prednisolone without prescription
buy prednisolone
how long does the medical abortion pill take to work
how long does the
first abortion pill take to work
asthma rescue inhaler dosage
otc asthma inhaler uk
website
CHƯƠNG BỐN
LỜI CẦU NGUYỆN TRONG UY QUYỀN
Kinh Thánh: Mat. 18:18-19; Mác 11:23-24; Êph. 1:20-22; 2:6; 6:12-13, 18-19
Kinh Thánh chứa đựng một lời cầu nguyện cao cả và thuộc linh hơn hết. Nhưng ít ai cầu nguyện theo lời cầu nguyện này, và ít ai chú ý đến lời cầu nguyện này. Đó là “lời cầu nguyện trong uy quyền”. Chúng ta biết có những lời cầu nguyện ngợi khen, lời cầu nguyện cảm tạ, lời cầu thay, và lời cầu xin. Nhưng ít ai trong chúng ta biết rằng có lời cầu nguyện trong uy quyền. Lời cầu nguyện trong uy quyền là lời cầu nguyện ra lệnh. Đó là lời cầu nguyện quan trọng nhất và thuộc linh nhất trong Kinh Thánh. Lời cầu nguyện này là dấu hiệu của uy quyền và là lời tuyên bố của uy quyền.
Anh chị em ơi, nếu muốn làm một người cầu nguyện, anh chị em phải học tập cầu nguyện trong uy quyền. Loại cầu nguyện này được Chúa mô tả trong Ma-thi-ơ 18:18. “Bất cứ điều gì các ngươi buộc ở dưới đất, thì cũng bị buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất thì cũng được mở ở trên trời”. Trong câu này, có một lời cầu nguyện được gọi là lời cầu nguyện cột trói và một lời cầu nguyện mở ra. Chuyển động trên trời tùy thuộc vào chuyển động dưới đất. Trời lắng nghe đất và vâng theo mạng lệnh của đất. Bất cứ điều gì đất cột trói sẽ bị cột trói trên trời và bất cứ điều gì đất mở ra sẽ được mở ra trên trời. Đất không cầu nguyện, đất cột trói và mở ra. Đó là cầu nguyện trong uy quyền.
Ê-sai 45:11 có nhóm chữ: “Hãy ra lệnh cho Ta”. Làm thế nào chúng ta ra lệnh cho Đức Chúa Trời? Điều này dường như quá tự phụ. Nhưng đó chính là lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể bào chữa cho xác thịt, nhưng điều này bày tỏ cho chúng ta về một lời cầu nguyện truyền lệnh, một lời cầu nguyện dưới hình thức của một mạng lệnh. Theo Đức Chúa Trời, chúng ta có thể ra lệnh cho Ngài, và chúng ta có thể truyền lệnh cho Ngài. Tất cả những ai cố gắng học tập cầu nguyện phải học loại cầu nguyện này.
Chúng ta có thể xem xét câu chuyện trong Xuất Ai Cập Ký chương 14. Khi Môi-se đem dân Israel ra khỏi Ai Cập đến Biển Đỏ, nan đề đã dấy lên. Trước mặt họ là Biển Đỏ, và phía sau họ là quân đội Ai Cập. Họ bị mắc ở giữa hai hiểm họa. Khi dân Israel thấy người Ai Cập đến gần, họ rất sợ hãi. Một mặt, họ kêu cầu Chúa. Mặt khác, họ lằm bằm với Môi-se. Môi-se làm gì? Qua câu trả lời của Đức Chúa Trời, chúng ta biết Môi-se nài khẩn Chúa. Đức Chúa Trời phán với Môi-se: “Sao ngươi kêu van Ta? Hãy bảo dân Israel cứ đi, còn ngươi hãy giơ gậy lên, đưa tay trên mặt biển, phân rẽ nước ra, thì dân Israel sẽ xuống biển đi như trên đất cạn” (cc. 15-16). Cây gậy mà Đức Chúa Trời ban cho Môi-se là một biểu hiệu của uy quyền. Ngài bảo Môi-se rằng ông có thể cầu nguyện trong uy quyền, không cần kêu van đến Đức Chúa Trời. Một khi có lời cầu nguyện truyền lệnh, Ngài có thể thực hiện công tác. Môi-se đang học tập, và cuối cùng ông đã học được cách cầu nguyện trong uy quyền, tức là cầu nguyện bằng một lời ra lệnh.
Loại cầu nguyện ra lệnh này bắt đầu dành cho Cơ Đốc nhân từ thời điểm nào?
Loại cầu nguyện này bắt đầu từ khi Chúa thăng thiên lên các từng trời. Sự thăng thiên liên quan rất nhiều đến đời sống Cơ Đốc chúng ta. Hai điều này liên hệ với nhau như thế nào? Sự thăng thiên làm cho chúng ta đắc thắng. Sự chết của Đấng Christ xử lý cõi sáng tạo cũ trong A-đam, trong khi sự phục sinh đem chúng ta vào cõi sáng tạo mới. Sự thăng thiên làm cho chúng ta đạt được một vị trí mới trước mặt Sa-tan, đó không phải là vị trí mới trước mặt Đức Chúa Trời. Vị trí mới trước mặt Đức Chúa Trời đạt được nhờ sự phục sinh của Chúa, trong khi vị trí mới trước mặt Sa-tan đạt được nhờ sự thăng thiên của Chúa. Ê-phê-sô 1:20-22 nói rằng khi Đấng Christ thăng thiên, Đức Chúa Trời khiến cho Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Trời và làm cho Ngài “vượt qua cả các bậc chấp chánh, quyền bính, thế lực, chủ trị, và mọi danh được đặt ra, chẳng những trong đời này thôi đâu, mà cũng trong đời hầu đến nữa”. Hơn nữa, Đức Chúa Trời “khiến tất cả mọi điều phục dưới chân Ngài”. Khi Đấng Christ thăng thiên, Ngài mở một con đường qua “chốn không trung” lên đến các từng trời. Từ ngày ấy về sau, Hội thánh của Ngài có thể đi từ đất lên các từng trời. Chúng ta biết rằng những kẻ thù thuộc linh ở trong “chốn không trung”. Nhưng ngày nay, Đấng Christ đã thăng thiên lên các từng trời. Một con đường từ đất lên các từng trời bây giờ đã được mở ra. Con đường này vốn bị Sa-tan làm bế tắc. Bây giờ Đấng Christ đã mở ra một con đường lên các từng trời và đã vượt trên mọi bậc chấp chánh, quyền bính, thế lực và chủ trị cùng mọi danh được đặt ra không những trong đời này nhưng cũng trong đời sắp đến nữa. Đó là vị trí của Đấng Christ ngày nay. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã đặt Sa-tan và bộ hạ của hắn dưới chân Đấng Christ; mọi sự đều ở dưới chân Ngài.
