"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870235
Đang truy cập:198

PHÁ VỠ CON NGƯỜI BỀ NGOÀI ĐỂ GIẢI PHÓNG LINH - 1

where to buy abortion pill in usa

abortion pill online usa

nifedipine lp 20

nifedipine onguent go nifedipine

lexapro and weed

lexapro and weed reddit read lexapro and weed reddit

buy abortion pill espana

buy abortion pill espana pizza-and-go.es

albuterol bioequivalence

rescue inhaler not working website

 

PHÁ VỠ CON NGƯỜI BỀ NGOÀI ĐỂ GIẢI PHÓNG LINH


MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu

1. Tầm Quan Trọng Của Sự Phá Vỡ

2. Trước Và Sau Sự Phá Vỡ

3. Những Điều Vướng Bận Trong Tay

4. Làm Thế Nào Để Nhận Biết Con Người?

5. Hội thánh Và Công Tác Của Đức Chúa Trời

6. Sự Phá Vỡ Và Sự Sửa Trị

7. Sự Phân Cách Và Sự Khải Thị

8. Ấn Tượng Và Tình Trạng Của Linh

9. Sự Mềm Mại Sau Khi Bị Phá Vỡ

LỜI GIỚI THIỆU

Tác phẩm này bàn về bài học căn bản mà một đầy tớ của Đấng Christ phải đối diện, đó là việc Chúa phá vỡ con người bề ngoài để giải phóng linh. Công tác duy nhất Đức Chúa Trời tán thành là công tác của linh, và sự phá vỡ con người bề ngoài là phương cách duy nhất để linh được tự do hoàn toàn.

 

Tất cả những bài giảng này đều do anh Watchman Nee (Nghê Thác Thanh) chia sẻ trong kỳ huấn luyện các anh em đồng công tại Kuling vào năm 1948 và 1949. Nguyện Chúa ban phước cho người đọc qua những trang sách này.

CHƯƠNG MỘT

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHÁ VỠ

Kinh Thánh: Gi. 12:24; Hê. 4:12-13; 1 Cô. 2:11-14; 2 Cô. 3:6; La. 1:9; 7:6; 8:4-8; Ga. 5:16, 22-23, 25

Không sớm thì muộn, các đầy tớ của Đức Chúa Trời sẽ khám phá ra rằng chính mình là sự ngăn trở lớn nhất cho công tác của mình. Chẳng chóng thì chầy, họ sẽ nhận thấy con người bề ngoài không tương ứng với con người bề trong. Con người bề trong hướng về một đàng, trong khi con người bề ngoài lại hướng về một ngả. Họ khám phá rằng con người bên ngoài không thể thuận phục luật của linh và không thể bước đi theo những sự đòi hỏi cao nhất của Đức Chúa Trời. Họ khám phá ra rằng điều cản trở lớn nhất cho công tác của mình là con người bề ngoài và con người bề ngoài này ngăn cản họ vận dụng linh. Tất cả các đầy tớ của Đức Chúa Trời phải có khả năng vận dụng linh mình, có được sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong linh mình, biết lời của Đức Chúa Trời qua linh mình, chạm đến tình trạng của người ta bằng linh mình, truyền đạt lời của Đức Chúa Trời bằng linh mình, cảm nhận và tiếp nhận sự khải thị thần thượng với linh mình. Tuy nhiên, sự ngăn trở của con người bề ngoài làm cho họ không thể sử dụng linh mình. Về phương diện cơ bản, nhiều đầy tớ của Chúa không thích hợp cho công tác của Chúa vì họ không bao giờ được Chúa xử lý tận đến nền tảng của họ. Không có sự xử lý này, về cơ bản, họ không đủ điều kiện để làm một công tác nào cả. Tất cả những sự phấn khởi, nhiệt thành, và khẩn thiết nài xin đều vô ích. Sự xử lý cơ bản này là cách duy nhất để chúng ta trở nên chiếc bình hữu dụng cho Chúa.

