"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870233
Đang truy cập:196

GIAO ƯỚC MỚI 7

amoxicillin without insurance price

amoxicillin insurance marcelosincic.com.br amoxicillin cost without insurance

symbicort inhaler

symbicort asthma uk read

 

CHƯƠNG BẢY

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỘI DUNG GIAO ƯỚC MỚI

II. SỰ SỐNG VÀ QUYỀN NĂNG

Chúng ta đã thấy trước đây rằng trong giao ước mới, sự tha tội là phúc âm ân điển. Nếu một người có thể tin ân điển này để được tha tội, thì lương tâm của người ấy sẽ an nghỉ. Chúng ta biết rằng nhiều người thuộc về Chúa đã nhận được ân điển này để được tha tội. Về khía cạnh này của giao ước mới, họ không những tin, mà còn sẵn sàng làm chứng rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ những tội lỗi của họ và làm cho họ sạch mọi sự không công chính.

Tuy nhiên, ngoài khía cạnh này của giao ước mới về sự tha tội còn có hai phần vô cùng vinh hiển và quí báu khác của giao ước mới: phần thứ nhất là vấn đề sự sống và quyền năng, và phần thứ hai là vấn đề sự hiểu biết ở bên trong, hay biết Đức Chúa Trời theo cách bề trong. Hai khía cạnh ấy đã bị nhiều người bỏ qua, không hiểu, hay thậm chí không tin. Đó là lý do tại sao rất nhiều con cái của Đức Chúa Trời vô cùng nghèo nàn về mặt thuộc linh. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người rất yếu đuối và đầy dẫy thất bại. Anh chị em ơi, Đức Chúa Trời đã tha thứ những tội lỗi của chúng ta là tốt lắm, nhưng nếu sau khi những tội lỗi của chúng ta đã được tha mà chúng ta cứ ở trong tình trạng cũ, thì Đức Chúa Trời vẫn chưa hoàn thành được trong chúng ta những gì Ngài muốn, và chúng ta vẫn không thể thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. Nếu vậy, có gì khác biệt giữa chúng ta và con dân Israel là những người lang thang trong đồng vắng? Nếu không có gì khác biệt thì đâu là vinh quang của giao ước mới? Vì vậy, thưa anh chị em, chúng ta phải nhìn thấy khía cạnh tốt hơn này của giao ước mới.

Theo Hê-bơ-rơ 8:9, dưới giao ước cũ, Đức Chúa Trời đã nắm tay dắt con dân Israel và dẫn họ ra khỏi Ai Cập, nhưng trong giao ước mới, Đức Chúa Trời kéo lòng chúng ta ra khỏi Ai Cập. Trong giao ước cũ, Đức Chúa Trời ban hành luật pháp cho con dân Israel một cách bề ngoài, nhưng trong giao ước mới, Đức Chúa Trời đã đặt luật pháp ở bên trong chúng ta và ghi tạc luật pháp vào lòng chúng ta. Dưới giao ước cũ, con dân Israel được người ta dạy dỗ, trông thấy các công việc của Đức Chúa Trời suốt bốn mươi năm, và luôn luôn đi lầm lạc trong lòng mình; họ không biết đường lối của Đức Chúa Trời (Hê. 3:9-10). Tuy nhiên, trong giao ước mới, chúng ta không cần con người dạy dỗ, vì từ người nhỏ nhất đến người lớn nhất, tất cả đều có thể biết Đức Chúa Trời cách bề trong. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét làm thế nào Đức Chúa Trời đặt luật pháp vào trong chúng ta và ghi tạc luật pháp ấy vào lòng chúng ta, và tại sao đó là một phần vô cùng vinh hiển và quí báu của giao ước mới.

Trước khi bắt đầu, chúng ta phải đọc các câu liên hệ. Câu thứ nhất là Hê-bơ-rơ 8:10: “Chúa lại phán: Nầy là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp Ta trong tâm trí họ, ghi tạc nó vào lòng họ; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, họ sẽ làm dân Ta”. Một câu khác là Hê-bơ-rơ 10:16: “Chúa phán: Nầy là giao ước Ta lập với họ sau những ngày đó, Ta sẽ để luật pháp Ta trong lòng họ, ghi tạc nó vào tâm trí họ”. Cả hai câu này trước hết đều đề cập đến việc để hay ghi tạc, nhưng khác nhau trong khía cạnh sau đây: trong 8:10 tâm trí được đề cập đến trước rồi mới tới tấm lòng, trong khi 10:16 thì đề cập đến tấm lòng trước rồi mới tới tâm trí. Dầu tâm trí hay tấm lòng được đề cập trước, cả hai câu đều nói về việc để hay ghi tạc, và cả hai đều đề cập đến tâm trí và tấm lòng. Vì thế, cả hai câu đều nói về cùng một điều. Chúng ta cũng phải nhận thức rằng cả hai câu Kinh Thánh đều được trích dẫn từ Giê-rê-mi 31:33: “Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp Ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân Ta”.

Ê-xê-chi-ên 36:25-28 nói về cùng một vấn đề như Giê-rê-mi 31:31-34, chỉ có điều một số điểm trong Ê-xê-chi-ên sáng tỏ hơn, trong khi những điểm khác trong Giê-rê-mi thì sáng tỏ hơn. Phân đoạn trong Ê-xê-chi-ên chép: “Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; Ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt linh mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt. Ta sẽ đặt Linh Ta trong các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ Ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lệnh Ta và làm theo. Các ngươi sẽ ở trong đất mà Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ làm dân Ta, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi”.

Có ít nhất năm điểm được đề cập trong các câu trên: 1) tẩy sạch bằng nước trong, 2) ban cho lòng mới, 3) ban cho linh mới, 4) cất đi lòng bằng đá và ban cho lòng bằng thịt, và 5) có Linh Ngài ở bên trong. Khi chúng ta kết hợp năm vấn đề này lại với nhau, sẽ sinh ra kết quả là “khiến các ngươi noi theo luật lệ Ta, thì các ngươi sẽ giữ mạng lệnh Ta và làm theo... các ngươi sẽ làm dân Ta, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi”. Xin lưu ý đến chữ “khiến” trong câu 27; chữ ấy có nghĩa là thúc đẩy. Thánh Linh ở trong chúng ta ban cho chúng ta sức mới để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời và làm vui lòng Ngài hầu Đức Chúa Trời có thể làm Đức Chúa Trời chúng ta và chúng ta có thể làm dân Ngài.

SỰ TÁI SINH

Khi đề cập đến việc thế nào Đức Chúa Trời đã đặt luật pháp Ngài bên trong chúng ta và ghi tạc luật pháp ấy vào lòng chúng ta, thì chúng ta phải lấy sự tái sinh làm khởi điểm, vì tái sinh có nghĩa là Thánh Linh đặt sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời vào trong linh con người. Tái sinh là một điều mới mẻ diễn ra trong linh con người; vì vậy, tái sinh không phải là vấn đề cư xử mà là vấn đề sự sống.

Sự Tạo Dựng Con Người

Trước khi có thể nói đầy đủ về sự tái sinh, chúng ta phải nêu lên đôi điều về việc tạo dựng con người. Trong Sáng Thế Ký 2:7, chúng ta đọc thấy: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà hơi thở sự sống vào lỗ mũi; thì người trở nên một hồn sống”. Hơi thở sự sống đề cập ở đây là linh, tức nguồn của sự sống con người. Chúa phán: “Ấy là Linh ban sự sống” (Gi. 6:63a, RcV). Gióp cũng nói: “Hơi thở của Đấng Toàn Năng ban cho tôi sự sống” (Gióp 33:4). Trong câu này, chữ “sự sống” trong tiếng Hê-bơ-rơ ở thể số nhiều. Vậy, khi hà hơi vào trong con người, Đức Chúa Trời tạo ra hai sự sống, sự sống thuộc linh và sự sống thuộc hồn. Khi Đức Chúa Trời hà hơi thở sự sống vào trong thân thể con người, thì hơi thở ấy trở nên linh; và đồng thời, khi tiếp xúc với thân thể, linh ấy tạo nên hồn. Sự sống thuộc linh và sự sống thuộc hồn được tạo ra theo cách ấy. Vậy, điều rõ ràng là con người gồm có ba phần: linh, hồn và thân thể.

Tân Ước cũng cho thấy con người gồm có ba phần. Chẳng hạn, có một câu Kinh Thánh chép: “Nguyện tâm linh, tâm hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn” (1 Tê. 5:23). Một câu Kinh Thánh khác chép: “... đến đỗi chia hồn, linh, khớp, tủy...” (Hê. 4:12). Các câu ấy cho thấy con người gồm có ba phần: linh, hồn và thân thể.

Thân thể là trung tâm ý thức về thế giới; hồn là trung tâm ý thức về bản thân; và linh là trung tâm ý thức về Đức Chúa Trời. Qua thân thể vật lý, chúng ta liên lạc với thế giới vật chất xuyên qua năm giác quan. Do đó, thân thể được gọi là giác quan về thế giới. Hồn, gồm có tâm trí, tình cảm và ý chí, tạo thành bản ngã con người, cá tính con người. Cho nên, chúng ta gọi hồn là giác quan của bản ngã. Linh, gồm có các quan năng lương tâm, trực giác và sự tương giao, biết phải thờ phượng Đức Chúa Trời, hầu việc Đức Chúa Trời và có liên hệ với Đức Chúa Trời như thế nào. Vì vậy, chức năng của linh là cảm nhận về Đức Chúa Trời.

Qua hồn, linh điều khiển trọn bản thể của con người. Mỗi khi muốn làm điều gì, linh truyền ý định của linh cho hồn, và hồn vận dụng thân thể để vâng theo mạng lệnh từ linh. Theo sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, nhân linh là phần cao cả nhất của con người và phải cai trị cả bản thể của con người. Tuy nhiên, ý chí là phần nổi bật nhất trong cá tính của con người và thuộc về hồn. Ý chí của con người cũng có thể quyết định. Ý chí có thể chọn ở dưới sự cai trị của linh, thân thể hay bản ngã. Vì hồn rất mạnh và chiếm giữ địa điểm của cá tính, nên Kinh Thánh gọi con người là “hồn sống”.

Mục Đích Của Đức Chúa Trời Trong Việc Tạo Dựng Con Người

Chúng tôi đã lặp đi lặp lại rằng Đức Chúa Trời có một mục đích đời đời là ban phát chính Ngài vào trong con người. Niềm vui thích của Ngài là vào trong con người và làm một với con người để con người có thể có sự sống và bản chất của Ngài. Ngài đã tạo dựng con người là A-đam, và đặt ông trong vườn Ê-đen. Ở giữa khu vườn có cây sự sống và cây kiến thức về thiện và ác (2:9). Hai cây ấy dễ nhận thấy nhất và thu hút sự chú ý của con người. Về cây cối trong vườn, Đức Chúa Trời phán: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết” (Sáng. 2:16-17). Mặt khác, Ngài có ý muốn nói trái của cây sự sống thì có thể ăn được. Nếu ăn trái cây sự sống thì con người đã chọn lựa Đức Chúa Trời, vì cây sự sống tượng trưng cho chính Đức Chúa Trời. Ồ, Đức Chúa Trời của cõi thọ tạo, mục đích của Ngài dành cho con người vô cùng kỳ diệu và tốt lành!

Con người vốn được Đức Chúa Trời tạo nên (Sáng. 2:7); sự sống nguyên thủy của con người cũng được Đức Chúa Trời tạo nên. Nói về sự sống thọ tạo nguyên thủy của con người thì sự sống ấy ngay thẳng (Truyền. 7:29) và sự sống ấy tốt lành (Sáng. 1:31). Nhưng nói về mục đích đời đời của Đức Chúa Trời thì bấy giờ con người chưa nhận được sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời. Vì vậy, con người vẫn cần lựa chọn Đức Chúa Trời và sự sống của Ngài. Chữ “sự sống” trong tiếng Anh được dịch từ ba từ ngữ khác nhau trong tiếng Hi Lạp. Một trong các chữ ấy là bios. Từ ngữ ấy chỉ về sự sống trong xác thịt. Chúa Jesus đề cập đến việc một quả phụ bỏ cả sự sống của mình vào trong kho tiền (Lu. 21:4); chữ được dịch là sự sống ở đây chính là bios.

Chữ Hi Lạp thứ hai là psuche. Psuche chỉ về sự sống thiên nhiên của con người, tức sự sống hồn. Khi Kinh Thánh đặc biệt nói về sự sống của con người, thì từ ngữ này được dùng (Mat. 16:26; Lu. 9:24). Chữ thứ ba chỉ về sự sống là zoe. Zoe là sự sống cao nhất, sự sống thuộc linh và sự sống bất thọ tạo. Khi Kinh Thánh nói về sự sống đời đời như trong Giăng 3:16, chữ được dùng là zoe.

Sự Sa Ngã Của Con Người

Tuy nhiên, con người là A-đam đã không chọn lấy sự sống. Ông đã phạm tội và sa ngã do ăn trái cây kiến thức về thiện và ác mà Đức Chúa Trời đã cấm. Trước đó, linh của con người có thể tương giao với Đức Chúa Trời, nhưng sau khi con người sa ngã, linh của con người xa cách Đức Chúa Trời (Êph. 4:18) và chết đối với Đức Chúa Trời (Côl. 2:13; Êph. 2:1). Đức Chúa Trời đã nói với A-đam từ đầu rằng ngày ông ăn cây kiến thức về thiện và ác thì ông chắc chắn sẽ chết (Sáng. 2:17). Nói về xác thịt của A-đam thì sau khi ăn trái cây kiến thức về thiện và ác, ông sống thêm được vài trăm năm (Sáng. 5:3-5). Vì vậy, sự chết được đề cập ở đây hàm ý linh sẽ chết trước khi xác thịt tắt thở. Chết đơn giản có nghĩa là xa cách sự sống, và như chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự sống. Do xa cách Đức Chúa Trời nên A-đam xa cách sự sống. Chúng ta biết linh của A-đam đã chết. Sự kiện ấy không có nghĩa là linh của ông biến mất, mà có nghĩa là linh của ông mất mối tương giao với Đức Chúa Trời; linh ấy mất đi cảm nhận nhạy bén. Khi chết đi thì linh của A-đam vẫn còn đó, nhưng linh ấy đã chết đối với Đức Chúa Trời. A-đam đã làm mất chức năng của linh mình. Sau khi sa ngã, con người bị hồn mình chi phối và trở nên thuộc xác thịt (La. 7:14). Con người không còn có thể hiểu những điều về Đức Chúa Trời (1 Cô. 2:14). Con người không phục tùng luật pháp của Đức Chúa Trời, và cũng không thể phục tùng được. Hơn nữa, theo La Mã 8:7-8, con người trong xác thịt không thể làm vui lòng Đức Chúa Trời.

Những sự kiện đã xảy ra như vậy phải chăng có nghĩa là mục đích đời đời của Đức Chúa Trời sẽ không được thực hiện? Không! Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời! Ngài đã hoạch định theo niềm vui thích tốt lành của Ngài, Ngài sẽ hoàn thành ý muốn đời đời của Ngài và thực hiện mục đích đời đời của Ngài. Ngài vẫn mong muốn ban phát sự sống của Ngài cho con người, vào trong con người, và làm một với con người. Để thực hiện điều đó Ngài phải giải quyết nan đề tội lỗi của con người và cứu chuộc con người sa ngã; Ngài phải tuôn đổ ra sự sống của Ngài qua Con Ngài, và phải tái sinh con người qua Thánh Linh.

Phương Cách Cứu Rỗi Của Đức Chúa Trời

Để giải quyết tội lỗi của con người và đem con người sa ngã trở về với chính Ngài, Đức Chúa Trời đã sai Đấng Christ đến. Chính Đấng Christ đã mang những tội lỗi của chúng ta trên thân thể Ngài trên thập tự giá, “hầu cho chúng ta đã chết đối với tội lỗi, thì được sống đối với sự công chính” (1 Phi. 2:24). Điều này được biểu thị trong Dân Số Ký 21:4-9, là khi Môi-se giương cao con rắn bằng đồng trong đồng vắng. Con dân Israel đã phạm tội và đáng phải chết, nhưng Đức Chúa Trời truyền Môi-se giương cao con rắn bằng đồng để những người đã bị rắn cắn có thể nhìn đó mà sống. Tương tự như vậy, Đấng Christ cũng đã được giương cao. Ngài đã chết vì chúng ta và mang những tội lỗi của chúng ta. Bây giờ chúng ta, những người bị chết trong tội lỗi, có thể có được sự sống của Đức Chúa Trời mà sống (Gi. 3:14-15).

Đức Chúa Trời mong muốn tuôn đổ ra sự sống của Ngài, cho nên Ngài đặt sự sống của Ngài trong Đấng Christ (Gi. 1:4; 1 Giăng 5:11). Sự sống của Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ được tuôn đổ ra khi Đấng Christ chết trên thập tự giá, vì Đấng Christ là hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi (Gi. 12:24). Khi Đấng Christ chết, sự sống của Đức Chúa Trời được tuôn đổ ra. Đức Chúa Trời đã tái sinh chúng ta qua sự sống lại của Jesus Christ từ kẻ chết cũng là sự thật (1 Phi. 1:3).

Tái sinh có nghĩa là được sinh bởi Đức Chúa Trời (Gi. 1:13), được sinh từ trời (1 Cô. 15:47). Tái sinh cũng có nghĩa là được sinh bởi nước và Linh (Gi. 3:5). Về vấn đề này, chúng ta cần giải thích đôi lời. Khi Giăng Báp-tít đến rao giảng và báp-têm, ông nói: “Ta làm báp-têm cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm báp-têm cho các ngươi bằng Thánh Linh” (Mác 1:8). Giăng Báp-tít đã kết hợp “nước và Thánh Linh” lại với nhau, và Chúa Jesus cũng kết hợp “nước và Thánh Linh” lại với nhau. Nước mà Giăng đề cập là nước báp-têm; vậy nên, nước mà Chúa Jesus đề cập cũng là nước báp-têm. Những lời Chúa Jesus nói với Ni-cô-đem chắc hẳn là những lời dễ hiểu. Bấy giờ, nhiều người biết việc Giăng làm báp-têm bằng nước; vì vậy, khi Chúa Jesus đề cập đến nước, Ni-cô-đem hiểu ngay rằng đó chỉ về nước mà Giăng làm báp-têm. Nếu nước được Chúa Jesus đề cập hàm ý một điều gì khác thì Ni-cô-đem khó mà hiểu được. Vì vậy, nước được đề cập phải chỉ về nước báp-têm.