Có một sự khác biệt giữa ý nghĩa của sự thăng thiên và ý nghĩa của sự chết và sự phục sinh. Sự chết và sự phục sinh là vì sự cứu chuộc, trong khi sự thăng thiên là vì chiến trận, ấy là để thi hành những gì sự chết và sự phục sinh đã hoàn thành. Sự thăng thiên làm cho vị trí mới có thể được bày tỏ ra. Cảm tạ Chúa vì Ê-phê-sô 2:6 nói với chúng ta rằng Đức Chúa Trời đã “khiến chúng ta cùng sống lại với Ngài, và đồng ngồi với Ngài ở trên trời trong Christ Jesus”. Anh chị em ơi, chúng ta có thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm cho mình không? Trong chương một, Đấng Christ thăng thiên vượt trên mọi bậc chấp chánh, quyền bính, thế lực, chủ trị và mọi danh được đặt ra không những trong đời này thôi, mà cũng trong đời sắp đến nữa. Trong chương hai, chúng ta đồng ngồi với Ngài trên các từng trời. Điều này có nghĩa là Hội thánh cũng vượt trên cả mọi bậc chấp chánh, quyền bính, thế lực, chủ trị và mọi danh được đặt ra chẳng những trong đời này thôi, nhưng cũng trong đời sắp đến nữa. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì đây là một sự thật. Y như Đấng Christ vượt trên mọi sự, Hội thánh cũng vượt trên mọi sự. Y như Chúa vượt trên mọi kẻ thù thuộc linh, Hội thánh cũng vượt trên mọi kẻ thù thuộc linh. Y như sự thăng thiên của Chúa đã đắc thắng mọi kẻ thù thuộc linh, Hội thánh cũng đắc thắng chúng bằng cách kết hợp với Đấng Christ trong sự thăng thiên của Ngài. Do đó, tất cả các kẻ thù thuộc linh đều ở dưới chân của Hội thánh.
Chúng ta phải chú ý đến Ê-phê-sô chương 1, 2 và 6. Chương một cho chúng ta thấy vị trí của Đấng Christ. Chương hai cho chúng ta thấy vị trí của Hội thánh trong Đấng Christ. Chương sáu cho thấy những gì Hội thánh nên làm sau khi đã đạt được vị trí của mình trong Đấng Christ. Chương một nói về Đấng Christ trên các từng trời. Chương hai nói về Hội thánh ở trên các từng trời cùng với Đấng Christ. Chương sáu nói về chiến trận thuộc linh. Đức Chúa Trời đã làm cho Hội thánh đồng ngồi với Đấng Christ trên trời. Nhưng Hội thánh không ngồi tại đó mãi, Đức Chúa Trời cũng làm cho Hội thánh đứng. Vì vậy, chương hai đề cập đến việc Hội thánh ngồi, trong khi chương sáu đề cập đến việc Hội thánh đứng; chúng ta đứng trong vị trí của mình trên trời. “Vì chúng ta tranh đấu... với chấp chánh, với quyền bính, với bá chủ của đời tối tăm này, với lũ tà linh độc ác ở thiên không... và sau khi đã làm xong mọi sự, mà còn đứng vững” (Êph. 6:12-13). Chiến trận của chúng ta nghịch cùng các quỉ. Vì vậy, đó là chiến trận thuộc linh.
Ê-phê-sô 6:18-19 chép: “Lúc nào cũng hãy dùng đủ thứ khẩn đảo, nài xin mà cầu nguyện trong Linh, về điều đó hãy thức canh, bền đỗ mọi bề mà cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện nữa”. Đó là lời cầu nguyện liên quan đến chiến trận thuộc linh. Loại cầu nguyện này khác với lời cầu nguyện bình thường. Lời cầu nguyện bình thường hướng thẳng từ đất lên các từng trời. Nhưng ở đây, lời cầu nguyện không phải từ đất lên các từng trời, mà bắt đầu từ vị trí trên trời và đi từ trời xuống đất. Lời cầu nguyện trong uy quyền lấy trời làm khởi điểm và đất làm đích điểm. Nói cách khác, lời cầu nguyện trong uy quyền được cầu nguyện từ trời xuống đất. Tất cả những ai biết cách cầu nguyện đều biết cầu nguyện hướng lên và cầu nguyện hướng xuống có nghĩa là gì. Nếu một người chưa bao giờ học tập cầu nguyện hướng xuống, người ấy chưa bao giờ học tập cầu nguyện trong uy quyền. Trong chiến trận thuộc linh, loại cầu nguyện hướng xuống rất quan trọng. Cầu nguyện hướng xuống có nghĩa là gì? Đó là đứng trong vị trí Đấng Christ đã ban cho chúng ta trên các từng trời, để lấy uy quyền ra lệnh cho Sa-tan và loại trừ tất cả công việc của hắn, công bố với uy quyền rằng tất cả những mạng lệnh của Đức Chúa Trời phải được hoàn thành. Nếu chúng ta cầu nguyện để ý Chúa được trở thành hiện thực và cầu nguyện cho một quyết định liên quan đến ý Chúa, chúng ta không nên nói: “Đức Chúa Trời ôi, con xin Ngài hoàn thành điều này”. Trái lại, chúng ta nên nói: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài phải làm điều này. Ngài phải hoàn thành điều này. Cho dầu bất cứ điều gì xảy ra đi nữa, Ngài phải làm trọn công tác này”. Đó là một lời cầu nguyện ra lệnh, lời cầu nguyện trong uy quyền.
