"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870171
Đang truy cập:149

PHÁ VỠ CON NGƯỜI BỀ NGOÀI ĐỂ GIẢI PHÓNG LINH - 2 & 3

amoxicillin uk

amoxicillin over the counter

buy fluoxetine

fluoxetine cap 20mg xavierdilipkumar.com

 

CHƯƠNG HAI

TRƯỚC VÀ SAU SỰ PHÁ VỠ

Sự phá vỡ con người bề ngoài là kinh nghiệm cơ bản mà tất cả các đầy tớ của Đức Chúa Trời phải trải qua. Đức Chúa Trời phải phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta trước khi chúng ta có thể hầu việc Ngài cách hiệu quả.

Một đầy tớ của Chúa đối diện với hai điều có thể xảy ra khi công tác cho Chúa. Thứ nhất, con người bề ngoài của người ấy không bao giờ bị phá vỡ và linh người ấy chưa bao giờ dức dấy. Linh của người ấy không thể tuôn tràn ra, và không có quyền năng tuôn ra từ linh ấy. Chỉ có tâm trí và tình cảm hoạt động mà thôi. Nếu đó là một người khôn ngoan, tâm trí người ấy rất năng động. Nếu đó là một người nhạy cảm, tình cảm của người ấy sẽ rất năng động. Loại công tác này không đem ai đến với Đức Chúa Trời. Thứ hai, có thể con người bề ngoài chưa phân cách rõ ràng với con người bề trong. Khi linh người ấy tuôn ra, nó bị vây bọc trong tâm trí hay tình cảm của người ấy. Kết quả là có sự pha trộn hay không thuần khiết. Loại công tác này phát sinh ra những kinh nghiệm pha trộn và không thuần khiết trong người khác. Hai tình trạng này ngăn trở khiến một người không hầu việc Chúa cách đúng đắn được.

“ẤY LÀ LINH BAN SỰ SỐNG”

Nếu chúng ta muốn tham gia vào những công tác hiệu quả, chúng ta phải hiểu biết cơ bản về điều này ít nhất một lần: “Ấy là Linh ban sự sống” (Gi. 6:63). Nếu không giải quyết vấn đề này năm nay, chúng ta cũng phải giải quyết vào năm sau. Nếu không giải quyết điều này ngay ngày đầu mới tin Chúa, không sớm thì muộn chúng ta sẽ phải giải quyết nó, thậm chí có khi là mười năm sau. Nhiều người phải bị đem đến đường cùng và nhận biết sự hư không của công việc mình trước khi họ thấy sự vô ích của nhiều tư tưởng và cảm xúc của mình. Cho dầu anh em thu phục được bao nhiêu người nhờ tư tưởng và cảm xúc của mình, kết quả chỉ là hư không. Không sớm thì muộn, chúng ta phải thú nhận: “Ấy là Linh ban sự sống”. Điều gì ban sự sống mới là Linh. Ngay cả những tư tưởng và những cảm xúc tốt nhất của anh em cũng không thể ban sự sống. Một người chỉ có thể có sự sống nhờ Linh. Lời Chúa luôn luôn đúng. Chỉ có Linh mới ban sự sống. Nhiều công nhân của Chúa phải trải qua biết bao nhiêu đau đớn và thất bại rồi mới thấy được sự thật này. Vì chỉ một mình Linh ban sự sống, nên chỉ khi nào linh được giải phóng, tội nhân mới được tái sinh và tín đồ mới được gây dựng. Sự tái sinh là vấn đề truyền sự sống đưa đến việc người ta nhận được sự sống, trong khi gây dựng cũng là vấn đề truyền sự sống làm cho tín đồ được gây dựng. Không có Linh, thì không có sự tái sinh, và không thể có sự gây dựng.

Điều lý thú là Đức Chúa Trời không có ý định tách rời Linh của Ngài khỏi linh chúng ta. Ở nhiều chỗ trong Kinh Thánh, người ta không thể nói linh được nhắc đến chỉ về nhân linh hay Linh của Đức Chúa Trời. Thậm chí nhiều chuyên gia tiếng Hi Lạp cũng không thể nêu lên được sự khác biệt. Suốt nhiều thời đại, những dịch giả Kinh Thánh từ Lu ther ở Đức cho đến các dịch giả Bản Kinh Thánh King James, không thể khẳng định trong nhiều câu Kinh Thánh nói về linh trong Tân Ước, câu nào chỉ về nhân linh và câu nào chỉ về Linh của Đức Chúa Trời.

La Mã chương 8 có lẽ là chương có nhiều câu nói đến từ ngữ linh nhất. Ai có thể nói chữ nào chỉ về nhân linh và chữ nào chỉ về Linh của Đức Chúa Trời? Khi các dịch giả Kinh Thánh nói đến La Mã chương 8, họ để cho người đọc tự quyết định linh nào chỉ về nhân linh và linh nào chỉ về Linh của Đức Chúa Trời. Khi các bản Kinh Thánh tiếng Anh gặp chữ pneuma, một số dùng Linh viết hoa, một số dùng linh viết thường. Tất cả các bản dịch đều khác nhau về phương diện này, và không có quan điểm của ai là có thẩm quyền cả. Sự thật là không thể phân biệt giữa Thánh Linh và nhân linh. Khi chúng ta nhận được một linh mới, đồng thời chúng ta cũng nhận lãnh Linh của Đức Chúa Trời. Khi nhân linh của chúng ta được hồi sinh từ tình trạng chết chóc của nó, thì đồng thời chúng ta nhận được Thánh Linh. Thánh Linh ở trong linh chúng ta, nhưng khó có thể nói đâu là Thánh Linh và đâu là linh chúng ta. Có sự khác biệt giữa Thánh Linh và linh chúng ta, nhưng hai linh không thể phân rẽ. Vì vậy, việc giải phóng linh không chỉ là giải phóng linh con người, mà là giải phóng Thánh Linh qua nhân linh, vì hai linh là một. Chúng ta có thể phân biệt hai linh như hai từ ngữ, nhưng sự thật thì không thể phân biệt như vậy. Sự giải phóng linh là sự giải phóng nhân linh. Đó cũng là sự giải phóng Thánh Linh. Khi những người khác chạm đến linh chúng ta, đồng thời họ cũng tiếp xúc với Thánh Linh. Nếu chúng ta có thể cung ứng cho người khác cơ hội tiếp xúc với linh chúng ta, chúng ta nên cảm tạ Chúa vì đồng thời họ đang được cung ứng một cơ hội tiếp xúc với Linh của Đức Chúa Trời. Thật ra, linh chúng ta đem Linh của Đức Chúa Trời đến với con người.

Khi Linh của Đức Chúa Trời hành động, Ngài phải hành động qua linh con người. Điều này tương tự với điện chạy trong các đồ gia dụng, nó không thể di chuyển như chớp trong không gian. Nó di chuyển qua dây điện. Ngày nay không những chúng ta có điện lực mà còn có dây điện. Dây điện mang điện. Trong môn vật lý, có một điều gọi là “sạt” điện. Được sạt điện là mang một gánh nặng. Nếu phải tải điện, chúng ta phải tải lượng điện sạt bằng dây điện. Nguyên tắc này đúng với Linh của Đức Chúa Trời. Ngài cần nhân linh như phương tiện để mang Linh Ngài. Qua nhân linh, Thánh Linh được vận chuyển và mang đến cho con người.

Sau khi một người được cứu, Thánh Linh cư ngụ trong linh người ấy. Người ấy có được Chúa sử dụng hay không tùy thuộc vào con người bề ngoài hơn là vào linh của người ấy. Đối với một số người, nan đề nằm ở chỗ con người bề ngoài của họ chưa bao giờ bị phá vỡ. Không có một lối đi vấy máu, không có vết thương, không có sẹo. Kết quả là Linh của Đức Chúa Trời bị khóa lại bên trong linh họ và không thể tuôn tràn ra. Thỉnh thoảng người bề ngoài chuyển động, nhưng người bề trong không đáp ứng. Người bề ngoài được tuôn đổ ra, nhưng người bề trong vẫn bị cột trói.

