buy naltrexone online
buy naltrexone
go buy naltrexone 3mg
CHƯƠNG BA
TÓM LƯỢC VỀ GIAO ƯỚC MỚI
Đức Chúa Trời đã lập nhiều giao ước với con người. Đó là các giao ước Ngài đã lập với Nô-ê, với Áp-ra-ham, với Israel tại Hô-rếp sau khi họ lìa Ai-cập, với Israel vào những lần khác (Phục. 29:1), và với Đa-vít. Tuy nhiên, ngoài các giao ước ấy, có một giao ước Đức Chúa Trời lập với chúng ta qua Chúa Jesus Christ, mà thường được gọi là giao ước mới. Mặc dầu có nhiều giao ước, nhưng quan trọng nhất là giao ước Đức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham và giao ước mới. Những giao ước khác bao trùm một phạm vi nhỏ hơn và ít quan trọng hơn.
GIAO ƯỚC MỚI NỐI TIẾP GIAO ƯỚC CỦA ÁP-RA-HAM
Giao ước mới nối tiếp và khai triển giao ước Đức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham. Ga-la-ti chương 3 cho chúng ta thấy rằng giao ước mới và giao ước được lập với Áp-ra-ham theo cùng một chiều hướng. Giữa giao ước của Áp-ra-ham và giao ước mới thì có giao ước của luật pháp được lập với Israel (Ga. 3:15-17). Tuy nhiên, luật pháp được thêm vào vì sự vi phạm; đó cơ bản là một sự thêm vào (Ga. 3:19; La. 5:20). Chỉ giao ước được lập với Áp-ra-ham và giao ước mới là ra từ đức tin và lời hứa (Ga. 3:7, 9, 16, 17; Hê. 8:6). Do đó, cả hai theo cùng một chiều hướng.
Giữa giao ước với Áp-ra-ham và giao ước mới là giao ước của luật pháp, tức giao ước Đức Chúa Trời đã lập với Israel. Đây là điều được đề cập trong Hê-bơ-rơ 8:7 là “giao ước thứ nhất”. Đó cũng là điều chúng ta gọi là giao ước cũ. Giao ước cũ ấy không thực sự có nghĩa là ba mươi chín sách từ Sáng Thế Ký đến Ma-la-chi mà chúng ta thường gọi là Cựu Ước. Nói đúng ra, giao ước cũ bắt đầu từ Xuất Ai Cập Ký chương 19 và tiếp tục cho đến thời điểm Chúa Jesus chịu chết. Các điều kiện trong giao ước cũ mang tính cách song phương. Đó là lý do tại sao có hai bảng giao ước trong rương chứng cớ (Xuất. 31:18). Nếu con dân Israel giữ luật pháp, thì Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho họ; nếu họ vi phạm luật pháp, thì Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt họ. Đó là giao ước cũ. Trước giao ước cũ ấy có một giao ước khác là giao ước Đức Chúa Trời lập với Áp-ra-ham. Giao ước mới nối tiếp giao ước của Áp-ra-ham, chứ không nối tiếp giao ước cũ.
GIAO ƯỚC THỨ NHẤT CÓ KHUYẾT ĐIỂM
Hê-bơ-rơ 8:7 chép: “Vì nếu giao ước thứ nhứt không chỗ trách được, thì chẳng cần tìm chỗ nào cho cái thứ hai”. Câu này cho biết giao ước thứ nhất có khuyết điểm. Nói về bản chất của giao ước thứ nhất thì “luật pháp là thánh” (La. 7:12), “luật pháp là thuộc linh” (La. 7:14), và “luật pháp vẫn tốt” (1 Ti. 1:8). Nhưng nói về chức năng của giao ước thứ nhất thì “do luật pháp mà người ta biết tội” (La. 3:20), “Vả, luật pháp vốn không phải bởi đức tin, vì có chép: ‘Người nào làm theo nó thì sẽ nhờ nó mà sống’ ” (Ga. 3:12). Đây có nghĩa là luật pháp đòi hỏi con người phải làm lành, nhưng nó không cấp cho con người sự sống và quyền năng để làm lành: “Vì điều luật pháp không làm nổi, tại xác thịt làm cho nó ra yếu đuối,...” (La. 8:3). Vì vậy, “Bởi chưng chẳng có xác thịt nào nhờ công việc luật pháp mà được xưng nghĩa (hay: xưng công chính) trước mặt Ngài...” (La. 3:20). Tóm lại, “luật pháp không làm trọn vẹn chi hết” (Hê. 7:19). Vì vậy, giao ước thứ nhất có khuyết điểm.
Chúng ta cần nhận thấy rằng Xuất Ai Cập Ký từ chương 19 đến 24 là những lời trong giao ước của Đức Chúa Trời. Ba tháng sau khi con dân Israel lìa Ai-cập, họ đến đồng vắng Si-na-i. Tại đó họ dựng lều dưới chân núi, và Môi-se đến với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn ông nói với con dân Israel rằng: “Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời Ta và giữ sự giao ước Ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về Ta, vì cả thế gian đều thuộc về Ta... Cả dân sự đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi xin làm mọi việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn” (Xuất. 19:1-8). Sau khi tuyên bố toàn bộ giao ước với hội chúng, Môi-se “lấy huyết rưới trên mình dân sự mà nói rằng: Đây là huyết giao ước của Đức Giê-hô-va đã lập cùng các ngươi y theo mọi lời nầy” (Xuất. 24:8).
Trong giao ước ấy có những lời sau đây: “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật... Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó” (Xuất. 20:3-5). Con dân Israel có thể thực hiện điều đó không? Chúng ta đều biết rằng thậm chí trước khi Môi-se đem các bảng giao ước xuống núi thì họ đã tạo ra bò con bằng vàng và thờ lạy nó rồi (Xuất. 32:1-8). Nói cách khác, thậm chí trước khi các bảng giao ước được đem xuống núi thì con dân Israel đã thất tín đối với giao ước. Đó là khuyết điểm của giao ước thứ nhất.
Sau đó, con dân Israel tiếp tục thất bại trong việc giữ giao ước của Đức Chúa Trời. Họ đã chọc giận Đức Chúa Trời trong đồng vắng. Họ đã thử Ngài và thấy những công việc của Ngài bốn mươi năm. Thế nhưng, họ luôn luôn đi lầm lạc ở trong lòng, và không biết các đường lối của Đức Chúa Trời (Hê. 3:8-10). Họ thấy “những công việc” của Đức Chúa Trời, nhưng không biết “các đường lối” của Ngài. Đó cũng là khuyết điểm của giao ước thứ nhất.
