abortion pill usa legal
abortion pill
online usa
amlodipin sandoz 5 mg
amlodipine
website
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG LỜI HỨA VÀ SỰ KIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong Lời Đức Chúa Trời có những phân đoạn đề cập đến trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi con người và những phân đoạn khác đề cập đến ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho con người. Nói cách khác, có những phân đoạn đề cập đến những đòi hỏi của Đức Chúa Trời và có những phân đoạn đề cập đến ân điển của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, có nhiều mạng lệnh, luật pháp và sự dạy dỗ cho thấy Đức Chúa Trời muốn con người gánh vác trách nhiệm. Đó là những đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối con người. Mặt khác, có những ơn phước thuộc linh trong cõi thiên thượng (Êph. 1:3), và cơ nghiệp không hư nát, không ô uế và không mai một, được dành ở trên trời cho chúng ta (1 Phi. 1:4). Đó là những điều Đức Chúa Trời vui thích ban cho chúng ta và đã hoàn thành cho chúng ta; ấy là ân điển Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta.
Lời Đức Chúa Trời theo phương diện ân điển có thể được tổng kết lại mà chia thành ba loại: (1) những lời hứa của Đức Chúa Trời cho chúng ta, (2) những sự kiện Đức Chúa Trời đã hoàn thành cho chúng ta, và (3) những giao ước Đức Chúa Trời đã thiết lập với con người mà chính Ngài chắc chắn sẽ thực hiện. Các lời hứa của Đức Chúa Trời khác với những sự kiện của Ngài. Các lời hứa và sự kiện của Đức Chúa Trời cũng khác với những giao ước của Ngài. Các giao ước của Đức Chúa Trời gồm có những lời hứa và sự kiện của Ngài.
NHỮNG LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Bây giờ, chúng ta hãy xem những lời hứa của Đức Chúa Trời có nghĩa là gì. Lời hứa khác với sự kiện. Lời hứa liên quan đến tương lai, trong khi sự kiện thì liên quan đến quá khứ. Lời hứa là điều sẽ được thực hiện, trong khi sự kiện là điều đã được thực hiện rồi. Lời hứa có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ làm điều gì đó cho con người, trong khi sự kiện có nghĩa là Đức Chúa Trời đã thực hiện điều gì đó cho con người rồi. Lời hứa có nghĩa là nếu anh làm điều này điều nọ thì tôi cũng sẽ làm việc này việc kia. Sự kiện có nghĩa là Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và vì Ngài biết sự bất lực của chúng ta nên đã hoàn tất điều gì đó cho chúng ta. Nhiều lời hứa có điều kiện kèm theo. Nếu thỏa đáp các điều kiện ấy, chúng ta sẽ nhận được những gì đã hứa. Những sự kiện không đòi hỏi chúng ta phải cầu xin. Chúng ta chỉ cần nhận thấy rằng sự kiện là sự kiện mà tin những sự kiện là như vậy.
Vài ví dụ sau đây giúp cho thấy sự khác biệt giữa lời hứa và sự kiện. Chẳng hạn, Chúa Jesus an ủi các môn đồ rằng: “Lòng các ngươi chớ bối rối, đã tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin Ta nữa... Ta đi để sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi Ta đi mà sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, thì Ta sẽ trở lại, tiếp các ngươi về với Ta, hầu cho Ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó” (Gi. 14:1-3). Đó là một lời hứa, và lời hứa này đã trở nên sự kiện khi Chúa trở lại với tư cách là Linh.
Sau đó, Chúa bảo các môn đồ: “Dầu vậy, Ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là có ích cho các ngươi, vì nếu Ta không đi, thì Đấng Yên Ủi không đến cùng các ngươi; song nếu Ta đi, thì Ta sẽ sai Ngài đến” (Gi. 16:7). Đó là một lời hứa. Lời hứa ấy đã trở nên sự kiện vào ngày Chúa sống lại khi Ngài hà hơi vào trong các môn đồ và nói với họ: “Hãy nhận lãnh Thánh Linh” (Gi. 20:19-22).
Chúa Jesus lại nói với các môn đồ rằng: “Và nầy, Ta sai Đấng Cha Ta đã hứa giáng trên các ngươi; còn các ngươi hãy cứ ở trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao” (Lu. 24:49). Đây là một lời hứa ở trong một lời hứa. Vào ngày Ngũ Tuần, Thánh Linh đã đến (Công. 2:1-4). Bấy giờ, lời hứa ấy đã trở thành sự kiện. Tuy nhiên, lời hứa ấy có kèm theo một điều kiện là các môn đồ phải ở lại trong thành.
Chúng ta hãy dùng một thí dụ khác để minh họa về sự khác biệt giữa lời hứa và sự kiện. Giả sử, A và B là đôi bạn. A lâm bệnh và không thể làm việc; anh cũng không có tiền mua những thứ cần dùng. B thương A nên nói với A rằng: “Sáng mai tôi sẽ đến làm việc giùm anh và đưa tiền cho anh để mua những gì anh cần”. Đó là lời B hứa với A. Sáng hôm sau B đến nhà của A để làm việc và cũng cho A một số tiền để mua những thứ anh cần. Điều đó có nghĩa là lời B hứa với A đã trở thành một sự kiện. Nếu A tin lời B hứa, tức nếu anh tin lời hứa của B là đáng tin cậy, thì từ ngày nhận được lời hứa ấy anh có hi vọng và được an nghỉ, và ngày hôm sau anh vui hưởng lời hứa ấy cách thực tiễn.
Các Nguyên Tắc Liên Quan Đến Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy vài nguyên tắc liên quan đến các lời hứa của Ngài. Dưới đây là một số ví dụ:
(1) “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi (ấy là điều răn thứ nhứt có lời hứa cặp theo), hầu cho ngươi được phước và trường thọ trên đất” (Êph. 6:2-3). Lời hứa này có điều kiện. Không phải ai cũng sẽ được phước và trường thọ; chỉ những người hiếu kính cha mẹ mình mới được phước và trường thọ. Nếu không đáp ứng điều kiện được đề cập ở đây, thì chúng ta sẽ không nhận được lời hứa về việc được phước và trường thọ.
(2) “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời, bây giờ nguyện cho lời Chúa hứa cùng Đa-vít, cha tôi, được ứng nghiệm” (2 Sử. 1:9). Chữ “ứng nghiệm” cũng có thể được dịch là “thực hiện”. Đây có nghĩa là chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài, tức là lời hứa cần đến sự cầu nguyện mới có thể được thực hiện (xin so sánh với 1 Vua. 8:56).
(3) “Các ngươi đi do thám xứ bao nhiêu ngày, nghĩa là bốn mươi ngày, thì các ngươi cũng sẽ mang hình phạt vì tội gian ác mình bấy nhiêu năm, nghĩa là bốn mươi năm, một năm đền cho một ngày; bấy giờ các ngươi sẽ biết Ta đã xây khỏi các ngươi [ghi chú ngoài lề: thu hồi lời hứa của Ta]” (Dân. 14:34). Đây có nghĩa là nếu một người không trung tín đối với lời hứa của Đức Chúa Trời và không đáp ứng những điều kiện kèm theo đó, thì lời hứa có thể bị thu hồi. Chẳng hạn, trong toàn thể con dân Israel ra khỏi Ai Cập, chỉ Ca-lép và Giô-suê là vào được Ca-na-an. Những người khác thì bị chết trong đồng vắng (Dân. 26:65). Sự kiện này cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã thu hồi lời Ngài hứa với những người không trung tín. Còn đối với Gia-cốp và Giô-sép, họ tuy chết tại Ai Cập, nhưng được chôn tại Ca-na-an. Vì họ trung tín với Đức Chúa Trời thậm chí cho đến chết, nên Đức Chúa Trời không thu hồi lời hứa của Ngài (Sáng. 46:3-4; 49:29-32; 50:12-13, 24-25; G-suê. 24:32).
(4) “Vì chẳng phải do luật pháp mà có lời hứa cho Áp-ra-ham và dòng giống người rằng, người sẽ thừa thọ thế gian, bèn là do sự công nghĩa (hay: sự công chính) bởi đức tin. Bởi chưng nếu kẻ thuộc về luật pháp là kẻ thừa thọ, thì đức tin ra luống nhưng, lời hứa cũng vô hiệu” (La. 4:13-14). Điều này có nghĩa là nếu một người tách rời với Đức Chúa Trời mà hành động bằng sức lực của xác thịt mình hay thêm gì đó vào lời hứa, thì lời hứa rất có thể trở nên vô hiệu.
(5) “Hết thảy những người đó, dầu nhơn đức tin đã được chứng tốt, song chưa nhận được điều đã hứa, vì Đức Chúa Trời có sắm sẵn điều tốt hơn cho chúng ta, hầu cho ngoài chúng ta họ không đạt đến sự trọn vẹn được” (Hê. 11:39-40). Và, “Vì anh em cần phải nhẫn nại, hầu cho khi đã làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Trời rồi, thì nhận được lời hứa” (Hê. 10:36). Đây có nghĩa là chúng ta phải nhẫn nại cho đến một thời điểm nào đó, rồi chúng ta sẽ nhận được những gì Đức Chúa Trời hứa.