VÀI NHẬN ĐỊNH THỰC TẾ

Chúng ta hãy xem xét một số vấn đề thực tế. Trước hết, trong vấn đề giảng dạy, chúng ta thường giảng một cách nhiệt thành, đầy sức thuyết phục, và lý luận chặt chẽ. Nhưng bên trong, chúng ta lạnh như nước đá. Chúng ta cố gắng thuyết phục người khác nhưng không thể thuyết phục chính mình. Người bề ngoài đang hoạt động, nhưng người bề trong không tham gia. Người bề ngoài và người bề trong không tương ứng với nhau, không hiệp một với nhau. Người bề ngoài phấn khởi, nhưng người bề trong vẫn lạnh cóng. Chúng ta nói với người ta rằng tình yêu của Chúa lớn lao dường nào, nhưng bên trong chúng ta lại không mảy may xúc động. Chúng ta có thể nói với họ về sự đau đớn của thập tự giá, nhưng khi trở về phòng riêng, chúng ta cười cợt. Người bề ngoài và người bề trong không liên hiệp với nhau là một tình trạng vô vọng. Người bề ngoài có thể hoạt động, nhưng người bề trong không chuyển động chút nào. Đó là tình trạng thứ nhất: Tâm trí và tình cảm hoạt động, nhưng linh thì không. Người bề ngoài hành động, nhưng người bề trong không đáp ứng. Dường như người bề trong là khán giả đang quan sát những gì người bề ngoài biểu diễn. Người bề ngoài vẫn là người bề ngoài và người bề trong vẫn là người bề trong. Hai bên không hòa hợp chút nào.

Vào những lúc khác, người bề trong có thể rất quyết liệt, muốn kêu khóc, nhưng không thể thốt nên lời. Tất cả những gì được nói lên chỉ là những lời lòng vòng. Người bề trong càng quyết liệt, người bề ngoài càng lạnh cóng. Người ấy có thể muốn nói, nhưng không nói được gì cả. Người ấy thấy một tội nhân và muốn khóc, nhưng nước mắt không tuôn ra. Người ấy nhiệt thành muốn la lên trên bục giảng, nhưng người bề ngoài thì ở đâu đâu. Đó là một nỗi khổ lớn lao. Sự ngăn trở này là do người bề ngoài chưa được phá vỡ. Hậu quả là người bề trong không được giải phóng. Khi cái vỏ bên ngoài vẫn còn, người bề ngoài không nghe theo lệnh của người bề trong. Khi người bề trong khóc, người bề ngoài không khóc. Khi người bề trong đau buồn, người bề ngoài không đau buồn. Có lẽ người bề trong có nhiều điều muốn nói, nhưng người bề ngoài không hướng dẫn tư tưởng mình để truyền đạt những điều đó. Người bề trong có thể có nhiều cảm xúc, nhưng những cảm xúc ấy không được bày tỏ ra. Linh không thể phá vỡ cái vỏ bên ngoài.

Những lời mô tả trên phù hợp với tình trạng của những ai có người bề ngoài chưa được phá vỡ. Hoặc linh không chuyển động và người bề ngoài hành động một mình, hoặc linh chuyển động nhưng người bề ngoài ngăn chận lối ra của linh. Vì vậy, sự phá vỡ con người bề ngoài là bài học đầu tiên mà tất cả những ai muốn bước vào sự hầu việc Chúa đều phải đối diện. Sự huấn luyện cơ bản cho tất cả các đầy tớ của Đức Chúa Trời là để cho người bề trong thoát ra khỏi người bề ngoài. Tất cả những đầy tớ thật của Đức Chúa Trời không cho phép những tư tưởng và cảm xúc bên ngoài của mình hành động độc lập. Khi người bề trong cần được giải phóng, người bề ngoài cung ứng một lối thoát, linh có thể phá vỡ người bề ngoài để đến với những người khác. Nếu chúng ta không học bài học này, hiệu quả công tác của chúng ta sẽ rất giới hạn. Nguyện Chúa đem chúng ta đến chỗ người bề ngoài bị phá vỡ. Nguyện Chúa bày tỏ cho chúng ta con đường được phá vỡ trước mặt Ngài.

Một khi đã được phá vỡ, mọi sự biểu diễn và hành động đều chấm dứt. Chúng ta không còn phấn khởi ở bên ngoài và thờ ơ ở bên trong nữa. Khi có những cảm xúc và lời nói đúng đắn ở bên trong, chúng ta sẽ hành động cách thích hợp ở bên ngoài. Chúng ta cũng sẽ không còn kinh nghiệm tình trạng bối rối khi người bề trong muốn khóc mà người bề ngoài không thể đổ giọt nước mắt nào. Chúng ta sẽ không phàn nàn vì có những điều muốn nói ở bên trong nhưng cứ phải nói loanh quanh và không thể phát biểu ra bên ngoài; không có tình trạng tư tưởng nghèo nàn nữa, và chúng ta sẽ không cần dùng hai mươi chữ để nói lên một điều mà chỉ cần nói hai lời là đủ. Tâm trí của chúng ta sẽ giúp đỡ linh thay vì ngăn cản linh. Cảm xúc của chúng ta cũng có thể là một cái vỏ rất chắc. Nhiều người muốn vui mà không thể vui. Họ muốn khóc mà không thể khóc. Con người bề ngoài không đáp ứng. Nhưng nếu Chúa cho người bề ngoài một “cú đấm” nhờ sự sửa trị hay sự soi sáng của Thánh Linh, họ sẽ có thể vui khi cần vui và buồn khi cần phải buồn. Linh của họ sẽ được giải phóng cách thoải mái và tự do.

Sự phá vỡ con người bề ngoài dẫn đến sự giải phóng linh. Sự giải phóng linh cho được tự do không những cần thiết cho công tác của chúng ta, mà còn ích lợi cho bước đi của cá nhân chúng ta nữa. Nếu linh được giải phóng, chúng ta có thể liên tục ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nếu linh được giải phóng, chúng ta tự phát chạm đến linh ban sự cảm thúc nằm phía sau Kinh Thánh. Chúng ta tự phát nhận được sự khải thị nhờ vận dụng linh mình. Nếu linh được giải phóng, chúng ta sẽ tự phát có quyền năng trong lời làm chứng trong khi rao ra lời của Đức Chúa Trời bằng linh mình. Chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm điều này trong sự rao giảng lời Đức Chúa Trời, với tư cách là người cung ứng lời [Chúa] cho người khác. Hơn nữa, nếu linh chúng ta được giải phóng, chúng ta sẽ chạm đến linh của những người khác bằng linh của mình. Khi một người đến nói chuyện với chúng ta, chúng ta sẽ có thể “đánh giá người ấy” bằng linh của mình. Chúng ta sẽ biết người ấy là loại người nào, có thái độ nào, người ấy đang sống đời sống Cơ Đốc ra sao, và người ấy đang cần gì. Linh của chúng ta sẽ chạm được linh của người ấy. Nếu linh chúng ta được tự do và được giải phóng, những người khác sẽ dễ dàng chạm đến linh chúng ta, linh chúng ta sẽ trở nên rất dễ chạm đến. Đối với một số người, chúng ta chỉ có thể chạm đến tư tưởng, tình cảm, và ý chí của họ, chứ không thể chạm đến linh của họ. Họ là những Cơ Đốc nhân, chúng ta là những Cơ Đốc nhân, nhưng sau khi ngồi xuống và nói chuyện với họ hai, ba tiếng đồng hồ, chúng ta vẫn không chạm đến họ được. Cái vỏ bên ngoài của họ rất cứng, và không ai chạm được tình trạng bên trong của họ. Khi người bề ngoài bị phá vỡ, linh sẽ mở ra và tự do tuôn tràn cho người khác; khi linh mở ra và tự do, những người khác có thể chạm đến linh ấy rất dễ dàng.

RA ĐI VÀ TRỞ VỀ

Nếu người bề ngoài bị phá vỡ, linh sẽ tự phát ở trong Chúa luôn luôn. Sau khi được cứu khoảng hai năm, một anh em đọc quyển Thực Hành Sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời của anh Lawrence. Anh ấy chiến đấu rất nhiều vì không thể vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời cách liên tục như anh Lawrence được. Anh lập giao ước với một anh em để cầu nguyện với nhau mỗi giờ một lần. Anh muốn làm theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh về việc cầu nguyện không dứt. Mỗi lần đồng hồ báo giờ, họ quì gối cầu nguyện. Tuy nhiên, họ cảm thấy dường như mình không thể duy trì sự hiện diện của Đức Chúa Trời, họ chiến đấu để luôn luôn trở lại với Ngài. Dường như họ lang thang xa khỏi Đức Chúa Trời mỗi khi họ đi làm việc riêng hay bận rộn với việc học nên họ phải vội vàng trở lại với Đức Chúa Trời. Nếu không, họ cảm thấy mình sẽ đi xa Ngài mãi mãi. Họ cầu nguyện luôn luôn. Vào các Chúa nhật, họ cầu nguyện suốt ngày và vào những ngày thứ bảy, họ cầu nguyện nửa ngày. Họ làm như vậy được ba năm. Nhưng dầu họ cảm nhận được sự hiện diện của Ngài mỗi khi hướng về Đức Chúa Trời, họ lại mất sự hiện diện ấy ngay khi họ quay đi. Nan đề duy trì sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng trí nhớ của con người là một sự cản trở lớn lao đối với nhiều Cơ Đốc nhân, chứ không chỉ riêng với các anh em này. Đối với họ, sự “hiện diện” của Đức Chúa Trời chỉ có thể duy trì khi trí nhớ của họ tươi mới; khi họ không nhớ đến Ngài, sự “hiện diện” ấy mất đi. Nỗ lực giữ gìn sự hiện diện thần thượng như vậy là khờ dại. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở trong linh, không phải ở trong trí nhớ.