“Vì vậy, Ngài chỉ trách dân sự mà rằng: Chúa phán: Kìa, ngày đến, Ta sẽ cùng nhà Israel và nhà Giu-đa lập một giao ước mới, không phải theo như giao ước mà Ta đã lập với tổ phụ họ, trong ngày Ta cầm tay họ dắt ra khỏi xứ Ai-cập; vì họ không cứ giữ giao ước Ta, nên Ta không kể đến họ, ấy là lời Chúa phán” (Hê. 8:8-9). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn họ tiếp tục trung tín đối với giao ước, nhưng họ không thể [làm được]. Đã có lần họ kiên quyết đi theo Chúa, nhưng họ không thể đi theo Ngài cách trung tín mỗi ngày. Mặc dầu đã có lần họ được phục hưng, nhưng họ không thể duy trì tình trạng phục hưng ấy hằng ngày. Đó là khuyết điểm của giao ước thứ nhất.
Phao-lô nói: “Vả, chúng ta biết luật pháp là thuộc linh; nhưng tôi lại thuộc xác thịt, bị bán cho tội lỗi... Vả, tôi biết rằng trong tôi, tức là ở trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì lương thiện, vì lòng muốn thì ở nơi tôi, nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có” (La. 7:14, 18). Kinh nghiệm của Phao-lô cũng cho chúng ta biết rằng chính luật pháp vốn thuộc linh, nhưng luật pháp không thể làm nổi, tại xác thịt làm cho nó ra yếu đuối (La. 8:3). Đây cũng là khuyết điểm của giao ước thứ nhất.
GIAO ƯỚC MỚI LÀ GIAO ƯỚC TỐT HƠN
Giao ước thứ nhất có khuyết điểm. Vậy, giao ước thứ hai thì sao? Giao ước thứ hai là giao ước mới (Hê. 8:7, 13). Giao ước mới được thiết lập dựa trên những lời hứa tốt hơn (Hê. 8:6). Giao ước mới không được viết trên bảng đá, mà được viết trên bảng lòng bằng thịt (2 Cô. 3:3). Giao ước mới truyền luật pháp của Đức Chúa Trời vào trong tâm trí con người và ghi khắc luật pháp vào lòng người (Hê. 8:10). Nói cách khác, trong giao ước mới, Đấng đòi hỏi chúng ta là Đức Chúa Trời, và Đấng giúp chúng ta thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời! Giao ước mới là một giao ước trong đó Đức Chúa Trời ban cho anh em sự sống và quyền năng để làm việc lành Ngài muốn anh em làm, hầu Ngài có thể làm Đức Chúa Trời của anh em và anh em có thể làm dân của Ngài (Hê. 8:10; Tít 2:14). Giao ước mới khiến con người có thể biết Đức Chúa Trời cách sâu xa hơn ở bề trong, mà không cần được người lân cận dạy dỗ (Hê. 8:11). Vì vậy, giao ước mới là giao ước của sự thánh hóa (Hê. 10:29), giao ước tốt hơn (Hê. 7:22; 8:6), và giao ước đời đời (Hê. 13:20). Chúng ta phải nói: “Ha-lê-lu-gia! Giao ước mới ngọt ngào và vinh hiển biết bao! Thật là một ân điển!”
GIAO ƯỚC MỚI BAO GỒM NHỮNG LỜI HỨA
VÀ SỰ KIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trước đây chúng ta đã thấy rằng lời về ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta bao gồm những lời hứa, sự kiện và giao ước của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng đã thấy rằng các giao ước của Đức Chúa Trời bao gồm những lời hứa và sự kiện của Ngài. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét những lời hứa và sự kiện của Đức Chúa Trời được bao gồm trong các giao ước của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng giao ước của Đức Chúa Trời là lời hứa của Ngài, chỉ có điều lời hứa của Đức Chúa Trời được chính miệng của Đức Chúa Trời nói ra còn giao ước của Đức Chúa Trời thì được lập bằng một lời thề (Hê. 6:17). Lời hứa ràng buộc Đức Chúa Trời, và hơn nữa giao ước cũng ràng buộc Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời lập một giao ước với Áp-ra-ham, Ngài đã chỉ chính mình mà thề (Hê. 6:13-14). “Đức Chúa Trời cũng vậy, muốn càng tỏ ra cách đầy đủ cho những kẻ thừa thọ lời hứa cái chỉ định của Ngài là không hề thay đổi, nên Ngài lấy lời thề mà làm chứng” (Hê. 6:17). Vì “Chúa đã thề rồi, không hề hối cải” (Hê. 7:21). Vì vậy, giao ước hạn chế và ràng buộc Đức Chúa Trời hơn là một lời hứa.
Hê-bơ-rơ 9:15-18 cho thấy rõ rằng trong giao ước mới có những lời hứa và cũng có những sự kiện. Câu 16 chép: “Vì hễ có chúc thư, thì cần phải đợi kẻ trối chết đã”. Theo nguyên văn, chúc thư và giao ước là cùng một từ ngữ. Vì vậy, chữ giao ước có hai ý nghĩa trong Kinh Thánh: thứ nhất là giao ước hay hợp đồng, và thứ hai là chúc thư hay di chúc. Vậy, chúng ta có thể nói giao ước mới là một giao ước, và cũng có thể nói đó là một di chúc.
Những Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
Một giao ước không thể nào được thiết lập mà thiếu lời hứa. Mọi giao ước đều có lời hứa. Một lời hứa bình thường không nhất thiết phải bao gồm một lời bảo đảm, nhưng lời hứa được lập trên giao ước thì phải đi qua thủ tục pháp lý; lời hứa ấy được pháp luật bảo vệ và bắt phải tôn trọng. Vì thế, giao ước của Đức Chúa Trời phải bao gồm lời hứa của Ngài. Những người được ân điển của Đức Chúa Trời dạy dỗ và biết Ngài cách sâu xa đều xem giữa lời hứa và giao ước của Ngài không có mấy khác biệt, vì họ biết rằng Đức Chúa Trời là thành tín cũng như Ngài là công chính. Họ tin rằng nếu đã hứa thì Đức Chúa Trời sẽ thực hiện lời Ngài hứa. Tất cả những lời hứa của Ngài không cần thiết đi qua thủ tục pháp lý. Đối với họ, lời hứa của Đức Chúa Trời tương đương với giao ước của Ngài. Nhưng đối với những người yếu đuối trong đức tin thì giữa lời hứa và giao ước của Đức Chúa Trời có một sự khác biệt lớn. Đối với họ, dường như giao ước bảo đảm lời hứa của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ được thực hiện. Chúng ta không thể nói rằng tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời đều là giao ước của Ngài, nhưng chúng ta dám nói rằng tất cả những giao ước của Đức Chúa Trời đều bao gồm các lời hứa của Ngài.