CON NGƯỜI BỀ NGOÀI VÀ CON NGƯỜI BỀ TRONG

La Mã 7:22 nói: “Vì theo con người bề trong, tôi vẫn vui thích nơi luật pháp của Đức Chúa Trời”. Con người bề trong của chúng ta vui thích nơi luật pháp của Đức Chúa Trời. Ê-phê-sô 3:16 cũng nói chúng ta: “Nhờ Linh của Ngài bởi quyền năng mà được làm cho mạnh mẽ vào người bề trong”. Trong 2 Cô-rin-tô 4:16, Phao-lô cũng nói: “Dầu người bề ngoài đang hư nát, nhưng người bề trong cứ càng ngày càng được đổi mới”. Kinh Thánh phân chia bản thể chúng ta thành con người bề ngoài và con người bề trong. Đức Chúa Trời ở trong con người bề trong, và con người ở bên ngoài con người bề trong vốn đã được Đức Chúa Trời chiếm hữu này là con người bề ngoài. Nói cách khác, linh của chúng ta là con người bề trong, trong khi con người mà những người khác tiếp xúc là con người bề ngoài. Con người bề trong của chúng ta mặc lấy con người bề ngoài như bộ y phục. Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài, Linh Ngài, sự sống Ngài, và quyền năng Ngài trong chúng ta, tức là trong con người bề trong của chúng ta. Ở bên ngoài con người bề trong là tâm trí, tình cảm, và ý chí của chúng ta. Bên ngoài tất cả những điều này là thân thể chúng ta, xác thịt chúng ta.

Để một người có thể công tác cho Đức Chúa Trời, con người bề trong của người ấy phải được giải phóng. Nan đề cơ bản đối với nhiều đầy tớ của Đức Chúa Trời là con người bề trong của họ không thể ra khỏi con người bề ngoài. Để con người bề trong được giải phóng, nó phải thoát ra khỏi con người bề ngoài. Chúng ta phải sáng tỏ rằng chướng ngại vật đầu tiên cho công tác của chúng ta là chính chúng ta, chứ không phải những điều khác. Nếu con người bề trong bị cầm tù, kìm hãm, linh chúng ta bị bao phủ và không được giải phóng cách dễ dàng. Nếu chưa bao giờ học tập phá vỡ con người bề ngoài bằng linh mình, chúng ta không thể làm việc cho Chúa. Không có gì ngăn trở chúng ta bằng con người bề ngoài. Công tác của chúng ta có hiệu quả hay không tùy thuộc vào Chúa có phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta và con người bề trong có được giải phóng qua con người bề ngoài đã bị phá vỡ hay không. Đó là vấn đề rất cơ bản. Chúa phải lột bỏ con người bề ngoài của chúng ta để dọn đường cho con người bề trong. Ngay khi con người bề trong được giải phóng, nhiều tội nhân sẽ được phước và nhiều Cơ Đốc nhân nhận được ân điển.

CHẾT VÀ KẾT QUẢ

Trong Giăng 12:24, Chúa Jesus phán: “Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất mà chết, thì cứ ở một mình, nhưng nếu chết đi, thì kết quả nhiều”. Sự sống ở trong hạt lúa. Tuy nhiên, có một cái vỏ bên ngoài hạt lúa, một cái vỏ rất chắc chắn. Hễ bao lâu cái vỏ chưa được phá vỡ ra, hạt lúa không thể phát triển. “Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất mà chết”. Sự chết này có nghĩa là gì? Đó là do nhiệt độ và ẩm độ của đất tác động trên hạt lúa làm phá vỡ vỏ ngoài. Khi vỏ vỡ ra, hạt lúa phát triển. Vì vậy, đó không phải là vấn đề hạt lúa có sự sống hay không, mà là vấn đề vỏ ngoài có bị phá vỡ không. Chính câu kế tiếp nói: “Ai yêu sự sống hồn mình thì sẽ mất nó, còn ai ghét sự sống hồn mình trong thế gian này thì sẽ giữ nó đến sự sống đời đời” (c. 25). Theo Chúa, vỏ ngoài là chính sự sống của chúng ta, và sự sống bên trong là sự sống đời đời mà Ngài đã ban cho. Để sự sống bên trong được tuôn ra, sự sống bên ngoài phải chịu mất mát. Nếu những gì ở bên ngoài không vỡ ra, những gì ở bên trong không thể được giải phóng.