Từ những phần Kinh Thánh trên, chúng ta thấy bốn nguyên tắc sau liên quan đến các lời hứa của Đức Chúa Trời: (1) lời hứa của Đức Chúa Trời cần đến sự cầu nguyện của chúng ta để có thể được thực hiện; (2) nếu lời hứa của Đức Chúa Trời có điều kiện, thì con người phải đáp ứng điều kiện của Ngài để có được lời hứa ấy; bằng không, lời hứa có thể bị thu hồi; (3) nếu tách rời lời hứa của Đức Chúa Trời mà con người dùng sức lực của xác thịt mình để hành động hay thêm vào điều gì đó, thì lời hứa có thể trở nên vô hiệu; (4) lời hứa của Đức Chúa Trời được thực hiện theo thời điểm của Ngài.
Làm Thế Nào Lời Hứa Của Đức Chúa Trời Được Thực Hiện Trong Chúng Ta
Làm thế nào lời hứa của Đức Chúa Trời có thể được thực hiện trong chúng ta? Mỗi khi nhìn thấy một lời hứa trong Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta phải hết lòng cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện cho đến khi Linh Đức Chúa Trời được khơi dậy trong chúng ta đến mức độ chúng ta cảm nhận sâu xa rằng lời hứa ấy được Đức Chúa Trời dự định cho chúng ta. Nếu không có điều kiện kèm theo lời hứa ấy, thì ngay lập tức chúng ta có thể vận dụng đức tin của mình để nhận lấy lời hứa đó, tin rằng Đức Chúa Trời sẽ hành động theo lời Ngài hứa và thực hiện trong chúng ta những gì Ngài đã hứa. Ngay lập tức chúng ta có thể ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời. Nếu lời hứa có những điều kiện nào đó, thì chúng ta cần thực hiện những điều kiện ấy. Sau đó, chúng ta đến với Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện mà xin Ngài hành động theo sự thành tín và công chính của Ngài và thực hiện lời hứa của Ngài trong chúng ta. Khi đã cầu nguyện đến mức độ đức tin xuất hiện bên trong mình, thì chúng ta không cần cầu nguyện nữa. Chúng ta có thể bắt đầu ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời. Không bao lâu sau chúng ta sẽ thấy lời hứa của Đức Chúa Trời thật sự được thực hiện trong chúng ta.
Dưới đây là một vài ví dụ:
(1) Tại một nơi nọ có một vài chị em vào mỗi đầu năm có thói quen cầu xin Đức Chúa Trời ban cho một lời hứa để nâng đỡ mình trong năm. Một người trong vòng các chị em ấy cảm thấy là mình yếu đuối và nói với Chúa về tình trạng của mình. Chúa ban cho chị lời sau đây: “Christ... đối với anh em chẳng phải yếu đuối đâu, bèn là mạnh mẽ trong anh em vậy” (2 Cô. 13:3). Khi nhận được lời ấy, chị trở nên mạnh mẽ. Một chị em khác thì hay lo lắng; mỗi khi nghĩ đến quá khứ hay tương lai thì chị sợ hãi. Chị cũng nói với Chúa về tình trạng của mình, và Chúa ban cho chị lời hứa là: “Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi; chớ kinh khiếp, vì Ta là Đức Chúa Trời ngươi! Ta sẽ bổ sức cho ngươi; phải, Ta sẽ giúp đỡ ngươi, [sẽ] lấy tay hữu công bình Ta mà nâng đỡ ngươi” (Ês. 41:10). Sự kiện câu Kinh Thánh này đề cập đến “Ta” năm lần và đề cập đến “sẽ” ba lần một mặt đã khiến chị sấp mình xuống và thờ phượng, và mặt khác làm cho chị vô cùng vui mừng đến nỗi chị ngợi khen Chúa trong nước mắt. Về sau, khi gặp phải những khó khăn và thử thách, chị đọc lại những lời ấy cho Đức Chúa Trời và thậm chí đọc cho chính mình. Lời Đức Chúa Trời thực sự làm cho chị được vững vàng, giúp đỡ và nâng vực chị qua nhiều năm tháng.
Có nhiều mẩu chuyện tương tự giữa vòng các chị em ấy. Những lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho họ đều hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của họ. Họ chân thành cầu xin lời hứa của Chúa và nhận được lời hứa. Đến cuối năm, khi kể lại ân điển của Chúa, họ có thể làm chứng rằng trong năm, nhiều lần lời hứa của Đức Chúa Trời đã thực sự an ủi và nâng đỡ họ.
(2) Vì nhu cầu của cuộc sống, một con cái khác của Đức Chúa Trời đã xin Chúa ban cho mình một lời hứa. Một ngày kia chị đọc lời sau đây: “Chớ có lòng ham tiền, hãy lấy điều mình có làm hài lòng, vì chính Chúa đã phán rằng: Ta hẳn chẳng lìa ngươi, cũng hẳn chẳng bỏ ngươi đâu” (Hê. 13:5). Những lời ấy khiến chị kinh ngạc và đồng thời làm cho chị vui mừng. Lời hứa này có điều kiện: chúng ta không được tham lam, và phải hài lòng với những điều mình có; khi ấy chúng ta sẽ không bị Chúa bỏ rơi hay lìa bỏ. Chị nói: “A-men và a-men!” với lời hứa ấy. Trong hai mươi năm qua kể từ thời điểm ấy, một mặt chị giữ theo nguyên tắc nếu không làm việc thì cũng không ăn (2 Tê. 3:10); mặt khác, Chúa thực sự không làm vơi đi một ít bột trong thùng và không làm cạn đi một ít dầu trong lọ. Chúa đã không bỏ rơi chị, cũng không lìa bỏ chị.
(3) Có trường hợp về một chị em khác bị bệnh trong nhiều năm. Đang khi ở trong tình trạng vô cùng tuyệt vọng, thì chị nhớ lại La Mã 8:13: “Vì nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết, song nếu nhờ Thánh Linh làm cho chết các hành vi của thân thể thì anh em sẽ sống”. Lời này cho chị một sự chuyển hướng mới mẻ. Chị xử lý những gì cần được xử lý theo ánh sáng của Chúa. Tuy nhiên, chị vẫn bệnh hoạn trong thân thể. Sau đó, một ngày kia chị cầu nguyện: “Chúa ơi, nếu La Mã 8:13 là lời Ngài đã ban cho con, thì con xin Ngài ban cho con một lời hứa khác”. Rồi chị thú nhận sự yếu đuối và vô tín của mình. Khi ấy, sâu thẳm bên trong chị dường như có lời nói rằng: “Đức Chúa Trời không phải là một con người; Ngài sẽ không nói dối”. Chị không biết lời ấy có trong Kinh Thánh hay không. Sau đó, chị tra quyển Thánh Kinh Phù Dẫn, và khám phá ra rằng trong Dân Số Ký 23:19 thật sự có những lời như vậy: “Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con loài người đặng hối cải. Điều Ngài đã nói, Ngài há sẽ chẳng làm ư? Điều Ngài đã phán, Ngài há sẽ chẳng làm ứng nghiệm sao?” Với lời đó, lòng chị đầy dẫy sự vui mừng và lời ngợi khen. Kết quả là Đức Chúa Trời cũng khiến bệnh tật của chị lìa khỏi.
(4) Vào một giai đoạn nào đó trong đời sống thuộc linh của mình, một số con cái của Đức Chúa Trời đã được đem vào trong kinh nghiệm của Thi Thiên 66. Một mặt, dường như: “Chúa đã đem chúng tôi vào lưới, chất gánh nặng quá trên lưng chúng tôi. Chúa khiến người ta cỡi trên đầu chúng tôi” (cc. 11-12a). Nhưng mặt khác, Đức Chúa Trời cũng ban cho họ lời hứa: “Chúng tôi đi qua lửa qua nước; nhưng Chúa đem chúng tôi ra nơi giàu có” (c. 12b). Lời ấy an ủi và làm cho họ vững vàng.
(5) Một số con cái của Đức Chúa Trời bị những cơn thử thách bủa vây. Mỗi khi cầu nguyện, họ đều nhận được một lời hứa an ủi và làm cho họ vững vàng: “Chẳng có sự cám dỗ nào xảy đến cho anh em ngoài thường tình loài người; nhưng Đức Chúa Trời thành tín, ắt chẳng để cho anh em bị cám dỗ quá sức đâu, song cùng lúc bị cám dỗ, Ngài chắc cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu nổi” (1 Cô. 10:13).
(6) Một đầy tớ nọ của Chúa ở trong một cơn thử thách rất gay go; dường như có một ngọn núi lớn hiện ra lù lù trước mặt anh. Anh đã leo ngọn núi ấy đến mức kiệt lực, tuyệt vọng và trong anh không còn bao nhiêu sức lực để ngưỡng trông Đức Chúa Trời. Những lời “cho đến giờ nầy” và “đến nay” (1 Cô. 4:11, 13) đã đem anh vượt qua ngọn núi cao ấy. “Cho đến giờ nầy” anh vẫn bị xem là rác rến của thế gian, cặn bã của muôn vật; nhưng anh vẫn có thể đứng [vững] “đến nay”. Thời gian thử nghiệm con người, nhưng những lời hứa của Đức Chúa Trời giúp con người vượt qua sự thử nghiệm của thời gian và vẫn đứng [vững] “cho đến giờ này” và “đến nay”.
(7) Một số con cái của Đức Chúa Trời, khi bị những cơn sóng đưa đẩy thì kêu cầu Chúa. Lời Chúa nói với họ là: “Hãy vững lòng, Ta đây, đừng sợ” (Mat. 14:24, 27). Với lời hứa ấy, tấm lòng bất an của họ liền được bình tịnh. Những đợt sóng không bao giờ có thể đem họ xuống dưới đáy biển.