Để bàn đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời, trước hết chúng ta phải giải quyết vấn đề phá vỡ con người bề ngoài. Bản chất tình cảm của chúng ta khác với bản chất của Đức Chúa Trời, hai điều này không thể kết hợp làm một. Cũng có thể nói như vậy về tâm trí chúng ta. Giăng chương 4 cho chúng ta thấy bản chất Đức Chúa Trời là Linh. Chỉ có linh chúng ta có bản chất giống Đức Chúa Trời, và chỉ có linh chúng ta mới có thể hòa hợp với Đức Chúa Trời mãi mãi. Nếu chúng ta cố gắng duy trì sự hiện diện của Ngài trong tâm trí, sự hiện diện ấy sẽ mất đi ngay khi chúng ta không hoàn toàn điều khiển tâm trí mình. Nếu chúng ta cố gắng duy trì sự hiện diện của Ngài trong tình cảm thì cũng vậy, sự hiện diện này sẽ ra đi khi chúng ta không hoàn toàn làm chủ tình cảm của mình nữa. Đôi khi trong lúc vui vẻ, chúng ta nghĩ rằng mình có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng sự vui mừng này không bền lâu. Khi nó phai tàn, cảm nhận của chúng ta về sự hiện diện của Ngài cũng ra đi. Có lẽ chúng ta nghĩ mình có sự hiện diện của Đức Chúa Trời khi mình khóc, nhưng chúng ta không thể khóc mãi. Không sớm thì muộn, nước mắt sẽ ngừng chảy, và khi nước mắt ngừng chảy, sự hiện diện của Ngài cũng chấm dứt. Chức năng của tâm trí và tình cảm đều là những hoạt động, và không có hoạt động nào kéo dài mãi. Nếu chúng ta cố gắng duy trì sự hiện diện của Đức Chúa Trời bằng hoạt động, sự hiện diện của Ngài sẽ ra đi ngay khi hoạt động ấy dừng lại. Hai chất hòa lẫn nhau hoàn toàn khi chúng có cùng bản chất, chẳng hạn như nước với nước hay không khí với không khí. Những điều có cùng bản chất có thể vui hưởng sự hiện diện của nhau. Người bề trong có cùng bản chất với Đức Chúa Trời, vì vậy, nó có thể nhận biết sự hiện diện của Đức Chúa Trời nhờ Linh Ngài. Người bề ngoài không ngừng ở trong lãnh vực hoạt động, vì vậy, nó ngăn trở người bề trong. Người bề ngoài không giúp đỡ nhưng là một sự cản trở. Người bề trong sẽ tự do khỏi những điều làm cho phân tâm chỉ khi nào người bề ngoài bị phá vỡ.

Đức Chúa Trời đã đặt một linh trong chúng ta để đáp ứng với Ngài. Tuy nhiên, người bề ngoài chỉ đáp ứng với những dấu hiệu bên ngoài. Người ta mất sự hiện diện của Đức Chúa Trời và không còn vui hưởng sự hiện diện ấy vì con người bề ngoài của họ liên tục đáp ứng với hoạt động bên ngoài. Chúng ta không thể triệt tiêu mọi dấu hiệu bên ngoài, nhưng người bên ngoài cần được phá vỡ. Chúng ta không thể dừng mọi hoạt động bên ngoài. Hàng triệu và hàng tỉ điều trên thế giới này đang xảy ra bên ngoài chúng ta. Nếu con người bề ngoài không bị phá vỡ, chúng ta sẽ phản ứng mỗi khi có một điều gì xảy ra bên ngoài chúng ta. Chúng ta không thể vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời cách bình lặng và liên tục vì con người bề ngoài không ngừng phản ứng. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời dựa trên sự phá vỡ con người bề ngoài.

Nếu Đức Chúa Trời thương xót phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta, chúng ta sẽ biểu lộ những nét sau đây: Sự tò mò cũ kỹ của chúng ta sẽ chết đi, chúng ta không còn tò mò nữa. Trước đây, tình cảm của chúng ta rất mạnh mẽ, chúng ta rất dễ bị khuấy động với cảm xúc yêu thương êm dịu hay với sự giận dữ thô bạo bất cứ khi nào có điều gì xảy ra. Chúng ta phản ứng ngay khi có điều gì xảy ra quanh mình và bị những điều đó bắt lấy mình. Hậu quả là chúng ta mất sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu Đức Chúa Trời thương xót chúng ta, Ngài sẽ phá vỡ con người bề ngoài và con người bên trong sẽ không còn bị chạm đến khi nhiều điều xảy đến với chúng ta. Chúng ta vẫn sẽ bình tĩnh, và sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng ta.

Chúng ta phải thấy việc vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời dựa trên sự phá vỡ con người bề ngoài. Một người chỉ có thể liên tục vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời khi người bề ngoài bị phá vỡ. Anh Lawrence làm việc trong nhà bếp. Nhiều người đến yêu cầu anh phục vụ. Khắp nơi quanh anh là những tiếng động, chén dĩa loảng xoảng đưa tới bưng lui. Nhưng anh Lawrence không bị tất cả ảnh hưởng bởi những điều này. Anh có sự hiện diện của Đức Chúa Trời khi anh cầu nguyện, và anh cũng có sự hiện diện của Ngài khi anh bận rộn làm việc. Làm thế nào anh có thể duy trì sự hiện diện của Đức Chúa Trời giữa công việc bề bộn của mình? Bí quyết nằm ở chỗ không có tiếng động nào có thể ảnh hưởng con người bên trong của anh. Một số người mất sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì họ bị ảnh hưởng ở bên trong ngay khi họ nghe bất cứ tiếng động nào quanh mình.

Một số người không biết Đức Chúa Trời nhưng cố gắng bám lấy sự hiện diện của Ngài. Họ làm gì? Họ tìm một môi trường nơi không có “chén dĩa loảng xoảng”. Họ nghĩ rằng càng xa loài người và các hoạt động, họ sẽ càng gần sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Họ đã lầm. Họ nghĩ rằng nan đề nằm ở “chén dĩa”, là sự phân tâm do con người đem đến. Không, nan đề ở nơi chính họ. Đức Chúa Trời không giải cứu chúng ta khỏi “chén dĩa”, Ngài giải cứu chúng ta khỏi bị chúng ảnh hưởng. Mọi sự quanh chúng ta có thể ở trong tình trạng rối loạn, nhưng có thể vẫn không điều gì đụng đến chúng ta ở bên trong. Mọi sự quanh chúng ta có thể ầm ĩ, nhưng bên trong chúng ta vẫn hoàn toàn bình tịnh. Một khi Chúa phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta, bản thể bên trong của chúng ta sẽ không còn đáp ứng với những điều như vậy ở bên ngoài; chúng ta sẽ có một đôi tai điếc đối với những tiếng động này. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì chúng ta có thể có đôi tai rất thính. Tuy nhiên, hoạt động của ân điển và hành động của Ngài sẽ phá vỡ con người bề ngoài và không có gì đến với con người bề ngoài có thể ảnh hưởng chúng ta nữa. Khi “chén dĩa” loảng xoảng ồn ào, chúng ta có thể ẩn mình trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời cũng như lúc chúng ta đang cầu nguyện một mình.

