tiếc khi sức khỏe thuộc linh của nhiều người bị phá hỏng trong tay những anh em không kinh nghiệm. Những anh em này không thể giúp đỡ ai cả. Họ chỉ có thể áp đặt cái nhìn chủ quan của mình trên người khác, họ không thể đáp ứng những nhu cầu khách quan. Đó là nan đề nghiêm trọng nhất của chúng ta. Không phải chỉ vì chúng ta nghĩ những người khác bị một căn bệnh nào đó mà họ thật bị mắc căn bệnh đó đâu. Tình trạng thuộc linh của họ như thế nào thì họ như thế ấy. Trách nhiệm của chúng ta là học biết tình trạng thuộc linh của họ. Nếu không nhận định tình trạng của các con cái của Đức Chúa Trời cách đúng đắn, chúng ta không thể giúp đỡ họ được.

PHƯƠNG TIỆN NHẬN BIẾT NGƯỜI KHÁC

Khi một bác sĩ chẩn đoán bệnh cho một bệnh nhân, ông cần nhiều dụng cụ trợ giúp. Tuy nhiên, chúng ta không có dụng cụ nào cả. Chúng ta không có nhiệt kế hay máy chiếu quang tuyến. Chúng ta không có dụng cụ vật lý nào để đo lường tình trạng thuộc linh của người khác. Làm thế nào chúng ta xác định một anh em có đau ốm hay không? Làm thế nào chúng ta chẩn bệnh cho anh ấy? Đó là lúc Đức Chúa Trời bước vào hành động. Đức Chúa Trời phải biến toàn bản thể của chúng ta thành chính tiêu chuẩn đo lường. Đức Chúa Trời phải hành động trên chúng ta đến mức chúng ta có thể đo lường người khác để xác định xem họ có đau ốm không và xác định thực chất bệnh tình của họ. Đó là cách Chúa sử dụng chúng ta. Công tác này khó khăn hơn công việc của một bác sĩ. Chúng ta phải nhận thức sâu xa về trách nhiệm nghiêm trọng mà mình đối diện.

Giả sử một bác sĩ không có nhiệt kế. Khi ấy vị bác sĩ này phải cảm nhận thân nhiệt của bệnh nhân bằng tay mình để xác định bệnh nhân có bị sốt hay không. Bàn tay ông phải thực hiện chức năng của một nhiệt kế. Nếu gặp trường hợp ấy, tay ông phải rất là nhạy bén. Không những cần phải nhạy bén nhưng còn phải chính xác nữa. Điều này giống y như những gì đang diễn tiến trong công tác thuộc linh. Chúng ta là những nhiệt kế, chúng ta là những dụng cụ y khoa. Vì vậy, chúng ta phải trải qua sự huấn luyện và xử lý gắt gao. Những gì trong chúng ta chưa được chạm đến thì sẽ không thể chạm đến những điều ấy trong người khác. Chúng ta không thể mong giúp đỡ người khác trong những lãnh vực mà trước hết chính mình chưa học được các bài học ấy. Điều đầu tiên chúng ta cần phải giải quyết là chính mình đã học bài học này trước mặt Chúa chưa. Càng học những bài học của mình cách trọn vẹn và triệt để, chúng ta càng trở nên hữu dụng cho công tác của Đức Chúa Trời. Càng ít học tập, tức là càng ít trả giá và càng giữ lại chính mình, sự kiêu ngạo của mình, sự hẹp hòi của mình, ý kiến của mình, và niềm vui của mình, chúng ta sẽ càng ít hữu dụng. Nếu tiếc và giữ lại nhiều điều trong chính mình, chúng ta không thể giải quyết những điều ấy nơi những người khác. Một người kiêu ngạo không thể xử lý người kiêu ngạo. Người hẹp hòi không thể xử lý người hẹp hòi. Người giả mạo không thể xử lý người giả mạo. Người hời hợt không thể xử lý người hời hợt. Nếu chúng ta là một loại người nào đó và sợ phải kết tội chính loại bệnh tật ấy nơi người khác, thì chúng ta không thể biết những người ấy có cùng một chứng bệnh giống như vậy hay không, huống chi là giúp đỡ họ. Một bác sĩ y khoa có thể chữa bệnh cho người khác mà không thể chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên, trong những vấn đề thuộc linh, chính nguyên tắc này không áp dụng được. Trước hết người hầu việc Chúa là một bệnh nhân, anh phải được chữa lành bệnh trước khi anh có thể chữa lành những người có cùng chứng bệnh như mình. Anh không thể làm cho người khác thấy điều mà chính mình không thấy. Anh không thể làm cho người khác kinh nghiệm những gì chính mình chưa từng kinh nghiệm. Anh không thể làm cho người khác học những bài học chính mình chưa bao giờ học.

Trước mặt Chúa, chúng ta phải thấy mình chính là những dụng cụ Đức Chúa Trời dùng để biện biệt con người. Vì vậy, chính con người chúng ta phải rất đáng tin cậy. Cảm xúc và sự phán đoán của chúng ta phải rất đáng tin cậy. Để cảm xúc của chúng ta đáng tin cậy, chúng ta cần phải cầu nguyện: “Chúa ôi, xin đừng để con tự do”. Để cảm xúc của mình đáng tin cậy, chúng ta phải cho phép Đức Chúa Trời thực hiện những công việc mà mình chưa bao giờ mơ tưởng đến. Chúng ta phải cho phép Đức Chúa Trời hành động trên chúng ta đến mức mình trở nên hữu dụng cho Ngài. Nếu một nhiệt kế không thể đo nhiệt độ cách chính xác, bác sĩ không thể dùng nó. Một nhiệt kế phải đáng tin cậy và chính xác. Khi cố gắng nhận biết nan đề thuộc linh của người khác, chúng ta đang đối diện một vấn đề nghiêm trọng hơn việc nhận biết những căn bệnh thuộc thể rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta có tư tưởng, cảm xúc, ý kiến và phương cách riêng của mình. Giây phút này chúng ta cố gắng làm một điều và giây phút sau chúng ta lại cố gắng làm một điều khác. Vì chúng ta không đáng tin cậy và không thể sử dụng được, chúng ta phải trải qua sự xử lý của Đức Chúa Trời trước khi có thể trở nên hữu dụng.

Chúng ta có cảm nhận được tính chất nghiêm trọng của trách nhiệm mình không? Linh của Đức Chúa Trời không hành động trực tiếp trên con người. Ngài chỉ hành động qua một số người nào đó. Mặc dầu sự sửa trị của Thánh Linh thật có đem đến cho một người những gì người ấy cần, tuy nhiên, Đức Chúa Trời hành động qua lời nói của một người phụng sự, tức là qua chức vụ lời. Không có chức vụ lời, những nan đề thuộc linh của các anh chị em vẫn tồn tại. Trách nhiệm này ở trên chúng ta. Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng. Chúng ta, chính con người của chúng ta, có thể được Đức Chúa Trời sử dụng hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung ứng cho Hội thánh.

Giả sử một căn bệnh nào đó luôn luôn dẫn tới tình trạng sốt cao đến 40 độ C. Chúng ta không thể cảm nhận thân nhiệt bệnh nhân bằng tay của mình và nói: “Tôi cảm thấy hầu như bệnh nhân đã sốt 40 độ rồi”. Chúng ta phải rất chính xác và biết chắc rằng bệnh nhân đã thật sự sốt 40 độ trước khi có thể xác định rằng người ấy đang mắc một chứng bệnh nào đó luôn kèm theo một cơn sốt lên tới nhiệt độ ấy. Đức Chúa Trời đang sử dụng chúng ta, là con người, để chẩn bệnh cho những người khác. Thật liều lĩnh nếu chúng ta chẩn bệnh những người khác bằng cảm xúc, tư tưởng, ý kiến, hay sự hiểu biết thuộc linh sai lầm, hay nếu chúng ta không học tập đủ từ nơi Chúa. Nhưng hếu chúng ta là những người chính xác và đáng tin cậy, tức là những người Đức Chúa Trời có thể tin cậy được, thì Linh của Ngài sẽ tuôn đổ ra từ chúng ta.