Hê-bơ-rơ 8:6 chép: “Nhưng nay Jesus đã được chức phụng sự càng tôn quí hơn, chánh như Ngài đã làm Đấng trung bảo của một giao ước tốt hơn, thiết lập trên lời hứa cũng tốt hơn”. Câu này cho chúng ta biết rằng giao ước mới là một giao ước tốt hơn vì được thiết lập trên những lời hứa tốt hơn.
Những Sự Kiện Của Đức Chúa Trời
Trong giao ước của Đức Chúa Trời không những có lời hứa, mà còn có chúc thư. Hê-bơ-rơ 9:15 nói về “cơ nghiệp đời đời đã hứa” và câu 16 đề cập đến chúc thư. Một chúc thư, hay di chúc, cho thấy có tài sản, di sản. Những điều được để lại là những sự kiện. Chẳng hạn, một người cha có thể lập một di chúc, định rõ cần phải giải quyết và phân chia tài sản của mình như thế nào. Tài sản ấy hoặc để lại cho con trai ông hoặc để lại cho một người khác. Khi ấy, những người nhận được cơ nghiệp vui hưởng những gì người cha để lại. Vì vậy, một chúc thư, hay di chúc, không phải chỉ có những từ ngữ trống không, mà phải bao gồm một số sự kiện. Chúc thư là giao ước. Vì vậy, chúng ta nói giao ước bao gồm những sự kiện của Đức Chúa Trời.
Giao ước khác với lời hứa và sự kiện của Đức Chúa Trời, nhưng bao gồm lời hứa và sự kiện của Đức Chúa Trời. Không có lời hứa và sự kiện, giao ước trở nên những lời trống rỗng và trở nên vô nghĩa. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài có nhiều lời hứa liên quan đến giao ước mới, và cũng có nhiều sự kiện liên quan đến giao ước mới. Chúng ta phải nói: “Ha-lê-lu-gia, giao ước mới quá phong phú và trọn vẹn!”
THỜI ĐẠI GIAO ƯỚC MỚI
Khi đề cập đến thời đại giao ước mới, chúng ta phải nêu lên ba câu hỏi: (1) Ban đầu Đức Chúa Trời thiết lập giao ước mới với ai? (2) Đức Chúa Trời lập giao ước mới khi nào? và (3) Tại sao ngày nay là thời đại giao ước mới?
Đức Chúa Trời Đã Lập Giao Ước Mới Với Ai?
Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chưa từng lập giao ước với người Ngoại bang. Vì vậy, giao ước mới không thể nào là giao ước Đức Chúa Trời lập với người Ngoại bang. Trước đó Đức Chúa Trời cũng chưa từng lập một giao ước nào với hội thánh. Vì đối với hội thánh không có giao ước thứ nhất, hay giao ước cũ, nên chúng ta không thể nói Đức Chúa Trời lập giao ước thứ hai, hay giao ước mới, với hội thánh. Vậy thì Đức Chúa Trời lập giao ước mới với ai? Giê-rê-mi 31:31-32 chép: “Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ Ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Israel và với nhà Giu-đa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà Ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày Ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ai Cập, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng Ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy”. Khi con dân Israel ra khỏi Ai-cập, Chúa là Đức Chúa Trời đã lập giao ước với họ. Về sau, Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ lập một giao ước mới với họ. Lời này cho chúng ta thấy rõ rằng Đức Chúa Trời đã lập một giao ước, không phải với người Ngoại bang, mà với nhà Israel và Giu-đa.
Đức Chúa Trời Đã Lập Giao Ước Mới Khi Nào?
Để xác định thời điểm giao ước mới được lập, chúng ta phải để ý đến nhóm chữ trong Giê-rê-mi 31:31 “Những ngày đến”. Chúng ta đều biết rằng khi phân đoạn này được chép thì những ngày ấy chưa đến. Câu 33 chép: “Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao ước mà Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó”. Những ngày được đề cập trong nhóm chữ “sau những ngày đó” chỉ về ngày nào? Chúng tôi tin rằng theo nội dung của giao ước ấy, những ngày ấy chỉ về khởi đầu của thời đại một ngàn năm. Đó sẽ là thời điểm Đức Chúa Trời lập một giao ước mới với nhà Israel.
Tại Sao Ngày Nay Là Thời Đại Giao Ước Mới?
Nếu giao ước mới là một giao ước Đức Chúa Trời sẽ lập với nhà Israel trong tương lai, thì tại sao chúng ta lại nói ngày nay là thời đại giao ước mới? Đến đây, chúng ta phải nhận thức rằng điều này vô cùng kỳ diệu và là một ân điển vượt trổi. Chúng ta thấy rằng vào đêm Chúa Jesus bị phản, “Ngài lại lấy chén, cảm tạ, rồi đưa cho họ mà phán rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì đây là huyết Ta, tức là huyết của giao ước mới (ng. văn)...” (Mat. 26:27-28). “Giao ước mới!” Ồ, tiếng nhạc du dương êm tai biết bao! Thật kỳ diệu! Thật tuyệt vời!