Một khi con người bề ngoài được phá vỡ, một người không phải trở lại với Đức Chúa Trời vì người ấy ở với Ngài luôn luôn. Không cần phải trở lại. Những người chưa bị phá vỡ cần phải trở lại với Đức Chúa Trời mỗi khi đi làm công việc mình vì họ đã đi xa. Đó là lý do vì sao họ phải trở lại. Một người bị phá vỡ không bao giờ đi khỏi Ngài, vì vậy, người ấy không cần phải trở lại. Nhiều người luôn luôn đi xa khỏi Ngài, ngay cả khi họ đang làm việc cho Chúa. Lý do là vì con người bề ngoài của họ chưa bao giờ bị phá vỡ. Tốt nhất là họ không làm gì cả. Ngay khi làm một điều gì, họ đi khỏi Ngài. Nhưng những ai thật sự biết Đức Chúa Trời không bao giờ đi xa khỏi Ngài. Vì vậy, họ không cần phải trở lại. Nếu để suốt ngày cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thì họ vui hưởng sự hiện diện của Ngài. Nếu suốt ngày bận rộn lau nhà, họ vẫn vui hưởng sự hiện diện của Ngài. Ngay khi con người bề ngoài của mình bị phá vỡ, chúng ta sẽ sống trước mặt Ngài. Chúng ta sẽ không cần trở lại. Chúng ta không cảm thấy cần hay có nhu cầu trở lại với Ngài.

Chúng ta thường cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời chỉ khi nào đến với Ngài. Dầu làm gì chăng nữa, ngay cả khi hết sức cố gắng cẩn thận, chúng ta cảm thấy mình đã quay khỏi Đức Chúa Trời một chút rồi. Tôi e rằng đó là kinh nghiệm của hầu hết chúng ta. Mặc dầu tận tình cố gắng kiểm soát chính mình, chúng ta quay khỏi Ngài ngay khi tham gia vào một sinh hoạt nào đó. Nhiều anh chị em cảm thấy họ phải bỏ những gì đang ở trong tay mình rồi mới cầu nguyện được. Không hiểu sao họ cảm thấy có một sự khác biệt giữa việc ở trong Đức Chúa Trời và làm một công việc nào đó. Chẳng hạn như chúng ta có thể đang giúp đỡ một người bằng cách rao giảng phúc âm hay gây dựng người đó. Giữa câu chuyện, chúng ta cảm thấy mình phải cầu nguyện và trở lại với Đức Chúa Trời. Không hiểu sao chúng ta cảm thấy mình đã trôi giạt khỏi Ngài trong khi nói chuyện với những người khác, và nhờ cầu nguyện, mình có thể trở lại với Ngài một lần nữa. Dường như chúng ta đã ra đi và trở lại với Đức Chúa Trời. Chúng ta đã mất sự hiện diện của Đức Chúa Trời và bây giờ lấy lại sự hiện diện ấy. Có thể chúng ta đang làm một công việc hằng ngày nào đó, chẳng hạn như lau nhà hay làm một món thủ công. Sau khi hoàn tất công việc ấy, chúng ta cảm thấy mình phải trở lại trước khi có thể cầu nguyện. Chúng ta cảm thấy có một khoảng cách thật xa giữa nơi mình đang ở với nơi mình muốn ở. Bất cứ cảm giác trở lại nào cũng là dấu hiệu chứng tỏ chúng ta đã ra đi. Sự phá vỡ con người bề ngoài sẽ đem chúng ta đến chỗ không còn phải trở lại nữa. Chúng ta sẽ cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời đang khi nói chuyện với người khác y như khi chúng ta đang quì gối cầu nguyện với họ. Chúng ta sẽ cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời rất mạnh mẽ đang khi lau nhà và làm thủ công cũng như đang khi cầu nguyện. Những điều này sẽ không còn đem chúng ta xa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời nữa. Kết quả là chúng ta không còn cần phải quay lại.

Tôi xin nêu cho anh em một ví dụ cực đoan hơn nữa. Cảm xúc thô thiển nhất của chúng ta là sự nóng giận. Kinh Thánh không nói chúng ta không thể giận, một vài hình thức giận không liên quan đến tội lỗi. Kinh Thánh nói chúng ta “giận nhưng đừng phạm tội” (Êph. 4:26). Điều này cho thấy chúng ta có thể giận mà không phạm tội. Tuy nhiên, giận là một cảm xúc thô thiển. Thật ra, nó gần với tội. Lời Đức Chúa Trời không bao giờ nói chúng ta nên yêu thương nhưng đừng phạm tội, vì yêu thương xa cách tội. Lời Đức Chúa Trời cũng không nói rằng chúng ta nên kiên nhẫn nhưng đừng phạm tội, vì sự kiên nhẫn xa cách tội. Nhưng Lời Đức Chúa Trời nói: “Giận nhưng đừng phạm tội”. Điều này cho thấy sự tức giận rất gần với tội. Thỉnh thoảng một anh em phạm một lỗi lầm lớn, chúng ta phải quở trách người ấy. Nhưng đó là một điều khó làm. Vận dụng sự nhân từ là điều dễ nhưng sử dụng sự giận dữ là điều rất khó. Một khi không cẩn trọng, chúng ta sẽ rơi vào một tình trạng khác. Giận theo ý muốn của Đức Chúa Trời không phải là điều dễ. Nếu biết sự phá vỡ con người bề ngoài, chúng ta có thể vui hưởng sự hiện diện liên tục của Đức Chúa Trời mà không bị con người bề ngoài làm gián đoạn, dầu khi quở trách một anh em cách nghiêm khắc hay khi cầu nguyện trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, chúng ta sẽ không có cảm giác mình quay về với Đức Chúa Trời khi cầu nguyện với Ngài sau khi đã quở trách một anh em cách nghiêm khắc. Bất cứ cảm giác trở lại với Đức Chúa Trời nào cũng là bằng cớ chúng ta đã lìa khỏi Ngài. Tôi thú nhận rằng quở trách anh em là điều khó làm, nhưng nếu con người bề ngoài của chúng ta đã bị phá vỡ, chúng ta có thể quở trách một anh em mà không cần trở lại với Đức Chúa Trời vì sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng ta luôn luôn.

PHÂN CÁCH CON NGƯỜI BỀ NGOÀI
KHỎI CON NGƯỜI BÊN TRONG

Khi con người bề ngoài bị phá vỡ, mọi hoạt động bề ngoài đều bị giới hạn ở lãnh vực bên ngoài trong khi con người bên trong tiếp tục vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Nan đề của nhiều người là con người bề ngoài và con người bên trong vướng víu với nhau. Bất cứ điều gì ảnh hưởng con người bề ngoài cũng ảnh hưởng con người bên trong. Nói cách chính xác, những điều bên ngoài chỉ có thể ảnh hưởng đến con người bề ngoài; nhưng rồi con người bề ngoài lại ảnh hưởng đến con người bên trong. Đối với những người chưa bị phá vỡ, con người bề ngoài có thể ảnh hưởng con người bên trong. Với những người đã bị phá vỡ, con người bề ngoài của họ không thể ảnh hưởng con người bên trong. Nếu Đức Chúa Trời thương xót chúng ta và nếu con người bề ngoài của chúng ta bị phá vỡ, nó sẽ phân cách với con người bên trong, và những điều bên ngoài chỉ ảnh hưởng con người bề ngoài, chứ không ảnh hưởng con người bên trong. Khi con người bề ngoài bị phân cách khỏi con người bề trong, mọi điều gây phân tâm đều bị giới hạn trong phạm vi bề ngoài, chúng không thể đi vào phạm vi bên trong. Một người có thể nói chuyện với những người khác bằng con người bề ngoài trong khi con người bên trong của người ấy vẫn tương giao với Đức Chúa Trời. Con người bề ngoài có thể ý thức “chén dĩa lách cách ồn ào”, trong khi con người bên trong tiếp tục sống trước mặt Đức Chúa Trời. Người ấy có thể làm việc và lao nhọc với con người bề ngoài, tiếp xúc với vô số điều trong thế giới bên ngoài, nhưng giới hạn tất cả những hoạt động ấy để chúng chỉ ở lãnh vực bên ngoài mà thôi. Con người bên trong của người ấy không bị ảnh hưởng, và người ấy có thể tiếp tục sống trước mặt Đức Chúa Trời. Người ấy không bao giờ lìa khỏi Ngài, vì vậy, người ấy không bao giờ cần phải trở lại. Giả sử một anh em đang xây một con đường. Nếu con người bề ngoài của anh được phân cách với con người bên trong, những điều bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến con người bên trong của anh. Anh có thể làm việc bằng con người bề ngoài trong khi con người bên trong liên tục hướng về Đức Chúa Trời. Một số bậc cha mẹ có thể vui cười và chơi với con cái nhưng khi đến lúc cần đảm nhiệm công việc thuộc linh, họ có thể vận dụng con người bên trong ngay lập tức. Con người bên trong không bao giờ lìa khỏi Đức Chúa Trời. Sự phân cách con người bề ngoài khỏi con người bên trong có liên quan rất nhiều đến công tác và đời sống của chúng ta. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể tiếp tục trong công tác mà không cần phải luôn luôn trở lại với Đức Chúa Trời.