Ý nghĩa của chữ a-men không phải là “mong sẽ được như vậy” hay “nguyện được như vậy”, nhưng là “việc sẽ là như vậy”, và “chắc chắn điều này sẽ xảy ra như vậy”. Khi anh em cầu nguyện và tôi nói a-men, tôi đang nói rằng các sự việc sẽ xảy ra theo cách anh em cầu nguyện. Các sự kiện phải diễn ra như vậy, và lời cầu nguyện của anh em sẽ được đáp lời. Đó là lời cầu nguyện ra lệnh, lời cầu nguyện ra lệnh phát xuất từ đức tin. Chúng ta có thể nói điều này vì chúng ta có một chỗ đứng thiên thượng. Chúng ta được đem đến chỗ đứng của mình ở trên trời khi Đấng Christ thăng thiên lên các từng trời. Ngay khi Đấng Christ thăng thiên lên các từng trời, chúng ta cũng ở đó. Nói như vậy cũng giống như nói rằng ngay khi Đấng Christ chết và phục sinh, chúng ta cũng chết và phục sinh. Anh chị em ơi, chúng ta phải thấy vị trí trên trời của Hội thánh. Sa-tan bắt đầu công việc của hắn bằng cách lấy đi vị trí trên trời của chúng ta. Vị trí trên trời là vị trí đắc thắng. Hễ chúng ta đứng ở vị trí ấy, chúng ta có sự đắc thắng. Nếu Sa-tan thành công trong việc kéo chúng ta xuống khỏi cõi trời, chúng ta sẽ bị đánh bại. Đắc thắng là liên tục đứng ở vị trí chiến thắng trên trời. Sa-tan sẽ nói với chúng ta rằng chúng ta ở trên đất. Nếu đồng ý với hắn rằng mình đang ở trên đất, chúng ta sẽ bị đánh bại. Sa-tan sẽ cố gắng ngăn trở chúng ta bằng những sự thất bại của mình và làm cho chúng ta suy nghĩ rằng mình thật sự đang ở trên đất. Nhưng nếu chúng ta đứng lên tuyên bố: “Đấng Christ ở các nơi trên trời, và chúng ta cũng ở các nơi trên trời” rồi bám lấy vị trí của mình ở trên các từng trời, chúng ta sẽ đắc thắng. Vì vậy, đứng đúng vị trí là điều rất quan trọng.
Một lời cầu nguyện trong uy quyền lấy thế đứng trên các từng trời làm nền tảng. Vì Hội thánh ở trong cõi thiên thượng với Đấng Christ, Hội thánh có thể cầu nguyện trong uy quyền.
Cầu nguyện trong uy quyền nghĩa là gì? Nói cách đơn giản, ấy là cầu nguyện lời cầu nguyện trong Mác chương 11. Để sáng tỏ về lẽ thật này, chúng ta nên xem xét các câu 23-24 cách cẩn thận. Câu 24 bắt đầu với các chữ “bởi vậy” có nghĩa câu này nối ý của câu đi trước. Điều này có nghĩa là câu 24 được liên kết với câu 23. Câu 24 đề cập đến sự cầu nguyện. Điều này chứng tỏ câu 23 cũng liên quan đến sự cầu nguyện. Điều kỳ lạ là câu 23 không có vẻ là một lời cầu nguyện bình thường. Chúa không bảo chúng ta hãy cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi, xin Ngài dời núi và ném nó xuống biển”. Câu này nói gì? Câu này nói: “Hễ ai bảo núi này rằng: ‘Hãy cất mình lên mà gieo xuống biển đi’. Theo quan niệm của chúng ta, một lời cầu nguyện cần phải như thế nào? Chúng ta nghĩ rằng khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chúng ta phải nói: “Đức Chúa Trời ôi, xin dời núi này và ném nó xuống biển”. Nhưng Chúa nói một điều khác. Ngài không bảo chúng ta nói với Đức Chúa Trời, Ngài bảo chúng ta quay sang núi và nói với núi. Lời nói không hướng về Đức Chúa Trời, nhưng trực tiếp nói với núi, bảo nó hãy gieo mình xuống biển đi. Vì Chúa e ngại chúng ta không xem đó là một lời cầu nguyện, nên Ngài bày tỏ trong câu tiếp theo rằng đó là một lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện này không trực tiếp hướng về Đức Chúa Trời nhưng đó là lời cầu nguyện. Đó là nói thẳng với núi rằng: “Hãy cất mình lên mà gieo xuống biển đi” Tuy nhiên, đây cũng là một lời cầu nguyện. Đó là lời cầu nguyện trong uy quyền. Lời cầu nguyện trong uy quyền không xin Đức Chúa Trời làm một điều gì. Trái lại, lời cầu nguyện này sử dụng uy quyền của Đức Chúa Trời và áp dụng uy quyền này để xử lý những nan đề và những trở ngại cần phải dời đi. Tất cả những người đắc thắng phải học cầu nguyện loại cầu nguyện này. Mọi người đắc thắng phải học nói với núi.