Vì vậy, về những lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta cần ngợi khen Ngài vì những lời hứa ấy không thể bị bỏ qua; mỗi lời đều sẽ được thực hiện. Đức tin không bao giờ cầu xin bằng chứng, vì bất cứ điều gì Đức Chúa Trời phán thì Ngài sẽ thực hiện. Dầu trời đất có thể tiêu biến đi và núi đồi sụp đổ, nhưng những người tin nơi Chúa đều sẽ thấy những lời của Ngài được thực hiện.
NHỮNG SỰ KIỆN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Về những sự kiện của Đức Chúa Trời, mặc dầu chúng ta không thể tìm thấy chữ sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng trong công tác của Đức Chúa Trời chúng ta thấy có nhiều sự kiện đã được hoàn tất. Nói cách khác, sự kiện là công tác đã được hoàn tất của Đức Chúa Trời.
Sự Kiện Là Công Tác Đã Được Hoàn Tất
Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời hứa là Chúa Jesus sẽ được sinh bởi một trinh nữ (Ês. 7:14). Sau đó, “khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài đến, sanh bởi người nữ, sanh dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho chúng ta nhận được danh phận con cái” (Ga. 4:4-5). Vậy nên, lời hứa trong Ê-sai về “một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai” đã được ứng nghiệm, đã trở thành một sự kiện. Sự đóng đinh của Chúa Jesus cũng là một sự kiện. Ngài đã dâng chính mình một lần đủ cả và hoàn tất sự cứu chuộc đời đời (Hê. 9:12). Vì đó là một sự kiện, nên không cần xin Chúa chết một lần nữa cho chúng ta và cứu chuộc chúng ta khỏi những tội lỗi của mình.
Sự đến của Thánh Linh cũng là một sự kiện mãi mãi đã được hoàn tất. Vì vậy, không ai cần xin Thánh Linh đến một lần nữa. (Đây chỉ về sự kiện Thánh Linh đến, chứ không phải kinh nghiệm riêng tư về sự đến của Thánh Linh).
Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã hoàn tất nhiều điều khác qua Đấng Christ. Kinh Thánh bày tỏ rằng tất cả những điều liên quan đến sự sống và sự tin kính đều đã được hoàn tất trong Đấng Christ. Chẳng hạn, Ê-phê-sô 1:3 chép: “Ngài đã ban phước cho chúng ta trong Christ, đủ mọi thứ phước thuộc linh ở trên trời”. Câu 4 chép tiếp: “Cũng như...”, và câu này kéo dài đến câu 14, theo nguyên bản. Cho nên, chúng ta nhận thấy rằng tất cả những điều được đề cập trong các câu này đều là mọi thứ phước thuộc linh được nói đến trong câu 3. Vấn đề này cũng được giải thích trong 2 Phi-e-rơ 1:3: “Vả, thần năng của Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự quan hệ đến sự sống và sự kỉnh kiền (hay: sự tin kính)”. Tất cả những điều đó đều ở trong Đấng Christ. Đó là những sự kiện đã được hoàn tất rồi.
Về những lời hứa của Đức Chúa Trời, nếu không cầu xin những lời hứa ấy hay nếu không đáp ứng những điều kiện, thì chúng ta có thể không có được những lời hứa ấy; đối với chúng ta, những lời hứa ấy có thể trở nên vô hiệu. Nhưng về những sự kiện của Đức Chúa Trời, dầu chúng ta có cầu xin hay không, Ngài vẫn thực hiện những sự kiện ấy trong chúng ta. Đó là những sự kiện; vì vậy, chúng ta không cần cầu xin những sự kiện ấy. (Đây chỉ về chính những sự kiện của Đức Chúa Trời, chứ không phải những kinh nghiệm riêng tư của chúng ta).
Đức Chúa Trời chưa bao giờ đòi hỏi chúng ta phải làm gì để có được những sự kiện của Ngài. Tất cả những gì Ngài đòi hỏi là chúng ta tin cách đơn sơ. Lời hứa của Đức Chúa Trời có thể bị trì hoãn, nhưng những sự kiện của Đức Chúa Trời thì không bao giờ chậm trễ. Chúng ta không bao giờ có thể nói rằng mình đã nhận được những sự kiện của Đức Chúa Trời, và sau đó nói rằng chúng ta cần chờ đợi một vài năm để Đức Chúa Trời ban những sự kiện ấy cho mình. Những gì Đức Chúa Trời đã hoàn tất và những gì Ngài đã ban cho chúng ta trong Đấng Christ không bao giờ có thể bị hoãn lại đến một thời điểm nào đó ở tương lai. Nếu Đức Chúa Trời trì hoãn không ban cho chúng ta thì điều đó không phải là sự kiện.
Chúng ta hãy xem xét hai ví dụ. Trong Ê-phê-sô 2:4-6, chúng ta đọc thấy: “Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì tình thương yêu lớn của Ngài mà Ngài đã đem thương yêu chúng ta, đến đỗi đang khi chúng ta chết trong các sự quá phạm của mình, thì Ngài đã làm cho chúng ta đồng sống động với Đấng Christ... và khiến cho (hay: làm cho) chúng ta cùng sống lại với Ngài, và đồng ngồi với Ngài ở trên trời trong Christ Jesus”. Có ba chữ “với” và hai chữ “làm cho” trong câu này. Những điều được đề cập ở đây là các lời hứa hay sự kiện của Đức Chúa Trời? Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết tất cả đều là những sự kiện. Đức Chúa Trời là Đấng đã làm cho chúng ta đồng sống động với Đấng Christ, và Đức Chúa Trời là Đấng đã làm cho chúng ta cùng sống lại với Đấng Christ và đồng ngồi với Đấng Christ ở trên trời. Tất cả các điều ấy đều là những sự kiện đã được hoàn tất. Như thế, chúng ta phải ngợi khen và cảm tạ Đức Chúa Trời. Đối với Sa-tan chúng ta phải có thái độ là mình đã được đồng sống lại và đồng thăng thiên với Đấng Christ, chứ đừng có thái độ là hi vọng có thể được sống lại hay thăng thiên. Chúng ta phải có thái độ cho thấy mình đã được sống lại và đã thăng thiên. Chúng ta phải nhận biết rằng không một người nào trong dân của Chúa chưa nhận được một sự sống phục sinh và thăng thiên. Nếu cho rằng sự sống ấy chỉ có thể có được nhờ cầu xin thì chúng ta không biết những gì Đức Chúa Trời đã hoàn tất. Trong Đấng Christ Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tất cả những gì liên quan đến sự sống và sự tin kính. Chúng ta không cần cầu xin, mà chỉ cần tuyên nhận. Ha-lê-lu-gia, sự kiện vinh hiển ấy, sự kiện đã được hoàn tất, sự kiện mà Đấng Christ đã hoàn thành, đã được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Đấng Christ!
Ví dụ thứ hai được tìm thấy trong La Mã 6:6; câu ấy chép: “Vì biết rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài trên thập tự giá, hầu cho thân thể của tội lỗi bị diệt trừ, để chúng ta không còn làm tôi mọi cho tội lỗi nữa”. Câu này cho chúng ta thấy ba điều: (1) tội, (2) người cũ, và (3) thân thể của tội. Tội chính là bản chất tội lỗi cai trị trong chúng ta (La. 6:14; 7:17). Người cũ là bản ngã của chúng ta thích nghe theo tội. Thân thể của tội là thân thể của chúng ta làm bù nhìn để tội điều khiển. Thân thể của chúng ta chính là phần phạm những tội lỗi. Tội cai trị trong chúng ta, và dùng người cũ điều khiển thân thể chúng ta khiến nó làm những điều tội lỗi. Người cũ đại diện cho tất cả những gì ra từ A-đam và có khuynh hướng thiên về tội. Người cũ nghe theo tội và điều khiển thân thể để phạm tội. Có lẽ một số người nghĩ rằng con người mà muốn tránh phạm tội thì cội rễ của tội phải được nhổ bỏ. Còn những người khác có thể nghĩ rằng con người mà muốn tránh phạm tội thì phải chịu khó đè nén thân thể mình. Đó là những ý nghĩ của con người; điều Đức Chúa Trời đã thực hiện thì hoàn toàn khác. Đức Chúa Trời không xử lý cội rễ của tội, cũng không xử lý thân thể chúng ta. Điều mà Ngài xử lý chính là người cũ của chúng ta. “Người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài trên thập tự giá” (La. 6:6). Chúa Jesus chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá thể nào, thì người cũ của chúng ta đã được đồng đóng đinh với Ngài thể ấy. Đây là một sự kiện. Đó là một sự kiện Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Đấng Christ.