Một số người sống như một người, một hữu thể. Những người khác sống như hai con người. Đối với một số người, con người bề ngoài và con người bên trong là một người, một hữu thể. Đối với những người khác, hai con người này phân cách nhau. Điều gì xảy ra cho những người là một con người trong chính mình? Khi họ chăm chú đến công việc mình, toàn bộ bản thể họ tham gia vào công việc, và họ đi xa khỏi Đức Chúa Trời. Khi cầu nguyện, họ phải bỏ những gì đang làm và hướng cả bản thể mình đến Đức Chúa Trời. Họ cần sử dụng cả bản thể mình vào công việc, và họ cần sử dụng cả bản thể mình để cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Những người như vậy luôn luôn đi xa và luôn luôn cần trở lại. Con người bề ngoài của họ chưa bị phá vỡ. Những ai được Chúa phá vỡ sẽ thấy rằng con người bề ngoài không còn ảnh hưởng đến con người bên trong. Họ có thể quan tâm đến những việc bên ngoài bằng con người bề ngoài, đồng thời họ tiếp tục ở trong Đức Chúa Trời và trong sự hiện diện của Ngài. Mỗi khi cần phải bày tỏ con người bên trong trước mặt mọi người, họ có thể làm điều đó cách dễ dàng, họ không bị cắt đứt khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Vì vậy, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta là một con người hay hai con người. Nói cách khác, con người bề ngoài của chúng ta có phân cách khỏi con người bên trong không? Sự khác biệt này rất lớn.

Nếu được Đức Chúa Trời thương xót và có kinh nghiệm phân cách như vậy, chúng ta sẽ điều khiển công việc và đi đây đó trong con người bề ngoài, nhưng con người bên trong sẽ không chuyển động. Một con người chuyển động trong khi con người kia vẫn đứng yên ở trước mặt Đức Chúa Trời. Con người bề ngoài chỉ quan tâm đến những điều bên ngoài, và những điều bên ngoài sẽ dừng lại với con người bề ngoài, chứ không vào trong con người bên trong. Những ai biết Đức Chúa Trời sẽ sử dụng con người bề ngoài cho những việc bên ngoài trong khi con người bên trong vẫn ở với Đức Chúa Trời. Hai con người không hòa lẫn với nhau. Họ giống anh Lawrence, là người bận rộn với công việc bên ngoài, nhưng có một con người khác ở trong anh sống trước mặt Đức Chúa Trời. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời không bao giờ mất đi trong anh. Điều này có thể tiết kiệm nhiều thì giờ cho chúng ta trong công tác. Nhiều người không có sự phân cách giữa con người bề ngoài với con người bên trong. Hậu quả là có lúc toàn bản thể của họ đi xa, và rồi họ đem toàn bản thể của mình trở lại. Nhiều người đối diện với những khó khăn trong công việc mình, vì con người bên trong của họ theo sát với con người bề ngoài. Nếu con người bên trong phân cách với con người bề ngoài và vẫn không bị chạm đến khi con người bề ngoài tham gia vào công việc, nhiều điều bên ngoài sẽ được hành xử cách đúng đắn. Cách vận dụng này sẽ cách ly chúng ta khỏi ảnh hưởng của xác thịt qua những điều bên ngoài, chúng không còn đụng đến con người bên trong của chúng ta nữa.

Nói cách đơn giản, linh của một người có hữu dụng cho Đức Chúa Trời hay không tùy thuộc vào hai loại công tác của Chúa. Một là sự phá vỡ con người bề ngoài. Hai là sự phân cách linh khỏi hồn hay phân cách con người bên trong khỏi con người bề ngoài. Đức Chúa Trời phải hoàn thành hai điều này trong chúng ta trước khi chúng ta có thể sử dụng linh mình. Sự phá vỡ con người bề ngoài được hoàn thành qua kỷ luật của Thánh Linh, và sự phân cách con người bề ngoài khỏi con người bên trong là nhờ sự khải thị của Thánh Linh.


CHƯƠNG BA

NHỮNG ĐIỀU VƯỚNG BẬN TRONG TAY

Trước hết tôi xin giải thích tựa đề của chương này. Giả sử một người cha muốn con mình làm một điều gì đó cho mình. Người cha ra lệnh, nhưng người con lại nói: “Con đang bận tay. Khi nào con làm xong việc đang làm dở dang, con sẽ làm điều cha muốn”. Đó là ý nghĩa của việc có một điều gì đó vướng bận trong tay. Trước khi người cha yêu cầu người con làm gì, con đã có sẵn điều gì đó vướng bận trong tay mình rồi. Ai trong chúng ta cũng có điều gì đó vướng bận trong tay mình. Trên con đường theo Chúa, chúng ta thường bị ngăn trở bởi những điều vướng bận trong tay mình. Chúng ta phải chăm lo cho những gì vướng bận trong tay mình trước. Hậu quả là công tác của Đức Chúa Trời bị đình trệ. Khó tìm được một ai không có điều gì vướng bận trong tay. Chúng ta luôn luôn có điều gì đó vướng bận trong tay trước khi Đức Chúa Trời phán, và chúng ta luôn luôn có nhiều điều vướng bận trong tay trước khi con người bề ngoài bị phá vỡ. Con người bề ngoài tham gia vào những công việc, sự việc, lao động và các sinh hoạt. Khi Linh của Đức Chúa Trời hành động trong linh chúng ta, con người bề ngoài không thể đáp ứng nhu cầu. Những gì ở trong tay chúng ta sẽ làm cho chúng ta không đủ điều kiện để được hữu dụng về mặt thuộc linh trong bất cứ phương diện thực tế nào.

SỨC MẠNH CON NGƯỜI BỀ NGOÀI CÓ GIỚI HẠN

Sức mạnh con người bề ngoài của chúng ta có giới hạn. Giả sử một anh em không mạnh lắm và chỉ có thể nhấc một vật nặng năm mươi ký. Nếu có một vật nặng năm mươi ký trên vai, anh không thể mang thêm mười ký nữa. Anh bị giới hạn. Anh không thể vác nặng bao nhiêu cũng được. Anh có thể vác năm mươi ký và không thể vác thêm mười ký nữa. Năm mươi ký này là những gì có trong tay anh. Đó là một hình ảnh so sánh. Sức mạnh của con người bề ngoài có giới hạn, y như sức mạnh của thân thể chúng ta có giới hạn.

Nhiều người nhận thức rằng sức mạnh của thân thể có giới hạn. Nhưng họ không thấy rằng sức mạnh con người bề ngoài của mình cũng bị giới hạn. Kết quả là họ phung phí sức mạnh con người bề ngoài của mình. Giả sử một người đặt hết tình yêu vào cha mẹ mình. Người ấy sẽ không có sức để yêu các anh em hay yêu thương mọi người. Người ấy chỉ có bấy nhiêu sức mạnh thôi, và khi dùng hết sức của mình, người ấy không còn sức lực dùng cho những việc khác.