Khởi đầu của mọi công tác thuộc linh dựa trên việc chúng ta được đo lường nhiều lần trước mặt Chúa. Một nhiệt kế phải được chế tạo theo một số đặc điểm kỹ thuật nào đó. Nó phải được kiểm tra kỹ lưỡng theo một tiêu chuẩn nào đó trước khi có thể cho những kết quả đáng tin cậy và chính xác. Chúng ta giống như một nhiệt kế. Nếu không chính xác, chúng ta chỉ đem lại sự rối loạn. Để chúng ta có thể chính xác, chúng ta phải được đo lường qua những sự xử lý tinh tế. Chúng ta là những bác sĩ, và chúng ta cũng là những dụng cụ y khoa. Vì vậy, chúng ta cần phải học tập những bài học của mình cách đúng mức.

PHƯƠNG CÁCH NHẬN BIẾT CON NGƯỜI —
VỀ PHƯƠNG DIỆN BỆNH NHÂN

Để biết tình trạng của một bệnh nhân, chúng ta phải xem xét vấn đề này theo hai khía cạnh: Từ khía cạnh bệnh nhân và từ khía cạnh chúng ta.

Về khía cạnh bệnh nhân, làm thế nào chúng ta có thể xác định bệnh tình của người khác? Nếu muốn biết bệnh tình của một người, chúng ta phải tìm ra điểm đáng chú ý nhất và bất thường nhất nơi bệnh nhân ấy. Điểm bất thường là điều dễ nhận thấy nhất. Cho dầu người ấy cố gắng giấu đến đâu chăng nữa, cũng không thể giữ nó không lộ ra. Người ta sẽ thấy người kiêu ngạo trong sự kiêu ngạo của người ấy. Cho dầu khi anh ta đang hành động cách khiêm nhường, sự khiêm nhường của anh ta vẫn phơi bày sự kiêu ngạo của mình ra. Anh ta không thể giấu được. Một người buồn rầu lộ ra sự buồn rầu của mình ngay cả khi người ấy mỉm cười. Người ta thấy một người là loại người nào do nơi những biểu lộ người ấy bày tỏ ra và nơi những ấn tượng người ấy để lại cho người khác. Đó là một sự thật.

Kinh Thánh mô tả tình trạng thuộc linh của con người theo nhiều cách. Một số người có linh giận dữ, những người khác có linh ương ngạnh hay linh thống hối. Thật ra, chúng ta có thể dùng tất cả các loại từ ngữ để mô tả tình trạng thuộc linh của một người. Chúng ta có thể nói rằng một người có linh phù phiếm, hay linh bị đè nén, v.v... Nguồn của mọi tình trạng thuộc linh này là gì? Chẳng hạn như khi chúng ta nói linh ấy ương ngạnh, thì sự ương ngạnh này đến từ đâu? Khi chúng ta nói linh ấy kiêu ngạo, thì sự kiêu ngạo ấy ra từ đâu? Khi chúng ta nói rằng linh ấy phóng túng, sự phóng túng này đến từ đâu? Một linh bình thường tự nó không có đặc tính. Nó không có đặc tính nào khác hơn là bày tỏ Linh của Đức Chúa Trời. Chúng ta nói về một linh ương ngạnh, một linh kiêu ngạo, một linh khinh miệt, một linh không tha thứ, một linh ghen ghét, v.v... bởi vì người bề ngoài chưa được phân cách với người bên trong. Tình trạng của người bề ngoài là tình trạng của người bên trong. Khi nói một linh ương ngạnh, chúng ta có ý nói rằng người bên trong của con người ấy bày tỏ tính chất ương ngạnh của người bề ngoài. Khi nói rằng một linh kiêu ngạo, chúng ta có ý nói người bên trong của con người ấy bị vây phủ bởi người bề ngoài kiêu ngạo. Khi nói về một linh ghen ghét, chúng ta có ý nói người bề trong của con người ấy đã bị che khuất bởi sự ghen ghét của người bề ngoài. Điều này xảy ra khi người bề ngoài và người bên trong không được phân cách. Linh tự nó không có đặc tính riêng. Đặc tính của người bề ngoài đã trở nên đặc tính của linh. Khi người bề ngoài không được phá vỡ, linh mang lấy những đặc tính của người bề ngoài.

Linh thì thuộc về Đức Chúa Trời và tự mình không có đặc tính riêng. Nhưng khi người bề ngoài có bản chất khác thường, linh sẽ bị ảnh hưởng. Linh có thể kiêu ngạo hay ương ngạnh vì tình trạng của người bề ngoài trộn lẫn với linh khi con người bề ngoài chưa được phá vỡ. Khi linh được giải phóng, tình trạng của người bề ngoài dính dấp với linh và tuôn đổ ra theo linh. Một người kiêu ngạo làm cho sự kiêu ngạo của mình dính dấp linh và tuôn đổ sự kiêu ngạo của mình ra cùng với linh mình. Một người ương ngạnh làm cho sự ương ngạnh của mình dính dấp vào linh và tuôn đổ nó ra cùng với linh mình. Một người ghen ghét làm cho sự ghen ghét của mình dính dấp vào linh và tuôn đổ nó ra cùng với linh mình. Đó là lý do vì sao theo kinh nghiệm của chúng ta, chúng ta có linh kiêu ngạo, ương ngạnh, và ghen ghét. Nói cách chính xác, đó không phải là những đặc tính của chính linh nhưng là đặc tính của người bề ngoài. Vì vậy, để có một linh trong sạch, một người không phải xử lý linh mình, người ấy chỉ cần xử lý con người bề ngoài của mình. Điều rắc rối không phải ở nơi linh, nhưng ở nơi con người bề ngoài. Những đặc tính của một người bày tỏ khi linh người ấy tuôn ra cho chúng ta biết những lãnh vực người ấy chưa được phá vỡ. Loại linh chúng ta đụng chạm nơi một người định rõ tính chất người bề ngoài của người ấy, đồng thời cũng cho chúng ta biết những lãnh vực người ấy vẫn chưa được phá vỡ. Người ấy đã chuyển những điều này qua linh mình, “buộc” chúng và “mắc” chúng vào linh mình. Hậu quả là linh người ấy bị ràng buộc và bủa vây với nhiều tình trạng của người bề ngoài.

Nếu biết làm thế nào để chạm đến linh của những người khác, chúng ta sẽ biết nhu cầu của họ vì bí quyết để nhận biết con người là chạm đến linh họ. Chúng ta phải chạm đến chính điều bám chặt vào linh một người. Tôi không có ý nói chính linh có điều gì chúng ta phải đụng đến. Tôi có ý nói linh luôn luôn mang theo nó một điều gì đó. Nhận biết tình trạng linh của một người có nghĩa là nhận biết tình trạng người bề ngoài của người ấy. Chúng tôi phải nhắc lại: Đó là nguyên tắc cơ bản trong việc nhận biết một người. Tình trạng linh của một người là tình trạng người bề ngoài của người ấy. Bất cứ điều gì linh bày tỏ là sự phản ảnh tình trạng của người bề ngoài. Đặc tính của linh là những đặc tính của người bề ngoài. Một anh em có thể rất mạnh mẽ và có một điều gì đó rất dễ nhận thấy, điều đó đánh mạnh vào sự chú ý của chúng ta ngay khi chúng ta tiếp xúc với anh. Đó là điều đầu tiên chúng ta đụng chạm và cảm nhận, và ngay lập tức chúng ta biết điều đó đến từ người bề ngoài chưa được phá vỡ. Một khi chạm đến linh anh, chúng ta biết tình trạng của anh, và chúng ta biết những gì anh đang cố gắng bày tỏ cũng như những gì anh đang cố giấu đi. Chúng ta biết một người bằng cách biết linh của người ấy.