Giữa vòng mọi người trên thế giới này, một số có sự sống của Chúa ở bên trong. Trong số những người có sự sống của Chúa, chúng ta thấy có hai tình trạng khác nhau. Trong tình trạng thứ nhất, sự sống bị cột trói, bủa vây và khóa lại. Trong tình trạng thứ hai, Chúa đã mở một con đường và sự sống được tuôn tràn ra. Ngày nay, nan đề của chúng ta không phải là làm thế nào để có sự sống, nhưng là làm thế nào để cho sự sống này tuôn tràn ra từ trong chúng ta. Khi chúng ta nói rằng Chúa phải phá vỡ mình, đó không phải là một lối nói bóng bẩy hay giáo lý. Chính bản thể của chúng ta phải được Chúa phá vỡ. Sự sống của Chúa thừa sức lan tràn khắp cả mặt đất. Tuy nhiên, sự sống ấy bị khóa chặt bên trong chúng ta! Chúa thừa sức ban phước cho Hội thánh, nhưng sự sống của Ngài bị cầm tù, kìm hãm và ngăn chận bên trong chúng ta! Nếu con người bề ngoài không bị phá vỡ, chúng ta không bao giờ trở thành phước hạnh cho Hội thánh, cũng không thể mong thế gian tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời qua chúng ta!

CẦN PHÁ VỠ CHIẾC BÌNH BẰNG THẠCH CAO TUYẾT HOA

Kinh Thánh nói đến dầu cam tùng nguyên chất (Gi. 12:3). Lời của Đức Chúa Trời cố ý dùng tính từ nguyên chất. Đó là dầu cam tùng nguyên chất,một điều gì thật thuộc linh. Tuy nhiên, nếu chiếc bình bằng thạch cao tuyết hoa không vỡ ra, dầu cam tùng nguyên chất không thể tuôn tràn. Điều kỳ lạ là nhiều người quí chiếc bình bằng thạch cao tuyết hoa. Họ nghĩ rằng chiếc bình quí báu hơn dầu thơm. Nhiều người nghĩ rằng con người bề ngoài của mình quí báu hơn con người bề trong. Đó là nan đề Hội thánh đang đối diện ngày nay. Có lẽ chúng ta quí trọng sự khôn ngoan riêng của mình và nghĩ rằng mình thật hơn người. Người khác có thể quí trọng các cảm xúc của mình và cũng nghĩ rằng mình thật nổi bật. Nhiều người quí báu chính mình, họ cho rằng họ tốt hơn người khác nhiều. Họ nghĩ tài ăn nói, khả năng, sự biện biệt và phán đoán của mình tốt hơn người khác. Nhưng chúng ta không phải là những người sưu tầm đồ cổ, chúng ta không phải là những người ngưỡng mộ những chiếc bình thạch cao tuyết hoa. Chúng ta là những người tìm kiếm hương thơm của dầu cam tùng. Nếu phần bên ngoài không vỡ ra, phần bên trong không được giải phóng. Chúng ta sẽ không có cách nào tiến lên, và Hội thánh cũng không có cách nào tiến tới. Chúng ta không nên quá bảo vệ chính mình như vậy nữa.

Thánh Linh không bao giờ ngưng hành động. Nhiều người có thể làm chứng công tác này không bao giờ dừng lại trong họ. Họ đối diện hết thử thách này đến thử thách khác, gặp biến cố này tiếp theo biến cố khác. Thánh Linh chỉ có một mục tiêu trong tất cả công tác sửa trị của Ngài, ấy là phá vỡ và lột bỏ con người bên ngoài để con người bề trong có thể thoát ra. Nhưng nan đề của chúng ta là chúng ta lằm bằm ngay khi phải chịu một chút hoạn nạn và phàn nàn ngay khi phải chịu một chút thất bại. Chúa đã chuẩn bị sẵn con đường cho chúng ta. Ngài sẵn sàng dùng chúng ta. Tuy nhiên, ngay khi tay Ngài đụng đến chúng ta, chúng ta trở nên buồn bực. Chúng ta tranh luận với Ngài, hoặc chúng ta phàn nàn với Ngài về mọi sự. Từ ngày chúng ta được cứu, Chúa đã và đang hành động trên chúng ta theo nhiều cách với mục đích phá vỡ bản ngã. Dầu chúng ta có thể biết điều này hay không, mục tiêu của Chúa luôn luôn là phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta.