Sức mạnh của tâm trí một người cũng có giới hạn. Không ai có một nguồn năng lực tâm trí vô hạn. Nếu một người sử dụng nhiều thì giờ hơn cho một điều nào đó, tức là nếu tâm trí của người ấy đặt trọn vào một điều nào thì người ấy sẽ không có sức để suy nghĩ đến những điều khác. La Mã chương 8 cho chúng ta biết luật của Linh sự sống buông tha chúng ta khỏi luật của tội và sự chết. Như vậy tại sao luật của Linh sự sống không hành động trong một số người? Kinh Thánh cũng cho chúng ta thấy sự công chính của luật pháp được làm trọn trong những người bước đi theo linh. Nói cách khác, luật của Linh sự sống chỉ có hiệu quả trên những ai thuộc linh. Những người thuộc linh là những người đặt tâm trí vào những điều thuộc linh. Những ai đặt tâm trí vào những điều thuộc linh thì không đặt tâm trí vào xác thịt. Chỉ những ai không đặt tâm trí vào xác thịt mới có thể đặt tâm trí vào những điều thuộc linh. Cách diễn đạt đặt tâm trí vào có thể được dịch là “chú ý đến” hay “chăm sóc đến”. Giả sử một bà mẹ đi khỏi nhà, giao đứa con nhỏ của mình cho một người bạn và nói: “Xin chăm sóc nó giùm tôi”. Chăm sóc một đứa bé có nghĩa là gì? Có nghĩa là luôn luôn chú ý đến nó. Một người chỉ có thể chú ý đến một điều, người ấy không thể chú ý đến hai điều cùng một lúc. Nếu có người giao một đứa bé cho chúng ta trông nom, chúng ta không thể một mặt chăm sóc nó và một mặt chăn cừu và chăn bò trên núi. Nếu chăm sóc đứa bé ấy, chúng ta không thể chăm lo điều gì khác. Chỉ có những ai không chăm sóc những điều thuộc xác thịt mới có thể chăm sóc những điều thuộc linh, và chỉ có những ai chăm sóc những điều thuộc linh mới nhận được ích lợi từ luật của Linh. Sức mạnh tâm trí của chúng ta có giới hạn. Nếu phung phí sức mạnh tâm trí mình vào những điều thuộc xác thịt, chúng ta sẽ không có đủ năng lực tâm trí để chăm sóc những điều thuộc linh. Nếu đặt tâm trí vào những điều thuộc xác thịt, chúng ta không còn sức mạnh để đặt tâm trí vào những điều thuộc linh.

Chúng ta phải rất sáng tỏ về điều này: Sức mạnh con người bề ngoài của chúng ta có giới hạn cũng như sức mạnh hai cánh tay của chúng ta có giới hạn. Vì vậy, nếu trong tay đã có sẵn nhiều điều, chúng ta không thể mang lấy những gì của Đức Chúa Trời. Những gì chúng ta có trong tay mình thì tỉ lệ nghịch với quyền năng chúng ta có trong sự hầu việc Đức Chúa Trời. Những gì chúng ta có trong tay là một sự cản trở lớn, một sự ngăn trở rất lớn.

Giả sử về phương diện tình cảm, một người có “nhiều điều vướng bận trong tay”. Người ấy có mọi loại ao ước và hoài bão làm cho mình phân tâm. Người ấy muốn và khao khát nhiều thứ, cũng có rất nhiều điều vướng bận trong tay. Khi Đức Chúa Trời cần đến, thì người ấy chẳng còn tình cảm dành cho Ngài vì tất cả tình cảm của người ấy đều đã được tận dụng. Nếu đã tận dụng tất cả tình cảm của mình trong hai ngày vừa qua, người ấy sẽ không thể cảm xúc gì hay nói năng gì trong hai ngày sắp đến. Tình cảm của chúng ta có giới hạn, chúng ta không thể “múc ra” từ đó cách bất tận.

Một số người có ý chí mạnh mẽ, họ rất cương quyết. Chúng ta có thể nghĩ rằng họ có sức mạnh ý chí vô hạn. Nhưng ngay cả người mạnh mẽ nhất cũng thấy ý chí mình dao động khi phải quyết định trước mặt Chúa. Họ không biết chọn điều nào là tốt hơn. Trông họ có vẻ là một người mạnh mẽ, nhưng khi hoàn cảnh đòi hỏi phải sử dụng ý chí cách đúng đắn trong công việc của Đức Chúa Trời, họ không thể làm được. Nhiều người thích bày tỏ ý kiến. Họ có ý kiến trong mọi việc. Giây phút này họ có một ý kiến, giây phút sau họ có một ý kiến khác. Họ không bao giờ thiếu ý kiến. Nhưng khi phải phán đoán điều gì theo ý muốn của Đức Chúa Trời, họ rất lưỡng lự. Họ hoang mang và không thể quyết định được vì con người bề ngoài đầy dẫy “nhiều điều vướng bận trong tay”. Có quá nhiều điều trước mắt và trong tay họ. Toàn thể con người họ bị tiêu hao vì những điều này và tất cả sức lực của con người bề ngoài đều cạn kiệt và tiêu hao hết.

Chúng ta phải thấy rằng sức lực của con người bề ngoài có giới hạn. Một khi chúng ta có nhiều điều vướng bận trong tay mình, thì con người bề ngoài bị cột trói.

LINH SỬ DỤNG NGƯỜI BỀ NGOÀI ĐÃ ĐƯỢC PHÁ VỠ

Một khi con người bề ngoài bị cột trói, linh chúng ta cũng bị cột trói. Linh không thể bỏ qua con người bề ngoài để hành động trong những người khác. Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ qua nhân linh khi Linh Ngài hành động trong con người. Đức Chúa Trời cũng không cho phép linh chúng ta bỏ qua con người bề ngoài khi linh chúng ta hành động nơi những người khác. Đó là nguyên tắc rất quan trọng mà chúng ta cần sáng tỏ. Thánh Linh không bao giờ hành động trên con người mà không qua người khác, và linh chúng ta không bao giờ có thể hành động trên người khác mà không qua con người bề ngoài của chúng ta. Linh chúng ta phải đi qua con người bề ngoài trước khi có thể hành động trong những người khác. Bất cứ khi nào con người bề ngoài bị “những điều vướng bận trong tay” chiếm cứ và đã cạn kiệt hết sức mạnh, chúng ta không thể tham gia vào công việc của Đức Chúa Trời. Nếu linh chúng ta không có cách nào tiến lên, Thánh Linh cũng không có cách nào tiến tới cả. Con người bề ngoài có thể cản đường con người bên trong. Con người bề ngoài có thể ngăn trở con người bên trong và cản ngăn không cho con người bên trong tiến ra bên ngoài. Đó là lý do vì sao chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh đến sự phá vỡ con người bề ngoài.

Một khi con người bề ngoài có nhiều điều vướng bận trong tay, con người bên trong không có cách nào thoát ra, và công tác của Đức Chúa Trời bị ngăn trở. Những điều vướng bận trong tay chỉ về những gì hiện hữu mà chúng ta thấy trước công việc của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, những điều vướng bận trong tay là những gì không liên quan đến Đức Chúa Trời. Những điều này cứ diễn tiến không cần đến mạng lệnh, quyền năng và sự chỉ đạo của Đức Chúa Trời. Chúng không ở trong tay Ngài, trái lại, chúng là những thực thể độc lập.

Đức Chúa Trời phải phá vỡ con người bề ngoài trước khi Ngài có thể dùng con người bề trong. Ngài phải phá vỡ tình yêu của chúng ta trước khi Ngài có thể sử dụng tình yêu ấy để yêu thương anh em. Nếu con người bề ngoài không bị phá vỡ, chúng ta vẫn làm những việc riêng của mình, đi theo con đường của mình và yêu thương theo sở thích riêng. Trước hết Đức Chúa Trời phải phá vỡ con người bề ngoài rồi Ngài mới có thể dùng tình yêu “đã được phá vỡ” ấy để yêu thương anh em, và khi ấy tình yêu của chúng ta mới có thể mở rộng. Một khi con người bề ngoài bị phá vỡ, con người bề trong được giải phóng. Con người bề trong phải yêu thương, nhưng nó cần phải yêu thương qua con người bề ngoài. Nếu con người bề ngoài có nhiều điều vướng bận trong tay, con người bên trong sẽ không có gì để hành động qua đó cả.

Ý chí của chúng ta thì mạnh mẽ, không những mạnh mẽ mà còn cố chấp nữa. Khi con người bên trong của chúng ta cần ý chí, nó không tìm được, vì ý chí của chúng ta đã chuyển động quá độc lập và có quá nhiều điều vướng bận trong tay. Đức Chúa Trời phải cho chúng ta một “cú đấm” nặng nề. Ngài phải đập tan ý chí của chúng ta và làm chúng ta khiêm nhường đến nỗi phải sấp mặt xuống đất và bắt buộc phải nói: “Chúa ôi, con không dám suy nghĩ. Con không dám đòi hỏi. Con không dám quyết định. Con cần Ngài trong mọi sự”. Chúng ta phải bị đánh đập đến nỗi ý chí của mình không còn hành động độc lập. Chỉ khi ấy con người bên trong mới có thể nắm lấy ý chí và sử dụng nó.