Mặc dầu từ ngữ “giao ước mới” được chép trong sách Giê-rê-mi, nhưng từ ngữ ấy không được nhắc đến suốt mấy trăm năm. Đó là một kho tàng đã bị lãng quên. Khi Chúa Jesus ở trên đất, trong suốt hơn ba mươi năm, Ngài không đề cập đến giao ước mới một lần nào. Ngày qua ngày, năm tháng trôi qua, Ngài không bao giờ đề cập đến vấn đề ấy. Tại sao vào lúc ăn tối với các môn đồ, Ngài lại lấy chén, ban phước, rồi đưa cho các môn đồ, và nói: “Hết thảy hãy uống đi; vì đây là huyết Ta, tức là huyết của giao ước mới”? Ngài không những đề cập đến giao ước mới, mà còn nói: “Đây là huyết Ta, tức là huyết của giao ước mới”. Ồ, Chúa thánh khiết và đầy ân điển, trong nước mắt với lòng biết ơn, chúng con thờ phượng và ngợi khen Ngài! Đó thật là một giao ước mới tuyệt diệu, đầy sự sống và đầy sự phong phú! Đối với những người không biết thì đó chỉ là văn tự. Chúa ơi, chỉ duy Ngài biết được giao ước ấy là gì. Ngày nay, Ngài đã bày tỏ giao ước mới ấy. Chúng con có thể nói rằng Ngài đã mở ra kho tàng thuộc linh, thiên thượng, và Ngài đã để lại tất cả các báu vật ấy cho những người Ngài yêu thương. Ô Chúa, Ngài tuyệt diệu và đầy ân điển biết bao! Một lần nữa, chúng con cảm tạ và ngợi khen Ngài.
Nhờ ân điển vượt trổi của Chúa, giao ước mới áp dụng cho tất cả những người được ân điển tìm thấy. Mặc dầu mãi đến “sau những ngày đó” (Hê. 8:10) Đức Chúa Trời mới lập một giao ước mới với nhà Israel và Giu-đa, nhưng Chúa vẫn trả một giá bằng huyết của Ngài để những người đã được Ngài cứu chuộc có thể vui hưởng giao ước mới trước. Kể từ ngày Ngài chết, giao ước mới đã được thiết lập. Đây là ân điển lớn lao của Chúa, để chúng ta có thể nếm trước ơn phước của giao ước mới. Theo nguyên tắc thì cũng giống như khi Đức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham. Ngài không lập giao ước với chúng ta, mà với Áp-ra-ham. Tuy nhiên, như Áp-ra-ham đã được xưng công chính bởi đức tin, thì chúng ta cũng có thể được xưng công chính bởi đức tin. Cũng vậy, vì Chúa đã đổ huyết Ngài ra, nên giao ước mới mà Đức Chúa Trời đã hứa với Israel để họ vui hưởng trong tương lai có thể được vui hưởng bởi chúng ta ngày nay là những người đã được đặt dưới giao ước mới. Ngày nay, Chúa đang gây dựng chúng ta qua nguyên tắc giao ước mới và ban phước cho chúng ta với ơn phước của giao ước mới. Chúng ta biết rằng Chúa đã đổ huyết Ngài ra không phải chỉ để cứu chuộc chúng ta, mà còn để thiết lập giao ước mới. Sự cứu chuộc chỉ là phương thức, phương tiện, để đạt đến mục tiêu. Mục tiêu mà Chúa nhắm đến khi đổ huyết Ngài ra là thiết lập giao ước mới. Sự cứu chuộc liên quan mật thiết đến việc thiết lập giao ước mới, vì nếu nan đề tội chưa được giải quyết thì ơn phước của giao ước mới không thể đến với chúng ta. Chúng ta cảm tạ Chúa vì huyết Ngài không những giải quyết nan đề tội, mà còn thiết lập giao ước mới. Vì vậy, thời đại này thực sự là thời đại giao ước mới. Ồ, thời đại giao ước mới là một thời đại được phước! Chúng ta cần ngợi khen Đức Chúa Trời!
NỘI DUNG CỦA GIAO ƯỚC MỚI
Bây giờ, chúng ta sẽ tóm lược nội dung của giao ước mới. Trong những chương sau, chúng ta sẽ xem xét nội dung của giao ước mới cách chi tiết hơn.
Hê-bơ-rơ 8:10-12 chép: “Chúa lại phán: Nầy là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp Ta trong tâm ý (hay: tâm trí) họ, ghi tạc nó vào lòng họ; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, họ sẽ làm dân Ta. Họ sẽ chẳng cần mỗi người dạy kẻ lân cận mình và anh em mình, rằng: Hãy nhận biết Chúa, vì họ hết thảy, từ kẻ nhỏ cho đến kẻ lớn, đều sẽ biết Ta. Bởi chưng Ta sẽ khoan thứ sự bất nghĩa (hay: sự không công chính) của họ, chẳng nhớ lại tội lỗi của họ nữa”. Phân đoạn này rõ ràng cho thấy giao ước mới bao gồm ba phần: Thứ nhất, Đức Chúa Trời truyền các luật pháp của Ngài vào trong tâm trí của con người và ghi tạc các luật pháp ấy vào tấm lòng của họ. Đức Chúa Trời trở nên Đức Chúa Trời của họ, và họ trở nên dân của Đức Chúa Trời. Điều ấy có nghĩa là chính Đức Chúa Trời vào trong con người để làm một với con người. Thứ hai, các luật pháp ấy ở trong con người giúp con người biết Đức Chúa Trời mà không cần những người khác dạy dỗ. Đây là sự hiểu biết ở bên trong về Đức Chúa Trời. Thứ ba, Đức Chúa Trời sẽ khoan thứ những sự không công chính của con người; Ngài cũng sẽ không nhớ đến những tội lỗi của con người. Đây là sự tha thứ.
Hê-bơ-rơ 8:10-11 thật ra là một dòng tư tưởng liên tục. Câu 12 bắt đầu một ý tưởng khác. Dựa trên chữ “bởi chưng” trong câu 12, chúng ta nhận thấy sự tha thứ đã được thực hiện rồi. Từ quan điểm của Đức Chúa Trời, câu 10 và 11 là mục tiêu của Ngài; vì vậy, các câu ấy được đề cập trước. Câu 12 là phương thức của Đức Chúa Trời để đạt đến mục tiêu, cho nên câu ấy được đề cập sau. Theo kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta, Đức Chúa Trời trước hết khoan thứ những sự không công chính của chúng ta và tha thứ những tội lỗi của chúng ta. Sau đó, Ngài truyền những luật pháp của Ngài vào trong tâm trí chúng ta và ghi tạc các luật pháp ấy vào tấm lòng chúng ta, để Ngài có thể làm Đức Chúa Trời của chúng ta và chúng ta có thể làm dân của Ngài; cuối cùng, Ngài khiến chúng ta có được sự hiểu biết sâu xa hơn ở bên trong về chính Ngài.
Chúng ta có thể liệt kê ba phần của giao ước mới như sau: 1) sự rửa sạch, 2) sự sống và quyền năng, và 3) sự hiểu biết ở bên trong.