Báp-têm mà Giăng làm là báp-têm về sự ăn năn. Ông bảo người ta phải tin nơi Jesus là Đấng sẽ đến sau ông (Công. 19:4). Báp-têm về sự ăn năn mà Giăng làm không thể tái sinh con người. Để được tái sinh, một người phải được sinh bởi nước và Thánh Linh. Báp-têm về sự ăn năn không những có nghĩa là những hành vi của con người thì gian ác và chết chóc nên con người cần ăn năn, mà còn có nghĩa là chính con người thì bại hoại và chết chóc nên con người cần được chôn; đó chính là chịu báp-têm. Khi đi xuống nước để chịu báp-têm, con người thừa nhận trước mặt Đức Chúa Trời những hành vi của mình là gian ác và thừa nhận cả bản thể của mình là bại hoại và chết chóc trong tội lỗi; vì vậy, con người đáng phải chịu chết và chôn.

Nhưng con người không chỉ được sinh “bởi nước”. Con người phải được sinh “bởi nước và Linh”. Con người cũng phải nhận lấy Thánh Linh mà Chúa Jesus ban cho để có được sự sống của Đức Chúa Trời. Giăng Báp-tít đến rao giảng “Hãy ăn năn!” (Mác 1:4), và Chúa Jesus liền thêm “Hãy tin” (Mác 1:15) vào lời rao giảng ấy. Ăn năn khiến con người lìa bỏ tất cả những gì ra từ chính mình, trong khi tin khiến con người vào trong tất cả những gì ra từ Đức Chúa Trời. Vì ăn năn nên con người vào trong nước, và vì [có] đức tin nên con người vào trong Thánh Linh. Nhờ vào trong nước và Linh, con người được sinh bởi nước và Linh. Qua sự ăn năn, chúng ta vào trong nước và kết liễu sự sống của người cũ. Nhờ tin, chúng ta vào trong Thánh Linh và có được sự sống của Đức Chúa Trời. Đó là tái sinh.

Mặc dầu tái sinh là “sinh bởi nước và Linh”, nhưng công tác làm cho con người được tái sinh về mặt chủ quan hoàn toàn là nhờ Thánh Linh. (Về mặt khách quan, sự tái sinh hoàn toàn được thực hiện bởi Đấng Christ). Vì thế, trong Giăng chương 3, Chúa Jesus chỉ nói về việc “sinh bởi nước” một lần, trong khi ông đề cập đến việc “sinh bởi Linh” ba lần (cc. 5, 6, 8). Tái sinh có nghĩa là chúng ta được “sinh bởi Linh”. Linh đến để “thuyết phục thế gian về tội lỗi” (Gi. 16:8) và khiến con người ăn năn; Ngài hướng dẫn con người tiếp nhận Chúa Jesus bởi đức tin; sau đó Ngài vào trong người tín đồ đã ăn năn và truyền sự sống của Đức Chúa Trời cho người ấy để có thể được tái sinh. Linh soi sáng con người, khiến con người ăn năn, hướng dẫn con người tin, và khiến con người tiếp nhận sự sống của Đức Chúa Trời. Ngài thực hiện tất cả những điều đó bằng cách dùng lời trong Kinh Thánh, tức bằng phương tiện là lời của lẽ thật về phúc âm. Vì vậy, Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời tái sinh chúng ta bằng phúc âm và bằng lời của lẽ thật (1 Cô. 4:15; Gia. 1:18). Chúng ta đã được “tái sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hay hư nát, là bởi lời Đức Chúa Trời, là lời vẫn sống và còn lại đời đời” (1 Phi. 1:23). Qua Linh và nhờ dùng lời của Ngài, Đức Chúa Trời truyền và gieo sự sống của Ngài vào trong chúng ta. Vì Thánh Linh chạm đến chúng ta, nên chúng ta tin lời của Đức Chúa Trời, và sự sống của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta. Sự sống của Đức Chúa Trời được hiện thân trong lời của Ngài. Hơn nữa, lời của Đức Chúa Trời là sự sống (Gi. 6:63). Vì vậy, khi nhận lấy lời của Đức Chúa Trời, chúng ta nhận lấy sự sống của Đức Chúa Trời.

Sự sống mà chúng ta nhận được vào lúc được tái sinh không phải là sự sống thuộc xác thịt mà là sự sống thuộc linh. Cũng như gió, sự sống này không có hình thể và không thể thấy được (Gi. 3:8). Tuy nhiên, sự sống ấy rất thực tiễn và con người có thể nhận biết được. Vì vậy, tái sinh đơn giản là: ngoài sự sống riêng của mình, con người tiếp nhận thêm sự sống của Đức Chúa Trời.

Khi được tái sinh, chúng ta có “quyền bính trở nên con cái Đức Chúa Trời” (Gi. 1:12), và liên hệ với Đức Chúa Trời trong sự sống như trong mối quan hệ cha con (Ga. 4:6; La. 8:15-16). Sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời là sự sống của Đức Chúa Trời và cũng là “sự sống đời đời” (Gi. 17:3). Đó là sự sống mà A-đam lẽ ra có thể nhận lấy nhưng ông đã không nhận. Đó là sự sống mà trước khi tái sinh, con người chưa có, nhưng vào thời điểm tái sinh thì sự sống ấy vào trong chúng ta. Đây là đặc điểm của giao ước mới, vinh quang của giao ước mới. Ha-lê-lu-gia!

Trong sự sống của Đức Chúa Trời có bản chất của Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi có sự sống của Đức Chúa Trời, chúng ta trở nên “những người dự phần bản chất thần thượng” (2 Phi. 1:4). Chúng ta có thể hiểu lòng của Đức Chúa Trời, chúng ta tự phát muốn làm những gì Đức Chúa Trời muốn làm, và chúng ta có thể sống bày tỏ hình ảnh của Đức Chúa Trời (Côl. 3:10). Nếu một người nói rằng mình đã tiếp nhận sự sống của Con Đức Chúa Trời nhưng lại không sống bày tỏ bản chất của sự sống ấy chút nào, cũng không yêu thích sự công chính và ghét tội lỗi, thì đức tin và sự tái sinh của người ấy rất đáng ngờ. Bản chất của Đức Chúa Trời là sự sống của Đức Chúa Trời. Nếu không có bản chất của sự sống Đức Chúa Trời, thì làm sao chúng ta có thể nói mình có sự sống của Đức Chúa Trời?

“Linh con người là ngọn đèn của Đức Giê-hô-va” (Châm. 20:27, RcV). Sau khi A-đam sa ngã, linh của con người trở nên tối tăm. Khi Thánh Linh tái sinh chúng ta và đặt sự sống của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta, Ngài làm cho linh chúng ta sống động (Êph. 2:5). Sự kiện đó cũng như thắp một ngọn đèn. Vào lúc A-đam sa ngã, phần của con người bị chết trước tiên là nhân linh; vì vậy, vào lúc được tái sinh, khi Thánh Linh đặt sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời vào trong nhân linh, phần của con người được làm sống động trước tiên là linh con người. Công tác của Thánh Linh bắt đầu từ bên trong con người, hành động từ trong ra ngoài, từ linh đến hồn, rồi tới thân thể. Khi Thánh Linh tái sinh con người, đó là điều hoàn toàn được thực hiện trong nhân linh. Trước kia, linh của chúng ta bị chết vì cớ tội lỗi. Bây giờ, linh ấy được làm sống động (Côl. 2:13), và chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời và nhạy cảm đối với tội lỗi. Do đó, nếu một người nói mình đã được tái sinh, mà không biết gì về Đức Chúa Trời và không có cảm nhận gì về tội lỗi, thì sự tái sinh của người ấy thật đáng ngờ.

Khi Thánh Linh tái sinh chúng ta, Ngài ban cho chúng ta “lòng mới” và “linh mới” (Êxc. 36:26). Chúa ban cho chúng ta lòng mới không có nghĩa là Ngài ban cho chúng ta một tấm lòng khác, mà có nghĩa là Ngài đã đổi mới tấm lòng bại hoại của chúng ta. Cũng vậy, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một linh mới không có nghĩa là Ngài ban cho chúng ta một linh khác, mà có nghĩa là Ngài làm sống động linh đã chết của chúng ta và đổi mới linh cũ kỹ của chúng ta. Tấm lòng mới khiến chúng ta nghĩ về Đức Chúa Trời, khao khát Đức Chúa Trời, và yêu mến Đức Chúa Trời. Tấm lòng mới khiến con người có những ước muốn mới và những sở thích mới về những điều thiên thượng và thuộc linh. Có một linh mới, chúng ta không còn yếu đuối và bất lực đối với những điều thuộc linh như trước kia, và chúng ta không còn thiếu hiểu biết đối với những điều về Đức Chúa Trời. Có một linh mới, chúng ta trở nên mạnh mẽ và đầy quyền năng đối với những điều thuộc linh, hiểu biết những điều thuộc về Đức Chúa Trời (1 Cô. 2:12), và có mối tương giao với Đức Chúa Trời.

Một điều vinh hiển khác xảy ra khi chúng ta được tái sinh là Đức Chúa Trời đặt linh Ngài bên trong linh chúng ta (Êxc. 36:27). Sau khi tái sinh [chúng ta], Linh ở trong linh được đổi mới của chúng ta. Đây là điều những người sống dưới giao ước cũ không hề biết đến. Vào thời giao ước cũ, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã hành động trên con người, nhưng trong Lời Thánh không có chỗ nào nói rõ rằng Linh của Đức Chúa Trời đến cư ngụ trong con người mãi mãi. Làm sao chúng ta biết rằng trong thời giao ước mới, Thánh Linh liên tục cư ngụ trong chúng ta? Chúng ta biết điều ấy nhờ lời Chúa nói với các môn đồ Ngài: “Ta sẽ xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi Đấng Yên Ủi khác, để ở lại với các ngươi đời đời, tức là Linh của lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy Ngài, cũng chẳng biết Ngài; còn các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi, cũng sẽ ở trong các ngươi nữa” (Gi. 14:16-17). Đấng Yên Ủi thực sự là chính Chúa đến trong một hình thức khác, vì Chúa nói tiếp: “Ta không để các ngươi mồ côi đâu, Ta sẽ đến cùng các ngươi” (c. 18). “Ngài” trong câu 17 là “Ta” trong câu 18. Vì vậy, Đấng Yên Ủi là chính Chúa đến trong một hình thức khác. Khi ở trên đất, Chúa luôn luôn ở cùng với các môn đồ Ngài, nhưng Ngài không thể ngụ trong họ. Sau khi sống lại, Chúa trở nên Linh ban-sự-sống. Do đó, Ngài có thể ngụ trong họ. Là Đức Chúa Trời nhập thể, Đấng Christ trong xác thịt chỉ có thể ở giữa vòng loài người, nhưng Đấng Christ là Linh thì có thể vào trong loài người. Vì vậy, khi Linh ở trong chúng ta, thì đó là Đấng Christ ở trong chúng ta (La. 8:9-10; 2 Cô. 13:5), và khi Đấng Christ ở trong chúng ta, thì đó là Đức Chúa Trời ở trong chúng ta (Đấng Christ trong Ê-phê-sô 3:17 là Đức Chúa Trời trong c. 19). Đấng Tạo Hóa mà ngụ trong các tạo vật của Ngài thì thật là một ơn phước. Đó là điều kỳ diệu nhất, phước hạnh nhất và vinh hiển nhất trong cả vũ trụ!

Chúa không để chúng ta mồ côi. Điều này có nghĩa là chính Ngài sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, gây dựng chúng ta, và gánh vác mọi trách nhiệm của chúng ta. Những gì Đấng Christ hoàn thành trên thập tự giá thì mang tính cách khách quan, nhưng Linh cư ngụ trong chúng ta biến những sự kiện khách quan thành kinh nghiệm chủ quan của chúng ta. Linh thực tại dẫn dắt con người vào trong mọi thực tại.

Từ ngữ “Đấng Yên Ủi” trong tiếng Hi Lạp có hai ý nghĩa: ý nghĩa thứ nhất là “người giúp việc đứng bên cạnh”, chỉ về Thánh Linh là Đấng luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Mỗi khi chúng ta cần Ngài giúp đỡ thì dường như Ngài ở bên chúng ta và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Ý nghĩa thứ hai là “người biện hộ”. Đấng Christ biện hộ cho chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời vì ích lợi của chúng ta.

Khi được tái sinh, chúng ta trở nên một người được cứu rỗi. Hơn nữa, Đức Chúa Trời cứu chúng ta là nhờ sự tắm rửa của sự tái sinh (Tít 3:5). Tái sinh không những khiến chúng ta có sự sống, mà còn tắm rửa chúng ta. Qua sự tái sinh, cõi sáng tạo cũ của chúng ta được rửa đi. Điều đó có nghĩa là chúng ta được cứu rỗi và giải cứu khỏi cõi sáng tạo cũ. Chúng ta vốn là cõi sáng tạo cũ, nhưng qua sự đổi mới của Thánh Linh (Tít 3:5), nay chúng ta có lòng mới, linh mới và sự sống bất thọ tạo. “Vậy, nếu ai ở trong Christ, thì nấy là người được dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô. 5:17).

Khi có sự sống của Đức Chúa Trời, con người có thể biết Đức Chúa Trời và hiểu những điều thuộc linh. Ngày nay, con người ở trong vương quốc của Đức Chúa Trời về mặt thuộc linh; trong tương lai, con người sẽ vào trong vương quốc của Đức Chúa Trời trong thực tại (Gi. 3:3, 5).

Qua sự tái sinh, ngày nay chúng ta không những có sự sống của Đức Chúa Trời, mà còn có một hi vọng sống cho tương lai. Chúng ta có một cơ nghiệp không thể hư hoại, không ô uế và chẳng suy tàn, được để dành trên trời cho chúng ta (1 Phi. 1:3-4). Ở trên đất, ngày nay chúng ta là một dân thiên thượng, và trong tương lai chúng ta sẽ vui hưởng cơ nghiệp thiên thượng.

Chúng ta có thể ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự tái sinh quá tuyệt diệu, và kết quả của sự tái sinh ấy thì vô cùng phước hạnh và vinh hiển. Chúng ta phải hát lên rằng:

Ô, một huyền nhiệm thật diệu kỳ,

Ấy là Cứu Chúa với tôi là một!

Ô, thật là một sự cứu rỗi tuyệt diệu

Mà Đức Chúa Trời ban cho tôi trong Con Ngài!

Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia!

Một huyền nhiệm vinh hiển!

Không điều gì ở trên trời hay dưới đất

Có thể chia lìa tôi khỏi Jesus là Chúa tôi!

(Thánh Ca, 1074)

Khi được tái sinh, chúng ta trở nên “loài Đức Chúa Trời”. Nhưng chúng ta vẫn cần lớn lên đến chỗ trưởng thành để có thể giống như loài của Ngài, tức là có thể trở nên một Thần-nhân được vinh hóa. Chúng ta phải nhận thức rằng mọi sự sống đều có đặc tính và khả năng riêng của nó. Chẳng hạn, chim thì có sự sống loài chim với những đặc tính và khả năng của nó. Chim thích bay và có khả năng bay. Cá thì có sự sống loài cá với đặc tính và khả năng của sự sống loài cá. Sự sống loài cá thích sống dưới nước và có khả năng sống dưới nước. Không những sự sống động vật như thế, mà sự sống thực vật cũng vậy. “Vậy, hễ cây tốt thì sanh trái tốt, cây xấu thì sanh trái xấu. Cây tốt không thể sanh trái xấu, cây xấu cũng không thể sanh được trái tốt” (Mat. 7:17-18). Đó là tính tự phát của sự sống, là luật của sự sống.

Vì đã được tái sinh, nên chúng ta có sự sống của Đức Chúa Trời. Sự sống ấy cũng có đặc tính và khả năng của nó. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng mặc dầu sự sống chúng ta nhận được vốn trọn vẹn, nhưng sự sống ấy chưa trưởng thành. Cơ cấu hữu cơ của sự sống ấy thì trọn vẹn; sự sống ấy có thể đạt tới mức độ cao nhất. Thế nhưng, khi được tái sinh, điều chúng ta kinh nghiệm được chỉ là một sự tân sinh. Sự sống mà chúng ta nhận được chưa lớn lên và trưởng thành. Ấy cũng giống như trái cây có sự sống trọn vẹn nhưng chưa chín. Sự tân sinh thì trọn vẹn về mặt hữu cơ, nhưng chưa trọn vẹn về mặt trưởng thành. Chỉ sự trưởng thành mới có thể đem đến tình trạng trọn vẹn cho mỗi phần của cơ cấu hữu cơ. Vì vậy, sau khi được tái sinh, con người cần một tiến trình đổi mới lâu dài qua Thánh Linh cho đến khi sự sống ấy được hoàn hảo trong mọi phần của bản thể con người. Trong những đoạn theo sau, chúng ta sẽ thấy từng điểm một về thế nào hạt giống sự sống ấy biểu lộ đặc tính và khả năng của nó.

LUẬT CỦA SỰ SỐNG

Chúng ta hãy đọc Hê-bơ-rơ 8:10 một lần nữa: “Ta sẽ để luật pháp Ta trong tâm trí họ, ghi tạc nó vào lòng họ”. Câu này cho thấy sự khác biệt giữa giao ước mới và giao ước cũ. Trong giao ước cũ, luật pháp được đặt bên ngoài con người và viết trên các bảng đá. Trong giao ước mới, luật pháp được đặt bên trong con người và ghi tạc vào lòng người. Điều được đặt bên ngoài con người và viết trên các bảng đá chắc hẳn là văn tự (2 Cô. 3:6). Nếu vậy, luật pháp có thể được đặt bên trong chúng ta và ghi tạc vào lòng chúng ta là gì? Và bản chất của luật pháp ấy như thế nào? Theo Lời Đức Chúa Trời, chúng ta nhận thấy rằng luật pháp có thể được truyền vào trong chúng ta và ghi tạc vào lòng không phải là luật thành văn, mà là luật của sự sống. Không phải luật nào cũng nhất thiết ra từ sự sống, nhưng sự sống nào cũng phải có một luật. Luật Đức Chúa Trời truyền vào trong chúng ta đến từ sự sống Ngài truyền vào trong chúng ta. Vì có sự sống của Đức Chúa Trời, nên chúng ta cũng phải có luật của sự sống Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đến thế gian trong Con Ngài, và Con Đức Chúa Trời vào trong con người qua Linh. Linh làm cho con người có được sự sống. Sự sống ấy có chức năng của nó trong con người, và chức năng ấy là luật sự sống mà chúng tôi đề cập ở đây. Nói cách khác, luật của sự sống ấy đến từ Linh. Đây là điều được đề cập trong La Mã 8:2: “Luật của Thánh Linh của sự sống”. Xin lưu ý rằng luật này ở thể số ít. Trong giao ước cũ có nhiều luật, nhưng trong giao ước mới thì không có luật thứ nhất, thứ hai, thứ ba và cuối cùng. Trong giao ước mới chỉ có một luật là luật của sự sống. Giao ước mới là như vậy.