PHƯƠNG CÁCH NHẬN BIẾT CON NGƯỜI —
VỀ KHÍA CẠNH CỦA CHÚNG TA

Chúng ta phải làm gì trước khi có thể biết tình trạng linh của người khác? Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến điều này. Tất cả kỷ luật chúng ta nhận lãnh từ Thánh Linh đều là bài học từ Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào Thánh Linh sửa trị chúng ta, chúng ta được phá vỡ nhiều hơn. Khi bị sửa trị nhiều hơn, chúng ta kinh nghiệm sự phá vỡ nhiều hơn. Chúng ta bị sửa trị trong vấn đề nào, thì được phá vỡ trong chính vấn đề ấy. Sửa trị và phá vỡ không phải một lần là đủ cả. Nhiều lãnh vực trong đời sống chúng ta cần chịu sửa trị và phá vỡ nhiều lần trước khi chúng ta trở nên hữu dụng cho Chúa. Khi chúng ta khám phá rằng mình có thể chạm đến một anh em bằng linh mình, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể chạm đến tất cả các anh em bằng linh của mình, cũng không có nghĩa là chúng ta có thể chạm đến mọi phương diện thuộc linh của một anh em bằng linh của mình. Điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta đã được Thánh Linh sửa trị và phá vỡ ở một khía cạnh nào thì cũng có thể chạm đến một anh em trong chính khía cạnh đó. Nếu không được Chúa phá vỡ trong một vấn đề nào và linh chúng ta không nhạy bén và không ích lợi trong vấn đề đó, thì chúng ta không thể đáp ứng nhu cầu ấy của anh em. Nói cách khác, sự sửa trị chúng ta nhận từ Thánh Linh tương xứng với cảm nhận thuộc linh của mình. Càng được phá vỡ, linh chúng ta càng được giải phóng. Chúng ta kinh nghiệm sự phá vỡ trong vấn đề nào, linh chúng ta được giải phóng trong vấn đề ấy. Đó là một sự thật thuộc linh, không thể xây dựng cách giả tạo được. Nếu chúng ta có điều ấy, thì chúng ta có. Nếu chúng ta không có điều ấy, thì chúng ta không có. Đó là lý do chúng ta phải chấp nhận sự sửa trị và phá vỡ của Thánh Linh. Những ai kinh nghiệm nhiều sẽ phục vụ nhiều. Chỉ những ai đã trải qua nhiều sự phá vỡ mới có được nhiều cảm nhận. Chỉ những ai chịu mất mát nhiều mới có nhiều điều để cho người khác. Nếu chúng ta tìm cách cứu chính mình trong một vấn đề nào đó, chúng ta sẽ mất đi sự hữu dụng thuộc linh trong chính vấn đề đó. Nếu tìm cách bảo vệ hay bào chữa cho chính mình trong một vấn đề nào đó, chúng ta sẽ mất cảm nhận thuộc linh và sự cung ứng trong vấn đề đó. Đó là một nguyên tắc rất cơ bản.

Chỉ những ai đã học các bài học của mình mới có thể tham gia vào sự phục vụ. Một người có thể học những bài học của mười năm trong một năm, hay có thể kéo dài các bài học của một năm thành ra hai mươi hay ba mươi năm. Nếu ai trì hoãn việc học tập, người đó trì hoãn sự phục vụ. Nếu Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một tấm lòng muốn hầu việc Ngài, chúng ta phải sáng tỏ về con đường mình. Con đường phục vụ của chúng ta là con đường phá vỡ, đó là con đường có được do sự sửa trị của Thánh Linh. Không thể có người nào chưa bao giờ kinh nghiệm sự sửa trị của Thánh Linh và chưa bao giờ bị phá vỡ lại có thể tham gia vào sự phục vụ. Mức độ sửa trị bởi Linh và mức độ phá vỡ quyết định mức độ phục vụ. Không ai có thể thay đổi điều này. Nếu một người có kinh nghiệm này, thì người ấy có điều ấy. Nếu người ấy không có kinh nghiệm này, thì người ấy không có điều ấy. Tình cảm và sự khôn ngoan của con người không có chỗ ở đây. Mức độ công tác của Đức Chúa Trời trên chúng ta quyết định khả năng phục vụ của chúng ta. Càng được xử lý, chúng ta càng nhận biết con người. Càng kinh nghiệm sự sửa trị Thánh Linh, chúng ta càng có thể chạm đến người khác bằng linh mình.

Tôi rất đau lòng khi thấy nhiều anh chị em quá thiếu sót trong việc biện biệt nhiều vấn đề thuộc linh. Một số người thuộc về Chúa nhưng họ không biết điều đó. Những người khác là người thiên nhiên, nhưng họ cũng không biết điều đó. Họ không biết khi nào một người đang sử dụng sức mạnh tâm trí mình hay làm việc bởi tình cảm riêng của mình. Họ không biện biệt được vì họ quá nghèo nàn trong sự học tập. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Linh của Ngài một lần đủ cả, nhưng học tập các bài học trong linh mình là một cố gắng suốt đời. Càng học, chúng ta càng thấy. Một khi Chúa ban cho chúng ta một cú đấm khốc liệt trong một vấn đề nào đó, chúng ta liền cảnh giác khi chính hạt giống ấy đâm chồi trong những anh em khác. Không cần chờ nó phát triển thành một cây lớn, một cái chồi nhỏ cũng đủ cho chúng ta khám phá ra nó. Mức độ Chúa hành động trên chúng ta là mức độ chúng ta nhận được sự biện biệt ấy. Dần dần, chúng ta nhận được từng cảm nhận thuộc linh một. Được xử lý thường xuyên chừng nào, một người sẽ có các cảm nhận thuộc linh thường xuyên chừng nấy. Giả sử một người lên án sự kiêu ngạo trong tâm trí mình. Thậm chí người ấy có thể giảng về đề tài kiêu ngạo. Nhưng trong linh mình, người ấy không cảm thấy sự gian ác của tánh kiêu ngạo. Khi người khác kiêu ngạo, người ấy không cảm thấy ghê sợ. Trái lại, dường như người ấy đầy lòng cảm thông với họ. Khi Linh của Đức Chúa Trời hành động trên người ấy, người ấy sẽ thấy kiêu ngạo là gì. Người ấy sẽ kinh nghiệm sự xử lý của Đức Chúa Trời, và chính vấn đề kiêu ngạo sẽ bị thiêu đốt khỏi người ấy. Khi người ấy lại mở miệng để lên án sự kiêu ngạo, sự dạy dỗ có thể giống như trước, nhưng rõ ràng có một sự khác biệt cơ bản. Ngay khi linh kiêu ngạo tuôn ra từ một anh em, người ấy sẽ cảm thấy có điều gì sai trật. Thật ra, người ấy sẽ cảm thấy ghê sợ. Những gì người ấy đã học tập và nhìn thấy từ Đức Chúa Trời sẽ làm cho mình cảm thấy ghê sợ. Không có từ ngữ nào khác mô tả cảm xúc này tốt hơn là “ghê sợ”. Từ đó về sau, người ấy có thể phục vụ một anh em nào đó vì người ấy biết căn bệnh của anh em đó, người ấy đã trải qua cùng một căn bệnh và đã được chữa lành khỏi bệnh ấy. Mặc dầu không thể nói rằng mình đã được chữa lành hoàn toàn, người ấy có thể nói mình đã được chữa lành một ít. Đó là cách chúng ta nhận được sự hiểu biết thuộc linh.