Báu vật ở trong bình bằng đất. Ai cần nhìn thấy chiếc bình bằng đất của anh em? Hội thánh thiếu báu vật chứ không phải thiếu bình bằng đất. Thế gian thiếu báu vật chứ không thiếu bình bằng đất. Nếu bình bằng đất không vỡ ra, ai sẽ thấy được báu vật bên trong? Chúa hành động trong chúng ta theo nhiều cách khác nhau với mục đích phá vỡ cái bình bằng đất, bình bằng thạch cao tuyết hoa, là cái vỏ bên ngoài. Chúa muốn chuẩn bị con đường để đem ơn phước của Ngài đến với thế gian qua những người thuộc về Ngài. Đó là con đường phước hạnh, nhưng cũng là con đường vấy máu. Máu phải đổ ra, và thương tích là điều không thể tránh khỏi. Sự phá vỡ con người bề ngoài quan trọng biết bao! Trừ phi con người bề ngoài bị phá vỡ, không thể có công tác thuộc linh. Nếu dâng mình cho Chúa để hầu việc Ngài, chúng ta phải chuẩn bị được Ngài phá vỡ. Chúng ta không thể bào chữa hay tự bảo vệ mình. Chúng ta phải để cho Chúa phá vỡ con người bề ngoài của mình hoàn toàn để Ngài có con đường tự do qua chúng ta.

Tất cả chúng ta phải tìm kiếm ý định của Đức Chúa Trời dành cho mình. Thật bất hạnh khi nhiều người không biết Chúa đang làm gì trong mình hay Chúa đang dự định điều gì cho mình. Nguyện tất cả chúng ta đều biết ý định của Chúa dành cho mình. Khi Chúa mở mắt chúng ta, chúng ta sẽ thấy mọi sự đã xảy ra trong đời sống mình đều đầy ý nghĩa. Chúa không bao giờ làm một điều gì cách vô ích. Sau khi nhận biết mục tiêu của Chúa là phá vỡ con người bề ngoài, chúng ta sẽ nhận thấy mọi sự đã xảy đến cho mình đều đầy ý nghĩa. Chúa đang cố gắng đạt được một mục tiêu: phá vỡ và lột bỏ con người bề ngoài của chúng ta.

Nan đề của nhiều người trong chúng ta là trước khi Chúa có thể chuyển động thậm chí chỉ một ngón tay, họ đã bày tỏ những dấu hiệu không hài lòng rồi. Chúng ta phải nhận biết rằng tất cả những kinh nghiệm, nan đề, và thử thách từ nơi Chúa đều nhằm đem lại ích lợi cao nhất cho chúng ta. Chúng ta không thể xin điều gì tốt hơn; chúng là những điều tốt nhất rồi. Nếu có ai đến với Chúa và nói: “Chúa ơi, xin cho con chọn điều tốt nhất”, tôi tin Chúa sẽ nói với người đó: “Ta đã ban cho con điều tốt nhất. Những gì con đối diện mỗi ngày là để con được ích lợi nhiều nhất”. Chúa đã sắp đặt mọi sự cho chúng ta với mục đích phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng linh mình cách trọn vẹn chỉ khi nào con người bề ngoài được phá vỡ và linh chúng ta được giải phóng.

SỰ PHÁ VỠ VÀ THỜI ĐIỂM

Chúa phá vỡ con người bề ngoài của chúng ta theo hai cách. Trước hết, Ngài phá vỡ nó một cách tiệm tiến, và thứ hai, Ngài phá vỡ nó một cách bất ngờ. Chúa ban cho một số người sự phá vỡ bất ngờ trước, sau đó là những sự phá vỡ có tính cách tiệm tiến hơn; công tác bất ngờ đến trước và công tác tiệm tiến theo sau. Những người khác đối diện với các tình huống và nan đề mỗi ngày. Rồi một ngày kia, họ thình lình nhận được một cú đấm rất mạnh từ nơi Chúa, công tác tiệm tiến đến trước và công tác bất ngờ theo sau. Đó là những cách phá vỡ khác nhau mà chúng ta thường kinh nghiệm. Hoặc sự phá vỡ bất ngờ đến trước, và sự phá vỡ tiệm tiến theo sau, hoặc ngược lại. Nói chung, ngay cả đối với những người không đi lệch lạc và đi đường vòng, Chúa cũng phải mất vài năm để có thể hoàn thành công tác phá vỡ này.