Nhóm chữ “hầu cho thân thể của tội lỗi bị diệt trừ” cũng có thể được dịch là “hầu cho thân thể của tội lỗi trở nên thất nghiệp”. Vì người cũ của chúng ta đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ, nên thân thể của tội lỗi trở nên thất nghiệp. Mặc dầu bản chất tội lỗi vẫn hiện diện, năng động và vẫn đến cám dỗ chúng ta, nhưng người cũ từng được tội sử dụng đã bị đồng đóng đinh với Đấng Christ. Vì vậy, tội không thể làm chủ chúng ta nữa; chúng ta đã được thoát khỏi tội. Tuy nhiên, một người có thể nhìn xem chính mình và nghĩ rằng vì mình vẫn còn yếu đuối và phạm tội, nên cần cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mình ân điển và hành động để nhổ bỏ tội một lần nữa, hầu mình có thể được giải cứu khỏi tội. Một người khác có thể nghĩ rằng Đấng Christ đã bị đóng đinh, nhưng người cũ của mình thì chưa được đóng đinh. Vì thế, anh có thể cầu xin Đức Chúa Trời đóng đinh người cũ của mình. Hậu quả là càng cầu xin Đức Chúa Trời đóng đinh người cũ của mình, thì dường như người cũ của anh càng năng động, càng thống trị anh. Tại sao lại như vậy? Đó là vì một số người chỉ quen thuộc với lời hứa của Đức Chúa Trời chứ không biết đến sự kiện của Ngài. Có lẽ họ xem sự kiện của Đức Chúa Trời là lời hứa của Ngài, đối xử với sự kiện của Đức Chúa Trời theo như cách họ đối xử với lời hứa của Ngài. Đức Chúa Trời nói rằng người cũ của họ đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ, nhưng họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời hứa là sẽ đóng đinh người cũ của mình. Vì vậy, họ liên tục cầu xin Đức Chúa Trời đóng đinh người cũ của mình. Mỗi khi phạm tội, họ cảm thấy người cũ của mình chưa được đóng đinh, và họ lại cầu xin Đức Chúa Trời đóng đinh người cũ của mình một lần nữa. Mỗi khi sa vào cám dỗ, họ nghĩ rằng người cũ của mình chưa được Đức Chúa Trời xử lý hoàn toàn. Do đó, họ cảm thấy cần cầu xin Đức Chúa Trời xử lý người cũ của mình. Họ không biết đến sự kiện là người cũ của mình đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ, đó là một sự kiện đã được hoàn tất và khác với một lời hứa. Vì vậy, họ tiếp tục nài xin. Hậu quả là họ không tiến bộ chút nào, chỉ liên tục kêu lên rằng: “Ôi, tôi là người khốn nạn dường nào!” (La. 7:24).
Chúng ta phải nhận thức rằng La Mã 6:6 là một kinh nghiệm cơ bản cho mọi người thuộc về Chúa. Chúng ta phải cầu xin Linh của Chúa ban cho mình khải thị để có thể thấy người cũ của mình đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ. Sau đó, dựa trên Lời Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tin rằng mình đã thực sự chết đối với tội (La. 6:11). Mặc dầu đôi khi cám dỗ sẽ đến và làm cho chúng ta cảm thấy người cũ của mình chưa chết, nhưng chúng ta vẫn tin những gì Đức Chúa Trời đã hoàn tất hơn là tin cảm xúc và kinh nghiệm của mình. Một khi chúng ta nhìn thấy sự kiện là sự kiện, thì tự phát kinh nghiệm sẽ theo sau. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng không phải vì chúng ta tin mà sự kiện của Đức Chúa Trời trở nên thật, nhưng vì sự kiện của Đức Chúa Trời là thật, nên chúng ta tin.
Đức tin có nghĩa là vì Đức Chúa Trời nói người cũ của chúng ta đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ, nên chúng ta cũng nói người cũ của mình đã được đồng đóng đinh với Đấng Christ. Người cũ của chúng ta đã được đóng đinh là một sự kiện, một sự kiện Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Đấng Christ. Đức Chúa Trời không thể làm hơn những gì Ngài đã thực hiện rồi. Ngoài tin Lời Đức Chúa Trời là thật chúng ta không thể làm gì hơn. Vì thế, điều chúng ta cần làm không phải là cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện điều gì đó, mà là tin những gì Đức Chúa Trời đã thực hiện rồi. Mỗi khi chúng ta tin các sự kiện của Đức Chúa Trời, thì kinh nghiệm tự động sẽ theo sau. Sự kiện, đức tin và kinh nghiệm là thứ tự mà Đức Chúa Trời đã ấn định. Chúng ta phải ghi nhớ nguyên tắc vĩ đại này trong đời sống thuộc linh.
Vài Nguyên Tắc Liên Quan Đến Các Sự Kiện Của Đức Chúa Trời
Từ những ví dụ vừa nêu, chúng ta có thể rút ra những nguyên tắc sau đây: (1) Chúng ta cần khám phá ra sự kiện của Đức Chúa Trời là gì. Để thực hiện điều ấy, chúng ta cần nhận được khải thị từ Thánh Linh. (2) Một khi nhìn thấy sự kiện của Đức Chúa Trời là gì, chúng ta cần bám lấy Lời Đức Chúa Trời và tin rằng Lời Đức Chúa Trời nói thế nào thì chúng ta là thế ấy. Chúng ta cần tin rằng sự kiện của Đức Chúa Trời nói sao thì chúng ta là như vậy. (3) Bởi đức tin, một mặt chúng ta cần ngợi khen Đức Chúa Trời vì mình là như vậy; mặt khác chúng ta cần hành động và tỏ ra mình là như vậy. (4) Mỗi khi sự cám dỗ hay thử nghiệm đến với mình, chúng ta phải tin rằng Lời Đức Chúa Trời và sự kiện của Ngài đáng tin cậy hơn những cảm xúc của chúng ta. Chúng ta chỉ cần triệt để tin Lời Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm ban cho chúng ta kinh nghiệm. Nếu chú ý đến kinh nghiệm của mình trước, thì chúng ta sẽ thất bại và không kinh nghiệm được gì. Trách nhiệm của chúng ta là tin sự kiện của Đức Chúa Trời; trách nhiệm của Đức Chúa Trời là ban cho chúng ta kinh nghiệm. Nếu chúng ta tin sự kiện của Đức Chúa Trời, thì mỗi ngày đời sống thuộc linh của chúng ta sẽ lớn mạnh. (5) Sự kiện cần đến đức tin của chúng ta, vì đức tin là cách duy nhất sự kiện có thể trở thành hiện thực trong kinh nghiệm của chúng ta. Sự kiện của Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ; vì vậy, chúng ta phải ở trong Đấng Christ để vui hưởng sự kiện Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Đấng Christ. Khi được kết hiệp với Đấng Christ, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự kiện mà Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Đấng Christ. Chúng ta phải nhớ rằng khi được cứu, chúng ta được kết hiệp với Đấng Christ và được đặt vào trong Đấng Christ (1 Cô. 1:30; Ga. 3:27; La. 6:3). Tuy nhiên, dầu nhiều người ở trong Đấng Christ, nhưng họ không tiếp tục ở trong Ngài. Vì không lấy đức tin đứng trên vị trí mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ trong Đấng Christ, nên họ đánh mất hiệu quả mà sự kiện của Đức Chúa Trời đã tạo cho họ. Vì vậy, mặc dầu đã ở trong Đấng Christ rồi, nhưng chúng ta cũng cần tiếp tục ở trong Ngài. Nhờ đó, sự kiện của Đức Chúa Trời sẽ trở nên kinh nghiệm của chúng ta và liên tục được bày tỏ qua chúng ta.
Cần Nhìn Thấy
Chúng tôi đã đề cập nhiều lần rằng sự kiện của Đức Chúa Trời là điều gì đó Ngài đã hoàn tất rồi và chúng ta không cần cầu xin Ngài làm gì cả. Tuy nhiên, nếu chưa nhìn thấy sự kiện của Đức Chúa Trời là sự kiện, thì chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời ban cho chúng ta khải thị, ban cho chúng ta ánh sáng, để chúng ta có thể nhìn thấy. Linh của sự khôn ngoan và khải thị là điều sẽ làm cho chúng ta biết (Êph. 1:17-18). Chúng ta có thể cầu xin để có được một linh như vậy. Điều chúng ta cầu xin là khải tượng. Chúng ta không cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện chính điều đó một lần nữa, mà cầu xin Ngài bày tỏ cho chúng ta thấy Ngài đã hoàn tất điều ấy rồi. Chúng ta phải thấy rõ sự khác biệt này.
Sau đây là một số ví dụ nữa để làm sáng tỏ vấn đề này:
(1) Có một chị em trước khi nhìn thấy sự kiện ở trong Đấng Christ thì nghĩ rằng mình phải dùng sức riêng để vào trong Đấng Christ, nhưng chị không biết phải làm cách nào. Rồi một ngày kia, nhờ nghe lời Chúa có chép: “Nhưng ấy là nhờ Ngài mà anh em được ở trong Christ Jesus” (1 Cô. 1:30), chị nhận thấy sâu xa bên trong rằng Đức Chúa Trời đã đặt chị vào trong Đấng Christ rồi và chị không cần cố gắng nữa.
(2) Trước khi nhìn thấy sự kiện “người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài (Đấng Christ) trên thập tự giá”, một số con cái của Đức Chúa Trời hoặc dùng nỗ lực riêng của mình để đóng đinh người cũ, hoặc cầu xin Đức Chúa Trời thực hiện công việc ấy. Hậu quả là họ càng cố gắng đóng đinh người cũ của mình, thì dường như người cũ càng trở nên sống động. Càng cầu xin Đức Chúa Trời đóng đinh người cũ của mình, họ càng trở nên bối rối. Rồi một ngày kia, Đức Chúa Trời mở mắt họ và bày tỏ cho họ rằng Ngài đã đóng đinh người cũ của họ với Đấng Christ rồi. Khi ấy, họ nhận thấy rằng hành động và lời cầu nguyện của mình lâu nay là dại dột biết bao.