Chúng ta có nhiều sự yếu đuối, chẳng hạn như tính nóng giận, những ý tưởng xấu xa, hay bệnh tật thuộc thể. Nếu chúng ta khẩn nài Đức Chúa Trời về những điều ấy, thì dường như không có kết quả bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu chúng ta áp dụng uy quyền của Đức Chúa Trời trong tình huống ấy và nói với núi, thì những nan đề ấy sẽ ra đi. Từ ngữ “núi” trong câu này có nghĩa là gì? Núi là một nan đề đứng trước mặt chúng ta. Núi là một điều gì đó chận đường, ngăn không cho chúng ta tiến tới. Nếu thấy một ngọn núi, chúng ta làm gì? Nhiều người khi gặp một ngọn núi trong đời sống hay trong công việc mình, họ cầu xin Đức Chúa Trời dời núi đi. Nhưng Đức Chúa Trời bảo chính chúng ta hãy nói với núi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là nói lên một lời truyền lệnh cho ngọn núi: “Hãy cất mình lên và gieo xuống biển”. Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc xin Đức Chúa Trời dời núi và truyền lệnh cho núi dời đi. Một điều là đi đến với Đức Chúa Trời và xin Ngài làm một điều gì đó. Điều kia là trực tiếp ra lệnh cho ngọn núi phải bị ném đi. Chúng ta thường bỏ qua loại cầu nguyện ra lệnh này. Hiếm khi nào chúng ta cầu nguyện áp dụng uy quyền của Đức Chúa Trời cho nan đề [của mình] bằng cách nói rằng: “Trong danh Chúa của ta, ta ra lệnh cho ngươi hãy đi đi”, hay “Ta không chấp nhận điều này nữa”. Một lời cầu nguyện trong uy quyền là một lời cầu nguyện trong đó chúng ta bảo những điều ngăn trở chúng ta hãy ra đi. Chúng ta có thể nói với tính nóng nảy của mình: “Đi đi”. Chúng ta có thể nói với bệnh tật: “Đi đi. Ta sẽ chỗi dậy do sự sống phục sinh của Chúa”. Đây không phải là lời chúng ta nói với Đức Chúa Trời, nhưng nói trực tiếp với núi: “Hãy cất mình lên mà gieo xuống biển đi”. Đó là lời cầu nguyện trong uy quyền.
Làm thế nào Hội thánh có thể cầu nguyện trong uy quyền? Bằng cách đầy dẫy đức tin, không nghi ngờ và sáng tỏ rằng những gì chúng ta làm là hoàn toàn theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Hễ khi nào không sáng tỏ về ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta không có đức tin. Vì vậy, trước khi làm gì, chúng ta phải sáng tỏ những gì mình sắp làm có theo ý muốn của Đức Chúa Trời không. Nếu đó không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể có đức tin về điều đó. Nếu không biết chắc một điều gì có phải là ý muốn của Đức Chúa Trời không, chúng ta sẽ không chắc điều đó có thành tựu không. Để không nghi ngờ gì cả về sự thành tựu của một điều gì, trước hết chúng ta phải biết chắc, không chút nghi ngờ rằng đó là ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi nói cách cẩu thả với ngọn núi, thì sẽ không có kết quả gì cả vì chúng ta không biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu không nghi ngờ và được sáng tỏ về ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nói cách dạn dĩ với ngọn núi: “Hãy cất mình lên và gieo xuống biển đi”, thì việc ấy sẽ thành. Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta làm những người ra lệnh. Chúng ta ra lệnh những gì Đức Chúa Trời đã ra lệnh, và chúng ta truyền lệnh cho những gì Đức Chúa Trời đã truyền lệnh. Đó là cầu nguyện trong uy quyền. Cầu nguyện trong uy quyền không trực tiếp cầu xin Đức Chúa Trời, nhưng đối phó với các nan đề bằng cách trực tiếp áp dụng uy quyền của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều có những ngọn núi. Dĩ nhiên những ngọn núi này không cùng một cỡ với nhau. Ngọn núi của chúng ta có thể là điều này hay điều khác. Nhưng dầu là gì đi nữa, nó cũng ngăn chận không cho chúng ta tiến lên trên con đường thuộc linh, chúng ta có thể ra lệnh cho nó dời đi. Đó là cầu nguyện trong uy quyền.
Sự cầu nguyện trong uy quyền liên hệ rất nhiều đến những người đắc thắng. Nếu một Cơ Đốc nhân không biết điều này, người ấy không thể làm một người đắc thắng. Chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời và Chúa Jesus cùng ở trên ngai, trong khi kẻ thù ở dưới ngai. Chỉ có lời cầu nguyện mới làm cho quyền năng của Đức Chúa Trời chuyển động. Không một điều gì có thể chuyển động quyền năng của Đức Chúa Trời ngoại trừ lời cầu nguyện. Đó là lý do vì sao không thể thiếu cầu nguyện. Nếu không cầu nguyện, một người không thể đắc thắng. Chỉ khi nào một người biết cầu nguyện trong uy quyền, người ấy mới biết cầu nguyện là gì. Công tác quan trọng nhất của những người đắc thắng là đem uy quyền từ ngai xuống trên đất. Ngày nay, có một ngai, là ngai của Đức Chúa Trời. Ngai này đang cai trị và ngai này vượt trên mọi sự. Để có thể dự phần trong uy quyền này, chúng ta phải cầu nguyện. Vì vậy, cầu nguyện rất cần thiết. Những ai có thể lay chuyển ngai, có thể lay chuyển mọi sự. Chúng ta phải thấy rằng sự thăng thiên của Đấng Christ đã làm cho Ngài vượt trên mọi sự, và chúng ta phải thấy rằng mọi sự đang ở dưới chân Ngài. Vì lý do ấy, chúng ta có thể cai trị trên mọi sự bằng uy quyền từ ngai. Tất cả chúng ta phải học tập cầu nguyện trong uy quyền.