Ân ban Thánh Linh của Đức Chúa Trời là một lần đủ cả. Nhưng nhận được cảm nhận thuộc linh là một tiến trình liên tục. Càng học tập, chúng ta càng nhận được cảm nhận. Càng ít học tập, chúng ta càng ít nhận được những cảm nhận. Khi cố gắng cứu chính mình hay giữ lấy chính mình, chúng ta được ích lợi gì? Những ai cứu chính sự sống của mình sẽ mất nó. Nếu cố gắng cứu chính mình khỏi đau đớn trong một vấn đề nào đó, chúng ta sẽ mất cơ hội đạt được những gì Chúa muốn chúng ta đạt được trong chính vấn đề đó. Chúng ta phải xin Chúa đừng để chúng ta thoát khỏi tay Ngài. Nguyện Chúa hành động trên chúng ta từng hồi từng lúc. Điều đáng buồn hơn hết là thấy Chúa hành động trên mình một lần, hai lần mà không có kết quả gì cả. Hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn không nhận biết sự hành động của tay Chúa. Chúng ta không chú ý đến những gì Ngài đang hành động. Thậm chí chúng ta còn chống lại công tác của Ngài. Một người thiếu sự hiểu biết và biện biệt thuộc linh vì thiếu học tập về mặt thuộc linh. Nguyện chúng ta nhận biết trước mặt Chúa rằng càng nhận được nhiều sự xử lý, chúng ta càng hiểu biết con người và nhiều điều, và càng có nhiều để ban cho những người khác. Để mở rộng lãnh vực phục vụ của mình, chúng ta phải mở rộng phạm vi xử lý của mình. Không thể mở rộng lãnh vực phục vụ nếu không mở rộng lãnh vực xử lý.

MỘT VÀI ĐIỀU THỰC TẾ

Sau khi được Chúa xử lý và học tập những bài học cơ bản của mình, linh chúng ta sẽ được giải phóng và chúng ta có thể sử dụng linh mình để chạm đến các anh em khác, chúng ta sẽ biết được tình trạng của họ. Ở đây chúng ta nên thảo luận một vài bước thực tế trong việc học tập nhận biết con người.

Để có thể chạm đến linh của người khác, chúng ta phải để cho họ nói. Dĩ nhiên, một số người có thể chạm đến linh người khác mà không cần chờ họ mở miệng. Nhưng hiếm có những người như vậy. Nói chung, chúng ta phải chờ đợi người khác mở miệng. Lời Đức Chúa Trời nói rằng do lòng đầy dẫy mà miệng mới nói ra. Dầu người ta có ý định hay mưu kế gì chăng nữa, những gì họ nói đều ra từ sự đầy dẫy trong lòng. Nếu họ giả mạo, linh giả mạo sẽ phát ra. Nếu họ ghen ghét, linh ghen ghét sẽ phát ra. Chúng ta có thể chạm đến linh của họ bằng cách lắng nghe họ nói. Khi người ta nói, không những chúng ta phải chú ý đến những gì họ đang nói, mà còn phải chú ý đến tình trạng của linh họ nữa. Chúng ta không nhận biết người ta chỉ bởi lời họ nói mà còn bởi linh họ nữa.

Khi Chúa Jesus đang trên đường đến thành Giê-ru-sa-lem, hai môn đồ thấy dân Sa-ma-ri từ chối Ngài, họ nói: “Thưa Chúa, Chúa muốn chúng tôi bảo lửa từ trời xuống tiêu diệt họ chăng?” Một khi họ mở miệng, linh của họ thoát ra. Chúa phán: “Các ngươi không biết mình thuộc loại linh nào” (Lu. 9:54-55). Ở đây, Chúa cho thấy linh của một người có thể được biện biệt do lắng nghe lời người ấy nói. Ngay khi lời tuôn ra, linh được bộc lộ. Do lòng đầy dẫy, miệng mới nói ra. Dầu tình trạng của tấm lòng ra sao chăng nữa, môi miệng sẽ phản ảnh.

Khi lắng nghe người khác, không những chúng ta nên chú ý đến câu chuyện của họ, nhưng còn chú ý đến linh của họ. Giả sử hai anh em đang tranh luận và cả hai đều nói người kia là sai. Khi vấn đề được đem trình bày cho chúng ta, làm thế nào chúng ta giải quyết? Khi cuộc tranh luận bùng nổ, chỉ có hai anh em ấy có mặt. Chúng ta không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng ngay khi họ mở miệng, chúng ta có thể khám phá ra một vài điều; chúng ta có thể biết linh của họ. Giữa vòng các Cơ Đốc nhân, sự sai lầm không bị phán xét theo lỗi lầm trong sự kiện nhưng do sự sai lạc trong linh. Khi một anh em mở miệng, chúng ta có thể không biết anh ấy có sai lầm trong sự kiện không, nhưng ngay lập tức chúng ta có thể nói anh ấy có sai trật trong linh không. Anh ấy có thể buộc tội người khác đã vu khống mình, nhưng chính linh anh sai lầm. Toàn bộ vấn đề tùy thuộc vào linh. Một người có một linh sai trật là người không những sai trật trong những gì mình đã làm, nhưng cũng sai trật trong chính con người mình. Trước mặt Chúa, đúng sai được quyết định do linh, không chỉ do sự kiện. Vì vậy, khi lắng nghe người khác, chúng ta phải chạm được linh họ. Trong Hội thánh có nhiều vấn đề liên quan đến linh, không phải đến sự kiện. Nếu chúng ta phán đoán mọi sự theo sự kiện, chúng ta đem Hội thánh vào một lãnh vực khác. Chúng ta ở trong lãnh vực của linh, không phải trong lãnh vực sự kiện. Chúng ta đừng bao giờ để sự kiện kéo chúng ta đi.

Nếu linh của mình mở ra, chúng ta sẽ nhạy bén đối với mọi loại tình trạng thuộc linh. Đôi khi chúng ta sẽ cảm nhận lúc nào người đối diện có một linh đóng kín và bị cột trói. Vào những lúc như vậy, chúng ta phải biện biệt bằng linh mình và học tập nhận biết người đó. Nguyện chúng ta có thể nhắc lại lời Phao-lô: “Từ nay chúng tôi không nhận biết ai theo xác thịt nữa” (2 Cô. 5:16). Chúng ta không nên nhận biết con người theo xác thịt. Chúng ta nên nhận biết con người theo linh. Một khi học tập được bài học cơ bản này, chúng ta có cách tiến lên trong công tác của Đức Chúa Trời.


CHƯƠNG NĂM

HỘI THÁNH VÀ CÔNG TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Nếu thật sự biết ý nghĩa của công tác Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ phải nhận biết rằng người bề ngoài là một cản trở rất lớn. Chúng ta có thể nói ngày nay Đức Chúa Trời bị con người giới hạn. Con cái Đức Chúa Trời phải hiểu chức năng của Hội thánh và mối liên hệ giữa Hội thánh với quyền năng của Đức Chúa Trời và công việc của Ngài.

BIỂU LỘ ĐỨC CHÚA TRỜI HAY GIỚI HẠN ĐỨC CHÚA TRỜI

Đã có lần Đức Chúa Trời hạn chế chính Ngài trong thân thể của một con người, là Jesus người Na-xa-rét. Xác thịt ấy có thể giới hạn Đức Chúa Trời hay bày tỏ sự phong phú của Đức Chúa Trời. Trước sự nhục hóa, sự phong phú của Đức Chúa Trời không bị giới hạn. Nhưng sau sự nhục hóa, công tác và quyền năng của Đức Chúa Trời bị giới hạn trong xác thịt này. Đức Chúa Trời không làm gì tách rời khỏi xác thịt ấy. Đức Chúa Trời bằng lòng bị xác thịt ấy giới hạn. Dĩ nhiên Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi xác thịt ấy về bất cứ phương diện nào. Xác thịt ấy có thể giới hạn Ngài, nhưng xác thịt ấy đã không giới hạn Ngài, trái lại, còn bày tỏ sự phong phú của Đức Chúa Trời một cách đầy trọn. Sự phong phú của Đức Chúa Trời trở nên sự phong phú của con người bằng xương bằng thịt ấy.