(3) Có một chị em chưa thấy rõ sự kiện Thánh Linh đã được đổ ra. Vào một đêm nọ, chị đóng cửa phòng và đọc Công vụ các Sứ đồ chương 2. Đang khi đọc phân đoạn Kinh Thánh ấy, chị cầu xin Đức Chúa Trời ban cho mình một khải thị. Đức Chúa Trời mở mắt chị và cho thấy ba điều trong chương ấy: (a) Đấng Christ đã được tôn cao lên tay hữu của Đức Chúa Trời, đã nhận được lời hứa về Thánh Linh từ nơi Cha, và đã đổ Thánh Linh xuống (c. 33); (b) Đức Chúa Trời đã lập Ngài vừa làm Chúa vừa làm Christ (c. 36); (c) lời hứa này về việc nhận lãnh Thánh Linh là dành cho người Israel cùng con cái họ, và cũng dành cho những người ở xa (c. 39). Chị thấy Thánh Linh đã được đổ ra là một sự kiện. Vì là một người đã ăn năn và báp-têm trong danh Jesus Christ, nên chị được bao gồm trong những người “ở xa”. Do đó, chị nhận thức rằng mình có phần trong lời hứa ấy, tức có phần trong điều được đề cập trong câu 38: “[Các ông] sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh”. Khi nhìn thấy điều ấy, chị đầy dẫy sự vui mừng và không ngớt ngợi khen Chúa.
Vì vậy, một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng về sự kiện của Đức Chúa Trời, chúng ta không cần cầu xin Ngài thực hiện lại điều ấy; chúng ta chỉ cần cầu xin Đức Chúa Trời cho mình thấy Ngài đã thực hiện điều đó rồi. Bây giờ, chúng ta không cần cầu xin Đức Chúa Trời đặt chúng ta vào trong Đấng Christ, mà cần cầu xin Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy Ngài đã đặt chúng ta vào trong Đấng Christ rồi. Chúng ta không cần cầu xin Đức Chúa Trời đóng đinh người cũ của mình, nhưng cần cầu xin Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy Ngài đã đóng đinh chúng ta với Đấng Christ. Chúng ta cũng không cầu xin Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh xuống từ các từng trời, mà cầu xin Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy Thánh Linh đã được đổ xuống rồi. (Trong Công vụ các Sứ đồ 1:13-14, chúng ta đọc thấy rằng các sứ đồ cùng vài phụ nữ, kể cả Ma-ri là mẹ của Jesus, và với các em của Ngài, cứ kiên trì đồng tâm hiệp ý trong sự cầu nguyện. Công vụ các Sứ đồ 2:1 chép rằng vào ngày Ngũ Tuần, tất cả các môn đồ nhóm lại một chỗ, vì bấy giờ Thánh Linh chưa được đổ ra. Nhưng Công vụ các Sứ đồ 8:15-17 cho thấy rõ rằng Phi-e-rơ và Giăng cầu nguyện cho những người Sa-ma-ri đã tin nhận Chúa, và đặt tay trên họ để họ có thể nhận lãnh Thánh Linh. Họ không cầu nguyện để Thánh Linh đổ xuống từ trên trời. Sự đổ ra Thánh Linh từ trời là một sự kiện, trong khi Thánh Linh ngự xuống trên các cá nhân là một kinh nghiệm).
Chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời cho mình thấy những sự kiện của Ngài là những sự kiện. Mỗi khi được khải thị ở bên trong, thì tự phát chúng ta có thể tin và kinh nghiệm. Chúng tôi lặp lại rằng chúng ta thực sự có thể cầu xin Đức Chúa Trời, nhưng điều chúng ta cần cầu xin Ngài là soi sáng mắt chúng ta, ban cho chúng ta khải thị và ánh sáng hầu có thể thật sự thấy ít nhiều về những sự kiện của Đức Chúa Trời.
KẾT LUẬN
Chúng tôi vừa đề cập đến sự tương phản giữa lời hứa của Đức Chúa Trời và sự kiện của Ngài. Bây giờ, chúng ta hãy tóm tắt sự khác biệt cơ bản giữa sự kiện của Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài. Trong Kinh Thánh, lời hứa là lời Đức Chúa Trời phán trước khi sự việc xảy ra, trong khi sự kiện là lời Đức Chúa Trời phán sau khi sự việc xảy ra. Chúng ta phải nhận lãnh lời hứa của Đức Chúa Trời bằng đức tin của mình, và chúng ta không những phải nhận lấy sự kiện của Đức Chúa Trời bằng đức tin của mình, mà còn phải vui hưởng những gì Đức Chúa Trời đã hoàn tất. Vì vậy, khi đọc Lời Đức Chúa Trời, một trong những điều quan trọng nhất là chúng ta phải phân biệt đâu là lời hứa của Đức Chúa Trời và đâu là sự kiện của Ngài. Mỗi khi đến chỗ nói về ân điển của Đức Chúa Trời, cho biết thể nào Đức Chúa Trời đã thực hiện điều gì đó cho chúng ta, thì chúng ta cần hỏi xem đó là một lời hứa hay là một sự kiện. Nếu đó là một lời hứa kèm theo vài điều kiện, thì chúng ta cần đáp ứng những điều kiện ấy rồi hết lòng cầu nguyện cho đến khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự tin chắc ở bên trong để biết rằng lời hứa ấy là dành cho mình. Khi ấy, tự nhiên chúng ta sẽ có đức tin, và biết Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của mình. Tự phát chúng ta sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời. Mặc dầu lời hứa của Đức Chúa Trời vẫn chưa được thực hiện, nhưng vì anh em có đức tin, nên dường như mọi sự đã nằm trong tay anh em rồi. Nhưng nếu đó là một sự kiện, thì ngay lập tức anh em có thể vận dụng đức tin và ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: “Ồ Đức Chúa Trời, phải, đúng là như vậy!” Anh em có thể tin điều đó thực sự là như vậy, và rồi hành động sao cho phù hợp. Nhờ đó, anh em chứng minh đức tin của mình. Tuy nhiên, có một vài điểm chúng ta cần ghi nhớ là:
(1) Trước khi cầu xin Đức Chúa Trời ban cho lời hứa của Ngài, trước hết chúng ta phải xử lý tấm lòng không thuần khiết của mình. Những người đầy dẫy những ý tưởng rối rắm và quá đa cảm rất dễ cho cái này cái kia là lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho mình. Hôm qua có một lời hứa, hôm nay có một lời hứa khác. Đối với họ, nhận lấy các lời hứa của Đức Chúa Trời cũng giống như bốc thăm, bốc hết cái này đến cái khác. Trong mười lần thì hết chín lần những lời hứa như vậy không thể tin cậy được và có thể lừa dối. (Đây không có nghĩa là những lời hứa của Đức Chúa Trời không đáng tin cậy, mà có nghĩa là điều những người ấy cho là lời hứa của Đức Chúa Trời là do chính họ tưởng tượng ra, chứ không phải là điều Đức Chúa Trời đã ban cho họ). Nếu những người có những sở thích thiên nhiên và ý chí cứng rắn mà sử dụng cách chủ quan những gì họ nhớ được về Lời Đức Chúa Trời trong tâm trí mình, hay nếu họ dùng những lời của Đức Chúa Trời phù hợp với tâm trạng của mình, hay giải thích Lời Đức Chúa Trời cách chủ quan và xem đó là những lời hứa của Đức Chúa Trời, thì “những lời hứa” của họ thường không thể tin cậy được. Hậu quả là họ sẽ thất vọng, thậm chí còn nghi ngờ Lời Đức Chúa Trời. Vì vậy, trước khi cầu xin lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta cần cầu xin Ngài soi sáng lòng chúng ta để có thể biết tấm lòng của mình. Chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời thanh tẩy lòng mình. Chúng ta cũng cần cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ân điển, làm cho chúng ta sẵn lòng từ bỏ bản ngã để có thể im lặng ngưỡng trông Ngài. Khi ấy, nếu Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một lời hứa, chúng ta sẽ có ấn tượng từ phần sâu thẳm nhất của lòng mình cách tự phát và rõ ràng.
(2) Sau khi nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta cần sử dụng lời hứa ấy. Có lần Charles Spurgeon nói: “Hỡi tín hữu, tôi nài xin anh em đừng xem những lời hứa của Đấng Christ như thể đó là những vật lạ dành cho viện bảo tàng; nhưng hãy sử dụng những lời hứa ấy như nguồn an ủi hằng ngày. Hãy tin cậy Chúa mỗi khi anh em có nhu cầu”. Đó là những lời ra từ kinh nghiệm.
(3) Những người thực sự có lời hứa từ Đức Chúa Trời thường cư xử và hành động một cách bình an và bền vững như thể lời hứa đã được thực hiện rồi. Chẳng hạn, khi Phao-lô sốt sắng công tác tại Cô-rin-tô, Chúa phán với ông trong một khải tượng rằng: “Đừng sợ, hãy nói, chớ làm thinh; vì ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay làm hại ngươi đâu”. Sau đó, ông kiều ngụ tại nơi ấy một năm rưỡi (Công. 18:9-11). Một lần khác, khi Phao-lô trên đường đến La Mã và gặp phải nguy hiểm trên biển, ông có thể đứng giữa vòng những người đồng hành trên tàu và nói: “Hãy vững lòng, vì tôi tin Đức Chúa Trời rằng chắc sẽ được y như lời Ngài đã phán cùng tôi vậy”. Ông không những tin lời hứa của Đức Chúa Trời, mà còn sử dụng lời hứa của Đức Chúa Trời để hứa và an ủi những người khác. “Nói như vậy rồi, Phao-lô bèn lấy bánh, cảm tạ Đức Chúa Trời trước mặt mọi người, đoạn bẻ ra và ăn trước”. Đó là cung cách và hành động của Phao-lô sau khi tin lời hứa của Đức Chúa Trời. Cung cách ấy gây một ấn tượng sâu xa nơi những người đồng hành. Kết quả là “ai nấy đều vững lòng, và cũng ăn” (Công. 27:23-25, 35-36). Một thánh đồ từng nói rằng mỗi lời hứa của Đức Chúa Trời đều được xây dựng trên bốn trụ cột là: sự công chính của Đức Chúa Trời, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, ân điển của Đức Chúa Trời và lẽ thật của Đức Chúa Trời. Sự công chính của Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài không thể nào thất tín; sự thánh khiết của Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài không thể nào lừa dối; ân điển của Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài không thể nào quên sót; và lẽ thật của Đức Chúa Trời sẽ khiến Ngài không thể nào thay đổi. Một thánh đồ khác từng nói rằng tuy lời hứa chậm đến, nhưng nó không bao giờ đến quá muộn. Đó đều là những lời ra từ kinh nghiệm của những người biết Đức Chúa Trời. Tác giả Thi Thiên đã nói: “Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán cho tôi tớ Chúa, vì Chúa khiến tôi hi vọng” (Thi. 119:49). Đó là lời cầu nguyện đầy quyền năng nhất. Lời hứa của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một hi vọng sống. Ha-lê-lu-gia!