Giao ước mới thực sự đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Chúng ta không cần thêm gì vào giao ước mới, và không thể rút bớt gì khỏi giao ước ấy. Điều Đức Chúa Trời đã thực hiện thực sự trọn vẹn. Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta, và qua Chúa Jesus Christ, Ngài đã ban cho chúng ta ba ơn phước lớn lao. Khi có giao ước mới, chúng ta có sự rửa sạch, sự sống và quyền năng. Chúng ta cũng có sự hiểu biết ở bên trong để có thể biết Đức Chúa Trời cách sâu xa hơn. Giao ước mới trọn vẹn và vinh hiển biết bao! Đức Chúa Trời thật đầy ân điển đối với chúng ta!
CHƯƠNG BỐN
TÍNH BẢO ĐẢM CỦA GIAO ƯỚC MỚI
Trong Ma-thi-ơ 26:28, chúng ta đọc thấy: “vì đây là huyết Ta, tức là huyết của giao ước [mới], đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Câu này bày tỏ huyết của Đấng Christ là “huyết của giao ước mới”. Huyết này đặc biệt để thiết lập giao ước mới. Giao ước mới được thiết lập qua huyết, cho nên giao ước mới đáng tin cậy, và bảo đảm.
NHU CẦU VỀ HUYẾT
Chúng ta cần hiểu tại sao giao ước mới phải được thiết lập qua huyết và tại sao một giao ước chỉ công hiệu khi được thiết lập bằng huyết. Để hiểu vấn đề này, chúng ta phải trở về với câu chuyện vườn Ê-đen và sự đòi hỏi của luật pháp.
Chúng ta biết rằng khi A-đam bị đuổi khỏi Ê-đen, ông đánh mất vị trí để tương giao với Đức Chúa Trời. Ông mất đi sự sống, và cũng mất đi cơ nghiệp của mình. Từ A-đam đến Môi-se, sự chết trị vì (La. 5:14). Từ Môi-se đến Đấng Christ, không những sự chết trị vì, mà tội cũng trị vì (La. 5:21). Đây không có nghĩa là từ A-đam đến Môi-se vắng bóng tội. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng “vì trước khi chưa có luật pháp thì tội lỗi đã có trong thế gian rồi, song đâu chưa có luật pháp thì đấy tội lỗi cũng không kể cho người ta” (La. 5:13). Đức Chúa Trời đã ban cho Môi-se giao ước của luật pháp trên núi Si-na-i. Giao ước ấy có kèm theo điều kiện. Nếu con người giữ đúng theo những lời của giao ước ấy, thì Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho con người; nếu con người không giữ đúng những lời của giao ước ấy, thì con người sẽ bị rủa sả (Ga. 3:12, 10). Thế thì luật pháp đã làm gì cho con người? Luật pháp đem đến cho con người sự hiểu biết về tội (La. 3:20). Ngoài ra, con người còn được canh giữ, được nhốt lại, dưới luật pháp (Ga. 3:23). Điều này có nghĩa là con người trước kia ở dưới sự thống trị của sự chết, vì sự chết trị vì; nhưng bây giờ con người cũng ở dưới quyền lực của tội, vì tội trị vì.
Vì vậy, trước khi Đấng Christ đến trên đất, con người đã chịu hai sự mất mát lớn: thứ nhất, con người chịu khổ vì tội lỗi của A-đam, và thứ hai, con người chịu khổ vì không thể giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Vì sự chết và tội trị vì, nên con người bị xa cách Đức Chúa Trời và không thể vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Con người trở nên ngu dại và không thể biết Đức Chúa Trời; con người mất đi sự sống và quyền năng thuộc linh để thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong A-đam, dưới luật pháp, con người có thể khoe khoang về những gì chứ? Con người chỉ có thể kêu lên: “Ôi, tôi là người khốn nạn dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết nầy?” (La. 7:24). Vậy thì phải chăng không còn cách nào giải quyết nan đề về tội và sự chết? Chắc chắn là có cách! Nhờ Chúa Jesus đổ huyết của Ngài ra, hai nan đề ấy được giải quyết.
Chúng ta đã thấy rằng từ A-đam đến Môi-se, sự chết trị vì, và từ Môi-se đến Đấng Christ, không những sự chết trị vì, mà tội cũng trị vì nữa. Ngợi khen Đức Chúa Trời, huyết của Chúa Jesus đã giải quyết hai nan đề này cho chúng ta! Do sự kiện Chúa Jesus đã đổ huyết Ngài ra, chúng ta đã được rửa sạch khỏi những tội lỗi của mình, và chúng ta không phải chết.
Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời là truyền chính sự sống của Ngài và tất cả những gì Ngài “là” cho chúng ta. Nhưng vì những tội lỗi của chúng ta và sự chết ra từ tội, nên chúng ta bị xa cách Đức Chúa Trời. Chúng ta không còn có thể sở hữu được tất cả những gì ra từ Đức Chúa Trời. Chúng ta mất đi tất cả những gì Đức Chúa Trời đã ban cho, và cũng mất đi tất cả những gì Đức Chúa Trời định ban cho chúng ta. Nhưng huyết của Chúa Jesus rửa sạch chúng ta khỏi những tội lỗi của mình. Ngài cũng phục hồi mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời (Êph. 2:13) để tất cả những gì Đức Chúa Trời đã ban cho và sẽ ban cho chúng ta trở nên của chúng ta mà không bị cản trở gì. Vậy nên, huyết của Chúa Jesus không những giải hòa chúng ta với Đức Chúa Trời (Côl. 1:20), mà còn đem chính Đức Chúa Trời đến với chúng ta (La. 8:32).
Huyết của Đấng Christ không những hoàn thành sự cứu chuộc, mà còn hoàn thành một sự cứu chuộc đời đời. Mỗi năm huyết của bò đực và dê đực mà dân chúng vào thời Cựu Ước trông cậy chỉ nhắc nhở họ về tội (Hê. 10:3-4). Nhưng qua huyết của chính Ngài, Đấng Christ vào trong Nơi Chí Thánh một lần đủ cả, đã làm nên một sự cứu chuộc đời đời (Hê. 9:12). Huyết của Đấng Christ tẩy sạch lương tâm của chúng ta (Hê. 9:14) để chúng ta có lương tâm “không còn cảm biết tội nữa” (Hê. 10:2). Ngợi khen Đức Chúa Trời, huyết của Đấng Christ đã hoàn toàn giải quyết nan đề về tội cho đến đời đời!