Tại đây chúng ta phải nêu lên rằng bản chất của luật sự sống thì có chức năng tự phát. Chẳng hạn, tai của anh em có thể tự phát nghe được mà không cần cố gắng điều chỉnh nó. Cũng vậy, [chúng ta] không cần đặc biệt cố gắng điều chỉnh đôi mắt. Mắt tự phát nhìn thấy được. Chúng ta cũng không cần dùng sức điều chỉnh lưỡi. Khi nếm thấy gì dở, anh em tự phát nhả ra; khi nếm thấy gì ngon, anh em tự phát nuốt vào. Nếu tai không thể nghe, mắt không thể thấy và lưỡi không thể nếm cách bình thường, thì đó là do bệnh tật hay không có sự sống. Điều Đức Chúa Trời đã truyền vào trong chúng ta là sự sống, và sự sống ấy có một luật; Đức Chúa Trời không đặt những luật lệ hay văn tự nào đó vào trong chúng ta, mà đặt một điều sống động. Đó là luật của sự sống, là điều có tính chất tự phát.

Ví dụ sau đây sẽ minh họa điểm này. Giả sử anh em nói với một cây đào đã chết rằng: “Ngươi nên có lá xanh, ngươi nên có hoa màu hồng, và đến thời điểm nào đó ngươi nên kết trái”. Anh em có thể nói như vậy suốt năm, nhưng lời nói của anh em là vô ích vì cây đào ấy đã chết — nó không có sự sống. Tuy nhiên, nếu cây đào của anh em còn sống, thì anh em không cần nói gì. Tự phát nó sẽ đâm nụ, ra lá, nở hoa và cuối cùng kết trái. Đó là luật của sự sống. Luật ấy có chức năng tự phát của nó.

Vì điều Đức Chúa Trời đã truyền vào trong chúng ta là sự sống, nên luật của sự sống cũng phải có đó. Luật ấy phải có chức năng tự phát của nó. Luật ấy sẽ tự động sống bày tỏ sự sống trong chúng ta, và sự sống ấy sẽ tự nhiên sinh ra nội dung của sự sống ấy qua luật. Hơn nữa, sự sống ấy sẽ bày tỏ sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và tất cả những gì Ngài “là” qua luật đó. Hễ chúng ta không ngăn trở thì sự sống tự phát sẽ biểu lộ.

CÁC LUẬT  VÀ NHỮNG PHẦN BỀ TRONG

Giê-rê-mi 31:33 chép: “Ta sẽ đặt luật pháp Ta trong bụng (hay: những phần bề trong) chúng nó và chép vào lòng”. Để hiểu những phần bề trong là gì, chúng ta phải xem xét các thành phần của lòng. Lòng mà chúng ta xét đến tại đây không phải là lòng thuộc thể, mà là tấm lòng được đề cập trong Kinh Thánh và được biết đến trong kinh nghiệm của nhiều người thuộc về Chúa. Theo Kinh Thánh, tấm lòng gồm có vài phần. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét từng phần một.

Các Phần Của Tấm Lòng

(1) Tấm lòng gồm có lương tâm. Chúng ta thấy điều này trong Hê-bơ-rơ 10:22, câu ấy chép: “Và vì đã có lòng được rảy khỏi lương tâm xấu...”. 1 Giăng 3:20 chép: “Vì nếu lòng chúng ta cáo trách mình...”. Cáo trách là chức năng của lương tâm, và từ các câu vừa nêu chúng ta thấy lương tâm ở trong hệ thống của tấm lòng. Do đó, chúng ta nói lòng gồm có lương tâm.

(2) Tấm lòng gồm có tâm trí. Trong Ma-thi-ơ 9:4, chúng ta đọc thấy: “Nhơn sao các ngươi suy nghĩ điều ác trong lòng vậy?” Mác 2:6 nói về sự lý luận trong lòng; Lu-ca 1:51 nêu lên ý tưởng của lòng; và Lu-ca 24:38 đề cập đến những nghi vấn trong lòng. Sự hiểu biết cũng diễn ra ở trong lòng (Mat. 13:15). Ma-ri ghi tạc những lời nào đó và suy nghĩ những lời ấy trong lòng bà (Lu. 2:19), và theo Hê-bơ-rơ 4:12 thì những tư tưởng ở trong lòng. Từ những câu ấy, chúng ta có thể thấy rõ rằng tấm lòng gồm có tâm trí.

(3) Tấm lòng bao gồm ý chí. Công-vụ 11:23 có nhóm chữ “vững lòng”; La Mã 6:17 đề cập đến việc “đã thật lòng vâng phục”; 2 Cô-rin-tô 9:7 nói rằng một người có thể “làm theo lòng mình đã dự định”; và Hê-bơ-rơ 4:12 nói về “ý định của lòng”. Các câu này cho thấy rõ rằng tấm lòng bao gồm ý chí.

(4) Tấm lòng cũng bao gồm tình cảm. Sáng Thế Ký 45:26 chép rằng “lòng Gia-cốp vẫn vô tình”. Lu-ca 24:32 chép: “Lòng chúng ta há chẳng nung đốt sao?” Giăng 14:1 chép: “Lòng các ngươi chớ bối rối”; và 16:22 chép: “Lòng các ngươi sẽ vui mừng”. Các câu này cho thấy rõ rằng tấm lòng bao gồm tình cảm.

Tuy chúng tôi không dám nói rằng lương tâm, tâm trí, ý chí và tình cảm là tấm lòng, nhưng chúng ta có thể nói tấm lòng bao gồm lương tâm, tâm trí, ý chí và tình cảm. Tấm lòng điều khiển lương tâm, tâm trí, ý chí và tình cảm, và tấm lòng là tổng thể của bốn khía cạnh ấy trong bản thể chúng ta. Sau này, khi đề cập cụ thể đến mỗi phần của tấm lòng, chúng tôi sẽ nói đến mỗi phần là lương tâm của tấm lòng, tâm trí của tấm lòng, ý chí của tấm lòng và tình cảm của tấm lòng.

Từ điểm trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng những phần bề trong được đề cập trong Giê-rê-mi 31:33 bao gồm ít nhất bốn phần của tấm lòng, đó là lương tâm, tâm trí, ý chí và tình cảm.

Mối Liên Hệ Giữa Tấm Lòng Và Các Luật

Trong Hê-bơ-rơ 8:10 và 10:16, chúng ta có chữ luật pháp ở thể số nhiều, mặc dầu luật của sự sống thì ở thể số ít chứ không ở thể số nhiều. Thế thì tại sao hai câu ấy lại chép là các luật? Tại sao luật ấy lại ở thể số nhiều? Lý do là vì sự sống mà chúng ta nhận được qua sự tái sinh chỉ có một luật. Đó chính là luật của sự sống. Nhưng luật ấy có nhiều chức năng trong chúng ta. Sự sống của Đức Chúa Trời trong mỗi phần bề trong của chúng ta có chức năng của nó. Trong linh, tâm trí, ý chí và tình cảm, sự sống đều có chức năng của nó. Khi Giê-rê-mi chép “Ta sẽ đặt luật pháp Ta vào trong các phần bề trong của chúng”, thì đó có nghĩa là luật của sự sống Đức Chúa Trời trong mỗi phần bề trong có chức năng của nó.

Vì vậy, nói về chính luật pháp thì luật ấy ở thể số ít; nhưng nói về chức năng của luật ấy trong bản thể chúng ta thì đó ở thể số nhiều. Ấy cũng như nước chảy trong nhà; chỉ có một nguồn, nhưng có nhiều ống dẫn. Sự sống chỉ có một luật trong chúng ta, nhưng luật ấy đã lan đến các phần bề trong của chúng ta. Chúng ta có luật ấy trong linh, tâm trí, ý chí và tình cảm của mình. Nói về chính sự sống thì chỉ có một luật, nhưng nói về chức năng trong hoạt động của sự sống thì có nhiều luật. Luật ấy lan vào những phần khác nhau và trở nên vài luật, nhưng nguồn vẫn là một.

Tấm Lòng Là Cánh Cổng Của Bản Thể Chúng Ta

Mặc dầu linh là phần cao cả nhất của con người, nhưng đại diện cho bản ngã của con người không phải là linh mà là tấm lòng. Tấm lòng là phần đại diện cho con người. Thi Thiên 4:4 đề cập đến việc thông công với lòng của chính anh em. Điều này cho thấy tấm lòng là con người thật của chúng ta. Tấm lòng chúng ta là phần quan trọng nhất của bản thể mình.

Tấm lòng ở giữa linh và hồn. Vì vậy, tất cả những gì vào trong linh đều phải đi qua tấm lòng, và tất cả những gì ra từ linh cũng đều phải đi qua tấm lòng. Châm Ngôn 4:23 chép: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”. Điều này có nghĩa tấm lòng là cửa ngõ mà qua đó sự sống tuôn đổ ra. Nói cách khác, bông trái mà con người sản sinh ở bên ngoài là ra từ tấm lòng của mình, do đó tấm lòng là phần quan trọng nhất. Sự sống cần chuyển động qua tấm lòng. Vì vậy, trước khi sự sống của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta, điều phải được chạm đến trước tiên là tấm lòng chúng ta. Nếu lòng chúng ta chưa trở nên buồn rầu và chưa ăn năn, thì sự sống của Đức Chúa Trời không thể truyền vào. Dầu Đức Chúa Trời khiến chúng ta cảm thấy đau khổ về tội lỗi, cảm thấy tình yêu của Ngài là ngọt ngào hay cảm thấy tính quí báu của Đấng Christ, Ngài luôn luôn thực hiện điều đó bằng cách chạm đến lòng chúng ta, làm cho chúng ta cảm thấy buồn rầu và đem chúng ta đến chỗ ăn năn. Sự buồn rầu của tấm lòng là chức năng đặc biệt của lương tâm, và ăn năn là xoay chuyển tâm trí. Vậy, khi tấm lòng chúng ta được chạm đến, ý chí của chúng ta quyết định và lòng chúng ta tin. Bởi tiếp nhận Đấng Christ như vậy, sự sống của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta và được trồng trong chúng ta (1 Phi. 1:23).

Tấm Lòng Là Công Tắc Của Sự Sống

Một hạt lúa mì được trồng dưới đất sẽ bắt đầu lớn lên và tiếp tục lớn lên. Tuy nhiên, muốn hạt lúa mì lớn lên thì cần có những điều kiện nào đó. Chẳng hạn, nếu hạt giống được trồng nhưng chưa bao giờ được tưới, thì tình trạng đó sẽ cản trở hạt giống lớn lên. Chúng ta không những thấy nguyên tắc này trong lãnh vực sự sống mà còn thấy trong lãnh vực vật lý nữa. Điện đầy năng lực, nhưng khi một cái công tắc nhỏ bị tắt, thì dòng điện bị chận lại. Đành rằng sự sống đầy quyền năng và tự phát, nhưng nếu có gì cản trở sự sống phát triển hay nếu các điều kiện để phát triển không có, thì sự sống sẽ không lớn lên. Tình trạng ấy xem có vẻ như sự lớn lên đã dừng lại.

Thế thì làm sao sự sống ấy có thể phát triển bên trong chúng ta? Chúng ta phải ghi nhớ rằng tiếp nhận sự sống bắt đầu với tấm lòng chúng ta và sự lớn lên của sự sống ấy cũng bắt đầu với tấm lòng chúng ta. Sự sống bên trong chúng ta có thể lớn lên hay không tùy thuộc vào việc tấm lòng chúng ta có mở ra cho Đức Chúa Trời không. Nếu lòng chúng ta mở ra cho Đức Chúa Trời, thì sự sống trong chúng ta sẽ lớn lên và lan rộng; nhưng nếu lòng chúng ta khép kín đối với Đức Chúa Trời, thì sự sống trong chúng ta sẽ không thể nào phát triển và lan rộng. Vì vậy, sự sống lớn lên và phát triển trong chúng ta hoàn toàn là vấn đề tấm lòng. Chúng ta không được bỏ qua vấn đề này.

Chúng ta phải nhận thức rằng tấm lòng có những ước muốn và sở thích, trong khi linh giúp chúng ta tương giao và thông công với Đức Chúa Trời. Vì vậy, khao khát và yêu thương Đức Chúa Trời không phải là vấn đề liên quan đến linh, mà là vấn đề liên quan đến tấm lòng; trong khi thờ phượng và phục vụ Đức Chúa Trời thì không phải là vấn đề liên quan đến tấm lòng, mà là vấn đề liên quan đến linh. Tấm lòng có thể yêu thương Đức Chúa Trời, nhưng không thể chạm đến Ngài. Tấm lòng có thể hướng về Đức Chúa Trời, nhưng không thể tương giao với Ngài. Chỉ linh mới có thể chạm đến Đức Chúa Trời và tương giao với Ngài.

Một số người nói rằng nếu muốn chạm đến những điều thuộc Đức Chúa Trời thì chúng ta cần vận dụng tâm trí mình, cũng như khi nghe âm thanh, chúng ta cần vận dụng tâm trí mình. Để nghe âm thanh chúng ta phải vận dụng tâm trí mình đã đành, nhưng chúng ta cũng phải vận dụng lỗ tai mình nữa. Nếu ai nói gì mà anh em không có tai để nghe thì tâm trí anh em không thể hiểu những gì đã được phát biểu. Đối với sự nhìn thấy cũng vậy; nếu có những màu đỏ, trắng, vàng hay xanh mà không có mắt để nhìn thì anh em sẽ không thể hiểu đỏ, trắng, vàng hay xanh là gì. Nếu muốn nhìn thấy thì anh em phải dùng đến mắt của mình. Âm thanh được truyền đến tâm trí anh em qua tai, và màu sắc được truyền đến tâm trí anh em qua mắt. Cũng vậy, những điều thuộc linh cần được chạm đến bởi linh.

Nếu Đức Chúa Trời muốn tương giao và thông công với chúng ta, mà chúng ta không có một tấm lòng, thì Ngài không thể nào thực hiện điều đó. Tấm lòng chúng ta cũng giống như công tắc điện; khi công tắc được bật lên thì đèn cháy. Khi công tắc bị tắt thì đèn tắt. Nếu tấm lòng chúng ta mở ra cho Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời dễ dàng tương giao với chúng ta, còn nếu tấm lòng chúng ta khép kín đối với Đức Chúa Trời, thì Ngài khó mà tương giao với chúng ta được. Đành rằng sự sống của Đức Chúa Trời ở trong linh chúng ta, nhưng tấm lòng là công tắc của sự sống ấy. Sự sống của Đức Chúa Trời có thể đi qua linh chúng ta mà đến với lương tâm, tâm trí, ý chí hoặc tình cảm hay không là vấn đề liên quan đến tấm lòng. Nếu tấm lòng mở ra thì sự sống của Đức Chúa Trời có lối ra; nếu tấm lòng khép kín thì sự sống của Đức Chúa Trời bị bế tắc.

Tấm Lòng Có Thể Cản Trở Sự Chuyển Động Của Sự Sống

Khi Thánh Linh tái sinh chúng ta, chúng ta nhận được sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời. Sự sống ấy vốn đầy quyền năng và không có giới hạn. Sự sống ấy không bị thời gian hay không gian giới hạn. Nhưng nếu lòng chúng ta có nan đề, thì sự sống của Đức Chúa Trời sẽ bị cản trở rất nhiều. Nếu có nan đề đối với lương tâm, tâm trí, ý chí hay tình cảm của chúng ta, thì sự sống của Đức Chúa Trời sẽ bị cản trở. Sự sống của Đức Chúa Trời đã được truyền vào trong linh chúng ta, nhưng sự sống ấy muốn lan ra và truyền vào những phần khác nhau thuộc bản thể bề trong của chúng ta. Nếu phần nào trong chúng ta còn có nan đề, thì sự sống ấy sẽ bị cản trở và ngăn chặn.

Tất cả những người thuộc về Chúa bởi ân điển của Đức Chúa Trời đều có sự sống của Đức Chúa Trời ở trong mình. Sự kiện này là chắc chắn và không thể phủ nhận. Cũng không thể phủ nhận sự sống của Đức Chúa Trời là sống động và đang ở trong chúng ta. Vì có sự sống của Đức Chúa Trời bên trong mình, chúng ta nhận được khải thị và sự soi sáng. Tiếng nói và cảm nhận của Ngài ở bên trong chúng ta. Thế thì tại sao nhiều con cái Đức Chúa Trời nói rằng: “Tôi không nhận được khải thị, cũng không được soi sáng, và tôi không nghe được tiếng nói hay biết được cảm nhận của Ngài”? Phải chăng như vậy có nghĩa là sự sống của Đức Chúa Trời ở trong họ là không thật? Tình trạng đó có nghĩa là sự sống của Đức Chúa Trời không sống động sao? Không, sự sống của Đức Chúa Trời chắc chắn là thật và sống động. Hơn nữa, sự sống của Đức Chúa Trời ở trong họ. Lý do họ không nhận được khải thị hay không được soi sáng, lý do họ không nghe được tiếng nói hay không biết được cảm nhận của Ngài là vì họ có tấm lòng trục trặc. Có lẽ lương tâm họ có nan đề. Có thể tội lỗi nào đó mà lương tâm đang kết án cần được xử lý. Hay có lẽ tâm trí họ có nan đề là đầy dẫy những băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ xấu xa, lý luận hay nghi ngờ. Ý chí có thể có nan đề như kiên quyết giữ lại ý kiến của mình hay không chịu vâng phục. Tình cảm cũng có thể đầy dẫy những ước muốn thuộc xác thịt hay sở thích thiên nhiên. Dầu là trường hợp nào, trong tấm lòng có phần trục trặc.