(4) Một khi đã nhìn thấy sự kiện của Đức Chúa Trời, đức tin của chúng ta phải liên tục nhìn vào sự kiện của Đức Chúa Trời, kể sự kiện là sự kiện. Mỗi khi thất bại, chúng ta cần khám phá ra lý do gây ra thất bại. Chúng ta cần kết án cả lý do gây ra thất bại lẫn hành động thất bại. Nếu do bị thất bại mà chúng ta trở nên nghi ngờ sự kiện của Đức Chúa Trời, thậm chí phủ nhận sự kiện của Đức Chúa Trời, thì điều đó chứng tỏ chúng ta có một tấm lòng gian ác của sự vô tín đối với sự kiện của Đức Chúa Trời (Hê. 3:12). Đến đây chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời cất đi tấm lòng gian ác của sự vô tín. Nếu cứ giữ vững lòng tin chắc ban đầu đến cùng, thì chúng ta trở nên những người đồng dự phần với Đấng Christ (Hê. 3:14).
CHƯƠNG HAI
GIAO ƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Ba điều được bao gồm trong lời ân điển của Đức Chúa Trời là: lời hứa của Đức Chúa Trời, sự kiện của Đức Chúa Trời và giao ước của Đức Chúa Trời. Trong chương đầu, chúng tôi đề cập đến lời hứa và sự kiện của Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta đến với giao ước của Đức Chúa Trời. Tất cả những người đã được dạy dỗ bởi ân điển đều sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời và nói rằng: “Đức Chúa Trời mà lập giao ước với con người thì thật là tuyệt diệu và quí báu biết bao!”
Lời hứa của Đức Chúa Trời thật quí báu. Khi anh em lâm bệnh, đau đớn hay gặp khó khăn, những lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ trở nên các dòng suối tại nơi khô cằn. Lời hứa của Đức Chúa Trời cũng như bóng của một vầng đá lớn trong xứ mòn mỏi (Ês. 32:2).
Nhưng có được sự kiện của Đức Chúa Trời thì dễ hơn là có được lời hứa của Ngài. Đức Chúa Trời không những ban cho chúng ta lời hứa mà Ngài sắp thực hiện, nhưng cũng ban cho chúng ta sự kiện mà Ngài đã hoàn tất rồi. Ngài thực sự đã đặt báu vật trong các bình bằng đất để bày tỏ rằng tính tuyệt hảo của quyền năng là ra từ Đức Chúa Trời chứ không phải ra từ chúng ta (2 Cô. 4:7).
Hơn nữa, Đức Chúa Trời không những ban cho chúng ta lời hứa của Ngài và sự kiện Ngài đã hoàn tất trong Đấng Christ, mà thậm chí Ngài còn lập một giao ước với chúng ta. Giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập thì vinh hiển hơn lời hứa của Ngài hay sự kiện của Ngài. Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với con người, có nghĩa là Ngài đã hạ mình xuống để bị ràng buộc và giới hạn bởi giao ước. Lý do Đức Chúa Trời chịu mất đi sự tự do của mình qua giao ước là để chúng ta có được những gì Ngài muốn chúng ta nhận được. Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng đã tạo dựng trời đất, đã hạ mình xuống đến mức độ lập một giao ước với con người. Ồ, thật là một ân điển vô song! Trước mặt một Đức Chúa Trời đầy dẫy ân điển như vậy, chúng ta chỉ có thể sấp mình xuống và thờ phượng.
Ý NGHĨA CỦA GIAO ƯỚC
Ý nghĩa của giao ước là gì? Một giao ước nói lên sự thành tín và pháp luật. Hễ nói về vấn đề giao ước thì không thể xét đến sự thiên vị hay ân điển. Một giao ước phải được thi hành hoàn toàn theo sự thành tín, sự công chính và pháp luật. Nếu chúng ta lập giao ước với một người nào đó, ghi rõ cách thức mình sẽ thi hành rồi không thực hiện giao ước ấy, thì có nghĩa là chúng ta rút lại lời của mình; chúng ta trở nên không thành tín, không công chính và không chân thật. Tiêu chuẩn đạo đức của chúng ta liền bị hạ thấp. Hơn nữa, hủy bỏ giao ước thường có thể bị pháp luật trừng phạt.
Từ điểm trên, chúng ta nhận thấy rằng do lập giao ước với con người mà Đức Chúa Trời đã tự đặt mình vào vị trí bị hạn chế. Trước kia, Đức Chúa Trời có thể đối xử với con người thế nào cũng được. Ngài có thể đối xử với con người theo ân điển, hay có thể đối xử với con người theo cách khác. Ngài có thể cứu hay không tùy ý. Nếu không lập giao ước với con người, Đức Chúa Trời muốn làm gì thì làm; Ngài có quyền tự do. Nếu thích làm gì thì Ngài có thể làm điều đó; nếu không thích làm gì thì Ngài không phải làm điều đó. Nhưng một khi lập giao ước với con người thì Đức Chúa Trời bị giao ước ràng buộc. Ngài phải thực hiện những gì đã được ghi xuống rõ ràng.
Chúng ta biết rằng nói về giao ước thì điều can hệ chỉ là sự thành tín chứ không phải ân điển. Nhưng nói về việc Đức Chúa Trời sẵn lòng chịu ràng buộc để lập giao ước với con người thì giao ước là sự bày tỏ ân điển của Đức Chúa Trời ở mức độ cao nhất. Đức Chúa Trời đã hạ mình xuống và dường như đứng trong cùng một vị trí như con người. Ngài tự đặt mình vào trong giao ước. Sau khi lập giao ước, Ngài phải bị giao ước hạn chế. Dầu thích hay không, Ngài vẫn phải thi hành giao ước. Ngài không thể làm ngược với giao ước Ngài đã lập. Đức Chúa Trời lập giao ước với con người là điều tuyệt diệu biết bao! Đó là điều cao cả biết bao!
TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI LẠI LẬP GIAO ƯỚC
VỚI CON NGƯỜI?
Tại sao Đức Chúa Trời lại lập giao ước với con người? Để hiểu điểm này, chúng ta phải bắt đầu với lần đầu tiên Đức Chúa Trời lập giao ước với con người. Nói đúng ra, trong Cựu Ước, lần đầu tiên ấy là vào thời Nô-ê. Trước thời Nô-ê, Đức Chúa Trời không lập giao ước nào với con người. Lần đầu tiên Ngài lập giao ước với con người là với Nô-ê.
Qua Giao Ước Đức Chúa Trời Cho Con Người Thấy Ý Định Của Ngài
Qua giao ước mà Ngài đã lập với Nô-ê, chúng ta nhận thấy rằng đối với Đức Chúa Trời, một trong những điều khó nhất là làm cho con người hiểu được ý định của Ngài. Vào thời Nô-ê, nhân loại đã phạm tội đến tột độ. Vì vậy, Đức Chúa Trời có ý định tiêu diệt con người bằng trận lụt. Nhưng với ý định ấy, Đức Chúa Trời không những nhớ đến gia đình Nô-ê, mà cũng nhớ đến nhiều tạo vật khác nữa. Ngài muốn bảo tồn sự sống của chúng. Vì vậy, Đức Chúa Trời lập giao ước với Nô-ê rằng: “Nhưng Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, rồi ngươi và vợ, các con và các dâu của ngươi, đều hãy vào tàu. Về các loài sinh vật, ngươi hãy dẫn xuống tàu mỗi loài một cặp, có đực có cái, có trống có mái, hầu cho ở cùng ngươi đặng giữ tròn sự sống; chim tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, côn trùng tùy theo loại, mỗi thứ hai con, sẽ đến cùng ngươi, để ngươi giữ tròn sự sống cho. Lại, ngươi hãy lấy các thứ đồ ăn đem theo, đặng để dành làm lương thực cho ngươi và các loài đó. Nô-ê làm các điều nầy y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn” (Sáng. 6:18-21). Đức Chúa Trời muốn bảo tồn sự sống của chúng, và thậm chí nghĩ đến đồ ăn cho chúng. Giao ước ấy cho thấy lòng Đức Chúa Trời đối với con người đầy yêu thương và nhân từ.
Sau đó, trận lụt đến. Mọi tạo vật bằng thịt và huyết — chim trời, gia súc, dã thú, loài bò sát và toàn thể nhân loại — đều chết cả. Chỉ gia đình Nô-ê và các tạo vật được đem vào trong tàu là được bảo tồn. Vậy, Đức Chúa Trời đã thực hiện giao ước của Ngài.