Làm thế nào chúng ta thực tập cầu nguyện trong uy quyền? Tôi xin đề cập một vài điều nhỏ này. Giả sử có một anh em làm điều gì sai phạm, và anh em muốn khuyên lơn anh ấy. Nan đề là anh em sợ anh ấy sẽ không nghe mình. Anh em hơi cảm thấy không ổn vì không biết anh ấy có nghe mình không. Anh em ngại rằng vấn đề sẽ không giải quyết đơn giản được. Tuy nhiên, nếu cầu nguyện trong uy quyền, anh em sẽ biết cách cai trị tình huống. Anh em có thể cầu nguyện: “Chúa ôi, con không thể đi đến gặp anh ấy. Xin sai anh ấy đến với con”. Từ vị trí trên ngai của mình, anh em có thể chuyển động anh ấy. Chẳng bao lâu anh ấy sẽ đích thân đến và nói: “Anh ơi, tôi không sáng tỏ về điều này. Xin cho tôi biết tôi nên làm gì”. Khi đó, anh em rất dễ nói chuyện với anh ấy. Đó là cầu nguyện trong uy quyền. Anh em không làm gì theo năng lực của mình, anh em làm việc bằng cách trước nhất đi đến ngai. Cầu nguyện trong uy quyền không phải là cầu xin trái với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đó là biết một việc nên được thực hiện như thế nào và nói cho Đức Chúa Trời điều mình biết. Khi chúng ta làm như vậy, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành công việc đó.
Cầu nguyện trong uy quyền không những cai trị trên con người mà cũng trên thời tiết nữa. Muller từng có một kinh nghiệm như vậy. Ông đang trên đường đến Quebec trên một chiếc tàu thủy, thì một đám sương mù dày đặc kéo đến. Ông nói với viên thuyền trưởng: “Thuyền trưởng ơi, tôi phải đến Quebec vào chiều thứ bảy”. Viên thuyền trưởng trả lời: “Điều đó thì không thể được”. Muller đáp: “Nếu thuyền của anh không thể đem tôi đến đó đúng giờ, Đức Chúa Trời sẽ có cách khác đem tôi đến đó”. Ông quì xuống và cầu nguyện cách đơn sơ. Sau đó, ông nói với thuyền trưởng: “Thuyền trưởng ơi, xin ông mở cửa sổ ra và xem sương mù tan đi như thế nào”. Khi thuyền trưởng đứng lên, thì sương mù đã tan. Muller đã đến được Quebec đúng giờ. Đó là cầu nguyện trong uy quyền.
Nếu Đức Chúa Trời phải có một nhóm người đắc thắng thì phải có chiến trận trong sự cầu nguyện. Không những chúng ta phải chiến đấu với Sa-tan khi chính mình đương đầu với các nan đề, mà chúng ta cũng phải nhờ ngai mà cai trị khi các nan đề dấy lên trong hoàn cảnh của mình. Một người không thể một mặt làm người đắc thắng, trong khi mặt khác lại thất bại trong việc làm một chiến sĩ cầu nguyện. Nếu muốn đắc thắng, người ấy phải học tập cầu nguyện trong uy quyền.
Hội thánh có thể cai trị trên Ha-đét khi cầu nguyện trong uy quyền. Vì Đấng Christ đã vượt trên mọi sự và Ngài là Đầu của Hội thánh, Hội thánh có thể cai trị trên các quỉ và trên mọi sự thuộc về Sa-tan. Nếu Hội thánh không có uy quyền để cai trị trên các quỉ và nếu Chúa không ban uy quyền ấy cho Hội thánh, thì thậm chí Hội thánh cũng không thể tồn tại trên đất này. Hội thánh có thể tồn tại trên đất vì Hội thánh có uy quyền cai trị trên mọi sự thuộc về Sa-tan. Tất cả những người thuộc linh đều biết rằng mình có thể xử lý các ác linh bằng lời cầu nguyện của mình. Chúng ta có thể đuổi các quỉ trong danh Chúa, và chúng ta có thể kiểm chế những hoạt động bí mật của các ác linh. Sa-tan rất xảo quyệt. Không những nó sẽ chiếm hữu thân thể con người với các ác linh, mà nó còn tham gia vào nhiều hoạt động bí mật. Đôi khi nó hành động trong tâm trí con người và tiêm vào tâm trí họ nhiều tư tưởng mà họ không muốn, chẳng hạn như nghi ngờ, sợ hãi, vô tín, nản lòng, những tư tưởng vô căn cứ và xuyên tạc. Qua những điều ấy, nó lừa dối và lừa đảo con người. Đôi khi nó lấy cắp lời của một người, biến thành một loại ý tưởng khác rồi tiêm vào tâm trí một người khác. Bằng cách ấy, nó đạt được mục tiêu là gây ra hiểu lầm và tạo nên bão tố. Vì vậy, chúng ta phải đánh bại mọi hoạt động của các ác linh bằng sự cầu nguyện. Trong những khi nhóm họp, cầu nguyện hay trò chuyện, trước hết chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ôi, xin đuổi tất cả những ác linh và đừng cho phép chúng làm gì ở đây cả”. Sự thật là tất cả các ác linh đều ở dưới chân Hội thánh. Nếu sử dụng uy quyền để cầu nguyện, Hội thánh sẽ thấy các ác linh phục dưới chân mình. Cầu nguyện trong uy quyền không giống như lời nài xin bình thường, đó là một mạng lệnh dựa trên uy quyền. Lời cầu nguyện trong uy quyền là lời cầu nguyện ra lệnh, công bố rằng: “Chúa ôi, con muốn như vậy”, “Chúa ôi, con không muốn như vậy”, “Chúa ôi, con muốn thế này”, “Chúa ôi, con không muốn thế kia”, “Chúa ôi, con quyết định có điều này, con không cho phép điều ấy xảy ra”, hay “Chúa ôi, con chỉ muốn ý Ngài được thực hiện. Con không muốn bất cứ điều gì khác”. Khi sử dụng uy quyền như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy lời cầu nguyện của mình đạt đến mục tiêu. Nếu có thêm những người chỗi dậy cầu nguyện như vậy, nhiều nan đề trong Hội thánh sẽ được giải quyết cách dễ dàng. Chúng ta nên sử dụng quyền cai trị qua lời cầu nguyện và quản lý mọi sự trong Hội thánh bằng lời cầu nguyện.