Sự sống của Đức Chúa Trời đã được truyền vào trong chúng ta, và sự sống ấy muốn lan ra từ linh. Nhưng về phần mình, chúng ta không để sự sống ấy đi qua. Đôi khi lương tâm chúng ta không để sự sống ấy đi qua; có lúc tâm trí chúng ta không để sự sống ấy đi qua; có khi ý chí chúng ta, và những lúc khác tình cảm chúng ta, không để sự sống ấy đi qua. Vì vậy, sự sống của Đức Chúa Trời không thể bày tỏ qua chúng ta. Chúng ta phải ghi nhớ rằng khi sự sống của Đức Chúa Trời chuyển động qua chúng ta thì sự sống ấy phải đi qua những phần khác nhau của lòng mình. Nếu phần nào của tấm lòng có nan đề thì phần ấy sẽ cản trở sự chuyển động của sự sống Đức Chúa Trời.

Điểm này có thể được chứng minh qua Ê-phê-sô 4:17-19: “Vậy, nầy là điều tôi nói và làm chứng trong Chúa rằng, anh em chớ nên ăn ở như người Ngoại bang nữa, theo sự hư không của tâm chí họ (RcV: tâm trí họ); lòng (RcV: sự hiểu biết) của họ tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời bởi sự ngu muội trong họ do lòng cứng cỏi của họ. Họ đã lì lợm, tự gieo mình vào sự buông tuồng, ham làm mọi thứ ô uế không hề chán”. Chữ “tâm trí” trong câu 17 là nous trong Hi văn. Chữ này được dùng hai mươi bốn lần trong Tân Ước. Đôi khi chữ ấy được dịch là “tâm trí” (như trong Lu. 24:45; La. 1:28; 7:23, 25; 11:34; 12:2; 1 Ti. 6:5; 2 Ti. 3:8; Tít 1:15; Khải. 17:9), và trong những chỗ khác thì được dịch là “sự hiểu biết” (như trong 1 Cô. 14:14-15, 19; Phil. 4:7; Khải. 13:18). Chữ nous vừa có nghĩa là tâm trí vừa có nghĩa là sự hiểu biết. Bên trong con người chúng ta có ba quan năng để nhận thức: trong thân thể chúng ta có bộ óc, trong linh chúng ta có trực giác, và trong hồn chúng ta có tâm trí. Tâm trí chúng ta cần phải được trực giác chi phối. Tất cả chúng ta đều hiểu vấn đề liên quan đến bộ óc trong thân thể mình, nhưng trực giác thì ẩn giấu và khó nhận ra hơn. Có khi chúng ta cảm nhận về trực giác và có khi lại không; đôi khi trực giác thúc đẩy chúng ta và đôi khi lại ngăn chặn chúng ta. Đó là điều chúng tôi gọi là trực giác. Giữa trực giác và bộ óc là tâm trí chúng ta. Tâm trí diễn đạt ý nghĩa của trực giác, và khiến bộ óc làm sáng tỏ ý nghĩa ấy. Tuy nhiên, cho dầu trực giác của chúng ta mạnh mẽ và bộ óc của chúng ta lành mạnh, nhưng nếu tâm trí chúng ta có nan đề thì ý nghĩa bên trong chúng ta không thể được tỏ ra. Nous trong Ê-phê-sô 4:17 là một cơ quan có khả năng suy nghĩ. Cơ quan ấy có thể được ví sánh với mắt chúng ta. Nhưng chữ “sự hiểu biết” trong câu 18 trong tiếng Hi Lạp là dianoia, giải thích chức năng của cơ quan ấy và có thể được ví sánh với sự nhìn thấy của chúng ta. Đó là khả năng hiểu biết.

Tâm trí (nous) hư không của con người là trí tưởng tượng của con người, là “sự mơ tưởng hão” của họ. Loại tâm trí ấy luôn luôn đầy dẫy những ý tưởng hư không. Lần kia, sau khi một nhà truyền giảng chia sẻ xong, ông mời một người trong hội chúng cầu nguyện. Trong lời cầu nguyện, người ấy nói gì đó về 250 xâu tiền. (Bấy giờ tiền được tính theo xâu). Tâm trí của người ấy đầy ắp những mơ tưởng về sự giàu có. Khi sự sống của Đức Chúa Trời chuyển vào phần đó của bản thể người ấy, làm sao sự sống Ngài có thể đi qua được? Qua ví dụ này, chúng ta thấy rằng dầu đó là một người, vấn đề hay sự vật, điều nào cũng có thể trở nên sự tưởng tượng chiếm lấy tâm trí chúng ta. Mỗi khi tâm trí chúng ta bị sự tưởng tượng nào đó chiếm lấy, thì sự sống của Đức Chúa Trời bị tắc nghẽn (Mat. 13:22).

Khi tâm trí của một người bị sự tưởng tượng nào đó chiếm lấy, thì sự hiểu biết của người ấy trở nên tối tăm và khả năng hiểu biết của người ấy trở nên suy yếu. Lần kia, một Cơ Đốc nhân non trẻ bị một vấn đề làm bận tâm. Anh cứ nghĩ đi nghĩ lại về vấn đề ấy trong tâm trí mình cho đến khi hoàn toàn kiệt sức. Lúc này anh nghĩ đó là ý muốn của Đức Chúa Trời; lúc khác anh nghĩ đó không phải là ý muốn của Ngài. Tâm trí anh xoay chuyển liên tục, và hậu quả là anh trở nên rối loạn. Đó có nghĩa là dianoia của anh, sự hiểu biết của anh, đã trở nên tối tăm.

Lý do tâm trí trở nên hư không, sự hiểu biết bị tối tăm, và chúng ta xa cách sự sống của Đức Chúa Trời là vì chúng ta ngu muội ở bên trong và tấm lòng cứng cỏi của chúng ta khiến cho mình gạt bỏ mọi cảm nhận. Lòng có thể trở nên cứng cỏi đến mức độ nó không còn cảm giác gì. Do đó, cội nguồn của nan đề ở nơi tấm lòng.

Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng khi tấm lòng trở nên cứng cỏi, thì chúng ta xa cách sự sống của Đức Chúa Trời, trở nên ngu muội và không có khả năng hiểu biết. Hậu quả là sự sống bị cản trở không lớn lên được. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rằng không phải luật của sự sống không chuyển động trong chúng ta, nhưng luật của sự sống luôn luôn chờ đợi lan đến khắp những phần ở bên trong chúng ta. Tuy nhiên, nếu những phần khác nhau của tấm lòng chúng ta có nan đề, thì sự chuyển động của sự sống sẽ bị cản trở. Vậy nên, muốn sự sống của Đức Chúa Trời lan ra và tự do chuyển động thì trước hết tấm lòng không được có nan đề.

Làm Mềm Mại Tấm Lòng Chai Đá

Và Sự Chuyển Động Của Sự Sống

Ê-xê-chi-ên 36:25-27 đề cập đến ít nhất năm điểm: 1) chúng ta đã được tẩy sạch bằng nước trong; 2) chúng ta đã được ban cho một tấm lòng mới; 3) chúng ta có một linh mới bên trong mình; 4) tấm lòng chai đá của chúng ta đã được lấy đi, và chúng ta được ban cho một tấm lòng bằng thịt; và 5) Linh của Đức Chúa Trời đã được đặt bên trong chúng ta. Kết hợp năm điều ấy lại với nhau đem đến kết quả là chúng ta có thể bước đi theo luật lệ của Đức Chúa Trời và giữ những qui định của Ngài. Chúng tôi đã nêu lên rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một tấm lòng mới cùng với một linh mới và Thánh Linh ở trong chúng ta. Bây giờ chúng ta sẽ lưu ý đến vấn đề Đức Chúa Trời lấy đi tấm lòng chai đá của chúng ta và ban cho chúng ta một tấm lòng bằng thịt như thế nào. Chúng ta phải nhận thức rằng khi chúng tôi đề cập đến tấm lòng chai đá và tấm lòng bằng thịt thì không có nghĩa là chúng ta có hai tấm lòng. Chúng ta chỉ có một tấm lòng. Tấm lòng chai đá chỉ về sự cứng cỏi của lòng, trong khi tấm lòng bằng thịt chỉ về sự mềm mại của lòng; nhưng vẫn chỉ là một tấm lòng. Khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một tấm lòng bằng thịt, nhưng tấm lòng chai đá của chúng ta thì vẫn còn đó. Chúng ta có thể nói rằng một mặt chúng ta có tấm lòng bằng thịt, nhưng mặt khác chúng ta có tấm lòng chai đá. Việc lấy đi tấm lòng chai đá không phải là điều gì đó đột nhiên xảy ra, mà là một tiến trình làm mềm mại từ từ. Lòng chai đá của chúng ta phải dần dần được biến đổi thành tấm lòng bằng thịt để sự sống của Đức Chúa Trời có thể tự do lan ra.

Giữa vòng con cái Đức Chúa Trời, nhiều người đã có kinh nghiệm như sau: trước hết họ được cứu và tấm lòng cứng cỏi của họ được làm cho mềm mại, nhưng chưa hoàn toàn mềm mại. Vào lúc được cứu, có lẽ lòng họ được làm cho mềm mại bảy mươi phần trăm, nhưng một thời gian sau, lòng họ lại trở nên cứng cỏi. Dường như họ trở về với tình trạng trước kia. Hơn nữa, tình trạng cứng cỏi ấy của tấm lòng có vẻ như tệ hơn trước. Có lẽ tấm lòng ấy bị những điều gì đó bắt giữ, bị một người nào đó đụng chạm, bị vướng vào một sự vật nào đó, hay bị một công việc nào đó thu hút. Những điều như vậy bắt đầu kéo người ấy xuống. Đó đều là những nan đề của tấm lòng. Sự sống có thể lớn lên và lan ra trong chúng ta hay không hoàn toàn tùy thuộc vào việc tấm lòng chúng ta có được biến đổi hay không. Điều đó tùy thuộc vào tình trạng của tấm lòng chúng ta, mềm mại hay cứng cỏi. Nếu lòng chúng ta bị nắm giữ bởi những điều khác hơn là Đức Chúa Trời, dầu ấy là sự vật, con người hay vấn đề nào đó, thì nó sẽ luôn luôn cản trở sự chuyển động của sự sống. Vì vậy, Đức Chúa Trời muốn biến đổi lòng chúng ta. Ngài sẽ liên tục biến đổi chúng ta cho đến khi lòng chúng ta hoàn toàn được thay đổi thành một tấm lòng bằng thịt. Khi ấy, Linh Đức Chúa Trời sẽ làm cho sự sống trong chúng ta lan ra cách mạnh mẽ.

Khi sự sống của Đức Chúa Trời muốn lan ra bên trong chúng ta, Ngài luôn luôn chạm đến lòng chúng ta trước, làm cho lòng chai đá của chúng ta trở nên mềm mại. Một số người được chạm đến bởi tình yêu của Đức Chúa Trời, [trong khi] những người khác thì bởi sự sửa trị của Ngài. Khi con dân Israel xoay khỏi Đức Chúa Trời, thì Ngài sửa trị họ và họ đã trở về với Ngài. Một ví dụ khác là về một chị em bị đứa con của mình thu hút, yêu quí nó thái quá. Đã có lần Đức Chúa Trời phán với chị, mà chị không chịu nghe. Ngài phán hai ba lần, nhưng chị vẫn không nghe. Sau đó, Đức Chúa Trời đã lấy đi đứa bé. Đến lúc ấy, lòng chị mới quay về với Ngài. Một anh em khác thì bị mắc bẫy trong công việc kinh doanh của mình. Đức Chúa Trời phán với anh một lần, hai lần, năm lần, mười lần, nhưng anh không chịu nghe. Sau đó, Đức Chúa Trời đã khiến công việc kinh doanh của anh bị đổ vỡ. Bấy giờ anh mới chịu quay về với Đức Chúa Trời. Một số người phục vụ Đức Chúa Trời thì bị công tác cuốn hút; họ bận rộn từ sáng đến tối. Đành rằng công tác là điều gì đó thuộc linh, nhưng công tác có thể chiếm lấy tấm lòng và thay thế Đức Chúa Trời. Lần kia Đức Chúa Trời đã phán với một người trong tình trạng như vậy, nhưng anh không chịu nghe. Đức Chúa Trời phán mười lần, mà anh vẫn không nghe. Sau đó Đức Chúa Trời đã đánh gục anh, rồi lòng anh được soi sáng, và nhờ đó quay về với Đức Chúa Trời. Một số anh chị em có sự thực hành, thành tích hay sự công chính đặc biệt của mình. Nhưng sự thực hành, thành tích hay sự công chính của họ trở nên sự khoe khoang của họ, trở nên thước đo mà họ dùng để đo những người khác. Những điều ấy chiếm hết lòng họ. Đức Chúa Trời phán với họ một lần, hai lần, mười lần, hai mươi lần, nhưng họ không chịu nghe. Khi ấy, bàn tay Đức Chúa Trời giáng trên họ. Đến lúc ấy, họ mới được soi sáng và phủ phục trước mặt Đức Chúa Trời. Lòng họ mới hoàn toàn quay trở lại với Ngài. Qua một công tác như vậy, Đức Chúa Trời biến đổi tấm lòng chai đá thành tấm lòng bằng thịt để sự sống của Ngài có thể tự do chuyển động. Nếu lòng anh em đã được Đức Chúa Trời chạm đến, thì tự phát anh em sẽ nói: “Đức Chúa Trời ơi, con dâng chính mình cho Ngài. Con muốn Ngài xoay trọn lòng con về với Ngài”. Khi anh em dâng chính mình lên như vậy và để Đức Chúa Trời hành động, Ngài sẽ chuyển động trong anh em, và khi Ngài chuyển động, anh em sẽ thấy, nghe và cảm được điều gì đó. Nếu anh em sẵn lòng vâng phục Đức Chúa Trời, sự sống của Ngài sẽ lan vào lương tâm, tâm trí, ý chí và tình cảm của anh em. Theo cách ấy, sự sống của Đức Chúa Trời sẽ liên tục chuyển động trong anh em không dứt.

Hai Điều Kiện Để Sự Sống Chuyển Động

Luật của sự sống cần phải liên tục lan ra. Đức Chúa Trời muốn lan đến những phần khác nhau ở bên trong bản thể chúng ta, nhưng nhiều lúc, khi luật của sự sống chuyển động, luật này đụng phải một vách tường cứng và không thể vượt qua. Có một chướng ngại cản trở sự chuyển động. Vì vậy, muốn sự sống chuyển động và chảy qua được thì chúng ta cần đáp ứng hai điều kiện.

Vâng Phục Cảm Nhận Đầu Tiên Của Sự Sống

Điều kiện thứ nhất là vâng phục cảm nhận đầu tiên của sự sống. Nếu chưa được tái sinh thì một người sẽ không có cảm nhận của sự sống. Một Cơ Đốc nhân nguyên là y sĩ hỏi một nhà truyền giảng câu hỏi sau đây: “Cả khởi đầu lẫn sự tăng trưởng trong đời sống thuộc linh của chúng ta đều bắt đầu bằng tình trạng đói khát. Tuy nhiên, nhiều người không cảm thấy đói khát. Như vậy, làm sao chúng ta có thể làm cho họ trở nên đói khát?” Câu trả lời là: “Anh là một y sĩ. Anh biết con người có sự sống. Nếu chưa chết thì một người chắc hẳn sẽ thèm ăn.

Vậy, làm sao anh có thể làm cho người ấy thèm ăn hơn? Anh phải cho thuốc để người ấy thèm ăn hơn. Khi uống thuốc, người ấy sẽ thèm ăn hơn. Anh phải tiếp tục cho người ấy uống thuốc cho đến khi người ấy ăn uống bình thường. Vậy, mỗi khi có một cảm nhận nho nhỏ nào, anh cần phải vâng theo cảm nhận ấy. Khi chúng ta vâng phục cảm nhận ấy, sự đói khát của chúng ta sẽ gia tăng một chút. Khi chúng ta vâng phục thêm nữa, sự đói khát của chúng ta lại gia tăng và cảm nhận của chúng ta trở nên mạnh hơn. Khi ấy chúng ta lại vâng phục hơn một chút nữa. Chúng ta càng vâng phục, thì cảm nhận sẽ càng mạnh hơn. Nhờ đó, chúng ta trở nên sống động ở bên trong”. Sự sống của Chúa chuyển động bên trong chúng ta theo cách như vậy. Sự sống ấy lan vào tình cảm chúng ta, khiến chúng ta quay về với Đức Chúa Trời; sự sống ấy lan vào tâm trí chúng ta, khiến chúng ta quay về với Đức Chúa Trời; sau đó sự sống ấy lan vào ý chí của chúng ta, làm cho chúng ta quay về với Đức Chúa Trời. Nhờ sự chuyển động và quay về liên tục như vậy, sự sống bên trong chúng ta sẽ được gia tăng, trở nên sâu xa hơn và làm cho lớn lên. Vì vậy, chúng ta cần bắt đầu bằng cách vâng phục cảm nhận nhỏ nhất. Mỗi khi có một cảm nhận thì chúng ta cần phải vâng phục.

Có người sẽ hỏi: “Sau khi vâng phục, bước kế tiếp là gì?” Câu trả lời là trước khi vâng phục cảm nhận đầu tiên, anh em không cần lo về bước kế tiếp. Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chưa bao giờ ban cho con người hai cảm nhận cùng một lúc. Áp-ra-ham là một ví dụ. Khi ra đi, ông không biết mình đi đâu (Hê. 11:8). Ông chỉ biết rằng Đức Chúa Trời muốn ông lìa nhà cửa, đất đai và bà con của mình mà đến nơi Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông thấy (Công. 7:3). Cảm nhận đầu tiên của ông là rời U-rơ, thuộc xứ Canh-đê. Sự dẫn dắt của sự sống sẽ không bao giờ khiến anh em trở nên độc lập, mà luôn luôn làm cho anh em lệ thuộc. Kinh nghiệm của Áp-ra-ham là: “Tôi sẽ đi bước đầu tiên này, còn bước kế tiếp thì tôi không biết”. Nhưng khi tiến lên từng bước một, ông đã hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Đức Chúa Trời không những ban đức tin cho Áp-ra-ham, mà còn đem sự sống và bản chất của Ngài vào trong Áp-ra-ham. Vì vậy, sau khi vâng phục bước đầu tiên, anh em vẫn cần ngưỡng trông Đức Chúa Trời, giao phó bước thứ hai cho Ngài qua sự tương giao. Nhờ bước đi như vậy, từng bước một, Đức Chúa Trời sẽ dẫn dắt anh em.