Suốt một năm, tám thành viên của gia đình Nô-ê bị nhốt kín trong chiếc tàu. Họ không nghe thấy gì cả ngoại trừ sóng nước tràn dâng. Cuối cùng khi cơn lụt rút xuống, cả gia đình ra khỏi chiếc tàu. Tuy nhiên, họ vẫn vô cùng sợ hãi. Họ không biết liệu Đức Chúa Trời có tiêu diệt nhân loại bằng một trận lụt khác không. Họ không biết liệu mình có gặp phải một tai họa khủng khiếp như vậy nữa không. Dầu đã được cứu, nhưng lòng họ vẫn sợ hãi. Chúng ta đều biết rằng Đức Chúa Trời hoàn toàn không muốn phán xét nhân loại bằng trận lụt. Sáng Thế Ký 6:5-6 chép: “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng”. Ở đây chúng ta thấy tấm lòng của Đức Chúa Trời thực sự là như thế nào. Trận lụt ấy chắc hẳn đã để lại một ấn tượng hãi hùng nơi con người. Đức Chúa Trời muốn thay đổi ấn tượng ấy và cho con người thấy ý định thật của Ngài. Ngài không muốn tiêu diệt nhân loại; Ngài muốn an ủi họ. Ngài muốn họ biết ý định của lòng Ngài. Vì vậy, Ngài đặc biệt ban cho họ bằng chứng về ý định của Ngài, và Ngài đến lập giao ước với họ. Đức Chúa Trời cũng phán cùng Nô-ê và các con trai người rằng:
Còn phần Ta đây, Ta lập giao ước cùng các ngươi, cùng dòng dõi các ngươi, và cùng mọi vật sống ở với ngươi, nào loài chim, nào súc vật, nào loài thú ở trên đất, tức là các loài ở trong tàu ra, cho đến các loài vật ở trên đất. Vậy, Ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa. Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đây là dấu chỉ về sự giao ước mà Ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. Ta đặt mống của Ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của Ta với đất. Phàm lúc nào Ta góp các đám mây trên mặt đất và phàm mống mọc trên từng mây, thì Ta sẽ nhớ lại sự giao ước của Ta đã lập cùng các ngươi, và cùng các loài xác thịt có sự sống, thì nước chẳng bao giờ lại trở nên lụt mà hủy diệt các loài xác thịt nữa. Vậy, cái mống sẽ ở trên mây, Ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở trên đất. Đức Chúa Trời lại phán cùng Nô-ê rằng: Đó là dấu chỉ sự giao ước mà Ta đã lập giữa Ta và các xác thịt ở trên mặt đất (Sáng. 9:8-17)
Trong giao ước này, Đức Chúa Trời lặp đi lặp lại rằng sẽ không bao giờ có một trận lụt khác. Để bảo đảm với gia đình Nô-ê rằng họ không cần sợ hãi nữa, giao ước này đã được ban cho để họ có thể nắm lấy những lời của giao ước và an nghỉ trên những lời ấy.
Qua điều này chúng ta nhận thấy mục đích của giao ước: Đức Chúa Trời có ý tốt đối với loài người. Nhưng loài người không thể hiểu hay nhận thấy; vì vậy, Đức Chúa Trời ban cho con người một giao ước, để con người có thể có bằng chứng mà nắm lấy. Đức Chúa Trời ban cho con người một giao ước để con người thấy rõ ý định thật của Ngài là gì. Dường như Ngài mở lòng mình ra cho con người để con người có thể thấy lòng Ngài thực sự là như thế nào. Ồ, Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng tạo dựng trời đất mà lại quan tâm và nghĩ đến con người tới một mức độ như vậy! Không phải ngay cả sỏi đá cũng cảm động sao!
Qua Giao Ước Đức Chúa Trời Gia Tăng Lượng Đức Tin Của Con Người
Bây giờ, chúng ta hãy đến với việc Đức Chúa Trời lập giao ước với Áp-ra-ham. Khi giải cứu người cháu là Lót và khước từ quà tặng của vua Sô-đôm, Áp-ra-ham đã tỏ ra tình yêu thương, lòng nhiệt thành, tính can đảm và sự trong sạch của mình (Sáng. 14:14-23). Khi ấy, sau những việc đó, Đức Chúa Trời đến phán với Áp-ra-ham rằng: “Hỡi Áp-ram! Ngươi chớ sợ chi; Ta đây là một cái thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn” (Sáng. 15:1). Câu này cho thấy rằng bấy giờ, Áp-ra-ham một mặt cảm thấy lo âu, sợ bốn vị vua có thể trở lại, và mặt khác cảm thấy buồn về sự ra đi của Lót và về tình trạng không con của mình. Ngay khi ấy, Đức Chúa Trời đến làm cho ông mạnh mẽ và an ủi ông. Nhưng qua lời đáp của Áp-ra-ham, chúng ta nhận thấy lời hứa của Đức Chúa Trời vẫn chưa làm cho ông hoàn toàn thỏa mãn. Ông hỏi: “Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách” (c. 2). Lời nói ấy chứng tỏ ông chưa biết cũng chưa thấy lời hứa của Đức Chúa Trời đầy ân điển như thế nào. Ông [có thái độ] thật tiêu cực. Ông có sáng kiến cũng như sự sắp đặt riêng của mình. Vậy, Đức Chúa Trời đã làm gì? Đức Chúa Trời phán: “Kẻ đó chẳng phải là kẻ kế nghiệp ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, sẽ là người kế nghiệp ngươi. Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy” (cc. 4-5). Ở đây Đức Chúa Trời đã nói gì với Áp-ra-ham? Ngài đưa ra một lời hứa chứ không phải một sự kiện. Còn Áp-ra-ham thì sao? Bấy giờ ông có thể tin lời hứa của Đức Chúa Trời; vì vậy, Đức Chúa Trời kể sự đó là công chính cho ông (c. 6). Vì Áp-ra-ham tin nơi lời hứa của Đức Chúa Trời, nên ông trở nên tổ phụ của đức tin.
Sau khi Áp-ra-ham tin lời hứa thứ nhất của Đức Chúa Trời, thì lời hứa thứ hai đến: “Đức Giê-hô-va lại phán cùng Áp-ram rằng: Ta là Đức Giê-hô-va, Đấng đã dẫn ngươi ra khỏi U-rơ, thuộc về xứ Canh-đê, để ban cho ngươi xứ nầy làm sản nghiệp” (c. 7). Áp-ra-ham có tin lời hứa ấy không? Không, vì lượng [đức tin] của ông còn quá ít ỏi. Ông trở nên nghi ngờ và thưa rằng: “Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết rằng tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp?” (c. 8). Vì lời hứa ấy quá lớn, nên ông không thể tin được. Vì vậy, ông xin Đức Chúa Trời ban cho ông bằng chứng để có thể bám lấy.
Đức Chúa Trời xử lý tình trạng vô tín của Áp-ra-ham như thế nào? Ngài đã làm gì? Đức Chúa Trời lập một giao ước với Áp-ra-ham (c. 18). Vì thế, việc thiết lập giao ước bổ khuyết cho lời hứa. Giao ước là phương cách tốt nhất để xử lý tình trạng vô tín. Giao ước gia tăng lượng đức tin của con người. Áp-ra-ham có thể không tin lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời không thể thay đổi những gì Ngài đã hứa. Vì Áp-ra-ham không thể tin, nên Đức Chúa Trời lập một giao ước với ông để ông không thể làm gì khác hơn là tin Ngài.
Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham: “Ngươi hãy bắt đem cho Ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu con. Áp-ram bắt đủ các loài vật đó, mổ làm hai, để mỗi nửa con mỗi bên đối với nhau, nhưng không mổ các loài chim ra làm hai... Khi mặt trời đã lặn, thình lình sự tối mịt giáng xuống; kìa, có một lò lớn khói lên, và một ngọn lửa loè ngang qua các xác thịt đã mổ” (cc. 9, 10, 17). Điều ấy có ý nghĩa gì? Điều ấy có nghĩa là Đức Chúa Trời lập một giao ước với Áp-ra-ham. Điều đó có nghĩa là giao ước mà Ngài đã thiết lập là một điều đi ngang qua những phần sâu thẳm nhất ở bên trong và qua huyết. Xác thịt của chiên và bò được mổ làm hai, huyết đổ ra, và Đức Chúa Trời đi ngang qua các xác thịt đã mổ của bò và chiên. Điều ấy cho thấy giao ước mà Ngài đã lập sẽ không bao giờ thay đổi cũng không bao giờ trở nên vô hiệu.
Đức Chúa Trời biết đức tin của Áp-ra-ham có hạn. Đức Chúa Trời biết Ngài phải gia tăng lượng đức tin của ông. Cho nên, Ngài lập một giao ước với Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời không những hứa với Áp-ra-ham những gì Ngài sẽ thực hiện, mà thậm chí còn lập giao ước với ông để cho thấy Ngài sẽ thực hiện điều đó. Vậy nên, Áp-ra-ham không thể không tin, vì nếu sau khi lập giao ước với con người mà Đức Chúa Trời không hành động theo giao ước thì Ngài không thành tín, không công chính và phạm luật. Nhờ được một giao ước như vậy làm cho mạnh mẽ, nên lượng đức tin của Áp-ra-ham tự nhiên được gia tăng.