Vào giai đoạn nhục hóa, Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài trong xác thịt ấy. Ngày nay, Đức Chúa Trời đặt chính Ngài trong Hội thánh. Quyền năng Ngài và công tác Ngài được tìm thấy trong Hội thánh. Vào thời của bốn sách Phúc âm, Đức Chúa Trời không làm gì tách rời khỏi xác thịt ấy. Mọi công tác của Ngài đều được giao phó cho Con. Cũng vậy Đức Chúa Trời đã phó thác tất cả công tác của Ngài cho Hội thánh. Ngài không làm gì ngoài Hội thánh. Đức Chúa Trời không làm công việc gì cách độc lập. Ngài chỉ hành động qua Hội thánh. Từ lễ Ngũ tuần đến nay, công tác của Đức Chúa Trời luôn luôn được thực hiện ra qua Hội thánh. Y như Ngài đã hoàn toàn phó thác chính mình cách rõ ràng cho một con người, là Đấng Christ, mà không giữ lại chút gì, Ngài cũng đã ban chính mình cách hoàn toàn và rõ ràng cho Hội thánh mà không giữ lại chút gì. Trách nhiệm của Hội thánh lớn lao biết bao trước mặt Đức Chúa Trời! Hội thánh có thể giới hạn công tác của Đức Chúa Trời, có thể giới hạn sự tuôn đổ của Đức Chúa Trời.

Jesus người Na-xa-rét là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Ngài. Ngài không giới hạn Đức Chúa Trời vì mọi sự ở trong và ở ngoài Ngài đều được Đức Chúa Trời chiếm hữu. Tình cảm của Ngài là tình cảm của Đức Chúa Trời. Tư tưởng của Ngài là tư tưởng của Đức Chúa Trời. Khi Ngài ở trên đất, Ngài không đến để làm theo ý muốn Ngài, nhưng ý muốn của Đấng đã sai Ngài (Gi. 6:38). Con không tự mình làm gì cả, Ngài chỉ làm những gì Ngài thấy Cha làm (5:19). Ngài không tự mình nói gì cả. Những gì Ngài nghe từ Cha thì Ngài nói với thế gian (8:26). Nơi Ngài, chúng ta thấy một con người được Đức Chúa Trời phó thác chính Ngài. Đức Chúa Trời có thể nói rằng ấy là Lời trở nên xác thịt, Đức Chúa Trời trở nên một con người cách đầy trọn. Khi Đức Chúa Trời muốn ban phát sự sống của Ngài cho loài người, Đấng ấy có thể sẵn sàng đáp ứng: “Nếu [hạt lúa mì] chết đi, thì kết quả nhiều” (12:24). Ngài có thể tuôn đổ sự sống của mình. Ngài không trở thành một chướng ngại vật hay một sự cản trở. Ngày nay, Đức Chúa Trời đã lựa chọn Hội thánh để làm chiếc bình của Ngài. Ngài đã đặt chính Ngài, quyền năng Ngài và công việc Ngài trong Hội thánh. Ao ước của Ngài là tuôn đổ chính Ngài ra qua Hội thánh. Hội thánh là lời phán của Đức Chúa Trời, là chiếc bình qua đó Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng Ngài và hoàn thành công tác Ngài. Nếu ngày nay Hội thánh cho Đức Chúa Trời có một con đường, thì quyền năng và công tác của Ngài sẽ được bày tỏ ra. Nếu Hội thánh thất bại, Đức Chúa Trời sẽ bị giới hạn.

Sự dạy dỗ cơ bản của các sách Phúc âm là Đức Chúa Trời đã ở trong một con người, trong khi sự dạy dỗ cơ bản của các Thư-tín là Đức Chúa Trời ở trong Hội thánh. Các sách Phúc âm cho chúng ta biết Đức Chúa Trời chỉ ở trong một con người. Ngài chỉ ở trong Jesus Christ. Các Thư-tín bày tỏ Đức Chúa Trời chỉ ở trong Hội thánh. Ngài không ở trong tổ chức hay hội đoàn. Ngài chỉ được tìm thấy trong Hội thánh. Nguyện mắt chúng ta mở ra để thấy sự thật vinh hiển này.

Khi mắt chúng ta được mở ra để thấy sự thật vinh hiển này, chúng ta sẽ tự động nhìn lên trời và thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời của con, con đã giới hạn Ngài biết bao!” Khi Đức Chúa Trời Toàn Năng sống trong Đấng Christ, Ngài vẫn là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Ngài không bị giới hạn hay bị giảm giá trị về bất cứ phương diện nào. Hi vọng và mục tiêu của Đức Chúa Trời ngày nay ấy là trong Hội thánh, Ngài vẫn tiếp tục là Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Đấng vô hạn. Đức Chúa Trời muốn tự do bày tỏ chính Ngài trong Hội thánh y như Ngài đã được bày tỏ trong Đấng Christ. Nếu Hội thánh bị hạn chế, Đức Chúa Trời bị hạn chế. Nếu Hội thánh không có quyền năng, Đức Chúa Trời không có quyền năng. Đó là vấn đề rất nghiêm trọng. Chúng ta chỉ có thể nói như vậy cách khiêm nhường và kính sợ. Nói cách đơn giản, bất cứ chướng ngại vật nào trong chúng ta cũng trở nên chướng ngại vật cho Đức Chúa Trời. Bất cứ giới hạn nào trong chúng ta cũng trở nên giới hạn cho Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không được tự do qua Hội thánh, Ngài không có đường để tiến lên. Ngày nay, con đường của Đức Chúa Trời là qua Hội thánh.

Vì sao sự sửa trị của Thánh Linh lại quan trọng như vậy? Vì sao sự phân cách hồn khỏi linh lại quan trọng như vậy? Vì sao người bề ngoài phải bị phá vỡ bởi công tác sửa trị của Thánh Linh? Bởi vì Đức Chúa Trời cần có một con đường qua chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng đây chỉ là sự gây dựng thuộc linh có tính cách cá nhân. Đây không những là vấn đề kinh nghiệm thuộc linh có tính cách cá nhân, nhưng liên quan rất nhiều đến đường lối và công tác của Đức Chúa Trời. Đây là một vấn đề lớn. Chúng ta có nên giới hạn Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời có được tự do trong chúng ta không? Chỉ khi nào chúng ta được xử lý và phá vỡ, Đức Chúa Trời mới được hoàn toàn tự do trong chúng ta.

Nếu Hội thánh phải cung ứng cho Đức Chúa Trời một con đường tự do, chúng ta phải chịu Ngài tước đoạt và cho phép Ngài phá vỡ con người bề ngoài của mình. Trở ngại lớn nhất đối với điều này là con người bề ngoài. Nếu nan đề con người bề ngoài không được giải quyết, vấn đề Hội thánh như ống dẫn của Đức Chúa Trời không bao giờ được giải quyết. Nếu người bề ngoài của chúng ta được ân điển Đức Chúa Trời phá vỡ, Đức Chúa Trời sẽ sử dụng chúng ta làm ống dẫn để tuôn đổ công tác Ngài cách không giới hạn.

SỰ PHÁ VỠ VÀ PHƯƠNG CÁCH CÔNG TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VẬN HÀNH

Sau khi người bề ngoài được phá vỡ, làm thế nào một người đến với Lời Đức Chúa Trời, làm thế nào người ấy phục vụ như một người cung ứng lời Ngài và làm thế nào người ấy rao giảng phúc âm? Chúng ta hãy chú ý đến những vấn đề này.