Khi chúng ta nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà học tập đi theo Ngài bởi [sự dẫn dắt] bên trong thì trong chúng ta sẽ có những cảm nhận. Khi chúng ta bước đi như vậy từng bước một và chuyển động không theo ý của Đức Chúa Trời, tức chuyển động không theo sự sống bên trong mình, thì chúng ta liền cảm thấy Thánh Linh ngăn cấm (Công. 16:6). Điều này rất quí báu. Ngay lập tức anh em sẽ cảm thấy Linh của Jesus không cho (Công. 16:7). Nếu anh em liên tục vâng theo sự dẫn dắt bên trong, hoặc tiến hành hoặc dừng lại, anh em sẽ lớn lên trong sự sống. Chúng tôi lặp lại rằng chúng ta cần vâng theo cảm nhận đầu tiên của sự sống; thậm chí đối với cảm nhận nhỏ bé nhất chúng ta cũng cần vâng theo, vì vâng phục là một điều kiện quan trọng để sự sống chuyển động.

Yêu Thương Đức Chúa Trời

Một điều kiện khác là yêu thương Đức Chúa Trời. Mác 12:30 chép: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý chí, hết sức mà thương yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”. Theo nguyên ngữ, chữ “ý chí” nên được dịch là “sự hiểu biết” (dianoia). Câu này cho thấy rằng chúng ta phải dùng cả tấm lòng, cả tâm hồn, trọn sự hiểu biết và toàn bộ sức lực mà yêu thương Đức Chúa Trời. Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy rằng yêu thương Đức Chúa Trời liên quan đến sự chuyển động của sự sống. Kinh nghiệm của nhiều thánh đồ cho thấy rằng Đức Chúa Trời trước hết “trồng” sự sống vào trong chúng ta, rồi mới chạm đến tình cảm chúng ta bằng tình yêu. Phúc âm Giăng nhấn mạnh đến đức tin và cũng nhấn mạnh đến tình yêu. Phúc âm ấy nói rằng ai tin thì có sự sống đời đời (Gi. 3:16). Phúc âm ấy cũng nói: “Nếu ai thương yêu Ta, thì giữ lời Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người, Chúng Ta đều đến cùng người và lập cư với người” (Gi. 14:23). Tin có nghĩa là nhận lấy sự sống vào trong chúng ta, trong khi yêu thương có nghĩa là để sự sống ấy tuôn đổ ra. Chỉ nhờ đức tin mà một người có thể nhận lấy sự sống, và chỉ nhờ tình yêu mà một người có thể tuôn đổ ra sự sống.

Vì vậy, chúng ta cần để tình yêu ấy đến với lòng mình, và tuôn đổ vào trong tình cảm, tâm trí và ý chí của mình. Chúng ta cần ngẩng đầu lên mà thưa rằng: “Ô Đức Chúa Trời của con, con muốn yêu thương Ngài bằng cả tấm lòng của mình; con muốn yêu thương Ngài bằng cả tâm hồn của mình; con muốn yêu thương Ngài bằng trọn sự hiểu biết của mình; con muốn yêu thương Ngài bằng toàn bộ sức lực của mình!” Ai thực sự làm như vậy đều sẽ thấy ngay là tâm trí, lời lẽ và cách cư xử của mình thay đổi. Mọi sự ở bên trong và ở bên ngoài đều sẽ hoàn toàn được thay đổi. Vì trong người ấy, một chuyện tình bắt đầu chớm nở. Anh chị em ơi, điều Đức Chúa Trời mong đợi nơi chúng ta ngày nay là chịu để Ngài chạm đến tấm lòng, tâm hồn, sự hiểu biết và sức lực của mình. 2 Cô-rin-tô 3:16 chép: “Nhưng hễ khi nào lòng đó xây về Chúa, thì bấy giờ màn ấy mới cất khỏi”. Mỗi khi tấm lòng xoay về Chúa, thì sẽ có sự soi sáng, tiếng nói của Ngài và cảm nhận của sự sống.

Vì vậy, vấn đề không phải là sự soi sáng, tiếng nói của Ngài hay cảm nhận của sự sống là gì? mà vấn đề là tấm lòng của anh em ở đâu? Nếu lòng anh em dính chặt với một người, một vấn đề hay sự vật nào đó, và nếu lòng anh em gắn bó với các ân tứ, kinh nghiệm thuộc linh hay công tác thuộc linh, thì sự sống sẽ bị cản trở không lan ra được. Sự sống bên trong sẽ bị kìm hãm không tuôn đổ ra được, vì sự sống ấy không thể đi qua tấm lòng. Do đó, tấm lòng phải xoay về Chúa và tập trung vào chính Đức Chúa Trời. Nếu lòng chúng ta xoay về Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có được sự soi sáng ở bên trong mình, nghe được tiếng phán của Ngài và có cảm nhận của sự sống ở bên trong. Anh chị em ơi, nếu muốn biết ý muốn của Đức Chúa Trời, thì chúng ta không cần phải cố gắng hiểu bằng tâm trí của mình, mà trước hết phải xoay lòng mình về Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể thưa: “Đức Chúa Trời ơi, con khao khát chính Ngài; con không muốn gì khác”. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ rất dễ dàng hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời.

La Mã 12:1-2 có thể chứng minh những điểm này cho chúng ta. Trước hết Phao-lô nói: “Vậy, anh em ơi, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời mà nài khuyên anh em...” Qua những lời ấy, ông đã chạm đến tình cảm của họ trước. Sau đó, ông nói: “Hãy dâng thân thể của anh em làm sinh tế sống”. Qua những lời ấy, ông có ý định tác động đến ý chí. Rồi ông bảo họ: “Hãy biến hoá bởi sự đổi mới tâm trí của anh em, để thử nghiệm ý chỉ (hay: ý muốn) tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào”. Đó là biết về ý muốn của Đức Chúa Trời trong tâm trí. Điều này cho chúng ta thấy rằng sự sống ở trong con người có thể lan rộng đến tình cảm, ý chí và tâm trí của con người. Theo cách ấy, sự sống dầm thấm những phần bên trong của bản thể chúng ta và tuôn đổ ra qua chúng ta. Khi lòng chúng ta hoàn toàn xoay về Đức Chúa Trời, Ngài sẽ truyền cảm nhận vào bên trong chúng ta, và sẽ dẫn dắt cùng nâng đỡ chúng ta, để chúng ta có thể có sức mạnh mà vâng phục Ngài. Sau đó, chúng ta sẽ được thay đổi ở bên trong và bên ngoài. Vì vậy, nếu muốn sự sống bên trong mình lan ra bên ngoài, và nếu muốn sự sống ấy lớn lên, thì chúng ta cần yêu thương Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta bằng cả tấm lòng, cả tâm hồn, trọn sự hiểu biết và toàn bộ sức lực của mình!

Hai Chức Năng Ra Từ Sự Chuyển Động Của Sự Sống

Sự sống của Đức Chúa Trời liên tục chuyển động. Nếu chúng ta sẵn lòng để cho Ngài tự do hành động bằng cách vâng phục Ngài, thì sự sống bên trong sẽ tự nhiên lớn lên và phát triển. Nếu chúng ta để sự sống ấy liên tục chuyển động bên trong mình, tức để sự sống ấy lan vào lương tâm, tâm trí, tình cảm và ý chí của mình, thì sự chuyển động liên tục ấy sẽ loại trừ tất cả những gì chúng ta không nên có và để lại bên trong chúng ta mọi sự phong phú của Đức Chúa Trời. Trong tiến trình ấy luôn luôn có điều gì đó bị loại trừ và điều gì đó được thêm vào. Càng bị loại trừ thì càng được thêm vào. Những gì bị loại trừ là những gì chúng ta không nên có; những gì được thêm vào là những gì chúng ta nên có. Những gì bị loại trừ đều ra từ A-đam, trong khi những gì được thêm vào thì ra từ Đấng Christ. Những gì bị loại trừ đều cũ kỹ, trong khi những gì được thêm vào thì tươi mới. Những gì bị loại trừ đều chết chóc, trong khi những gì được thêm vào thì sống động. Nhờ tiến trình loại trừ và thêm vào từng chút một như vậy, sự sống bên trong chúng ta lớn lên.

Vậy, khi sự sống của Đức Chúa Trời chuyển động bên trong chúng ta, thì sẽ có hai chức năng. Thứ nhất là sự chết, và thứ hai là sự phục sinh. Chức năng của sự chết là cất đi bệnh tật, trong khi chức năng của sự phục sinh là làm cho chúng ta khỏe mạnh. Yếu tố đầu tiên trong thập tự giá của Chúa là sự chết, trong khi yếu tố thứ hai là sự sống. La Mã chương 6 cho chúng ta biết rằng hai yếu tố này là những yếu tố mạnh mẽ và hữu ích nhất trong sự sống của Đấng Christ. Thập tự giá đơn giản có nghĩa là khi lòng chúng ta được Đức Chúa Trời chạm đến thì chúng ta dâng chính mình cho Ngài để sự sống của Ngài có thể tiếp tục chuyển động trong chúng ta. Khi sự sống của Ngài chuyển động, thì có một yếu tố giết chết chúng ta. Chức năng về sự chết sẽ loại trừ những điều chúng ta không nên có bên trong mình. Chức năng ấy sẽ loại trừ những điều đối lập với Đức Chúa Trời, sự sống và Thánh Linh. Mặt khác, có một yếu tố của sự sống làm cho chúng ta sống động. Chức năng về sự sống khiến chúng ta sống bày tỏ mọi sự phong phú của Đức Chúa Trời Tam Nhất, để chúng ta đầy dẫy ánh sáng, sự vui mừng và bình an. Vậy nên, sự chết và sự sống của Đấng Christ giải cứu chúng ta khỏi tội và tất cả những gì Đức Chúa Trời ghét và kết án. Mặt khác, sự chết và sự sống khiến chúng ta nhận được điều gì đó tươi mới, sáng láng, vui mừng và bình an. Có sự loại trừ thể nào, thì cũng có sự thêm vào thể ấy. Chúng ta cần để sự sống của Đức Chúa Trời hành động, chuyển động trong chúng ta. Mỗi khi sự sống của Ngài chuyển động, thì điều gì đó được loại trừ và điều gì đó được thêm vào. Mỗi khi sự sống của Đức Chúa Trời chuyển động trong chúng ta thì chúng ta chết thêm một chút, và đồng thời cũng sống thêm một chút. Sự sống của Đức Chúa Trời càng chuyển động và loại trừ những điều không nên tồn tại, thì những điều nên tồn tại sẽ càng được thêm vào; sự chết càng được loại trừ, thì sự sống sẽ càng được gia tăng. Nguyện chúng ta tiến lên theo sự chuyển động của sự sống Đức Chúa Trời để sự sống Ngài trong chúng ta có thể đến với tất cả những phần khác nhau [bên trong chúng ta], tự do chuyển động, luôn luôn loại trừ điều gì đó và luôn luôn thêm vào điều gì đó.

Quyền năng Lớn Lao Ra Từ Sự Chuyển Động Của Sự Sống

Hê-bơ-rơ 8:7 chép: “Vì nếu giao ước thứ nhứt không chỗ trách được, thì chẳng cần tìm chỗ nào cho cái thứ hai”. Chúng tôi đã nêu lên trước đây rằng lý do giao ước thứ nhất có khuyết điểm không phải là vì chính giao ước có khuyết điểm, mà là vì giao ước ấy yếu ớt khi được áp dụng cho con người. Giao ước thứ nhất bao gồm những mạng lệnh thành văn được viết trên các bảng đá. Giao ước ấy chỉ có thể truyền lệnh cho con người giữ luật pháp, chứ không thể ban cho con người quyền năng để thi hành. Lý do giao ước mới là giao ước tốt hơn là vì luật được truyền vào trong con người qua giao ước ấy; luật được ghi tạc vào lòng con người. Luật của sự sống thuộc giao ước mới có thể làm cho con người vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời mà không cần đến sự dạy dỗ của loài người. Giao ước mới cho con người khả năng biết Đức Chúa Trời từ bên trong. Vì vậy, chúng ta nói giao ước mới vô cùng vinh hiển và quí báu.

Trong giao ước mới, các luật của Đức Chúa Trời được đặt vào trong các phần bề trong của con người. Nếu sự sống của Đức Chúa Trời đến với một phần nào đó và không thể vượt qua, thì sự sống ấy bị cản trở mà dừng lại tại đó. Sự sống ấy không thể nào lan rộng ra. Tình trạng ấy không có nghĩa là có điều gì đó giao ước mới không thể làm được. Không, giao ước mới có thể làm mọi sự, vì giao ước mới có nghĩa là “đối với Đức Chúa Trời mọi sự đều có thể được”. Lý do giao ước mới có thể làm mọi sự là vì sự chuyển động của sự sống ấy đầy quyền năng. Quyền năng ấy là quyền năng của sự sống bất diệt (Hê. 7:16). Quyền năng mạnh mẽ của sự chuyển động của sự sống ấy chính là quyền năng làm cho Chúa Jesus sống lại từ kẻ chết (Êph. 1:20). Chính quyền năng của sự chuyển động của sự sống ấy cũng có thể làm dư dật vượt quá mọi sự chúng ta cầu xin và suy tưởng (Êph. 3:20).

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét vài ví dụ.

Quyền năng Ấy Có Thể Làm Cho Lòng Con Người Xoay Về Đức Chúa Trời

Chúng ta được cho biết trong 2 Cô-rin-tô 3:14-16 rằng lòng của con dân Israel trở nên cứng cỏi. Khi họ đọc Cựu Ước thì có một bức màn phủ trên lòng họ. Phân đoạn ấy cũng cho chúng ta biết rằng mỗi khi lòng họ xoay về Chúa thì bức màn sẽ được cất đi. Điều này cho thấy rõ rằng bức màn của dân Israel là tấm lòng cứng cỏi của họ, một tấm lòng không khao khát Chúa. Mỗi khi lòng họ xoay về Chúa, thì bức màn sẽ được cất đi. Vì vậy, mỗi khi chúng ta có một bức màn ở bên trong, thì tình trạng đó có nghĩa là lòng chúng ta có nan đề.

Vậy, câu hỏi là làm sao lòng chúng ta có thể được xoay về Chúa? Kinh Thánh chép rằng: “Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn” (Châm. 21:1). Ngay khi chúng ta sẵn sàng đặt lòng mình vào tay Đức Chúa Trời thì Ngài có thể xoay chuyển chúng ta.

Nếu chúng ta sẵn sàng cầu nguyện với Chúa rằng: “Xin hãy khiến lòng tôi hướng về chứng cớ Chúa, chớ đừng hướng về sự tham lam” (Thi. 119:36), thì Đức Chúa Trời có thể xoay chuyển lòng chúng ta. Nếu chúng ta là những người thực sự được cứu, có tấm lòng đã được đổi mới, thì cho dầu chúng ta có quay sang những điều khác mà trở nên nguội lạnh, chúng ta vẫn nhận thức rõ ràng bên trong mình rằng Đức Chúa Trời thương xót chúng ta, sự sống của Ngài liên tục chuyển động bên trong chúng ta, cho đến ngày sự sống ấy thúc đẩy chúng ta nói lớn tiếng hay thầm lặng rằng: “Đức Chúa Trời ơi, con xin Ngài xoay chuyển lòng con”. Dựa trên một chút nhượng bộ như vậy, sự sống ấy sẽ hành động thêm và gia tăng thêm. Nhờ đó, lòng chúng ta được khuấy động mà xoay về Chúa.

Quyền Năng Ấy Làm Cho Con Người Vâng Phục Đức Chúa Trời

Phi-líp 2:12-13 chép: “Ấy vậy, hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, như anh em đã vâng phục luôn luôn, chẳng những khi tôi có mặt mà thôi, lại nay tôi vắng mặt thì phải càng hơn, hãy lấy lòng sợ sệt run rẩy mà làm nên sự cứu rỗi của anh em”. Làm sao họ có thể làm được điều đó? Câu trả lời là: “Vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài”. Nhiều khi, chúng ta không những không thể vâng phục Đức Chúa Trời, mà còn không muốn vâng phục Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự được cứu và lòng chúng ta đã được chạm đến, thì cho dầu đôi khi chúng ta có thối lui và lòng chúng ta trở nên cứng cỏi, nhưng ở bên trong mình, chúng ta biết diễn biến sẽ là: Đức Chúa Trời thương xót chúng ta, sự sống của Ngài vẫn chuyển động trong chúng ta, và sau cùng sự sống ấy sẽ chuyển động cho đến khi lòng chúng ta lại ước muốn vâng phục Đức Chúa Trời. Khi ấy, chúng ta sẽ quyết định vâng phục Đức Chúa Trời, và cũng được ban cho khả năng vâng phục Đức Chúa Trời. Lý do được như vậy chỉ là vì sự sống của Đức Chúa Trời đã lan vào trong tình cảm và ý chí của chúng ta. Sự sống ấy đã hành động đến mức độ chúng ta có khả năng vâng phục Đức Chúa Trời.

Một chị em nọ bị lương tâm cáo trách đến nỗi cảm thấy mình không bao giờ muốn theo ý muốn của Đức Chúa Trời và không bao giờ có thể lại vâng phục Ngài. Dường như điều duy nhất chị chờ đợi là lời tuyên án của Đức Chúa Trời, và chị vô cùng đau khổ. Nhưng vào thời điểm ấy, bên trong chị có một lời cầu nguyện. Chị thầm thưa với Đức Chúa Trời rằng: “Đức Chúa Trời ơi, có lẽ con không có khả năng tìm kiếm ý muốn của Ngài, nhưng con vẫn xin Ngài khiến con tìm kiếm ý muốn của Ngài. Mặc dầu không thể vâng phục Ngài, con vẫn xin Ngài khiến con vâng phục”. Đó là một lời cầu nguyện tuyệt diệu. Phi-líp 2:13 nâng đỡ chị ngày hôm ấy. Chị nhận thức rằng nếu Đức Chúa Trời không hành động trong lòng chị thì chị đã không có được một lời cầu nguyện như vậy. Vì sự chuyển động của Đức Chúa Trời đã khiến chị thốt lên một lời cầu nguyện như vậy, nên Đức Chúa Trời cũng phải có khả năng làm cho chị vâng phục ý muốn của Ngài, vì sự chuyển động của Ngài là để thực hiện niềm vui thích tốt lành của Ngài. Khi nhìn thấy điều này, thì chị được phục hưng và đầy dẫy sự vui mừng.