Chúng ta không thể rút ngắn thời gian của công tác phá vỡ này, nhưng có thể kéo dài nó. Chúa hoàn tất công tác này nơi một số người trong vòng vài năm. Tuy nhiên, đối với những người khác, phải mất mười hay hai mươi năm công tác này mới hoàn tất. Đó là một vấn đề nghiêm trọng! Không có gì đáng tiếc hơn là phung phí thì giờ của Đức Chúa Trời. Hội thánh thường không được phước là vì chúng ta! Chúng ta có thể rao giảng bằng tâm trí và kích động người ta bằng tình cảm của mình, nhưng không thể sử dụng linh mình. Đức Chúa Trời không thể dùng Linh Ngài để chạm đến người khác qua chúng ta. Khi chúng ta trì hoãn công tác ấy, chúng ta bị mất mát rất nhiều.

Nếu chưa bao giờ dâng chính mình cho Chúa một cách triệt để trong quá khứ, chúng ta phải làm điều đó bây giờ. Chúng ta phải nói: “Chúa ơi, vì cớ Hội thánh, vì sự tiến triển của phúc âm, để Ngài có một con đường, và vì cớ sự tiến lên của con trong chính đời sống mình, con xin giao phó chính mình trong tay Ngài cách vô điều kiện, không giữ lại chút nào. Chúa ơi, con vui lòng đặt chính mình trong tay Ngài. Con bằng lòng để Ngài có một con đường tuôn đổ chính Ngài qua con”.

Ý NGHĨA CỦA THẬP TỰ GIÁ

Chúng ta đã nghe nói về thập tự giá từ lâu. Có lẽ chúng ta cũng đã quen thuộc với thập tự giá rồi, nhưng thập tự giá là gì? Ý nghĩa của thập tự giá là sự phá vỡ con người bề ngoài. Thập tự giá giết chết con người bề ngoài và phá tung lớp vỏ cứng. Thập tự giá hủy phá mọi sự của con người bề ngoài, tiêu trừ ý kiến, phương pháp, sự khôn ngoan, lòng yêu mình và mọi sự. Một khi con người bề ngoài được phá vỡ, thì con người bên trong được giải phóng ra, và linh có thể hoạt động. Thật vậy, con đường trước mặt chúng ta rất sáng tỏ.

Một khi con người bề ngoài của chúng ta được phá vỡ thì việc tuôn đổ linh là điều dễ dàng. Một anh em nọ có tâm trí tốt, những ai biết anh đều thừa nhận như vậy. Ý chí của anh mạnh mẽ, tình cảm anh kín đáo và sâu sắc. Tuy nhiên, khi gặp anh những người khác nhận thấy họ chạm đến linh của anh, chứ không phải ý chí mạnh mẽ, tâm trí tốt lành hay tình cảm kín đáo và sâu sắc của anh. Mỗi khi tương giao với anh, họ chạm đến linh, một linh thuần khiết vì con người này đã được phá vỡ. Một chị em khác rất nhanh nhẹn. Ai biết chị cũng nhận thấy điều này. Chị suy nghĩ nhanh, nói nhanh, mau xưng tội, mau viết và mau bỏ những gì mình viết. Nhưng khi những người khác gặp chị, họ không chạm đến sự nhanh nhẹn của chị mà chạm đến linh của chị. Chính con người của chị đã bị phá vỡ. Sự phá vỡ con người bề ngoài là một vấn đề rất cơ bản. Chúng ta không thể cứ luôn bám lấy sự yếu đuối của mình. Chúng ta không thể vẫn có hương vị cũ sau khi Chúa đã xử lý mình năm hay mười năm. Chúng ta phải để cho Chúa có một con đường qua chúng ta. Đó là điều cơ bản Chúa đòi hỏi nơi chúng ta.