Nếu người bề ngoài không sẵn sàng, người bên trong sẽ vô dụng. Làm thế nào chúng ta có thể rao giảng lời Đức Chúa Trời nếu không có một thân thể vật lý? Làm thế nào chúng ta có thể rao giảng nếu không có môi miệng? Đúng là chúng ta cần có linh để rao giảng. Nhưng sự rao giảng cũng cần đến môi miệng chúng ta nữa. Người ta có thể làm gì nếu chỉ có linh mà không có môi miệng? Vào lễ Ngũ tuần, có công tác của Thánh Linh. Nhưng vào lễ Ngũ tuần cũng có sự ban phát ân tứ phát ngôn. Nếu không phát ngôn, người ta không thể có lời để bày tỏ và giải thích lời Đức Chúa Trời. Nếu người ta không nói, Đức Chúa Trời cũng không nói gì được. Lời loài người chắc chắn không phải lời Đức Chúa Trời, nhưng lời Đức Chúa Trời được truyền đạt qua lời loài người. Nếu người ta không nói, sẽ không có lời Đức Chúa Trời. Phải có lời của con người rồi mới có lời của Đức Chúa Trời.

Giả sử một anh em đang chuẩn bị chia sẻ lời Đức Chúa Trời. Người ấy có thể có lời và có gánh nặng trong linh, gánh ấy có thể rất nặng. Nhưng nếu anh không có những tư tưởng phù hợp, gánh nặng của anh có thể không bao giờ được dốc đổ. Cuối cùng, ngay cả gánh nặng ấy cũng sẽ biến mất. Chúng ta không coi thường gánh nặng, nhưng dầu toàn thể linh chúng ta đầy dẫy gánh nặng, gánh nặng ấy cũng vô dụng và bị cột trói nếu tâm trí chúng ta không hữu hiệu. Chúng ta không thể cứu người ta chỉ với gánh nặng của mình. Gánh nặng trong linh chúng ta phải tuôn đổ ra qua tâm trí mình. Sau khi có gánh nặng bên trong, chúng ta vẫn cần đến môi miệng. Chúng ta vẫn cần giọng nói và sự giúp đỡ của thân thể. Ngày nay, nan đề là dầu người bên trong sẵn sàng tiếp nhận gánh nặng từ Đức Chúa Trời, nhưng tâm trí trong con người bề ngoài quá bận rộn và bối rối. Từ sáng đến tối, tâm trí chúng ta đưa ra những đề nghị và bày tỏ những ý kiến riêng. Trong tình trạng ấy, linh không có lối thoát ra.

Ngày nay, Linh của Đức Chúa Trời phải được tuôn đổ ra qua con người. Tình yêu của con người phải sẵn sàng trước khi người khác có thể thấy tình yêu của Đức Chúa Trời. Tư tưởng của con người phải sẵn sàng trước khi người khác có thể thấy tư tưởng của Đức Chúa Trời. Quyết định của con người phải được tìm thấy trước khi người khác có thể chạm được ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng nan đề nơi con người là con người bề ngoài quá bận rộn với những điều của chính mình. Người ấy có những quan điểm và ý tưởng riêng của mình. Người ấy quá bận rộn với chính mình. Kết quả là con người bên trong không có cách nào tuôn đổ ra được. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời phải phá vỡ con người bề ngoài. Điều này không có nghĩa là ý chí phải bị hủy diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này thật sự có nghĩa là “những điều vướng bận trong tay”, tức là trong ý chí, phải bị lột bỏ để ý chí không còn hành động cách độc lập. Điều này không có nghĩa là tư tưởng chúng ta phải bị tiêu trừ hoàn toàn, mà có nghĩa là chúng ta không còn suy nghĩ theo chính mình, không còn tìm ra mọi loại ý kiến hoặc bị dẫn đi lạc bởi tâm trí lang thang của mình. Điều này cũng không có nghĩa là tình cảm của chúng ta phải bị triệt tiêu, mà có nghĩa là tình cảm của chúng ta phải ở dưới sự điều khiển và hướng dẫn của con người bên trong. Bằng cách ấy, con người bên trong sẽ tìm được một tâm trí, tình cảm và ý chí sẵn sàng để được sử dụng.

Linh cần một tâm trí, tình cảm và ý chí để tự bày tỏ mình. Linh cần một con người bề ngoài sống động, không phải một con người chết, để bày tỏ chính mình. Linh cần một con người bề ngoài bị đánh đập, bị thương và bị phá vỡ chứ không phải một con người bề ngoài niêm phong, chưa hề bị đụng đến. Ngày nay, chướng ngại vật lớn nhất nằm ở nơi chúng ta. Linh của Đức Chúa Trời không thể mở một con đường xuyên qua chúng ta được. Linh Ngài sống trong linh chúng ta, nhưng Ngài không thể thoát ra từ linh chúng ta. Con người bề ngoài của chúng ta quá đầy dẫy; nó đầy dẫy những điều vướng bận trong tay. Chúng ta cần phải xin Đức Chúa Trời thương xót chúng ta để con người bề ngoài bị phá vỡ và con người bên trong có một con đường thoát ra.

Đức Chúa Trời không hủy diệt con người bề ngoài. Nhưng Ngài cũng không cho phép nó vẫn cứ nguyên vẹn và không bị phá vỡ. Ngài muốn thông qua con người bề ngoài của chúng ta. Ngài muốn linh chúng ta yêu thương, suy nghĩ, và quyết định qua con người bề ngoài. Công tác của Đức Chúa Trời chỉ có thể được hoàn thành qua một con người bề ngoài đã bị phá vỡ. Nếu muốn hầu việc Đức Chúa Trời, chúng ta phải trải qua sự xử lý cơ bản này. Nếu con người bề ngoài của chúng ta chưa bị phá vỡ, Chúa không thể có một con đường qua chúng ta. Ngài phải có lối đi qua con người bề ngoài của chúng ta trước khi có thể đến với những người khác.

Trước khi con người bề ngoài bị phá vỡ, con người bên trong và con người bề ngoài đứng ở vị trí đối lập với nhau. Con người bên trong là một con người nguyên vẹn và con người bề ngoài cũng là một con người nguyên vẹn. Con người bề ngoài nguyên vẹn và độc lập, nó tự do và đầy dẫy nhiều điều vướng bận trong tay. Trong khi đó, con người bên trong bị cầm tù. Sau khi con người bề ngoài thật sự được phá vỡ, nó không còn hành động độc lập nữa. Nó không bị hủy diệt, nhưng không còn đứng ở vị trí đối lập với con người bên trong, và đầu phục con người bên trong. Bằng cách này, trong chúng ta chỉ còn có một con người. Con người bề ngoài bị vỡ thành nhiều mảnh và sẵn sàng để con người bên trong sử dụng.

Những ai có con người bề ngoài bị phá vỡ là những người “hiệp nhất”. Người bề ngoài của họ ở dưới sự điều khiển của người bên trong. Một người chưa được cứu cũng là một người “hiệp nhất”, nhưng vai trò của hai con người trong người ấy trái ngược: người bên trong bị người bề ngoài điều khiển. Người chưa được cứu cũng có một linh, nhưng người bề ngoài của người ấy mạnh mẽ đến nỗi người bên trong hoàn toàn bị bắt phục. Cùng lắm là người bên trong có thể lên tiếng chống đối trong lương tâm. Người bên trong của một người chưa được cứu hoàn toàn bị người bề ngoài đánh bại và thống trị. Sau khi được cứu, người ấy nên đảo ngược mọi sự lại. Người bề ngoài cần bị đập tan hoàn toàn và trọn vẹn ở dưới quyền điều khiển của người bên trong. Y như người chưa được cứu thấy người bề ngoài cai trị người bên trong, chúng ta nên đảo ngược lại mọi sự và cho phép người bên trong điều khiển người bề ngoài. Khi đi xe đạp, một người có thể ở một trong hai tình trạng: Hoặc bánh xe tác động trên con đường hoặc con đường tác động trên bánh xe. Trên một mặt phẳng, chân chúng ta đạp bàn đạp làm chuyển động bánh xe và bánh xe tác động trên mặt đường. Khi xuống dốc, chân chúng ta không phải làm việc. Bánh xe tự lăn lấy, trong trường hợp này, con đường, tức là độ dốc, tác động trên bánh xe. Khi người bên trong mạnh mẽ và người bề ngoài bị phá vỡ, bánh xe tác động trên con đường, tức là chúng ta quyết định khi nào mình muốn chuyển động và chuyển động nhanh đến mức nào. Nhưng nếu con người bề ngoài cố chấp và không bị phá vỡ, cũng giống như chạy xe đạp xuống dốc, độ dốc tác động vào bánh xe. Bánh xe tự lăn lấy, và chúng ta không thể làm gì được. Đó là điều xảy ra khi con người bề ngoài điều khiển con người bên trong.