Huyết của Đấng Christ khiến chúng ta nhận được sự tha tội (Hê. 9:22; Mat. 26:28; Êph. 1:7). Chỉ nhận thức được bấy nhiêu cũng đã là một điều vinh hiển nhất. Tất cả những người cảm nhận sự xấu hổ ra từ tội và biết tội đáng ghét như thế nào đều nhận biết điều này. Nhưng chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời, huyết của Chúa Jesus không những giải quyết nan đề về tội và sự chết, mà còn phục hồi cơ nghiệp mà chúng ta đã đánh mất và đem đến cho chúng ta điều chúng ta chưa từng có trước kia. Huyết ấy đã thực hiện một việc kỳ diệu nhất là đã khiến chúng ta có thể có được Đức Chúa Trời. Huyết của Chúa Jesus không những cứu chuộc khỏi tội để chúng ta không phải chịu những hậu quả của nó, mà còn hoàn toàn phục hồi những gì chúng ta đã mất tại vườn Ê-đen và cũng thêm vào những điều mới mẻ nữa. Chúa Jesus nói: “Chén nầy là giao ước mới trong huyết Ta” (Lu. 22:20). Một mặt, huyết Chúa đã đổ ra để cứu chuộc. Về mặt tiêu cực, huyết ấy cất đi những điều làm tổn hại chúng ta. Mặt khác, huyết của Ngài đổ ra để thiết lập giao ước mới. Về mặt tích cực, huyết ấy phục hồi cơ nghiệp chúng ta đã đánh mất, và còn ban cho chúng ta những điều mới mẻ. Vậy nên, huyết của Chúa Jesus không những để cứu chuộc, mà còn để phục hồi, tức phục hồi những gì chúng ta đã đánh mất và đem đến cho chúng ta những gì trước kia mình chưa từng có.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HUYẾT VÀ GIAO ƯỚC
Về mối liên hệ giữa huyết và giao ước, chúng ta có thể nói rằng huyết là nền tảng trong khi giao ước là hợp đồng, văn bản. Huyết là nền tảng trên đó giao ước được thiết lập, trong khi giao ước là hợp đồng được thiết lập bằng huyết. Không có huyết, một giao ước không thể được thiết lập, nói gì đến có công hiệu hay không. Cơ nghiệp mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta được ghi lại trong giao ước được ký kết. Đó là giao ước mới Đức Chúa Trời đã lập với chúng ta qua huyết của Chúa Jesus. Bởi giao ước mới ấy, chúng ta nhận được cơ nghiệp thuộc linh Đức Chúa Trời đã ban cho mình.
Vì vậy, giao ước mới tuyệt đối là vấn đề pháp lý. Giao ước ấy hoàn toàn được thiết lập theo phương thức thuộc sự công chính của Đức Chúa Trời. Giao ước mới không phải là đôi ba lời tuyên bố suông của Đức Chúa Trời, mà là một hợp đồng thành văn Đức Chúa Trời đã thiết lập qua huyết của Đấng Christ cho chúng ta. Điều quan trọng là nhận biết rằng trước khi Chúa Jesus chịu đóng đinh thì sự cứu rỗi được thực hiện bởi ân điển của Ngài, nhưng sau khi Chúa chịu đóng đinh thì sự cứu rỗi được thực hiện bởi sự công chính của Ngài. Nói như vậy không có nghĩa là sau khi Chúa chịu đóng đinh thì không còn ân điển nữa, mà chỉ có nghĩa là ân điển giống như nước trong ống còn sự công chính thì giống như ống dẫn nước. Ân điển của Đức Chúa Trời chảy đến chúng ta qua ống dẫn nước là sự công chính. Vì vậy, La Mã 5:21 chép: “Hầu cho như tội lỗi đã nhơn sự chết mà trị vì thể nào, thì ân điển cũng phải nhơn sự công chính mà làm vua thể ấy, để dẫn đến sự sống đời đời bởi Jesus Christ, Chúa chúng ta”. Ân điển trị vì qua sự công chính. Đức Chúa Trời không ban riêng ân điển cho con người, mà ban ân điển cho con người qua sự công chính. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, và Chúa Jesus đã đến chết vì chúng ta. Đó là ân điển của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không yêu thương chúng ta và không ban ân điển cho chúng ta, thì Chúa Jesus đã không đến hoàn thành sự cứu chuộc vì chúng ta. Nhưng Chúa Jesus đã chết vì chúng ta, và sự cứu chuộc đã được hoàn thành. Nhờ đó, khi tin nơi Chúa thì chúng ta được cứu; sự cứu rỗi ấy là qua sự công chính của Ngài.
Chúng ta không thể nói Đức Chúa Trời không có ân điển. Nếu Đức Chúa Trời không có ân điển thì đã không có giao ước mới. Nhưng nếu tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đều dựa trên ân điển thì đức tin của chúng ta có thể lung lay, vì không đi qua thủ tục pháp lý nên ân điển có thể bị gián đoạn. Nhưng, ngợi khen Đức Chúa Trời! Ngài không những có ân điển, mà còn bày tỏ ân điển của Ngài qua một giao ước. Để ban ân điển cho chúng ta, Ngài ràng buộc chính mình trong một giao ước. Vì vậy, chúng ta có thể nói ân điển xuất hiện trong hình thức của sự công chính. Sự công chính ấy không hủy bỏ ân điển, mà bày tỏ ân điển ở mức độ cao nhất.
Điều chúng ta nhận được là ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời đã dùng huyết để lập một giao ước với chúng ta, hầu qua giao ước ấy chúng ta có thể xin Đức Chúa Trời đối xử với mình theo sự công chính của Ngài. Chúng ta đứng trên nền tảng ân điển, nhưng ân điển đến với chúng ta qua sự công chính. Huyết của Đấng Christ đã trở nên nền tảng của sự công chính, để giao ước Đức Chúa Trời đã lập với chúng ta không trở nên vô hiệu. Chúng ta đứng trên nền tảng của huyết, nền tảng của sự công chính, để tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời không có sự lựa chọn nào khác ngoại trừ phải thực hiện trong chúng ta tất cả những gì ở trong giao ước.