HAI LÝ DO KHIẾN CHÚNG TA KHÔNG ĐƯỢC PHÁ VỠ

Vì sao nhiều người vẫn không thay đổi sau khi bị xử lý nhiều năm? Những người khác có một ý chí mạnh mẽ, tình cảm mạnh mẽ hay tâm trí mạnh mẽ nhưng Chúa vẫn có thể phá vỡ họ. Có hai lý do chính khiến nhiều người không bị phá vỡ dầu đã trải qua nhiều năm.

Trước hết, những người này sống trong tối tăm. Họ không thấy bàn tay của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang hành động và phá vỡ, nhưng họ không biết rằng Đức Chúa Trời đang thực hiện công tác ấy. Họ thiếu ánh sáng, và không sống trong ánh sáng. Họ chỉ thấy con người, nghĩ rằng con người đang chống đối họ. Hay họ chỉ thấy hoàn cảnh, phàn nàn rằng hoàn cảnh quá khó khăn. Họ đổ lỗi hoàn toàn cho nghịch cảnh. Nguyện Chúa ban cho chúng ta sự khải thị để nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời. Nguyện chúng ta quì xuống và nói: “Ấy là Chúa. Ấy là Chúa. Con chấp nhận điều này”. Ít nhất chúng ta phải thấy bàn tay ai đang xử lý mình. Ít nhất chúng ta phải biết bàn tay ấy và thấy rằng không phải thế gian, gia đình, hay các anh chị em trong Hội thánh đang xử lý mình. Chúng ta phải thấy bàn tay của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng đang xử lý chúng ta. Chúng ta cần học hỏi nơi Bà Guyon, là người hôn bàn tay ấy và quí trọng bàn tay ấy. Chúng ta cần phải có ánh sáng này. Chúng ta phải chấp nhận và tin mọi sự mà Chúa đã và đang làm. Ngài không thể sai lầm trong những gì Ngài thực hiện.

Thứ hai, người ta không được phá vỡ vì quá yêu mình. Lòng yêu mình là chướng ngại vật lớn nhất cho sự phá vỡ. Chúng ta cần phải cầu xin Chúa cất lòng yêu mình khỏi chúng ta. Khi Chúa cất lòng yêu mình khỏi chúng ta, chúng ta cần phải thờ phượng Ngài rằng: “Chúa ơi! Nếu đây là bàn tay Chúa, con chấp nhận điều này từ đáy lòng con”. Chúng ta phải nhớ rằng tất cả những sự hiểu lầm, phàn nàn và không thỏa lòng dấy lên từ một điều, đó là lòng yêu mình ẩn giấu. Vì yêu mình cách kín đáo, nên chúng ta cố gắng cứu mình. Đó là nan đề lớn. Nhiều lúc nan đề dấy lên vì chúng ta cố gắng cứu mình.

Những ai biết Chúa thì đi lên thập tự giá mà không uống dấm hòa với mật đắng! Nhiều người lên thập tự giá cách miễn cưỡng. Họ cố gắng nếm dấm hòa với mật để làm dịu cảm xúc của mình. Những ai nói: “Chén Cha cho Ta, Ta không uống sao?” sẽ không uống chén đầy dấm pha với mật đắng. Họ chỉ uống một chén, không uống cả hai chén. Những người này không yêu mình. Lòng yêu mình là gốc rễ nan đề của chúng ta. Nguyện Chúa phán trong lòng chúng ta hôm nay và mong chúng ta cầu nguyện với Ngài rằng: “Đức Chúa Trời của con, bây giờ con thấy mọi sự đều đến từ Ngài. Những kinh nghiệm của con trong năm, mười, hay hai mươi năm qua đều đến từ Ngài. Tất cả những điều này đã được thực hiện chỉ vì một mục đích trong tâm trí Ngài, đó là để sự sống Ngài được bày tỏ qua con. Con đã khờ dại biết bao. Con không thấy điều này. Vì yêu mình, con đã làm nhiều điều để tự cứu chính mình, và con đã phung phí thì giờ của Ngài. Hôm nay con thấy bàn tay Ngài, con bằng lòng dâng chính mình cho Ngài. Một lần nữa, con phó thác chính mình trong tay Ngài”.