Một người hữu dụng trước mặt Chúa hay không tùy thuộc vào việc linh của người ấy có tuôn đổ ra qua người bề ngoài không. Khi con người bên trong của chúng ta bị cột trói, con người bên ngoài tự làm tất cả mọi điều. Con người bề ngoài hành động cách độc lập, bánh xe tự xoay lấy. Nhờ ân điển của Chúa, khi Ngài san bằng những con đường dốc và phá vỡ người bề ngoài, người bề ngoài sẽ không còn đề nghị và quyết định nữa. Khi điều này xảy ra, người bên trong sẽ được giải phóng tự do mà không còn bị người bề ngoài cản trở. Nếu Chúa ban ân điển cho chúng ta và Ngài phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta, chúng ta sẽ trở nên một người thành thạo trong việc vận dụng linh mình, và chúng ta sẽ có thể tuôn đổ linh ra bất cứ lúc nào mình muốn.

CON NGƯỜI, CHỨ KHÔNG PHẢI GIÁO LÝ

Chúng ta không trở nên những con người đủ điều kiện hầu việc Đức Chúa Trời chỉ nhờ học một số giáo lý. Nan đề cơ bản là chính con người của chúng ta. Con người của chúng ta là phương tiện nhờ đó chúng ta thực hiện công tác của mình. Vấn đề là con người của chúng ta có trải qua sự xử lý của Đức Chúa Trời chưa. Nếu các giáo lý đúng đắn được giao phó cho một con người sai lầm, thì Hội thánh sẽ được cung ứng điều gì? Bài học cơ bản dành cho chúng ta là làm cho chúng ta trở nên những chiếc bình hữu dụng. Để làm cho chính mình trở nên những chiếc bình hữu dụng, con người bề ngoài của chúng ta phải bị phá vỡ.

Đức Chúa Trời đã và đang hành động trong chúng ta trải qua tất cả những năm tháng này. Mặc dầu chính chúng ta không sáng tỏ về công tác ấy, nhưng Đức Chúa Trời đã và đang tiến hành sự phá vỡ hằng ngày. Chúng ta đang trải qua những nỗi khó khăn và khổ sở suốt nhiều năm. Từng hồi từng lúc, bàn tay của Đức Chúa Trời đã ngăn chúng ta lại. Chúng ta muốn đi một hướng, nhưng Đức Chúa Trời không để cho chúng ta đi. Chúng ta muốn đi một hướng khác, nhưng Đức Chúa Trời lại chận chúng ta. Nếu không thấy hành động của Đức Chúa Trời qua việc phối hợp tất cả các hoàn cảnh này lại với nhau, chúng ta cần phải cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi! Xin mở mắt con để con có thể thấy bàn tay Ngài”. Mắt của con lừa mở ra tinh tường hơn mắt của một người tự cho mình là tiên tri. Con lừa đã thấy sứ giả của Đức Giê-hô-va rồi, nhưng người tự xưng là tiên tri vẫn không hay biết gì cả. Con lừa nhận thấy bàn tay ngăn chận của Đức Chúa Trời, nhưng người tự xưng là tiên tri vẫn không nhận ra điều đó. Chúng ta cần phải nhận biết rằng sự phá vỡ là con đường Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Trải qua nhiều năm, Đức Chúa Trời đang tìm cách phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta. Ngài đang tìm cách đập vỡ chúng ta để chúng ta không còn là những con người nguyên vẹn nữa. Rất tiếc, nhiều người nghĩ rằng những gì họ thiếu là giáo lý. Họ ao ước được nghe thêm giáo lý, học thêm những ý tưởng để giảng dạy, và hiểu biết nhiều hơn về những cách giải nghĩa Kinh Thánh. Nhưng đó hoàn toàn là con đường sai lạc. Bàn tay của Đức Chúa Trời chỉ đang làm một điều duy nhất trong chúng ta, đó là phá vỡ chúng ta. Chúng ta không thể có con đường riêng, chúng ta phải chọn con đường của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể giữ tư tưởng của mình, chúng ta phải tiếp nhận tư tưởng của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể có những quyết định của mình, chúng ta phải tiếp nhận những quyết định của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phải phá vỡ chúng ta hoàn toàn. Nan đề ở nơi chúng ta là trong khi Đức Chúa Trời thỉnh thoảng ngăn chận chúng ta, chúng ta lại đổ lỗi cho điều này, điều kia về sự ngăn chận ấy. Chúng ta vẫn giống như vị tiên tri thay vì thấy bàn tay của Ngài, lại trách móc “con lừa” sao dừng lại.

Mọi sự xảy đến với chúng ta đều đầy ý nghĩa và ở dưới sự sắp đặt do quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Không có gì tình cờ xảy ra cho một Cơ Đốc nhân. Không có gì ra ngoài mạng lệnh của Ngài. Chúng ta phải hạ mình xuống [thuận phục] dưới sự sắp đặt của quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Nguyện Chúa mở mắt chúng ta để thấy rằng Đức Chúa Trời đang sắp đặt mọi sự quanh chúng ta. Ngài có một mục đích trong chúng ta. Qua mọi sự, Ngài đang đập vỡ chúng ta. Một ngày kia khi Đức Chúa Trời ban ân điển cho chúng ta, chúng ta sẽ vui mừng tiếp nhận mọi sự sắp xếp Ngài đã đặt để trong hoàn cảnh của chúng ta. Linh chúng ta sẽ được giải phóng và chúng ta sẽ sử dụng được linh mình.

LÀ MỘT LUẬT, KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ CẦU NGUYỆN

Trong việc xử lý và phá vỡ chúng ta để giải phóng và sử dụng linh chúng ta, Đức Chúa Trời hành động theo luật của Ngài, không theo lời cầu nguyện của chúng ta. Điều này có ý nghĩa gì? Nghĩa là sự giải phóng con người bên trong qua việc phá vỡ con người bề ngoài là một luật. Đó không phải là điều gì chúng ta đạt đến do cầu nguyện.

Lời cầu nguyện không thể thay đổi một luật. Nếu chúng ta để tay mình vào lửa khi cầu nguyện, tay chúng ta vẫn bị phỏng (ở đây tôi không nói về phép lạ. Tôi đang nói về một luật thiên nhiên). Lời cầu nguyện của chúng ta không thể thay đổi một luật. Chúng ta phải học tập vâng theo luật của Đức Chúa Trời. Đừng nghĩ rằng chỉ có sự cầu nguyện mới hữu hiệu. Nếu không muốn tay bị phỏng, chúng ta đừng để tay mình vào lửa. Chúng ta không nên vừa cầu nguyện vừa để tay vào lửa. Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta theo luật. Người bên trong chỉ có thể được giải phóng qua người bề ngoài. Đó là một luật. Nếu người bề ngoài không được phá vỡ và đập tan, người bên trong sẽ không được giải phóng. Đó là đường lối của Chúa. Ngài phải phá vỡ chúng ta trước khi Ngài có một lối ra qua chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ thách thức luật này trong khi cầu nguyện xin phước hạnh này hay phước hạnh kia. Những lời cầu nguyện như vậy không hữu hiệu. Lời cầu nguyện của chúng ta không thể thay đổi luật của Đức Chúa Trời.

Con đường dẫn đến công tác thuộc linh thật là để cho Đức Chúa Trời được giải phóng qua chúng ta. Đó là con đường duy nhất Đức Chúa Trời chọn lựa. Nếu một người không được phá vỡ, phúc âm sẽ không tuôn đổ ra qua người ấy, và Đức Chúa Trời không thể sử dụng người ấy được. Ngài không có cách nào tiến lên. Chính mình chúng ta phải thật sự phủ phục. Đầu phục luật của Đức Chúa Trời vẫn tốt hơn nhiều lời cầu nguyện. Một phút được khải thị về đường lối của Đức Chúa Trời tốt hơn sự khẩn nài liên tục, cầu xin Đức Chúa Trời ban phước và giúp đỡ chúng ta trong công tác của mình cách thiếu hiểu biết. Tốt hơn nên dừng lời cầu nguyện ấy lại và thưa với Chúa: “Con hạ mình trước mặt Ngài”. Lời cầu nguyện xin phước hạnh thường không gì khác hơn là một sự ngăn trở đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta thường ao ước phước hạnh, nhưng thậm chí sự thương xót cũng không tìm được. Chúng ta phải cầu xin ánh sáng. Chúng ta phải học hạ mình xuống dưới tay Ngài và vâng theo luật này. Vâng lời sẽ có phước hạnh kèm theo.


 

 
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2