Quyền năng Ấy Khiến Con Người Có Khả Năng Thực Hiện Những Công Tác Đức Chúa Trời Đã Dự Bị

Ê-phê-sô 2:10 chép: “Vì chúng ta là công tác (RcV: kiệt tác) của Ngài, được dựng nên trong Christ Jesus để làm việc lành, mà Đức Chúa Trời trước kia đã dự bị cho chúng ta noi theo”. Công tác ấy đã được chính Đức Chúa Trời hoàn thành trong Christ Jesus. Chúng ta có thể nói đó là kiệt tác của Đức Chúa Trời. Kiệt tác đơn giản là một công trình tuyệt hảo, tinh xảo, một sản phẩm tốt nhất. Không gì có thể tốt hơn một kiệt tác. Đức Chúa Trời không những đã cứu dân của Ngài, mà trong Christ Jesus Ngài còn làm cho họ trở thành một kiệt tác. Điều này được thực hiện nhờ quyền năng của sự sống Ngài hành động trong con người. Đây là một khía cạnh thuộc về đặc tính của giao ước mới. Đức Chúa Trời đã tạo con người thành một kiệt tác như vậy đến nỗi Ngài không thể nào làm tốt hơn được. Điều ấy không phải được thực hiện để chính con người được thỏa mãn, mà là để mục đích của Đức Chúa Trời trong việc hoàn thành việc lành mà Ngài đã dự bị có thể được hoàn tất. Đó thật là một tiêu chuẩn cao tuyệt diệu! Những việc lành mà Đức Chúa Trời đã dự bị cho chúng ta phải là điều gì đó Ngài xem là tốt lành. Chỉ những gì bắt nguồn từ tình yêu mới là những việc lành mà Đức Chúa Trời xem là tốt lành (Mat. 19:17). Bất cứ việc lành nào không bắt nguồn từ tình yêu, dầu là bán hết của cải để nuôi dân nghèo hay hiến thân tự thiêu vì những người khác, thì vẫn vô ích (1 Cô. 13:3). Những việc lành bắt nguồn từ tình yêu không phải là những việc lành thông thường, mà là những việc lành phát xuất từ một sự sống yêu thương và được thực hiện dựa trên nguyên tắc yêu thương. Những việc lành mà Đức Chúa Trời đã dự bị để chúng ta làm chỉ có thể được thực hiện và sống bày tỏ ra bởi sự sống của Đức Chúa Trời. Ngợi khen Đức Chúa Trời, Ngài đã cứu chúng ta và đặt sự sống Ngài trong chúng ta! Ấy là nhờ quyền năng của sự sống đó mà kiệt tác có thể được hoàn tất và chúng ta có thể làm những việc lành Ngài đã dự bị cho chúng ta. Đây là phúc âm. Đây là vinh quang của giao ước mới! Ha-lê-lu-gia!

Quyền Năng Này Khiến Con Người Có Khả Năng Lao Khổ Và Phấn Đấu

Sứ đồ Phao-lô nói: “Ân điển Ngài ban cho tôi cũng không phải là luống nhưng đâu” (1 Cô. 15:10). Chúng ta biết điều ông nói đây rất đúng vì ông đã lao khổ nhiều hơn tất cả các sứ đồ. Tuy nhiên, ông nói: “Nhưng nào phải tôi, bèn là ân điển Đức Chúa Trời ở cùng tôi”. Ông có thể lao khổ nhiều hơn những người khác, không phải vì thân thể ông vốn khỏe mạnh hơn, cũng không phải vì ông siêng năng hơn những người khác, mà là vì ân điển của Đức Chúa Trời đã ở cùng ông. Ông còn nói thêm rằng: “Ấy là Ngài mà chúng ta rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan khuyên răn mọi người, dạy dỗ mọi người, để trình diện mọi người trọn vẹn trong Christ. Tôi cũng vì đó mà chịu lao khổ, chiến đấu theo sự vận dụng của Ngài đang vận hành trong tôi cách có quyền năng” (Côl. 1:28-29). Chữ “quyền năng” trong câu 29 cũng có thể được dịch là “quyền năng bùng nổ”. Nói cách khác, điều Đức Chúa Trời [dùng để] hành động bên trong là quyền năng bùng nổ; cho nên, điều Phao-lô [dùng để] công tác bên ngoài cũng là quyền năng bùng nổ. Sứ đồ Phao-lô công tác, không phải vì ông có sức lực trong chính mình, mà là vì bên trong ông có quyền năng bùng nổ. Quyền năng bùng nổ ấy liên tục bùng nổ bên trong ông, khiến ông có thể siêng năng lao khổ và chiến đấu để đem mọi người đến trước mặt Đức Chúa Trời [trong tình trạng] hoàn hảo trong Đấng Christ. Quyền năng bùng nổ ấy là quyền năng hành động của sự sống Đức Chúa Trời! Chính quyền năng của sự sống ấy khiến chúng ta có thể siêng năng lao khổ và phấn đấu trong công tác của mình.

Lao khổ nhiều hơn và phấn đấu hay chiến đấu chứng tỏ chúng ta vừa có ân điển ở bên trong vừa có quyền năng của sự sống bề trong. Điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ân điển, không phải để làm cho chúng ta thành những người đánh giá cao sự thuộc linh, cũng không phải để chúng ta có thể vui hưởng sự thuộc linh của chính mình, mà là để chúng ta có thể siêng năng hơn, lao khổ và phấn đấu nhiều hơn những người khác. Nếu có ai tự xưng là đầy tớ của Chúa mà vẫn yêu chính mình, lười biếng và không chịu công tác, thì người ấy không những biếng nhác mà chắc hẳn còn gian ác (Mat. 25:26). Loại đầy tớ như vậy bị Chúa định tội. Vì vậy, chúng ta không được nói về các giáo lý trống rỗng. Chúng ta phải ngưỡng trông Đức Chúa Trời để có thể sống bày tỏ ân điển Ngài và biểu lộ quyền năng Ngài.

Quyền Năng Ấy Khiến Con Người Có Thể Có Một Sự Phục Vụ Sống Động Và Tươi Mới

Trước khi xem xét sự sống ấy khiến chúng ta có thể có một sự phục vụ sống động và tươi mới như thế nào, chúng ta hãy đọc ba phân đoạn [Kinh Thánh]. Phân đoạn thứ nhất là 2 Cô-rin-tô 3:5-6: “Không phải tự mình chúng tôi có đủ tư cách mà tính toán việc gì như bởi chúng tôi, nhưng tư cách của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời. Ngài cũng đã khiến chúng tôi có đủ tư cách để làm chấp sự của giao ước mới, chẳng phải giao ước bằng văn tự, bèn là bằng thần linh (RcV: Linh); vì văn tự làm cho chết, còn thần linh làm cho sống”.

Phân đoạn thứ hai là La Mã 7:6: “Nhưng bây giờ chúng ta đã được giải thoát khỏi luật pháp, vì đã chết đối với điều đã đè giữ mình, để chúng ta hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của tâm linh, chớ không theo cách cũ của văn tự”.

Phân đoạn thứ ba là La Mã 2:28-29: “Vì kẻ bề ngoài là người Do Thái thì không phải là người Do Thái, cắt bì xác thịt bề ngoài cũng chẳng phải là cắt bì; duy kẻ bề trong là người Do Thái mới là người Do Thái, còn sự cắt bì thật thì thuộc trong lòng, ở nơi tâm linh, chớ chẳng ở nơi văn tự. Người ấy được ngợi khen, chẳng bởi người ta, bèn là bởi Đức Chúa Trời”.

Ba phân đoạn Kinh Thánh ấy cho thấy có một sự khác biệt lớn giữa sự phục vụ của giao ước mới và sự phục vụ của giao ước cũ. Sự phục vụ trong giao ước cũ thuộc về văn tự, nhưng sự phục vụ trong giao ước mới thuộc về linh. Sự phục vụ của giao ước cũ vốn cũ kỹ, còn sự phục vụ của giao ước mới thì tươi mới. Sự phục vụ của giao ước cũ giết chết, nhưng sự phục vụ của giao ước mới thì ban sự sống. Nói cách khác, sự phục vụ trong giao ước cũ là theo văn tự được viết ra, hết mạng lệnh này đến mạng lệnh khác. Đó là một sự phục vụ theo hình thức. Nhưng sự phục vụ trong giao ước mới thì theo Linh. Trong giao ước mới, Linh ra lệnh cho con người phải hành động như thế nào, thì con người hành động như thế ấy; Linh ra lệnh cho con người phải nói như thế nào, thì con người nói theo lệnh ấy. Linh bảo con người phải cầu nguyện như thế nào, thì con người cầu nguyện như thế ấy.

Chúng ta có thể nói rằng sự phục vụ của giao ước cũ có tính cách bề ngoài, trong khi sự phục vụ của giao ước mới thì mang tính chất bề trong. Sự phục vụ của “văn tự” trong giao ước cũ chỉ đem đến sự chết, còn sự phục vụ của “linh” trong giao ước mới thì ban sự sống cho con người. Nói cách khác, sự phục vụ bởi “văn tự” là chết chóc và cũ kỹ, nhưng sự phục vụ đặt nền tảng trên việc sống “trong Đấng Christ” thì sống động. Sự phục vụ theo “văn tự” là cũ kỹ, nhưng sự phục vụ vốn là kết quả của việc sống “trong Đấng Christ” thì tươi mới. Sự phục vụ theo “văn tự” chỉ ở trong văn tự, nhưng sự phục vụ đến từ việc sống “trong Đấng Christ” thì thuộc linh.

Vậy, chúng ta có thể nói rằng bất cứ loại phục vụ nào có tính cách bề ngoài, theo văn tự và ở trong tình trạng cũ kỹ đều là sự phục vụ của giao ước cũ. Nhưng bất cứ sự phục vụ nào mang tính chất bề trong, theo linh và ở trong tình trạng tươi mới đều là sự phục vụ của giao ước mới. Bất cứ sự phục vụ nào có được do mô phỏng hay bắt chước điều gì đó bề ngoài đều không phải là sự phục vụ của giao ước mới. Sự phục vụ của giao ước mới là điều gì đó đến từ mối quan hệ với Đấng Christ và được thực hiện từ trong ra ngoài. Sự phục vụ của giao ước mới mang tính chất thuộc linh, ra từ khải thị và ở trong tình trạng tươi mới. Sự phục vụ của giao ước mới ra từ Đức Chúa Trời, qua Đức Chúa Trời và cho Đức Chúa Trời (La. 11:36). Sức lực để phục vụ ra từ Ngài, đường lối phục vụ là qua Ngài, và kết quả của sự phục vụ là cho Ngài. Đó là sự phục vụ thuộc linh. Ấy là sự phục vụ sống động, và là sự phục vụ thuộc giao ước mới.

Phao-lô nói: “Không phải tự mình chúng tôi có đủ tư cách mà tính toán việc gì như bởi chúng tôi, nhưng tư cách của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời. Ngài cũng đã khiến chúng tôi có đủ tư cách để làm chấp sự của giao ước mới” (2 Cô. 3:5-6). Đức Chúa Trời hành động trong họ đến mức độ họ có thể trở nên những chấp sự của giao ước mới, tức là trở nên những người phục vụ dưới giao ước mới. Phao-lô cũng nói: “Còn tôi đã được làm chấp sự của Tin Lành (hay: phúc âm) ấy, theo sự ban tứ của ân điển Đức Chúa Trời, mà Ngài đã ban cho tôi theo sự vận hành của quyền năng Ngài” (Êph. 3:7). Phao-lô nói rõ rằng việc ông trở nên chấp sự của phúc âm là theo sự ban tứ của ân điển Đức Chúa Trời. Sự ban tứ ấy không phải là nói các thứ tiếng [lạ], cũng không phải là các khải tượng, phép lạ, công việc thần kỳ, chữa bệnh hay đuổi quỉ — mặc dầu Phao-lô có tất cả những sự ban tứ ấy (xin xem 1 Cô. 14:18; Công. 13:9-11; 14:8-10; 16:9, 16-18; 18:9). Sự ban tứ ấy cũng không phải là lời lẽ cao xa hay khôn ngoan tột vời (1 Cô. 2:1). Sự ban tứ ấy không phải là điều gì đó thình lình ngự xuống từ trời. Phao-lô nói rất rõ rằng sự ban tứ ấy được ban cho ông theo sự vận hành của quyền năng Đức Chúa Trời. Đó không phải là một sự ban tứ mang tính chất thần kỳ, mà là một sự ban tứ liên quan đến ân điển. Sự ban tứ ấy có được là qua quyền năng Đức Chúa Trời vận hành trong Phao-lô. Sự ban tứ ấy khiến Phao-lô có thể “giảng cho dân Ngoại bang sự giàu có không dò lường được của Đấng Christ, và khiến cho mọi người đều rõ về chức gia tể của lẽ mầu nhiệm, từ các đời trước đã giấu kín trong Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật” (Êph. 3:8-9). Sự ban tứ ấy thật tuyệt diệu! Sự ban tứ tuyệt diệu ấy được ban cho ông theo quyền năng vận hành của Đức Chúa Trời.

Sự Thành Hình Đấng Christ Trong Chúng Ta, Sự Biến Đổi Và Sự Đồng Hóa Theo Ngài

Khi luật của sự sống được phép tự do chuyển động trong chúng ta, luật ấy sẽ phát triển đến chỗ Đấng Christ có thể được hình thành trong chúng ta (Ga. 4:19). Khi Đấng Christ dần dần được hình thành trong chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi (2 Cô. 3:18). Mục tiêu của sự biến đổi là trở nên giống như Ngài (1 Gi. 3:2). Đấng Christ được thành hình trong chúng ta không thể tách rời với việc sự sống của Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta. Mức độ sự sống của Đức Chúa Trời được hòa lẫn với chúng ta là mức độ Đấng Christ được thành hình trong chúng ta, và cũng là mức độ chúng ta được biến đổi.

Mức độ một người được đầy dẫy sự sống của Đấng Christ, sống bày tỏ Đấng Christ và biểu lộ Đấng Christ là mức độ người ấy được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời như được đề cập trong La Mã 8:29. Đó là điều Phao-lô theo đuổi, và là kinh nghiệm của ông (xem Phil. 3:10; 1:20). Điều đó có thể trở nên kinh nghiệm của chúng ta ngày nay, và cần phải là sự theo đuổi của mọi con cái Đức Chúa Trời. Đối với việc hoàn toàn được giống Ngài, chúng ta phải chờ đợi đến khi Chúa hiện đến (1 Gi. 3:2). Ngày ấy sẽ là thời điểm thân thể chúng ta được cứu chuộc (Êph. 1:14; 4:30; La. 8:23). Vào lúc đó, chúng ta sẽ hoàn toàn trở nên giống Ngài.

Đấng Christ Đang Được Hình Thành Trong Chúng Ta

Một hình ảnh minh họa đơn giản sẽ giúp chúng ta thấy việc Đấng Christ được hình thành trong chúng ta có nghĩa là gì. Trong một quả trứng gà có sự sống con gà. Tuy nhiên, nếu dùng ánh sáng để nhìn xuyên qua quả trứng trong những ngày đầu ấp trứng, anh em không thể nhận ra phần nào là đầu và phần nào là chân. Đến khi trứng gà gần nở, anh em mới có thể thấy hình dạng trọn vẹn của con gà là thế nào. Bấy giờ, chúng ta có thể nói con gà đã được hình thành bên trong quả trứng. Cũng vậy, sự sống của Đấng Christ trong những Cơ Đốc nhân non trẻ chưa được hình thành đầy đủ. Sự sống ấy chỉ được hình thành trong những Cơ Đốc nhân đã trưởng thành. Sự sống của Đấng Christ thì trọn vẹn, nhưng bị chúng ta hạn chế. Vì vậy, Đấng Christ chưa được hoàn toàn hình thành trong chúng ta. Tình trạng này có nghĩa là sự sống bị cản trở không lớn lên được.

Phao-lô lại quặn thắt vì các tín đồ Ga-la-ti cho đến khi Đấng Christ được hình thành trong họ (Ga. 4:19). Qua điều này, chúng ta nhận thấy sự hình thành Đấng Christ rất quan trọng. Tại đây Phao-lô không nói những lời lẽ trống rỗng, cũng không than thân trách phận. Ông lại quặn thắt, là điều cần đến thời gian, tình yêu thương, sự cầu thay, nước mắt và sự mong đợi hằng ngày. Bao nhiêu con cái Đức Chúa Trời ngày nay có Đấng Christ hình thành trong mình? Bao nhiêu người phục vụ Chúa quan tâm đến tình trạng thuộc linh của con cái Đức Chúa Trời và mang nặng đẻ đau trong sự sinh sản thuộc linh? Ôi, khi đề cập đến vấn đề này, chúng tôi ăn năn, đau đớn và khóc lóc, không những vì chúng tôi đang ở trong một tình trạng kém cỏi như vậy, nhưng cũng vì tình yêu của chúng tôi đối với một số con cái Đức Chúa Trời còn quá thiếu sót.

Một số con cái Đức Chúa Trời chưa trưởng thành và không bình thường. Thậm chí có người còn thối lui và sa sút. Chúng ta có thể đổ hết lỗi cho họ vì tình cảnh đáng thương của họ không? Chúng ta có thể thản nhiên và ngày ngày sinh hoạt [bình thường] mà không thấy buồn và cầu nguyện cho họ sao? “Đức Chúa Trời ơi, xin tha thứ cho chúng con và thương xót chúng con. Xin ban cho chúng con thời gian để học tập và kinh nghiệm. Xin ban cho chúng con thời gian để quặn thắt cho những người đang ở trong tình trạng giống như các tín đồ Ga-la-ti”.

Biến Đổi

Theo La Mã 12:1-2 có hai điều kiện tiên quyết để được biến đổi: thứ nhất là trình dâng thân thể chúng ta; thứ hai là đổi mới tâm trí chúng ta. Việc trình dâng thân thể chúng ta có thể được ví sánh với sự tái sinh — điều ấy được thực hiện một lần đủ cả; trong khi sự biến đổi là một tiến trình và tiệm tiến.