Một người nhiều kinh nghiệm trong Chúa từng nói rằng: “Giao ước của Đức Chúa Trời là liệu pháp của Ngài dành cho những người không chịu tin. Ngài dùng giao ước của Ngài để chữa trị họ”. Chẳng hạn, có người nghĩ rằng muốn được tha tội thì họ phải cầu nguyện cho đến khi cảm thấy bình an; khi ấy họ mới có được bằng chứng về sự tha thứ. Nhưng Lời Đức Chúa Trời nói: “Còn nếu chúng ta thừa nhận tội mình, thì Ngài là thành tín công chính, ắt tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi sự không công chính” (1 Gi. 1:9). Một điều chúng ta phải lưu ý là mình đã thừa nhận những tội lỗi của mình hay chưa. Tất nhiên, sự thừa nhận được đề cập ở đây không phải là một hành động hờ hững thiếu vắng cảm giác chán ghét đối với tội lỗi. Sự thừa nhận ở đây chỉ về việc thực sự nhìn thấy tội là tội dưới ánh sáng, và kết án tội theo tính chất của nó. Trần trụi trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta thừa nhận tội lỗi mình nhìn thấy; chúng ta thừa nhận tội lỗi mình kết án. Khi chúng ta thừa nhận tội lỗi, Đức Chúa Trời sẽ tha thứ và rửa sạch chúng ta khỏi những tội lỗi của mình. Vì vậy, một khi đã thừa nhận thì chúng ta cần phải tin rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ và lòng chúng ta phải có sự bình an hoàn toàn. Một anh em từng nói: “Khi anh em đã làm xong phần của mình, có thể nào Đức Chúa Trời lại không làm phần của Ngài sao?” Nhận xét này rất có ý nghĩa. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đã thừa nhận hay chưa. Nếu thực sự thừa nhận tội lỗi của mình, thì chúng ta không cần phải quan tâm đến cảm xúc của mình, không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói về mình, và cũng không cần phải quan tâm đến những ý tưởng Sa-tan đưa đến mình; chúng ta chỉ cần phải tin Lời Đức Chúa Trời.
Vì thế, đời sống Cơ Đốc nhân không có bí quyết gì khác hơn là sống bằng cách nắm lấy Lời Đức Chúa Trời, tin Đức Chúa Trời là thành tín và công chính, và tin rằng những gì Ngài đã phán thì Ngài cũng sẽ thực hiện. Nếu chúng ta hoàn toàn đứng trên giao ước Chúa đã thiết lập, thì Đức Chúa Trời sẽ quan tâm đến chúng ta và thực hiện những gì Ngài đã phán trong giao ước, vì Ngài đã chấp nhận huyết của Chúa Jesus. Đức Chúa Trời ràng buộc ý chí của chính Ngài vào giao ước, và chỉ có thể chuyển động ở trong giao ước Ngài. Nếu không thiết lập một giao ước với chúng ta thì Ngài có thể đối xử với chúng ta như thế nào tùy ý. Tuy nhiên, vì đã lập một giao ước với chúng ta, nên Ngài chỉ có thể hành động theo những gì Ngài đã phán trong giao ước. Ngài phải thực hiện giao ước của Ngài; Ngài không thể không công chính. Chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời, Ngài yêu thương chúng ta và thương xót chúng ta đến nỗi Ngài không thể đối xử với chúng ta theo cách nào khác hơn là theo sự công chính. Không ân điển nào lớn lao hơn điều này!
Chúng ta phải nói rằng nếu không có huyết của Chúa Jesus thì chúng ta không có quyền hưởng bất cứ điều gì. Nhưng qua huyết của Chúa Jesus, chúng ta có quyền hưởng mọi sự! Qua huyết của Chúa Jesus, chúng ta có quyền vui hưởng tất cả những gì ở trong giao ước. Khi bởi huyết của Chúa Jesus, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mình những ơn phước của Ngài theo giao ước ấy, Ngài không thể trở nên không công chính. Ngài phải ban cho chúng ta những ơn phước ấy theo giao ước. Giao ước mới này đã được Chúa lập bằng chính huyết của Ngài. Chúa đã trả một giá bằng huyết. Bây giờ chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện trên mình tất cả những gì có trong giao ước theo giá trị của huyết ở trước mặt Ngài.
Một anh em từng nói: “Không ai thực sự biết huyết gồm có bao nhiêu điều”. Chúng ta không thể hiểu giá trị của huyết, cũng không cần nhìn thấy giá trị của huyết. Nhưng chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời đối xử với chúng ta theo giá trị của huyết trước mặt Ngài và theo giao ước Chúa đã lập bằng huyết Ngài. Chúng ta chỉ cần nói với Đức Chúa Trời: “Con muốn cái này, vì Ngài là Đức Chúa Trời của giao ước”. Đức Chúa Trời của chúng ta không bao giờ thất tín; Ngài sẽ không hủy bỏ giao ước của Ngài.
Huyết của giao ước mới giải quyết nan đề về những tội lỗi của chúng ta và cất đi các chướng ngại giữa Đức Chúa Trời và chúng ta. Huyết ấy cũng phục hồi cơ nghiệp mà chúng ta đã đánh mất và khiến Đức Chúa Trời có thể ban cho chúng ta tất cả những ơn phước thuộc linh trong cõi thiên thượng và ban cho tất cả những điều liên quan đến sự sống và sự tin kính (Êph. 2:12-13, 18-19; 1:3; 2 Phi. 1:3). Tất cả những điều đã được ghi rõ trong giao ước mới đều là những ơn phước chúng ta có quyền nhận lãnh qua huyết. Theo Hê-bơ-rơ 8:10-12, giao ước mới gồm có ba điều rất quí báu được đề cập trong chương trước: sự rửa sạch, sự sống cùng quyền năng, và sự hiểu biết ở bên trong. Những điều này sẽ được bàn thêm trong các chương từ sáu đến tám.
Lý do chúng ta không biết cách nói với Đức Chúa Trời theo những gì được ghi rõ ràng trong giao ước là vì chúng ta không biết huyết đã đem đến cho mình bao nhiêu ơn phước. Điều quan trọng là phải nhận thấy rằng tất cả những ơn phước thuộc linh và cơ nghiệp thuộc linh đều được ban cho chúng ta qua giao ước thiết lập bằng huyết! Huyết là nền tảng trên đó chúng ta nhận được giao ước mới.