Chúng ta phải thấy Đấng Christ đã thăng thiên. Nếu Đấng Christ chưa thăng thiên, chúng ta không có cách nào xoay chuyển. Đấng Christ là Đầu trên mọi sự, và mọi sự ở dưới chân Ngài. Đấng Christ là Đầu của mọi sự cho Hội thánh. Ngài là Đầu của mọi sự cho Hội thánh. Vì Ngài là Đầu của mọi sự cho Hội thánh, nên mọi sự nhất thiết phải ở dưới Hội thánh. Đó là điều chúng ta phải đặc biệt chú ý.
Lời cầu nguyện trong uy quyền có hai phương diện. Một là cột trói, hai là mở ra. Những gì bị cột trói dưới đất sẽ được cột trói trên trời, và những gì được mở ra dưới đất sẽ được mở ra trên trời. Ma-thi-ơ 18:18 cho chúng ta biết bất cứ điều gì dưới đất làm, trời cũng sẽ làm. Trong câu 19 có vấn đề cầu nguyện. Vì vậy, việc cột trói được thực hiện qua sự cầu nguyện, và việc mở ra cũng được thực hiện qua sự cầu nguyện. Cả lời cầu nguyện cột trói lẫn lời cầu nguyện mở ra đều là lời cầu nguyện trong uy quyền. Những lời cầu nguyện bình thường là những lời cầu xin Đức Chúa Trời cột trói và mở ra. Những lời cầu nguyện trong uy quyền là những lời cầu nguyện chúng ta sử dụng uy quyền để cột trói và mở ra. Đức Chúa Trời cột trói vì Hội thánh đã cột trói, Đức Chúa Trời mở ra vì Hội thánh đã mở ra. Đức Chúa Trời đã ban uy quyền này cho Hội thánh. Khi Hội thánh sử dụng uy quyền này để bày tỏ một điều gì thì Đức Chúa Trời thực hiện điều đó.
Trước hết chúng ta hãy xem xét lời cầu nguyện cột trói. Nhiều người và nhiều điều cần phải bị cột trói. Một anh em nói quá nhiều cần phải bị cột trói. Anh em có thể đến với Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi, đừng cho phép anh em này nói nhiều như vậy. Chúa ôi, Hãy cột trói anh ấy và đừng để anh ấy hành động như vậy”. Khi anh em cột trói anh ấy như vậy, Đức Chúa Trời trên trời cũng sẽ cột trói anh ấy và ngăn không cho anh ấy nói nữa. Đôi khi một người nào đó làm gián đoạn việc cầu nguyện hay đọc Kinh Thánh của anh em; có thể vợ, chồng, con cái hay bạn bè của anh em, là những người thường xuyên gây gián đoạn. Anh em có thể sử dụng lời cầu nguyện cột trói chống lại những người đó. Anh em có thể nói với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ôi, hãy cột trói người này và đừng cho phép người ấy làm gián đoạn việc con đang làm”. Một số anh em nói những lời không thích hợp, nhưng chúng ta cũng phải cột trói những người trưng dẫn những câu Kinh Thánh không thích hợp, hoặc đề nghị những bài thánh ca không thích hợp. Những người như vậy cần bị cột trói. Anh em có thể nói: “Chúa ôi, anh A luôn luôn gây rối. Xin đừng cho phép anh ấy làm như vậy nữa”. Khi anh em cột trói như vậy, anh em sẽ thấy Đức Chúa Trời cũng cột trói người ấy. Thỉnh thoảng người ta làm mất sự bình an của buổi nhóm qua lời nói, sự khóc lóc, hay do họ đi ra, đi vào trong giờ nhóm. Anh em gặp những điều như vậy thường xuyên. Hơn nữa, dường như luôn luôn chính cùng những người đó gây mất trật tự. Anh em phải cột trói những con người và sự việc như vậy. Anh em có thể nói: “Đức Chúa Trời ôi, chúng con thấy đây là những người luôn luôn làm mất trật tự của buổi nhóm. Xin cột trói họ và đừng cho phép họ gây rối nữa”. Anh em sẽ thấy ngay khi hai hay ba người cột trói trên đất, Đức Chúa Trời sẽ cột trói trên trời. Không những anh em phải cột trói nhiều sự gián đoạn, nhưng anh em cũng phải cột trói những công việc của ma quỉ. Mỗi khi anh em rao giảng phúc-âm hay làm chứng cho người khác, các quỉ hành động trong tâm trí họ để nói nhiều điều với họ, gieo cho họ nhiều tư tưởng chống đối. Vào những lúc như vậy, Hội thánh phải cột trói các ác linh, chận đứng lời nói của chúng, và cấm không cho chúng hành động. Anh em có thể nói: “Chúa ôi, xin cột trói mọi công việc của các ác linh”. Nếu anh em cột trói trên đất, vấn đề sẽ được cột trói trên trời. Nhiều điều cần được cột trói. Nhiều điều trong đời sống cá nhân chúng ta, trong Hội thánh, trong đời sống hằng ngày của chúng ta và trong công việc của chúng ta cần được cột trói.