Bây giờ, chúng ta hãy đặc biệt xem xét mối quan hệ giữa tâm trí và sự biến đổi. La Mã 12:2 chép: “Hãy biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí của anh em”. Ê-phê-sô 4:23 chép: “Lại phải đổi mới trong linh của tâm trí mình”. Cả hai câu trên đều chỉ về mối quan hệ giữa việc đổi mới tâm trí và sự biến đổi. Công tác của Thánh Linh luôn luôn là từ trong ra ngoài. Vì linh đặc biệt liên quan đến tâm trí, nên linh phải được đổi mới trước, sau đó tâm trí phải được đổi mới, rồi cuối cùng, cách cư xử của con người sẽ dần dần được thay đổi.

Ăn năn có nghĩa là có một sự thay đổi trong tâm trí, có nghĩa là mắt được mở ra. Tâm trí chúng ta được đổi mới đơn giản có nghĩa là mắt chúng ta được soi sáng. Tâm trí chúng ta càng được đổi mới thì chúng ta càng được biến đổi. Qua ánh sáng sự sống, ngày ngày Đức Chúa Trời làm cho chúng ta biết chính mình, khước từ chính mình, biết thực tại của sự sống bề trong, còn về cách ăn ở thì Ngài khiến chúng ta kinh nghiệm việc cởi bỏ người cũ và mặc lấy người mới. Đây là một vấn đề liên quan đến kinh nghiệm chủ quan của chúng ta. Nói về mặt khách quan, đối với cách ăn ở trước kia của họ các Cơ Đốc nhân đã cởi bỏ người cũ và mặc lấy người mới rồi (Êph. 4:22, 24; Côl. 3:10). Đó là tất cả những sự kiện đã được hoàn thành trong Đấng Christ.

Chúng ta phải nhận thức rằng biến đổi không giống như tái sinh. Tái sinh là điều gì đó xảy ra một lần đủ cả, nhưng biến đổi là một tiến trình tiệm tiến hằng ngày. Chúng ta phải hỏi chính mình câu hỏi này: tôi đã kinh nghiệm sự biến đổi được bao nhiêu? Nếu từ khi trở thành một Cơ Đốc nhân chúng ta không có gì thay đổi, nếu chúng ta vẫn yêu chính mình, than vãn, ích kỷ, kiêu ngạo, tự tôn, đầy sự lo lắng và nghi ngờ, thì việc chúng ta đã thực sự gặp được ánh sáng hay chưa là điều đáng ngờ. Nếu càng tiến lên chúng ta càng trở nên nguội lạnh, cứng cỏi, kiêu ngạo, tự phụ, phóng túng và ương ngạnh, thì lòng hay tâm trí của chúng ta đang bị bệnh. Trong trường hợp đó chúng ta cần hạ mình xuống và lại bắt đầu xử lý lòng mình. Chúng ta cần cầu xin Chúa thương xót, soi sáng và làm cho chúng ta mạnh mẽ để loại bỏ bất cứ tội lỗi và chút bản ngã nào cản trở sự chuyển động của luật sự sống.

Thánh Linh nói: “Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng...” (Hê. 3:7-8). Nguyện Chúa thương xót chúng ta để lòng chúng ta có thể được mềm mại trước mặt Ngài. Đồng thời chúng ta cần tin Phi-líp 2:13: “Vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài”. Đây là đặc điểm của giao ước mới, và cũng là vinh quang của giao ước mới. Chúng ta phải ngợi khen Đức Chúa Trời!

Biến Đổi Và Đồng Hóa

Đồng hóa được đề cập trong La Mã 8:29 và Phi-líp 3:10 theo nguyên bản có nghĩa là giống nhau về mặt hình thể và bản chất hay trở nên giống nhau. Trong Tân Ước, từ ngữ Hi Lạp ấy chỉ được dùng ba lần: trong La Mã 8:29 và Phi-líp 3:21 từ ngữ ấy được dùng làm tính từ, và trong Phi-líp 3:10 từ ngữ ấy được dùng làm động từ.

Biến đổi và đồng hóa khác nhau thế nào? Biến đổi nói lên một tiến trình, trong khi đồng hóa chỉ về công trình hoàn tất. Biến đổi có nghĩa là sự sống của Chúa dần dần lớn lên trong chúng ta để chúng ta giống như Chúa. Đồng hóa có nghĩa là chúng ta hoàn toàn được biến đổi và có cùng một hình thể và bản chất như Chúa. Đồng hóa có thể được ví sánh với điều gì đó ra từ một cái khuôn. Khi người thợ rèn đổ đồng chảy vào khuôn, thì đồng chảy ấy có hình cái khuôn. Đồng hóa cũng có thể được ví sánh với người làm bánh đổ bột vào khuôn. Kết quả là bánh có cùng hình dạng như cái khuôn. Chúng ta sẽ trở nên giống Chúa tới mức độ như vậy.

La Mã 8:29 chép: “... trở nên giống như hình tượng (RcV: đồng hóa theo hình ảnh) của Con Ngài”. Điều này có nghĩa là hình ảnh của chúng ta sẽ trở nên giống như hình ảnh của nhân tính được vinh hóa của Chúa. Nếu một người muốn được biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh của nguyên mẫu mà Đức Chúa Trời đã ấn định, thì người ấy phải được thay đổi từ trong bản chất. Sự sống của Đức Chúa Trời phải vào trong linh người ấy và dầm thấm trọn bản thể người ấy cho đến khi người ấy hoàn toàn được thay đổi trong bản chất. Vì vậy, người ấy được hoàn toàn đồng hóa theo hình ảnh. Thế nên, Linh của Chúa hành động từng bước một, từ vinh quang đến vinh quang (2 Cô. 3:17-18). Ngợi khen Chúa vì công tác ấy!

Đến đây, chúng ta lại cần xem xét vấn đề tấm lòng. 2 Cô-rin-tô 3:18 chép: “Chúng ta thảy đều để mặt trần mà chiếu lại sự vinh quang của Chúa như một cái gương, thì đều biến hóa nên cũng một hình tượng của Ngài, từ vinh quang đến vinh quang, như bởi Chúa là Thánh Linh vậy”. Tại đây, cái gương được dùng để minh họa. Một cái gương chỉ có thể phản chiếu những gì hướng về nó, phản chiếu những gì ở trước mặt nó. Cũng vậy, trong cuộc sống hằng ngày của mình, càng nhìn thấy Đấng Christ, chúng ta sẽ càng phản chiếu Đấng Christ. Mặt trần có nghĩa là mặt chúng ta không bị bức màn nào che phủ; nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy Đấng Christ cách trọn vẹn. Nếu mặt chúng ta bị một bức màn che phủ, thì chúng ta hoặc không nhìn thấy Đấng Christ, hoặc nhìn thấy Đấng Christ cách không trọn vẹn. Khi đọc kỹ 2 Cô-rin-tô 3:12-16, bức màn [hiện hữu] rõ ràng là do sự kiện tấm lòng không khao khát Đức Chúa Trời. Khi xưa, mặt của Môi-se chiếu sáng vì Đức Chúa Trời phán với ông. Dân Israel sợ ánh sáng từ mặt ông chiếu ra nên họ ngần ngại không dám đến gần. Vì vậy, khi Môi-se vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, ông cất đi bức màn, nhưng khi bước ra, ông lại dùng mạng che bao phủ mặt mình (Xuất. 34:29-35). Mạng che nơi mặt Môi-se nói lên tình trạng của con dân Israel; đó là lòng họ xa cách Đức Chúa Trời. Về sau, dân Israel lại sa vào tình trạng sợ hãi ánh sáng. Họ không muốn có ánh sáng. Bức màn nơi lòng họ chưa được cất đi; vì vậy, khi đọc Cựu Ước, họ không thể hiểu. Câu 16 nói rất rõ rằng mỗi khi lòng họ xoay về Chúa thì bức màn ấy được cất đi. Đó là bí quyết để chúng ta có thể nhìn thấy Chúa cách rõ ràng. Nếu lòng chúng ta quay sang những điều khác, thì lòng sẽ như có một bức màn che phủ, và tự nhiên sự sống của chúng ta sẽ như ở dưới ánh sáng lu mờ và sẽ phản chiếu Đấng Christ một cách không trọn vẹn.

Đó là nan đề của chính tấm lòng, nan đề của chính tấm gương. Mỗi khi chúng ta cảm thấy có một sự ngăn cách, một bức màn, giữa Chúa và chúng ta, thì lòng chúng ta cần xoay về Chúa ngay lập tức. Khi lòng chúng ta xoay về Chúa, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng, và sự phản chiếu cũng rõ ràng.

Trở Nên Giống Như Ngài

Chúng tôi đã nêu lên rằng mục tiêu của sự biến đổi là trở nên giống như Ngài. Tuy nhiên, muốn giống Ngài hoàn toàn thì phải đợi đến khi Chúa hiện đến. Đó là thời điểm thân thể chúng ta được cứu chuộc. Khi ấy, chúng ta sẽ hoàn toàn giống như Ngài. Vì thế, chúng ta cần phải nói đôi lời về sự cứu chuộc thân thể chúng ta. Chúng ta đã thấy rằng khi A-đam sa ngã thì trước hết linh bị chết, và con người hoàn toàn bị chi phối bởi hồn và hoàn toàn ở trong xác thịt. Về sau, thân thể cũng chết (Sáng. 5:5; La. 8:11). Điều này có nghĩa là sự chết xảy ra ở trong linh rốt cuộc lan đến thân thể.

Khi con người được tái sinh, linh con người được làm sống động trước hết. Sau đó, qua công tác của thập tự giá, Thánh Linh làm cho chết những hành vi gian ác của thân thể chúng ta (La. 8:13; Côl. 3:5), khiến chúng ta hằng ngày từ chối chính mình (Lu. 9:23). Hơn nữa, qua sự hành động của sự sống trong chúng ta, ngày ngày chúng ta được thay đổi càng hơn trong cả bản chất lẫn hình thể của mình, để chúng ta có thể được đồng hóa theo hình ảnh của Con Đức Chúa Trời. Cuối cùng, một ngày kia, khi Chúa hiện đến, “chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như Ngài vốn thật là vậy” (1 Gi. 3:2). Đó là sự cứu chuộc thân thể mà Phao-lô trông đợi (La. 8:23). Vấn đề này cũng được đề cập trong Phi-líp 3:21; trong câu ấy Phao-lô nói rằng Chúa Jesus “sẽ biến hoá thân thể hèn mạt của chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển của Ngài, y theo sự vận hành của quyền năng Ngài vẫn có để bắt muôn vật phục mình”.

Theo các câu ấy, chúng ta nhận thấy rằng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời bắt đầu với việc làm cho linh chúng ta sống động và chấm dứt với sự cứu chuộc thân thể chúng ta. Nhóm chữ “anh em sẽ sống” được đề cập trong La Mã 8:13 chỉ về việc chúng ta sống hằng ngày trong thân thể. Đây không chỉ về sự cứu chuộc thân thể chúng ta. Kinh Thánh cho biết rằng sự phục sinh và sự biến đổi là một huyền nhiệm (1 Cô. 15:51-52). Sự cứu chuộc thân thể mà nhờ đó chúng ta được làm cho giống như thân thể vinh hiển của chính Ngài cũng vô cùng vinh hiển. Sứ đồ Giăng tin một ngày kia điều đó sẽ được thực hiện. Vì vậy, ông nói rằng khi Chúa hiện đến, chúng ta sẽ trở nên giống như Ngài vì sẽ thấy Ngài như Ngài vốn thật là vậy. Đây là đặc tính của giao ước mới. Đây cũng là vinh quang của giao ước mới! Anh chị em ơi, chúng ta đừng quá chậm tin.

Tinh Lọc Chính Mình

Mặc dầu sự cứu chuộc thân thể rõ ràng là vấn đề ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng sau khi sứ đồ Giăng nói rằng chúng ta phải trở nên giống như Ngài và nhìn thấy Ngài như Ngài vốn là như vậy, thì ông liền nói tiếp: “Hễ ai có hi vọng đó nơi Ngài, thì tự tẩy sạch (hay: tinh lọc) mình cũng như Ngài là tinh sạch” (1 Gi. 3:3).

Theo văn cảnh, hi vọng này chỉ về nhóm chữ “giống như Ngài”. Tinh lọc trong câu này khác với tình trạng sạch sẽ. Sạch sẽ có nghĩa là không ô uế, nhưng tinh lọc không những có nghĩa là không ô uế, mà còn có nghĩa là không pha trộn. Phương cách tinh lọc chính mình là nhờ sự chiếu sáng của ánh sáng sự sống bên trong mình (Gi. 1:4), để chúng ta có thể biết chính mình (Thi. 36:9) và loại bỏ những gì không làm Ngài vui lòng.

Chúng ta là những người có bản chất của Đức Chúa Trời; vì vậy, theo ý thức phát xuất từ bản chất của sự sống Đức Chúa Trời, chúng ta không những cần phải xử lý tội lỗi, mà còn cần phải xử lý tất cả những gì ra từ chính mình và không thuộc về ý muốn của Đức Chúa Trời. Tinh lọc chính mình có nghĩa là như vậy. Nhưng có một tiến trình tinh lọc còn sâu xa hơn. Một anh em có sự hiểu biết trong Chúa đề cập đến vấn đề tinh lọc như sau: “Nguy cơ của tình trạng thuộc linh là kinh nghiệm chiến thắng và sự thánh hóa, có kết quả trong công tác của mình, sở hữu những ân tứ và hành vi công chính thuộc linh vốn ra từ sự sống... Sự tinh lọc sâu xa hơn có nghĩa là ngay cả những điều ra từ khải thị của Đức Chúa Trời, phát xuất từ sự sống phục sinh của Đấng Christ, cũng không nên giữ lại. Trong sự lớn lên của sự sống có tiến trình chuyển hóa, có nghĩa là điều gì ra từ sự sống phục sinh thì sẽ không bao giờ bị mất, nhưng sẽ mãi mãi tươi mới. Tuy nhiên, điều ấy phải được giữ lại trong sự mới mẻ của Thánh Linh, chứ không chỉ được ghi nhớ trong tâm trí. Những gì bắt nguồn từ sự sống phục sinh của Ngài sẽ không bị mất đi nhưng sẽ mãi mãi ở lại trong chúng ta; chúng sẽ trở nên một phần sự sống của chúng ta và được cấu tạo vào trong bản thể chúng ta. Mỗi khi cần điều gì, chúng ta chỉ cần nhận lấy trong Thánh Linh. Khi ấy, điều đó sẽ tươi mới và sống động như chúng ta vừa mới nhìn thấy [lần đầu]”.

Những lời ấy không phải là dễ hiểu, nhưng khơi dậy sự đáp ứng bên trong chúng ta. Anh chị em ơi, nếu có một hi vọng như vậy trong Ngài, chúng ta sẽ nói với chính mình những gì sứ đồ Giăng từng nói: “Hễ ai có hi vọng đó nơi Ngài, thì tự tẩy sạch (hay: tinh lọc) mình”; rồi sau đó, chúng ta sẽ chỗi dậy và bước đi theo sự chiếu sáng của Thánh Linh.

Đức Chúa Trời Mong Muốn Làm Đức Chúa Trời Trong Luật Của Sự Sống

Sự chuyển động liên tục của sự sống Đức Chúa Trời trong chúng ta có một mục đích lớn lao. Phần hai của Hê-bơ-rơ 8:10 chép: “Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, họ sẽ làm dân Ta”. Câu này cho chúng ta biết điều ở trong lòng Đức Chúa Trời và mục đích đời đời của Ngài là gì. Đức Chúa Trời muốn làm Đức Chúa Trời của chúng ta, và chúng ta cần làm dân Ngài theo luật của sự sống. Điều ấy có thật và rất kỳ diệu. Bây giờ, từ Kinh Thánh chúng ta sẽ thấy đây thật là một vấn đề quan trọng trong vũ trụ.

Mục Đích Đời Đời Của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời muốn có được điều gì trong vũ trụ? Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy rằng sau khi tạo dựng con người, Đức Chúa Trời bày tỏ rằng con người nên vận dụng ý chí tự do của mình để chọn sự sống của Ngài. Tuy nhiên, khi ấy Kinh Thánh không cho biết Đức Chúa Trời muốn có được điều gì trong vũ trụ. Sáng Thế Ký chương 3 đề cập đến sự sa ngã của con người, nhưng không cho biết Ma quỉ thực sự theo đuổi điều gì. Mãi đến khi Đức Chúa Trời dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập và đem họ đến núi Si-na-i là nơi Ngài công bố Mười Điều Răn, Ngài mới bày tỏ những gì trong lòng Ngài. Mãi đến khi Chúa Jesus bị cám dỗ trong đồng vắng, Ngài mới bày tỏ điều Ma quỉ thực sự theo đuổi, và mãi đến khi Chúa cầu nguyện lời cầu nguyện Ngài dạy các môn đồ, một lần nữa Ngài lại nói về ước muốn thật của Đức Chúa Trời.

Điều nhứ nhất trong Mười Điều Răn là: “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác”. Điều thứ hai là: “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà (RcV: ghen tương)”. Điều thứ ba là: “Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi”. Điều thứ tư là: “Hãy nhớ ngày Sa-bát đặng làm nên ngày thánh” (Xuất. 20:3-8).

Trong bốn điều răn ấy, Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn của Ngài và rõ ràng cho thấy những đòi hỏi của Ngài đối với con người. Tại đây, Ngài nói rõ về mục đích của công trình sáng tạo và sự cứu chuộc của Ngài. Mục đích ấy đơn giản là Đức Chúa Trời muốn làm Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, và Ngài muốn làm Đức Chúa Trời giữa vòng loài người.

Trong Tân Ước có một khải thị lớn lao tương đương với khải thị của Đức Chúa Trời trên núi Si-na-i. Đó là sự cám dỗ của Chúa trong đồng vắng. Sách Ê-xê-chi-ên và Ê-sai cho chúng ta biết rõ về chê-ru-bin là tạo vật được Đức Chúa Trời dựng nên và về sau tự tôn mình lên bằng với Đức Chúa Trời. Hắn nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, bị Ngài phán xét (Êxc. 28:8, 12-19; Ês. 14:12-15) và trở nên Ma quỉ. Tuy nhiên, vấn đề này không được bày tỏ rõ ràng như trong các sách Phúc âm khi Ma quỉ công khai cố gắng chiếm đoạt địa vị của Đức Chúa Trời. Điểm trọng yếu trong những điều Ma quỉ cám dỗ Chúa là: “Nếu Ngài sấp mình xuống thờ lạy tôi...” Nhưng Chúa liền khiển trách hắn rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui đi!” Sau đó, Chúa nghiêm trang tuyên bố: “Ngươi hãy thờ lạy Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài mà thôi” (Mat. 4:9-10). Chỉ riêng Đức Chúa Trời mới là Đức Chúa Trời!