Qua Giao Ước Đức Chúa Trời Ban Cho Con Người Một Lời Bảo Đảm
Bây giờ, chúng ta hãy xem đến lịch sử giao ước Đức Chúa Trời lập với Đa-vít. 2 Sa-mu-ên 7:4-16 đề cập đến cùng một vấn đề như Thi Thiên 89:19-37. Tuy nhiên, 2 Sa-mu-ên chương 7 không nói rõ Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với Đa-vít như thế nào. Trong Thi Thiên 89, chúng ta thấy Chúa sai tiên tri Na-than đến với Đa-vít, và lời vị tiên tri nói với Đa-vít là một giao ước. Thi Thiên 89 và 2 Sa-mu-ên chương 7 nói về cùng một vấn đề, chứ không phải hai vấn đề khác biệt. Trong cả hai phân đoạn Kinh Thánh ấy, Đức Chúa Trời ban cho Đa-vít và các hậu tự của ông lời Ngài như lời bảo đảm. Ngài thích [nhìn thấy] con người nắm chặt lấy lời Ngài và cầu xin Ngài thực hiện lời ấy. Ngài rất thích [nhìn thấy] con người làm như vậy. Ngài đã ban cho con người một giao ước như lời bảo đảm, hi vọng con người sẽ yêu cầu Ngài thực hiện giao ước ấy.
Đức Chúa Trời đã phán rất rõ với Đa-vít rằng: “Nếu con cháu người bỏ luật pháp Ta, không đi theo mạng lệnh Ta, nếu chúng nó bội nghịch luật lệ Ta, chẳng giữ các điều răn của Ta, thì Ta sẽ dùng roi đánh phạt sự vi phạm của chúng nó, và lấy thương tích mà phạt sự gian ác của chúng nó. Nhưng Ta sẽ chẳng cất lấy sự nhân từ Ta khỏi người, và sự thành tín Ta cũng sẽ chẳng hết. Ta sẽ không hề bội giao ước Ta, cũng chẳng đổi lời đã ra khỏi môi miệng Ta. Ta đã chỉ sự thánh Ta mà thề một lần, cũng sẽ không hề nói dối với Đa-vít: Dòng dõi người sẽ còn đến đời đời, và ngôi người sẽ còn lâu như mặt trời ở trước mặt Ta” (Thi. 89:30-36). Phân đoạn này cho biết Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với Đa-vít như thế nào. Nếu hậu tự của Đa-vít bỏ các điều răn của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ đánh phạt họ bằng gậy và roi. Nhưng Đức Chúa Trời không thể bỏ giao ước Ngài đã lập với Đa-vít.
Thi Thiên 89 được viết vào thời người Do Thái mất nước và bị bắt lưu đày tại Ba-by-lôn. Bấy giờ, dường như Đức Chúa Trời quên mất giao ước Ngài đã lập với Đa-vít. Khi tác giả Thi Thiên nhìn thấy tình cảnh mất nước, ông nói với Đức Chúa Trời: “Song Chúa lại từ bỏ, khinh bỉ người, nổi giận cùng đấng chịu xức dầu của Chúa. Chúa đã gớm ghê giao ước kẻ tôi tớ Chúa, và quăng mão triều người xuống bụi đất mà làm nó ra phàm” (cc. 38-39). Tại đây ông nhắc Đức Chúa Trời về giao ước mà Ngài đã lập với đầy tớ của Ngài. Liền sau đó ông nắm lấy giao ước mà chất vấn Đức Chúa Trời: “Hỡi Chúa, sự nhân từ xưa mà Chúa trong sự thành tín mình đã thề cùng Đa-vít, bây giờ ở đâu?” (c. 49). Chúng ta cần lưu ý đến những gì tác giả Thi Thiên nêu lên tại đây. Ông nắm lấy giao ước mà cầu nguyện. Thánh Linh đặc biệt cho phép ghi lại một lời cầu nguyện như vậy trong đó con người chất vấn Đức Chúa Trời. Tại đây, chúng ta thấy thể nào Đức Chúa Trời vui lòng khi con người cầu nguyện bằng cách nắm lấy lời bảo đảm, tức giao ước, mà Ngài đã ban cho con người. Cầu nguyện như vậy là tôn vinh Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời lấy làm vui thích khi con người ra lệnh Ngài thực hiện những gì Ngài đã hứa trong giao ước.
ÁP DỤNG GIAO ƯỚC
Nếu sau khi đã lập một giao ước với con người mà Đức Chúa Trời không thực hiện giao ước ấy, thì Đức Chúa Trời trở nên không thành tín và không công chính. Chúng ta biết rằng lý do Đức Chúa Trời lập giao ước với con người là để con người có thể trở nên đủ dạn dĩ mà cầu hỏi và yêu cầu Ngài thực hiện những gì Ngài đã hứa trong giao ước theo sự công chính. Đức Chúa Trời bị giao ước ràng buộc. Ngài phải hành động theo sự công chính. Vì vậy, những người biết giao ước là gì thì cũng biết phương cách cầu nguyện; thậm chí họ có thể dạn dĩ cầu nguyện. Dưới đây là một vài ví dụ:
(1) Trong Thi Thiên 143:1, chúng ta đọc thấy: “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nghe lời cầu nguyện tôi, lắng tai nghe sự nài xin của tôi; nhân sự thành tín và sự công bình (hay: sự công chính) Chúa, xin hãy đáp lại tôi”. Ở đây Đa-vít không cầu xin Đức Chúa Trời đáp lời ông theo sự thương xót của Ngài hay theo sự yêu thương nhân từ và ân điển của Ngài, mà theo sự thành tín và công chính của Ngài. Ông đã không van xin cách nhún nhường, mà dạn dĩ xin Đức Chúa Trời đáp lời ông. Ông biết giao ước là gì, và nhờ nắm lấy giao ước mà ông biết cách xin Đức Chúa Trời đáp lời mình.
(2) Khi Sa-lô-môn xây xong đền tạm, ông nói: “Đáng ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel, là Đấng đã phán hứa với Đa-vít, cha tôi, và nay lấy tay Ngài mà làm cho thành lời hứa ấy...” (2 Sử. 6:4; so sánh với 2 Sa. 7:12-13). Sau đó, ông quì xuống trước mặt hội chúng, giơ tay mình lên hướng về các từng trời và nói: “Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel! Trên trời và dưới đất, chẳng có thần nào giống như Chúa. Chúa gìn giữ lời giao ước và lòng nhân từ đối với kẻ tôi tớ Chúa, là kẻ hết lòng đi trước mặt Chúa... Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng... Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel! Nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm” (2 Sử. 6:14, 16-17). Sa-lô-môn biết giao ước Đức Chúa Trời đã lập với Đa-vít là cha ông. Có phần đã được thực hiện, nhưng có phần vẫn chưa được thực hiện. Do đó, qua giao ước của Đức Chúa Trời, ông cầu xin Ngài thực hiện những gì Ngài đã hứa. Vì vậy, ông cầu nguyện và yêu cầu Đức Chúa Trời bằng cách bám lấy lời bảo đảm là giao ước mà Đức Chúa Trời đã ban cho.
(3) Chúng ta đã thấy rằng Thi Thiên 89 được viết sau khi dân Israel bị bắt đày qua Ba-by-lôn. Bấy giờ, về bề ngoài thì dường như không còn gì nữa. Dường như lời hứa của Đức Chúa Trời đã bị hủy bỏ và Đức Chúa Trời đã bỏ giao ước Ngài đã lập với Đa-vít. Vì vậy, có vẻ như tác giả Thi Thiên nhắc nhở Chúa rằng: “Hỡi Chúa, sự nhân từ xưa mà Chúa trong sự thành tín mình đã thề cùng Đa-vít, bây giờ ở đâu?” (c. 49). Đó là cầu nguyện bằng giao ước; đó là cầu nguyện bằng cách bám lấy lời bảo đảm Đức Chúa Trời đã ban cho trong giao ước Ngài
LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA CÓ THỂ BIẾT GIAO ƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?
Làm thế nào chúng ta có thể thực sự biết và hiểu giao ước của Đức Chúa Trời? Thi Thiên 25:14 cho chúng ta biết rằng: “Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài, tỏ cho người ấy biết giao ước của Ngài”. Chúng ta biết rằng nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ giao ước của Ngài cho chúng ta thì không cách nào biết được giao ước là gì. Anh em có thể nghe những người khác nói về giao ước của Đức Chúa Trời; anh em cũng có thể biết chút ít về vấn đề giao ước; nhưng nếu Đức Chúa Trời không khải thị về giao ước thì anh em vẫn không có năng lực; anh em vẫn không thể giữ lấy lời Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải bày tỏ giao ước cho chúng ta trong linh mình.
Loại người nào mới có được khải thị của Đức Chúa Trời? Chỉ những người kính sợ Đức Chúa Trời. Chúa chỉ bày tỏ điều kín giấu và giao ước của Ngài cho những người kính sợ Ngài. Kính sợ Ngài có nghĩa là gì? Kính sợ có nghĩa là tôn đại, tôn cao Ngài. Người kính sợ Đức Chúa Trời là người hết lòng tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời với ý định là hoàn toàn thuận phục đường lối của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ điều kín giấu và giao ước của Ngài cho loại người như vậy. Những người lười biếng, bất cẩn, phân tâm, kiêu ngạo và tự mãn không bao giờ có thể mong đợi Đức Chúa Trời bày tỏ điều kín giấu của Ngài cho họ. Họ cũng không thể mong đợi Đức Chúa Trời bày tỏ giao ước của Ngài cho mình. Chúa chỉ tiết lộ điều kín giấu của Ngài và bày tỏ giao ước của Ngài cho những người kính sợ Ngài. Đây là lời làm chứng của những người kính sợ Đức Chúa Trời. Vì vậy, nếu thực sự muốn biết giao ước của Đức Chúa Trời, chúng ta cần học tập kính sợ Ngài.