Loại cầu nguyện thứ hai là mở ra. Chúng ta mở điều gì? Một số anh em thu rút lại và sợ mở miệng làm chứng hay gặp người khác trong các buổi nhóm. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời mở trói những anh em này để họ được tự do khỏi ách nô lệ. Thỉnh thoảng chúng ta nên khích lệ họ vài lời. Nhưng nhiều lúc, chúng ta không phải nói gì cả; tất cả những gì chúng ta phải làm là đến với ngai và để ngai điều khiển họ. Nhiều người nên bỏ nghề nghiệp để hầu việc Chúa. Họ bị nghề nghiệp hay công việc cột trói. Một số người bị gia đình hay những người vợ vô tín cột trói. Một số bị hoàn cảnh bên ngoài cột trói. Ấy là bị giam cầm. Chúng ta có thể cầu xin Chúa mở trói họ để họ được buông tha mà làm chứng cho Chúa. Anh chị em ơi, anh chị em có thấy cần những lời cầu nguyện trong uy quyền không? Các anh chị em có nhận thấy có biết bao nhiêu lời cầu nguyện trong uy quyền mà chúng ta cần dâng lên không? Thỉnh thoảng chúng ta phải mở trói cho tiền bạc qua lời cầu nguyện của mình. Sa-tan có thể khóa chặt ví tiền của một người lại cách dễ dàng. Thỉnh thoảng chúng ta phải xin Đức Chúa Trời mở trói tiền bạc để công tác của Ngài không phải chịu đựng tình trạng thiếu thốn tài chính. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời mở cho chúng ta được tự do trong nhiều điều. Hơn nữa, lẽ thật cũng cần được giải phóng. Chúng ta có thể luôn luôn nói với Chúa: “Chúa ôi, xin mở trói cho lẽ thật Ngài được giải phóng”. Nhiều lẽ thật bị cột trói và không thể được giải phóng. Nhiều lẽ thật người ta chưa bao giờ nghe đến, và thậm chí khi nghe, họ lại không hiểu. Vì vậy, chúng ta phải xin Đức Chúa Trời mở trói cho lẽ thật Ngài được giải phóng, để lẽ thật của Ngài có thể lan tràn và các con cái Ngài có thể nhận lãnh được. Tại nhiều nơi, lẽ thật không thể xuyên phá được và tại nhiều nơi khác, người ta không thể nhận lãnh lẽ thật. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời mở trói cho lẽ thật của Ngài tuôn đổ ra và giải phóng nhiều Hội thánh đang ở trong tình trạng nô lệ được tự do để nhiều nơi trước đây không thể nhận lãnh lẽ thật sẽ nhận lãnh được. Tại nhiều nơi không thể chuyển đạt lẽ thật được. Nhưng Chúa có cách. Khi chúng ta cầu nguyện trong uy quyền, Chúa sẽ sai lẽ thật đến đó. Chúng ta phải nhớ rằng nhiều điều cần được giải phóng bằng lời cầu nguyện trong uy quyền.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến lời cầu nguyện cột trói và mở trói. Chúng ta phải cột trói nhiều điều, và mở trói nhiều điều. Chúng ta không nài nỉ nhưng trói lại và mở ra bằng uy quyền. Nguyện Đức Chúa Trời đầy ân điển đối với chúng ta để tất cả chúng ta có thể học tập cầu nguyện trong uy quyền. Không những chúng ta phải học cầu nguyện, mà cũng phải học biết sự chiến thắng của Đấng Christ. Chúng ta phải mở trói bằng sự chiến thắng của Đấng Christ, và phải cột trói bằng sự chiến thắng của Đấng Christ. Chúng ta phải cột trói tất cả những gì trái nghịch với ý muốn của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện trong uy quyền là để trời cai trị trên đất, là để đất sử dụng uy quyền của trời. Tất cả chúng ta là những người thuộc cõi trời. Vì vậy, chúng ta có uy quyền thiên thượng. Ngày nay chúng ta chỉ tạm trú trên đất. Tất cả những ai được gọi bằng danh của Chúa đều là những người đại diện của Ngài trên đất. Chúng ta là các sứ giả của Chúa. Chúng ta có sự sống của Ngài, và chúng ta đã được chuyển từ vương quốc tối tăm qua vương quốc của Con yêu dấu của Ngài. Đó là lý do vì sao chúng ta có uy quyền thiên thượng. Bất cứ đi đâu, chúng ta cũng có thể sử dụng uy quyền thiên thượng. Chúng ta có thể nhờ trời mà cai trị trên đất. Nguyện Đức Chúa Trời đầy ân điển đối với chúng ta. Tôi hi vọng rằng tất cả chúng ta đều là những chiến sĩ cầu nguyện cho Chúa và tất cả chúng ta đều là những người đắc thắng nhờ uy quyền của Đấng Christ để sự chiến thắng của Đấng Christ được bày tỏ ra.
Cuối cùng, đây là một lời cảnh cáo nghiêm trọng: chúng ta phải đầu phục uy quyền của Đức Chúa Trời. Nếu không đầu phục uy quyền của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể cầu nguyện trong uy quyền. Chúng ta không những phải đầu phục uy quyền của Đức Chúa Trời liên quan đến vị trí của Ngài, mà cũng phải đầu phục uy quyền của Ngài trong đời sống hằng ngày và trong mọi vấn đề thực tế. Nếu không đầu phục Ngài như vậy, chúng ta không thể cầu nguyện trong uy quyền. Có một anh em thanh niên từng đuổi quỉ khỏi một thiếu nữ. Quỉ bảo thiếu nữ ấy hãy cởi bỏ y phục của cô. Anh em ấy ra lệnh cho quỉ trong uy quyền: “Trong danh Chúa Jesus, ta ra lệnh cho ngươi không được cởi y phục của mình ra”. Ngay lập tức, quỉ nói: “Được thôi. Nếu ngươi không cho phép ta cởi y phục ra, ta sẽ không làm điều đó”. Nếu anh em trẻ tuổi này không đắc thắng trong đời sống mình, anh ấy đã bị đánh bại trước mặt quỉ này. Trong trường hợp đó, không những quỉ sẽ không màng đến mạng lệnh của anh, mà nó còn phơi bày tội lỗi của anh nữa. Anh chị em ơi, chúng ta biết rằng cả cõi sáng tạo vốn ở dưới quyền cai trị của con người. Nhưng ngày nay cõi sáng tạo bất phục con người vì con người không vâng lời Đức Chúa Trời. Sư tử giết người của Đức Chúa Trời vì ông ấy không vâng lời Ngài (1 Vua. 13:20-25). Đa-ni-ên không bị sư tử làm hại khi người ta ném ông vào hang của chúng, vì ông vô tội trước mặt Đức Chúa Trời và không làm hại vua. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời sai thiên sứ của Ngài bịt miệng sư tử lại (Đa. 6:22). Rắn độc không thể làm hại đến tay đầy tớ trung tín của Đức Chúa Trời là Phao-lô (Công. 28:3-6), nhưng những con giun có thể giết chết Hê-rốt kiêu ngạo (12:23). Anh chị em ơi, nếu chúng ta đầu phục uy quyền của Đức Chúa Trời, các quỉ sẽ sợ hãi chúng ta và đầu phục uy quyền của chúng ta.