Học Hỏi Lời

Một sự thật không thể chối cãi được trong việc học hỏi Lời Đức Chúa Trời là việc chúng ta thuộc loại người nào sẽ xác định loại Kinh Thánh chúng ta có trong tay. Con người thường đến với Kinh Thánh với một tâm trí nổi loạn, rối rắm và có vẻ khôn ngoan. Những gì người ấy nhận được từ Kinh Thánh là sản phẩm của tâm trí mình; người ấy không đụng chạm được linh của Lời. Nếu muốn gặp gỡ Chúa qua Kinh Thánh, tâm trí phản loạn và bất hợp tác của chúng ta phải được phá vỡ. Nếu tâm trí chúng ta luôn luôn nổi loạn và bất hợp tác, sự khôn ngoan của chúng ta chẳng ích lợi gì cả. Chúng ta có thể nghĩ rằng sự khôn ngoan của mình thật là xuất sắc, nhưng nó lại là một trở ngại lớn lao đối với Đức Chúa Trời. Dầu khôn ngoan đến đâu, chúng ta không bao giờ biết được tư tưởng của Đức Chúa Trời qua sự khôn ngoan ấy.

Ít nhất có hai điều chúng ta nên làm khi đến với Kinh Thánh. Trước hết, tư tưởng của chúng ta phải được đồng nhất hóa với tư tưởng của Kinh Thánh. Thứ hai, linh chúng ta phải được đồng nhất hóa với linh của Kinh Thánh. Chúng ta phải suy nghĩ giống như các tác giả của Kinh Thánh. Những người như Phao-lô và Giăng có những tư tưởng ẩn tàng khi họ viết các phần khác nhau của Lời Chúa. Chúng ta phải vào sâu trong chính các tư tưởng ấy. Chúng ta phải bắt đầu nơi họ bắt đầu, và khai triển tư tưởng của mình theo cùng chiều hướng mà họ khai triển. Chúng ta phải lý luận theo cách mà họ lý luận và cùng xem xét sự dạy dỗ mà họ xem xét. Nói cách khác, tư tưởng của chúng ta giống như một cái răng cưa bánh xe, và tư tưởng của họ cũng là một cái răng cưa bánh xe. Hai răng cưa bánh xe này phải ăn khớp với nhau. Tư tưởng của chúng ta phải đi vào tư tưởng của Phao-lô và Giăng. Khi tư tưởng của chúng ta đi vào tư tưởng của Kinh Thánh và tâm trí chúng ta trở nên một với tâm trí ẩn tàng trong sự cảm thúc của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hiểu điều Kinh Thánh nói.

Một số người lấy tâm trí của mình làm cơ quan chính khi đọc Kinh Thánh. Họ đọc với hi vọng thâu lượm một vài tư tưởng từ những tư tưởng trong Kinh Thánh. Họ sẵn có một bộ giáo lý xoay vần trong tâm trí mình, và họ chỉ muốn thâu góp tài liệu trong Kinh Thánh để củng cố giáo lý của mình. Khi chúng ta đứng lên nói, sau năm mười phút, một người kinh nghiệm sẽ biết chúng ta đang trưng dẫn Kinh Thánh với tâm trí của mình hay tư tưởng của chúng ta hòa nhập vào tư tưởng của Kinh Thánh. Đó là hai điều hoàn toàn khác nhau. Hai loại giảng dạy này thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Khi một vài người đứng lên giảng dạy, có thể lời họ căn cứ trên Kinh Thánh và những bài giảng của họ rất lôi cuốn, nhưng tư tưởng của họ trái ngược với tư tưởng của Kinh Thánh, hai dòng tư tưởng xung khắc với nhau. Tuy nhiên, những người kia lại khác. Khi họ nói về Kinh Thánh, tư tưởng của họ hòa nhập vào tư tưởng của Kinh Thánh. Hai trở nên một và hòa hợp với nhau. Đó là phương cách đúng đắn. Nhưng không phải ai cũng làm được như vậy. Để tư tưởng của chúng ta hòa nhập với tư tưởng của Kinh Thánh, con người bề ngoài của chúng ta phải bị phá vỡ. Nếu người bề ngoài không được phá vỡ, thậm chí chúng ta cũng không thể đọc Kinh Thánh. Chúng ta không nên nghĩ rằng sự học hỏi Kinh Thánh của mình nghèo nàn vì chúng ta không tìm được ai dạy dỗ mình. Việc học hỏi Kinh Thánh của chúng ta nghèo nàn vì chính con người chúng ta sai lạc, tư tưởng chúng ta không đầu phục Đức Chúa Trời. Ngay khi được phá vỡ, chúng ta sẽ ngưng các hoạt động của chính mình. Chúng ta sẽ không có ý niệm chủ quan của mình. Dần dần, một cách yếu ớt, từng chút một, chúng ta sẽ chạm đến sự suy nghĩ của Chúa. Chúng ta sẽ chạm đến những tư tưởng ẩn tàng đằng sau các tác giả của Kinh Thánh, và chúng ta sẽ suy nghĩ giống như họ. Con người bề ngoài phải được phá vỡ trước khi chúng ta có thể tiến sâu vào tư tưởng ẩn tàng trong Lời Đức Chúa Trời. Khi điều này xảy ra, người bề ngoài không còn là một cản trở nữa.

Trong việc học hỏi Lời Chúa, tư tưởng của chúng ta tiến sâu vào tư tưởng của các tác giả Kinh Thánh và tiến sâu vào tư tưởng của Thánh Linh là điều quan trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu. Không có bước này, chúng ta không thể học Kinh Thánh gì cả. Nhưng thậm chí khi đã thực hiện bước này, chúng ta vẫn có thể không đọc Kinh Thánh cách đúng đắn. Kinh Thánh không phải chỉ bao hàm các tư tưởng mà thôi. Điều quan trọng nhất về Kinh Thánh là Linh của Đức Chúa Trời được tuôn đổ qua quyển sách này. Phi-e-rơ, Giăng, Ma-thi-ơ, Mác và tất cả các tác giả của Kinh Thánh đều có cùng một kinh nghiệm: khi đang viết Kinh Thánh dưới sự cảm thúc của Thánh Linh, họ viết theo một dòng tư tưởng nào đó, nhưng đồng thời, linh của họ tuôn ra theo sự tuôn đổ của Thánh Linh. Thế giới không bao giờ có thể hiểu rằng phía sau những lời của các sách trong Kinh Thánh có một Linh. Khi Linh tuôn đổ, các tiên tri trở nên sống động như xưa và họ nói với chúng ta một lần nữa. Nếu nghe một tiên tri nói, chúng ta phải nhận thức rằng lời nói của ông không những chứa đựng lời và tư tưởng nhưng còn có một điều gì khác. Điều này đôi khi rất huyền nhiệm, mặc dầu người bên trong của chúng ta sáng tỏ rằng “điều gì đó” là Linh. Kinh Thánh không những chứa đựng tư tưởng mà còn là sự tuôn đổ Linh. Vì vậy, sự đòi hỏi cơ bản và quan trọng hơn hết trong việc đọc Kinh Thánh là chúng ta cần có khả năng giải phóng linh mình để chạm đến linh của Kinh Thánh. Chúng ta phải để linh của Kinh Thánh chạm đến linh mình rồi mới có thể hiểu Kinh Thánh.

Giả sử một cậu bé nghịch ngợm làm bể cửa sổ một nhà hàng xóm và chủ nhà chạy ra la cậu bé. Khi mẹ cậu biết được, bà cũng sẽ la rầy cậu. Nhưng cảm xúc của người chủ nhà khi la mắng khác với cảm xúc của người mẹ khi la mắng con mình. Bề ngoài, cả hai đều la mắng. Nhưng “linh” ẩn tàng trong sự la mắng ấy khác nhau. Chủ nhà la vì giận, linh của ông ta là linh thịnh nộ. Lời la mắng của người mẹ đầy tình yêu, hi vọng và sự dạy dỗ. Lời la rầy của bà là lời quở trách của tình yêu, lời quở trách của hi vọng và lời quở trách để dạy dỗ. Hai linh hoàn toàn khác nhau.