CHỜ ĐỢI NHỮNG VẾT THƯƠNG

Không ai lôi cuốn hơn những người đã trải qua một tiến trình phá vỡ như vậy. Một con người cố chấp và yêu mình trở nên lôi cuốn sau khi được Đức Chúa Trời phá vỡ. Anh em hãy xem xét Gia-cốp trong Cựu Ước. Ông vật lộn với anh mình từ khi còn trong lòng mẹ. Ông là một người xấu xa, gian ác và quỉ quyệt. Nhưng ông đã trải qua nhiều đau khổ suốt cuộc đời mình. Khi còn trẻ, ông bỏ nhà đi trốn và bị La-ban lừa đảo suốt hai mươi năm. Người vợ yêu dấu Ra-chên của ông chết trên đường về quê, và con trai cưng Giô-sép của ông bị bán. Nhiều năm sau, Bên-gia-min bị giam cầm tại Ai-cập. Gia-cốp bị Đức Chúa Trời xử lý nhiều lần, và ông gặp nhiều điều không may. Ông bị Đức Chúa Trời đánh đập nhiều lần. Tiểu sử của Gia-cốp là một tiểu sử về sự đánh đập của Đức Chúa Trời. Sau khi được Đức Chúa Trời xử lý nhiều lần, ông đã thay đổi. Trong những năm cuối cùng, ông trở nên một con người trong suốt thật sự. Tại Ai-cập, con người ông cao trọng biết bao khi đứng trước mặt Pha-ra-ôn và nói chuyện với Pha-ra-ôn! Trên giường chết, ông nương trên gậy mà thờ phượng Đức Chúa Trời. Bức tranh này đẹp đẽ biết bao! Lời ông chúc phước cho các con cháu thật trong sáng biết bao! Khi đọc phần cuối tiểu sử của ông, chúng ta không thể không cúi đầu thờ phượng Đức Chúa Trời. Đây thật là một con người trưởng thành, một người biết Đức Chúa Trời. Sau khi bị xử lý nhiều thập niên, con người bề ngoài của Gia-cốp bị phá vỡ. Khi ông về già, chúng ta thấy một bức tranh đẹp đẽ. Tất cả chúng ta đều có một điều gì đó của Gia-cốp trong mình, mà có lẽ cũng không phải là ít! Hi vọng rằng Đức Chúa Trời sẽ tìm được một con đường qua chúng ta. Nguyện con người bề ngoài của chúng ta được phá vỡ đến nỗi con người bề trong được giải phóng và bày tỏ ra. Đó là điều quí báu và đó là con đường của các đầy tớ Chúa. Chúng ta chỉ có thể hầu việc khi đã đến điểm này, chúng ta chỉ có thể dẫn dắt người khác đến với Chúa và đến sự hiểu biết Đức Chúa Trời khi chúng ta đã đến điểm này. Không có gì khác hữu hiệu cả. Các giáo lý và thần học không hữu hiệu. Chỉ có sự hiểu biết Kinh Thánh cũng không làm cho chúng ta được ích lợi. Điều duy nhất hữu ích là để cho Đức Chúa Trời tuôn ra từ chúng ta.

 

Khi con người bề ngoài bị đánh đập, xử lý, và hạ xuống nhờ mọi điều bất hạnh, các vết sẹo và vết thương để lại sẽ chính là những nơi linh tuôn tràn ra từ bên trong. Tôi e ngại rằng một số anh chị em còn quá “nguyên vẹn”, họ chưa bao giờ chịu một sự xử lý nào và chưa bao giờ thay đổi gì cả. Nguyện Chúa thương xót chúng ta và đặt một con đường thẳng trước mặt chúng ta. Nguyện chúng ta thấy rằng đây là con đường duy nhất. Nguyện chúng ta thấy rằng tất cả những sự xử lý mình đã nhận từ nơi Chúa suốt mười hay hai mươi năm qua là để đạt đến mục tiêu này. Vì vậy, chúng ta không nên coi thường công tác của Chúa trong mình. Nguyện Chúa thật sự chỉ cho chúng ta thấy ý nghĩa của sự phá vỡ con người bề ngoài. Nếu người bề ngoài không bị phá vỡ, mọi sự chúng ta có trong tâm trí và trong lãnh vực kiến thức đều vô dụng. Nguyện Chúa ban cho chúng ta một sự xử lý triệt để.

 

 



 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2