Trong Tân Ước, lời cầu nguyện Chúa dạy cho các môn đồ Ngài cũng là một khải thị lớn lao. Trong lời cầu nguyện ấy, Ngài cũng bày tỏ ý muốn của Đức Chúa Trời — đó là Đức Chúa Trời muốn làm Đức Chúa Trời. Chúa nói: “Vậy, các ngươi hãy cầu nguyện như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, nguyện danh Cha được tôn thánh” (Mat. 6:9). Trên trời, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể sử dụng danh Ngài, nhưng trên đất người ta lấy danh Ngài làm chơi, thế nhưng Ngài ẩn mình như thể Ngài không hiện hữu. Tuy nhiên, một ngày kia, Chúa chúng ta dạy các môn đồ Ngài cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, nguyện danh Cha được tôn thánh”. Mục đích Chúa muốn chúng ta cầu nguyện như vậy là để tuyên bố rằng chỉ riêng Ngài là Đức Chúa Trời.

Còn những vị khác thì không phải. Chúng ta cần tôn vinh danh thánh của Ngài như tác giả Thi Thiên từng làm (Thi. 105:3). Chúng ta cần nói: “Hỡi Đức Giê-hô-va là Chúa chúng tôi, danh Chúa được sang cả trên khắp trái đất biết bao” (Thi. 8:1). Đức Chúa Trời ơi, nguyện Ngài được ngợi khen trọn vẹn bởi “miệng con trẻ và con đương bú”! (Mat. 21:16).

Đức Chúa Trời Mong Muốn Ở Giữa Vòng Con Dân Israel Để Làm Đức Chúa Trời Của Họ

Mặc dầu Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, sự kiện tuyệt diệu là Ngài mong muốn ở giữa vòng loài người. Đức Chúa Trời truyền Môi-se xây cho Ngài một đền thánh, và nói rõ: “... [để] Ta sẽ ở giữa họ” (Xuất. 25:8). Ngài lại phán: “Ta sẽ ở giữa dân Israel, làm Đức Chúa Trời dân ấy. Dân ấy sẽ biết Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng nó, đã đem chúng nó ra khỏi xứ Ê-díp-tô đặng ở giữa vòng họ. Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ” (Xuất. 29:45-46). Đức Chúa Trời muốn Môi-se truyền con dân Israel cách rõ ràng rằng Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của họ, Đấng đã đem họ ra khỏi xứ Ai Cập để ban cho họ vùng đất Ca-na-an và để làm Đức Chúa Trời của họ (Lê. 25:38). Lê-vi Ký 26:12 còn chép rõ ràng hơn nữa: “Ta sẽ đi giữa các ngươi, làm Đức Chúa Trời các ngươi, và các ngươi sẽ làm dân Ta”. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời! Ngài rất cao cả và vĩ đại! Tuy nhiên, Ngài đến ở giữa vòng loài người để làm Đức Chúa Trời của họ.

Lời Trở Nên Xác Thịt, Ở Giữa Vòng Loài Người, Để Giải Bày Đức Chúa Trời

Khi Lời trở nên xác thịt và đóng trại giữa vòng chúng ta (Gi. 1:14), Lời sự sống ấy vốn có từ ban đầu đã được loài người nghe, nhìn thấy và chạm đến (1 Gi. 1:1). “Chẳng ai từng thấy Đức Chúa Trời bao giờ; duy Con độc sanh ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha” (Gi. 1:18). Ấy là Em-ma-nu-ên, tức Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta (Mat. 1:23).

Đức Chúa Trời Ở Trong Hội Thánh Để Làm Đức Chúa Trời

Khi hội thánh được xây dựng làm ngôi nhà thuộc linh (1 Phi. 2:5), hội thánh trở nên chỗ ở của Đức Chúa Trời trong linh (Êph. 2:22). Đây là một vấn đề rất huyền nhiệm và vinh hiển. Khi Lời trở nên xác thịt và đóng trại giữa vòng loài người, Ngài bị giới hạn bởi thời gian và không gian; nhưng khi Đức Chúa Trời ở trong hội thánh trong linh, Ngài không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian. Ha-lê-lu-gia!

Trong Thời Đại Vương Quốc Đức Chúa Trời

Sẽ Làm Đức Chúa Trời Của Nhà Israel

Mặc dầu trong thời giao ước cũ, dân Israel lìa bỏ Đức Chúa Trời, nhưng trong tương lai Đức Chúa Trời sẽ lập một giao ước mới với họ. Trong tương lai, Ngài sẽ truyền các luật của Ngài vào trong tâm trí họ và ghi tạc chúng vào lòng họ để Ngài có thể làm Đức Chúa Trời của họ (Hê. 8:10).

Trong Cõi Đời Đời Tương Lai Đức Chúa Trời
Sẽ Ở Giữa Vòng Loài Người
Để Làm Đức Chúa Trời

Một ngày kia, nhà trại của Đức Chúa Trời sẽ ở với loài người: “Ngài sẽ đóng trại giữa họ, và họ sẽ làm dân Ngài, chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ” (Khải. 21:3). Đây là điều tuyệt diệu nhất! “Ngài sẽ lau ráo mọi giọt lệ khỏi mắt họ, sự chết không còn nữa, cũng chẳng có tang chế, hoặc kêu khóc, hoặc đau đớn nữa; vì những sự đầu tiên đã qua rồi” (Khải 21:4). Bấy giờ, Đức Chúa Trời và con người, con người và Đức Chúa Trời, sẽ không bao giờ bị phân cách nữa. Ha-lê-lu-gia!

Đức Chúa Trời Là Cha Và Đức Chúa Trời Là Đức Chúa Trời

Vào ngày phục sinh, Jesus nói với Ma-ri Ma-đơ-len rằng: “Hãy đi đến cùng anh em Ta mà nói với họ rằng: Ta lên cùng Cha Ta, cũng là Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời Ta, cũng là Đức Chúa Trời các ngươi” (Gi. 20:17). Câu này cho biết rằng chúng ta không những có một Cha mà còn có một Đức Chúa Trời. Như được thấy trong Kinh Thánh, sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời là Cha và Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời ấy là Cha chỉ về mối liên hệ của Ngài với những cá nhân, trong khi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thì chỉ về mối liên hệ của Ngài với toàn thể vũ trụ. Đức Chúa Trời là Cha chúng ta là vấn đề sự sống, cho thấy chúng ta liên hệ với Ngài như con liên hệ với cha; trong khi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời là vấn đề địa vị, cho thấy Ngài là Đấng Tạo Hóa.

Khi biết Đức Chúa Trời là Cha, chúng ta sẽ có đủ can đảm buông mình vào lòng Ngài. Và khi biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, chúng ta phải sấp mình xuống mà thờ phượng Ngài. Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, sống trong tình yêu của Ngài và vui mừng hưởng tất cả những gì Ngài ban cho mình. Chúng ta cũng là dân Ngài, đứng trên địa vị một con người, thờ phượng và ngợi khen Ngài. Vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, nên chúng ta cần thờ phượng Ngài trong trang sức thánh (Thi. 29:2) và trong niềm kính sợ (Thi. 5:7). Bất cứ ai biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời trong mọi sự thì không thể không kính sợ Ngài và lưu ý đến những điều như cách ăn mặc và thái độ của mình. Ai vẫn phóng túng, bất cẩn, huênh hoang, muốn gì làm nấy và giữ lại tội lỗi là người chưa biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời.

Chúng ta biết rằng “chẳng có vật thọ tạo nào không được tỏ ra trước mặt Ngài, nhưng thảy đều trần trụi và mở ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải khai trình” (Hê. 4:13). Vì vậy, “Chớ thông đồng trong công việc không hiệu quả của sự tối tăm, thà trách chúng nó thì hơn, vì những điều họ làm ở nơi kín giấu, nói đến thì cũng đã xấu hổ rồi” (Êph. 5:11-12).

Nếu người nào e sợ không dám cởi mở về bất cứ điều gì với Đức Chúa Trời, thì tình trạng đó gọi là sự tối tăm. Điều một người không dám mở ra cho Đức Chúa Trời là một sự xấu hổ. Phao-lô nói: “Vậy, vì chúng tôi biết Chúa là đáng sợ, nên khuyên dỗ người ta” (2 Cô. 5:11). Chúng ta không dám không kính sợ Chúa và khuyên bảo người ta rằng nếu họ không chịu ăn năn và chưa được cứu, thì họ phải biết “Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay tiêu diệt” (Hê. 12:29). Nếu con người không nghiêm túc xử lý tất cả những tội lỗi cần phải được xử lý, thì một ngày kia người ấy sẽ sa vào bàn tay của Đức Chúa Trời hằng sống. Đó sẽ là một kinh nghiệm kinh khủng (Hê. 10:31).

Anh em nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang ngủ vì Ngài tạm ẩn mình ư? Đức Chúa Trời thì kiên nhẫn và có lòng khoan dung, đang chờ đợi anh em ăn năn. Anh em nghĩ Ngài có thể bị khinh nhạo ư? Kinh Thánh cho chúng ta biết “Đức Chúa Trời không chịu khinh nhạo đâu” (Ga. 6:7). Thưa anh chị em, chúng ta phải kính sợ Đức Chúa Trời.

Nếu biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, anh em sẽ muốn làm một con người. Sự sa ngã đầu độc chúng ta với ước muốn trở nên Đức Chúa Trời, nhưng sự cứu rỗi một lần nữa thấm nhuần trong chúng ta ước muốn làm con người. Nguyên tắc của vườn Ê-đen là sau khi ăn trái của cây kiến thức về thiện và ác thì chúng ta sẽ giống như Đức Chúa Trời (Sáng. 3:5), nhưng nguyên tắc của Gô-gô-tha là phục hồi địa vị con người của chúng ta. Vậy, nếu biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đứng trong địa vị con người của mình. Chúa chúng ta được sinh ra làm một con người trong nhà của một người thợ mộc (Mat. 13:55). Với tư cách là một con người, Ngài đã thuận phục chịu Giăng Báp-tít làm báp-têm (Mat. 3:13-16). Với tư cách là một con người, Ngài cự tuyệt sự cám dỗ của Ma quỉ ba lần (Mat. 4:1-10). Cũng với tư cách là một con người, Ngài đã chịu khổ và bị thử nghiệm (Hê. 2:18). Với tư cách là một con người, Ngài bị chế nhạo trên thập tự giá mà không bước xuống [khỏi đó] (Mat. 27:42-44). Chúa đã nhận lấy địa vị của Ngài là một con người, còn chúng ta thì sao?

Hai mươi bốn trưởng lão trong Khải Thị 4:4 là các trưởng lão của toàn thể vũ trụ. (Hai mươi bốn trưởng lão đã có mão miện, đã ngồi trên ngai và có con số “hai mươi bốn”, tức con số của hội thánh; vì vậy, họ chắc hẳn là các trưởng lão của toàn thể vũ trụ, đại diện cho những thiên sứ mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng, và là các trưởng lão giữa vòng những thiên sứ). Vì họ biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của cõi thọ tạo, nên họ thờ phượng Ngài và thưa: “Chúa đáng được vinh hiển, tôn trọng và quyền năng, vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý chỉ (hay: ý muốn) Chúa mà muôn vật đã có và được dựng nên” (Khải. 4:11). Sau này, khi đến tiệc cưới của Chiên Con, họ sẽ vẫn sấp mình xuống mà thờ phượng Đức Chúa Trời, là Đấng ngồi trên ngai (Khải. 19:4).

Khi bay trên không trung, rao giảng phúc âm đời đời cho dân chúng trên đất, vị thiên sứ nói: “Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài, vì giờ xét đoán của Ngài đã đến; hãy thờ lạy Đấng dựng nên trời, đất, biển và các suối nước” (Khải. 14:6-7). Phân đoạn này cho thấy rằng khi biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời và là Đấng Tạo Hóa, chúng ta sẽ thờ phượng Ngài.

Người nào biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời và nhận lấy địa vị một nô lệ đều sẽ thờ phượng Ngài (Khải. 22:9). Chắc chắn người “ngồi trong đền thờ Đức Chúa Trời, tự xưng là Đức Chúa Trời” là kẻ chống đối Chúa (2 Tê. 2:4). Kẻ có khả năng làm phép lạ và lừa gạt dân chúng trên đất, bảo người ta phải thờ lạy con thú (Khải. 13:14-15) chắc hẳn là Christ giả (Mat. 24:23-24). Ai biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thì sẽ thờ phượng Ngài. Làm như vậy là tôn vinh Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời Làm Đức Chúa Trời Trong Luật Của Sự Sống

Bây giờ, chúng ta phải thấy rằng Đức Chúa Trời đã truyền luật của Ngài vào trong tâm trí chúng ta và ghi tạc luật ấy vào lòng chúng ta với mục đích là Ngài có thể làm Đức Chúa Trời chúng ta trong luật của sự sống và chúng ta có thể làm dân Ngài trong luật của sự sống. Nửa phần sau của Hê-bơ-rơ 8:10 theo ngay sau phần trước. Câu này không nói rằng Đức Chúa Trời muốn làm Đức Chúa Trời của chúng ta ở trên ngai, mà nói rằng Đức Chúa Trời muốn làm Đức Chúa Trời chúng ta trong luật của sự sống và Ngài muốn chúng ta làm dân Ngài trong luật của sự sống. Chúng ta và Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời và chúng ta, đều có mối quan hệ trong luật của sự sống. Nếu không ở trong luật của sự sống, thì chúng ta không thể chạm đến Đức Chúa Trời. Nếu sống trong luật của sự sống, chúng ta sẽ làm dân Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời sẽ làm Đức Chúa Trời chúng ta. Cách duy nhất để đến gần Ngài, phục vụ Ngài và thờ phượng Ngài là chạm đến Đức Chúa Trời trong luật của sự sống.

Tại sao Đức Chúa Trời trở nên Đức Chúa Trời chúng ta và chúng ta trở nên dân Ngài trong luật của sự sống? Để giải thích điều này, một lần nữa chúng ta cần xem xét việc con người được tạo dựng và tái sinh. Vì Đức Chúa Trời là Linh, nên ai muốn tương giao với Ngài thì phải có một linh. Khi Đức Chúa Trời dựng nên A-đam, trong A-đam có một yếu tố giống như yếu tố của Đức Chúa Trời. Yếu tố ấy trong con người là linh. Khi A-đam sa ngã và trở nên xa cách sự sống của Đức Chúa Trời, thì linh ông bị chết đối với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, do sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời, khi con người ăn năn và tin, thì không những linh của người ấy trở nên sống động mà người ấy còn nhận được sự sống bất thọ tạo của Đức Chúa Trời. Qua Thánh Linh, Đức Chúa Trời vào trong chúng ta và ở trong chúng ta, từ thời điểm ấy trở đi, chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong linh và thực tại. Giăng 4:23-24 [bày tỏ điều ấy] rất rõ ràng. Câu 24 chép: “Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ lạy Ngài thì cần phải lấy tâm linh và lẽ thật (hay: thực tại) mà thờ lạy”. Điều này có nghĩa là chỉ yếu tố trong con người vốn giống như Đức Chúa Trời mới có thể thờ phượng Ngài. Chỉ riêng linh mới có thể thờ phượng Linh. Chỉ sự thờ phượng ở trong linh mới là sự thờ phượng thật. Loại thờ phượng như vậy không phải là một sinh hoạt trong đó người ta sử dụng tâm trí mình, cũng không phải là một sinh hoạt trong đó người ta sử dụng tình cảm hay ý chí của mình. Sự thờ phượng ấy ở trong linh và thực tại. Câu 23 chép: “Kẻ thờ lạy thật lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha, vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ lạy Ngài”. Điều này rất có ý nghĩa. Khi chúng ta đọc câu này cùng với phần theo sau, chúng ta nhận thấy rằng nếu muốn thờ phượng Đức Chúa Trời, thì trước hết một người phải biết cách thờ phượng Cha. Nếu không có mối quan hệ Cha con với Đức Chúa Trời, thì một người chưa có sự sống và linh của người ấy vẫn bị chết; người ấy không thể thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi được sinh lại, linh của người ấy được làm cho sống động, người ấy trở nên con cái Đức Chúa Trời và có thể tương giao với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn những người như vậy thờ phượng Ngài. Vậy, trước khi có thể làm dân Đức Chúa Trời, trước hết chúng ta phải trở nên con cái Đức Chúa Trời. Do đó, chúng tôi nói rằng Đức Chúa Trời trở nên Đức Chúa Trời chúng ta trong luật của sự sống, và chúng ta là dân Đức Chúa Trời trong luật của sự sống.

Tít 2:14 chép: “Là Đấng đã phó mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội ác, và vì mình mà tẩy sạch một dân thuộc riêng về mình, sốt sắng về việc lành”. Là dân đặc biệt của Đức Chúa Trời, chúng ta trở nên sản nghiệp của Ngài (Êph. 1:4). Lý do chúng ta có thể trở nên dân đặc biệt của Đức Chúa Trời là vì Ngài là Đức Chúa Trời chúng ta trong luật của sự sống, và chúng ta là dân Ngài trong luật của sự sống.

Khải Thị 21:7 chép: “Kẻ đắc thắng sẽ thừa thọ những điều ấy làm cơ nghiệp, Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của người và người sẽ làm con Ta”. Trong cõi đời đời, nói về mối quan hệ sự sống và mối quan hệ cá nhân thì chúng ta sẽ làm những người con của Đức Chúa Trời, nhưng nói về địa vị của Đức Chúa Trời và sự hiểu biết của chúng ta về Ngài là Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ làm Đức Chúa Trời chúng ta. Sự kiện này vinh hiển biết bao!

Cuối cùng, chúng ta phải nói với chính mình bằng chính những lời đã được phán với sứ đồ Giăng: “Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời” (Khải. 22:9).


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2