Đó là một sự minh họa đơn giản. Linh ở phía sau lời Kinh Thánh mạnh mẽ hơn nhiều so với loại “linh” được đề cập ở trên. Linh ẩn sau lời Kinh Thánh được viết ra là Linh đời đời. Linh ấy vẫn ở với chúng ta ngày nay, và mãi mãi dầm thấm Kinh Thánh. Nếu người bề ngoài của chúng ta được phá vỡ và linh chúng ta tự do, tư tưởng của chúng ta không những sẽ trở nên một với tư tưởng của Kinh Thánh mà toàn bản thể chúng ta sẽ chạm đến chính Linh ở đằng sau lời Kinh Thánh được viết ra. Nếu linh chúng ta không tuôn đổ ra và chúng ta bị dứt khỏi linh của các tác giả Kinh Thánh, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu Lời Đức Chúa Trời, và đối với chúng ta, Kinh Thánh sẽ là một quyển sách chết. Vì vậy, chúng ta trở lại với vấn đề căn bản: Người bề ngoài phải được phá vỡ. Tư tưởng của chúng ta sẽ có ích lợi và linh chúng ta được tự do tuôn đổ chỉ khi nào người bề ngoài được phá vỡ. Chỉ khi ấy, Đức Chúa Trời mới không bị chúng ta giới hạn. Nan đề chúng ta đối diện hôm nay là chúng ta thường xuyên ngăn trở Đức Chúa Trời. Ngay cả trong việc học hỏi Kinh Thánh, chúng ta ngăn trở Đức Chúa Trời và giới hạn sự tự do của Ngài.

Cung Ứng Lời

Một mặt, Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu Lời Ngài, Đó là bước khởi đầu của công tác Ngài. Mặt khác, Ngài ao ước đặt một hai lời vào linh chúng ta. Những lời này trở nên một gánh nặng đối với chúng ta, và Ngài ao ước chúng ta cung ứng một hai lời này cho Hội thánh. Công vụ các Sứ đồ 6:4 nói: “Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì trong sự cầu nguyện và trong chức vụ lời”. Chức vụ là sự phục vụ (cung ứng) và chức vụ lời là sự phục vụ (cung ứng) lời Đức Chúa Trời cho con người.

Nan đề của chúng ta là gì? Nan đề của chúng ta là chúng ta có lời ở bên trong nhưng không thể tuôn ra được. Một số người có lời và một gánh rất nặng trong linh mình. Họ muốn truyền đạt lời này cho các anh chị em. Nhưng khi họ đứng lên nói, gánh nặng bị cột trói trong họ. Sau khi nói một hai câu, một phút hay thậm chí một giờ gánh nặng vẫn chưa tuôn đổ ra được. Lời không thể tuôn đổ ra, và người bề ngoài không thể truyền đạt gánh nặng bên trong. Họ muốn giải tỏa gánh nặng và sứ điệp ở trong mình, nhưng người bề ngoài không thể nói lên lời nào cho họ. Dầu nói nhiều bao nhiêu đi nữa, họ cảm thấy gánh nặng ở trong mình vẫn không thay đổi. Họ đến với gánh nặng và ra đi với chính gánh nặng ấy. Lời giải thích duy nhất cho điều này là người bề ngoài của họ chưa được phá vỡ. Người bề ngoài của họ không thể giúp đỡ người bên trong. Trái lại, nó trở nên một tảng đá vấp chân cho người bên trong.

Nếu người bề ngoài của chúng ta được phá vỡ, chúng ta dễ dàng nói điều mình muốn nói. Khi chúng ta có một gánh nặng hay một lời ở bên trong, người bề ngoài của chúng ta sẽ tìm được lời nói thích hợp để diễn tả tư tưởng bên trong mình cách phù hợp. Ngay khi lời ở trong chúng ta tuôn đổ ra, gánh nặng trong chúng ta cũng được giải tỏa. Càng nói, chúng ta càng cảm thấy nhẹ nhàng. Chúng ta sẽ nhận thức rằng công tác của mình là phục vụ Hội thánh bằng lời của Đức Chúa Trời. Vì vậy, gánh nặng bên trong phải tương xứng với lời phù hợp đến từ tư tưởng bên ngoài. Nếu người bề ngoài chưa được phá vỡ, nó sẽ không đầu phục ý muốn của người bên trong. Nó sẽ không vâng theo cảm giác bên trong hay linh bên trong. Khi người bề ngoài cố gắng dò tìm cảm giác của người bên trong, nó không tìm thấy gì cả. Nó sẽ không tìm được lời cần thiết và thích hợp, và Đức Chúa Trời sẽ không thể tuôn đổ. Đức Chúa Trời sẽ bị vây bủa và ngăn chận, Hội thánh sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào cả.

Chúng ta phải nhớ rằng người bề ngoài tạo nên sự ngăn trở lớn nhất cho chức vụ lời. Nhiều người nghĩ rằng sự thông minh tương đối hữu dụng. Nghĩ như vậy là sai lầm. Dầu một người thông minh đến đâu, người bề ngoài không bao giờ có thể thay thế người bề trong. Người bề trong sẽ tìm được những tư tưởng đúng đắn và lời nói thích hợp để tuôn đổ ra chỉ khi nào người bề ngoài được phá vỡ và đập tan. Vỏ bên ngoài phải được phá vỡ bởi Đức Chúa Trời. Vỏ này càng được phá vỡ, sự sống trong linh càng tuôn ra. Nếu vỏ này cứ còn đó, gánh nặng trong linh sẽ tồn tại, sự sống và quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ không tuôn đổ cho Hội thánh. Một người như vậy không thể phục vụ như người cung ứng lời được. Quyền năng và sự sống của Đức Chúa Trời chính yếu được tuôn đổ ra qua chức vụ lời. Nếu người bề ngoài không bị đánh đập và không có vết thương nào mở ra, người bên trong không có lối thoát. Những ai đến nghe giảng chỉ nghe những âm thanh mà thôi, họ không chạm được sự sống. Người giảng có thể sốt sắng truyền đạt điều gì đó, nhưng thính giả không nhận được gì cả. Người ấy có lời ở bên trong, nhưng không thể nói ra vì người bề ngoài đã chận đường.

Chúng ta thấy một câu chuyện quí báu trong đời sống Chúa Jesus. Một người kia chỉ đụng đến viền áo Ngài mà bà lại nhận được sức mạnh của Ngài. Viền áo Ngài là phần ngoài cùng của con người Ngài. Người này cảm nhận được quyền năng Ngài thậm chí ở phần ngoài cùng của Ngài. Nan đề của chúng ta ngày nay là chúng ta có sự sống của Đức Chúa Trời ở bên trong, nhưng sự sống này không thể tuôn ra được. Chúng ta có lời bên trong, nhưng không thể tuôn đổ lời này ra. Chúng ta có lời của Đức Chúa Trời ở bên trong, nhưng có các chướng ngại vật quanh mình. Kết quả là lời ấy không thể tuôn ra được. Khi Đức Chúa Trời không có chút tự do nào trong chúng ta, Ngài không thể tuôn đổ tự do qua chúng ta.

Rao Giảng Phúc âm

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng một người tin vào phúc âm vì người ấy nghe sự dạy dỗ đúng đắn, hay vì cảm xúc của người ấy được chạm đến. Nhưng nói như vậy là rất xa sự thật. Những ai tiếp nhận Chúa dựa trên sự thúc đẩy của cảm xúc mình sẽ không bền, những người được thuyết phục trong tâm trí cũng vậy. Không có gì sai trong việc sử dụng tâm trí và tình cảm, nhưng những điều này không đủ. Người ta không được cứu qua tình cảm và tư tưởng. Tội nhân ngã xuống dưới chân Chúa vì linh của người giảng tuôn đổ ánh sáng qua lời chia sẻ. Ngay khi linh chúng ta tuôn ra, những người khác được chạm đến. Đó là lý do vì sao chúng ta cần một linh tuôn đổ để rao giảng phúc âm.