Vì vậy, khi cầu xin theo giao ước, chúng ta không cầu xin những điều chẳng thuộc về mình. Trái lại, chúng ta tuyên nhận những điều vốn dĩ thuộc về chúng ta và đã được để dành trong Đức Chúa Trời cho chúng ta (1 Phi. 1:3-4). Cầu nguyện theo giao ước không phải là cầu nguyện thiếu nền tảng, mà là tuyên nhận những gì Đức Chúa Trời đã ban cho mình trong giao ước. Khi chúng ta cầu nguyện theo giao ước, Đức Chúa Trời không thể không đứng về phía chúng ta. Vì vậy, khi đến với Đức Chúa Trời qua giao ước mới được thiết lập bằng huyết, nhiều lúc chúng ta chỉ cần tuyên nhận chứ không cầu xin. Điều này không có nghĩa là ngày nay chúng ta không cần cầu nguyện, mà có nghĩa là lời cầu nguyện của chúng ta cần phải gồm có nhiều lời tuyên nhận hơn là lời cầu xin.
Một anh em biết Chúa đã nói rằng từ thời điểm tại Gô-gô-tha trở đi, tất cả những lời cầu xin trong Kinh Thánh cần phải chuyển thành hành động nhận lấy. Những người biết Chúa, biết Gô-gô-tha và biết huyết có nghĩa là gì đều sẽ nói “A-men!” Thưa anh chị em, chúng ta phải ghi nhớ rằng qua huyết, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mình những gì mình có quyền nhận lấy. Đó là lý do tại sao tôi cứ lặp đi lặp lại rằng nguyên tắc Đức Chúa Trời dựa vào đó để đối xử với chúng ta hiện giờ đặt nền tảng trên sự công chính của Ngài, chứ không phải chỉ trên ân điển của Ngài. Vậy thì những gì được ban cho chúng ta trong giao ước mới chính là những gì chúng ta có quyền nhận lãnh. Theo sự công chính của Ngài, Đức Chúa Trời không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải ban cho chúng ta những gì được ghi rõ ràng trong giao ước mới, vì chúng ta tuyên nhận điều đó từ Đức Chúa Trời theo giao ước ấy.
Đôi khi, dường như Đức Chúa Trời quên mất giao ước của Ngài. Những lúc ấy, chúng ta có thể nhắc nhở Ngài. Trong Ê-sai 43:26, Đức Chúa Trời nói: “Hãy nhắc lại cho Ta nhớ”. Đức Chúa Trời muốn con người nhắc nhở Ngài. Thỉnh thoảng chúng ta có thể cung kính nói với Đức Chúa Trời theo cách sau đây: “Đức Chúa Trời ơi, chúng con xin Ngài nhớ lại giao ước của Ngài, lời hứa của Ngài. Chúng con cầu xin Ngài hành động theo lời hứa và giao ước của Ngài”. Khi cầu xin và tin tưởng như vậy, chúng ta sẽ nhận được điều mình cầu xin.
MỘT LỜI CẦU NGUYỆN VĨ ĐẠI
Trong Hê-bơ-rơ 13:20-21, chúng ta đọc thấy: “Nguyện Đức Chúa Trời của sự bình an, là Đấng đã nhờ huyết giao ước đời đời mà đem Đấng chăn chiên lớn của bầy chiên, là Chúa chúng ta là Jesus, ra khỏi kẻ chết, khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi việc lành, để làm theo ý muốn Ngài, và nhờ Jesus Christ mà làm ra trong anh em điều đẹp lòng Ngài: Nguyện vinh hiển về nơi Ngài đời đời vô cùng! A-men”. Đây là một lời cầu nguyện thuộc đức tin, và cũng là một lời cầu nguyện vĩ đại trong Kinh Thánh. Qua huyết của giao ước đời đời, tác giả sách Hê-bơ-rơ cầu xin Đức Chúa Trời khiến Jesus Christ phục sinh ở trong chúng ta, để chúng ta có thể thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời và hoàn thành những điều làm đẹp lòng Ngài. Điều này cho thấy rằng cầu nguyện với đức tin là cầu nguyện bằng cách đứng trên giao ước đời đời của huyết Chúa, và đó chính là lời cầu nguyện vĩ đại.
Chúng ta cần đức tin để cầu nguyện bằng cách bám lấy giao ước ấy. Bởi giao ước ấy, chúng ta phải nói với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ôi, con cầu nguyện với Ngài bởi giao ước của Ngài”. Loại cầu nguyện như vậy đầy quyền năng và có công hiệu. Đức tin của chúng ta nơi giao ước ấy sẽ làm chúng ta dạn dĩ hơn trong sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải ghi nhớ rằng mình có quyền cầu nguyện với Đức Chúa Trời theo giao ước ấy. Chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời hành động theo giao ước ấy, nhưng nếu không có đức tin thì lời cầu nguyện sẽ vô dụng. Tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong giao ước mới đều đã được ký thác như một người ký thác tiền ở ngân hàng. Nếu tin thì chúng ta chỉ cần rút tiền ra.
Giao ước mới được thiết lập bằng huyết của Chúa Jesus; vì vậy, giao ước mới thật bảo đảm và đáng tin cậy. Đức Chúa Trời của chúng ta giới hạn chính Ngài trong giao ước ấy. Đức Chúa Trời đã hạ cố lập giao ước với con người vì Ngài muốn con người tin Ngài và đến gần Ngài. Đức Chúa Trời đã tự hạ mình xuống để lập một giao ước hầu Ngài có thể ban cho con người một giao kèo để họ nắm lấy. Con người có thể đến cầu xin Ngài bằng giao kèo ấy. Vì vậy, chúng ta có thể dạn dĩ hát:
Nhờ đứng trên các lời hứa mà tôi sẽ không ngã,
Từng giây phút lắng nghe tiếng gọi của Linh.
An nghỉ nơi Cứu Chúa tôi là Tất Cả trong tất cả,
Đứng trên các lời hứa của Đức Chúa Trời.
Đứng vững, đứng vững,
Đứng vững trên các lời hứa của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa tôi;
Đứng vững, đứng vững,
Tôi đang đứng trên các lời hứa của Đức Chúa Trời.
(Thánh Ca, 340)
Hơn nữa, chúng ta vui mừng tuyên bố:
Hỡi các thánh đồ của Chúa, một nền tảng vững chắc biết bao
Được lập cho đức tin của anh em trong lời tuyệt hảo của Ngài!
Ngài có thể nói gì hơn những điều Ngài đã nói với anh em,
Là những người đã chạy đến ẩn náu nơi Jesus?
(Thánh Ca, 339)