Một người thợ mỏ được Chúa đại dụng trong việc rao giảng phúc âm. Anh viết một cuốn sách mang tựa đề Thấy và Nghe trong đó anh mô tả kinh nghiệm của mình về phúc âm. Chúng tôi được chạm đến sâu xa qua quyển sách này. Anh em này không phải là người học cao hay có tài năng, anh chỉ là một anh em bình thường. Nhưng sự dâng mình tuyệt đối của anh đã trở nên nền tảng để Chúa đại dụng. Anh em có biết anh ấy có điều gì đặc biệt không? Anh ấy là một người tan vỡ. Linh của anh có thể tuôn đổ cách dễ dàng. Anh bắt đầu rao giảng vào năm hai mươi ba tuổi, khi anh mới kinh nghiệm sự cứu rỗi. Trong một buổi nhóm, lời của một người giảng đạo đã nhen lên trong anh một ao ước nóng cháy muốn cứu hồn người. Anh xin được phép chia sẻ. Khi anh đứng lên, anh không thể nói gì cả, dầu lòng anh nóng cháy vì những người hư mất. Nước mắt anh tuôn như suối. Cuối cùng, anh chỉ có thể nói một hai câu. Linh của Đức Chúa Trời đầy dẫy buổi nhóm, ai cũng bị cáo trách về tội và sự cứng cỏi của mình. Đó là một người tuy còn trẻ mà con người bề ngoài đã bị phá vỡ. Anh không nói nhiều, nhưng linh anh tuôn đổ ra và người ta được cứu. Suốt đời mình, anh đưa nhiều người đến sự cứu rỗi. Khi đọc tiểu sử của anh, chúng tôi cảm nhận anh là một người có linh được giải phóng.

Đó là cách rao giảng phúc âm. Cách rao giảng phúc âm là giải phóng linh. Khi sự cứng cỏi của người bề ngoài được cất đi và người bề ngoài tan vỡ, thì linh được giải phóng. Nếu khi nhìn thấy một người chưa được cứu, chúng ta được giục giã làm một điều gì đó để cứu họ, điều đó có nghĩa là linh chúng ta được giải phóng. Đó là vấn đề cơ bản. Việc rao giảng phúc âm liên hệ mật thiết với sự phá vỡ người bề ngoài. Khi người bề ngoài được phá vỡ, linh chúng ta sẽ tuôn ra và chạm đến người khác. Ấy là linh chúng ta đến với linh người khác. Ấy là Linh Đức Chúa Trời chạm đến linh tối tăm của con người. Khi điều này xảy ra, người ta được cứu và không có lý luận nào giải thích được sự thay đổi này. Tuy nhiên, khi người bề ngoài làm linh nghẹt ngòi, thì Đức Chúa Trời không có lối đi qua chúng ta và phúc âm không được giải phóng. Chúng ta luôn luôn phải chú ý đến vấn đề phá vỡ người bề ngoài vì tất cả các nan đề của chúng ta nằm ở con người bề ngoài. Nếu con người chúng ta không được xử lý, thật vô dụng khi chúng ta học thuộc lòng thêm những giáo điều. Điều duy nhất đem sự cứu rỗi đến cho người ta là linh chúng ta chạm đến linh của họ. Nếu linh chúng ta chạm đến linh của người khác, họ sẽ ngã sấp xuống trước mặt Chúa. Nếu linh chúng ta được giải tỏa một cách mạnh mẽ, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phủ phục trước mặt Ngài.

Trong những năm này Đức Chúa Trời đang đi con đường khôi phục. Đức Chúa Trời không muốn thấy một người được cứu chờ đợi nhiều năm rồi mới giải quyết tội lỗi mình. Ngài không muốn thấy người ấy chờ đợi nhiều năm rồi mới dâng mình cho Ngài hay đáp ứng tiếng kêu gọi để bước đi theo Ngài. Chúa đang đi con đường khôi phục. Phúc âm phải được phục hồi, và bông trái của phúc âm cũng phải được khôi phục. Ngay khi được cứu, một người cần được cứu khỏi tội và dâng mình tuyệt đối cho Chúa. Ngay khi được cứu, người ấy nên bẻ gãy quyền lực của ma-môn trong mình. Người ấy nên giống như những người được Chúa cứu trong các sách Phúc âm và trong sách Công vụ các Sứ đồ. Nếu phúc âm thật sự được khôi phục, những người rao giảng phúc âm phải để Chúa mở một con đường tuôn đổ tự do qua họ.

Chúng tôi tin rằng vì Chúa đi con đường khôi phục, phúc âm ân điển sẽ trở nên một với phúc âm vương quốc. Trong các sách Phúc âm, chúng ta thấy không có sự phân rẽ giữa phúc âm vương quốc và phúc âm ân điển. Về sau, dường như những người nghe phúc âm ân điển không có cơ hội nghe phúc âm vương quốc. Phúc âm ân điển dường như bị phân rẽ với phúc âm vương quốc. Nhưng sẽ đến lúc một lần nữa phúc âm ân điển lại trở nên một với phúc âm vương quốc. Những ai tiếp nhận Chúa cũng sẽ từ bỏ mọi sự cho Ngài. Những ai tiếp nhận Ngài cũng sẽ dâng tất cả cho Ngài. Người ta sẽ không còn được cứu một cách nghèo nàn nhưng một cách mạnh mẽ và triệt để.

Chúng ta phải khiêm nhường trước mặt Chúa và nói rằng: “Phúc âm cần được khôi phục, và những người rao giảng phúc âm cũng cần được khôi phục”. Để phúc âm có thể đến với người ta, chúng ta phải để Chúa hành động qua chính mình. Cần có quyền năng lớn lao hơn để rao giảng phúc âm. Dầu vậy, cũng cần phải trả giá nhiều hơn. Nếu mong ước cả phúc âm lẫn người rao giảng phúc âm được khôi phục, chúng ta phải dâng mọi sự cho Chúa và thưa rằng: “Chúa ôi, con dâng tất cả cho Ngài. Con cầu nguyện để Chúa tìm được một con đường qua con. Con cầu nguyện để Hội thánh cũng tìm được một con đường qua con. Con không muốn cản trở Ngài hay Hội thánh”.

Chúa Jesus không bao giờ giới hạn Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ giới hạn Đức Chúa Trời trong bất cứ phương diện nào. Suốt hai ngàn năm qua, Đức Chúa Trời đã và đang hành động trong Hội thánh. Mục tiêu là để cuối cùng Hội thánh cũng không giới hạn Đức Chúa Trời. Giống như Đấng Christ bày tỏ Đức Chúa Trời chứ không giới hạn Ngài, Hội thánh cũng nên bày tỏ Ngài chứ không giới hạn Ngài. Đức Chúa Trời đã dạy dỗ, đập vỡ, lột sạch, và đánh đòn con cái Ngài nhiều lần. Đó là cách Ngài đối xử với Hội thánh. Ngài sẽ tiếp tục công tác này trong Hội thánh cho đến khi Hội thánh không còn giới hạn Ngài nữa, nhưng thay vào đó, Hội thánh sẽ bày tỏ Ngài. Ngày nay, chúng ta chỉ có thể cúi đầu thưa rằng: “Chúa ôi! Chúng con hổ thẹn vì đã làm chậm trễ công việc Ngài. Chúng con đã ngăn trở Sự Sống của Ngài, phúc âm của Ngài, và quyền năng Ngài”. Mỗi người trong chúng ta phải thưa với Chúa rằng: “Con xin dâng tất cả cho Ngài. Con cầu nguyện để Ngài có một lối tuôn đổ qua con”. Nếu muốn thấy phúc âm được khôi phục trọn vẹn, chúng ta phải dâng mình tuyệt đối. Thật khờ dại nếu chúng ta chỉ than khóc về sự kiện phúc âm không có quyền năng như Hội thánh đầu tiên. Chúng ta phải thừa nhận rằng sự dâng mình của chúng ta không tuyệt đối như sự dâng mình của Hội thánh đầu tiên. Để khôi phục phúc âm, chúng ta phải khôi phục sự dâng mình, cả hai đều phải tuyệt đối và triệt để. Nguyện Chúa tìm được một con đường qua chúng ta.

 
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2