Kinh Thánh cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa sự cầu nguyện, kiêng ăn, và uy quyền. Cầu nguyện bày tỏ chúng ta tìm kiếm Đức Chúa Trời, trong khi kiêng ăn bày tỏ chúng ta từ chối chính mình. Quyền lợi đầu tiên Đức Chúa Trời ban cho con người là quyền ăn uống. Điều đầu tiên Đức Chúa Trời ban cho A-đam là thức ăn. Kiêng ăn là từ bỏ quyền hợp pháp của mình. Nhiều Cơ Đốc nhân chỉ kiêng ăn nhưng không từ chối mình. Trong trường hợp đó, sự kiêng ăn của họ không thể kể là kiêng ăn. Một mặt, người Pha-ri-si kiêng ăn, mặt khác, họ tống tiền người ta (Mat. 23:25). Nếu thật sự kiêng ăn, họ phải trả lại những gì đã lấy của người khác. Cầu nguyện là tìm kiếm Đức Chúa Trời, trong khi kiêng ăn là từ chối bản ngã. Chúng ta phải tìm kiếm Đức Chúa Trời và đồng thời từ chối bản ngã. Khi việc theo đuổi Đức Chúa Trời và sự từ chối bản ngã được liên kết và hòa lẫn với nhau, ngay lập tức sẽ có đức tin. Khi có đức tin, chúng ta có uy quyền để ra lệnh cho các quỉ phải ra đi. Anh chị em ơi, nếu tìm kiếm Đức Chúa Trời, mà không từ chối bản ngã, chúng ta sẽ không có đức tin và uy quyền. Nhưng nếu tìm kiếm Đức Chúa Trời và từ chối mình, ngay lập tức chúng ta sẽ có đức tin cùng uy quyền và nói lên được những lời cầu nguyện của đức tin và uy quyền. Anh chị em ơi, những lời cầu nguyện quan trọng nhất và thuộc linh nhất là những lời cầu nguyện trong uy quyền.
CHƯƠNG NĂM
THỨC CANH VÀ CẦU NGUYỆN
“Lúc nào cũng hãy dùng đủ thứ khẩn đảo, nài xin mà cầu nguyện trong Linh, về điều ấy, hãy thức canh, bền đỗ mọi bề mà cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (Êph. 6:18). Chúng ta nên đặc biệt chú ý đến nhóm chữ: “về điều đó hãy thức canh” trong câu này. “Điều đó” chỉ về điều gì? Theo văn mạch chúng ta biết điều đó chỉ về sự cầu nguyện và nài xin. Vị sứ đồ nói rằng dùng mọi cách cầu nguyện, nài xin mà cầu nguyện luôn luôn vẫn chưa đủ, chúng ta cũng phải thức canh trong vấn đề cầu nguyện và nài xin. Một mặt, chúng ta phải cầu nguyện, mặt khác, chúng ta phải thức canh. Thức canh có nghĩa là gì? Thức canh là tỉnh thức, quan sát và theo dõi bằng cách giữ cho mắt mình luôn mở. Thức canh là cảnh giác đề phòng bất cứ hiểm họa hay trường hợp khẩn cấp nào. Thức canh trong sự cầu nguyện và nài xin là có sự sáng suốt thuộc linh để biện biệt những mưu lược của Sa-tan, phơi bày mục đích và phương pháp công tác của nó. Chúng ta sẽ đề cập một vài điều cụ thể mà mình nên thức canh liên quan đến sự cầu nguyện và nài xin.
Cầu nguyện là một hình thức phục vụ và đáng được chúng ta dành cho vị trí ưu tiên hơn hết. Nhưng chiến lược của Sa-tan là đặt mọi sự liên quan đến Chúa lên trước sự cầu nguyện và làm cho sự cầu nguyện trở nên ít quan trọng hơn hết. Mặc dầu chúng ta đã được nhắc đi nhắc lại về tầm quan trọng của sự cầu nguyện, nhưng không bao nhiêu người chú ý nhiều đến sự cầu nguyện. Nhiều người nhiệt thành tham dự những buổi nhóm giảng dạy, những buổi nhóm học Kinh Thánh, và những buổi nhóm khác của hội thánh. Họ rất thích thú [tham dự] và dành thì giờ cho những buổi nhóm ấy. Nhưng khi nào có buổi nhóm cầu nguyện, con số tham dự lại xuống thấp cách kỳ lạ. Mặc dầu nhiều bài giảng nhắc nhở rằng sự phục vụ chính yếu của chúng ta là cầu nguyện và nếu chúng ta thất bại trong đời sống cầu nguyện, mọi điều khác cũng sẽ thất bại, chúng ta vẫn xao lãng việc cầu nguyện và xem đó là một điều không cần thiết. Bất chấp sự kiện nan đề chồng chất và chúng ta thừa nhận trên môi miệng rằng cầu nguyện là cách duy nhất giải quyết những điều ấy, nhưng chúng ta vẫn nói nhiều hơn cầu nguyện, rồi lo lắng và phải sử dụng đến những phương pháp nhiều hơn là cầu nguyện. Tóm lại, mọi sự đều đi trước sự cầu nguyện; mọi sự đều quan trọng. Cầu nguyện luôn luôn được đặt sau cùng và bị kể là kém quan trọng nhất. Một anh em biết Chúa sâu xa đã từng nói: “Tất cả chúng ta đều đã phạm tội xao lãng cầu nguyện. Tất cả chúng ta đều phải tự nhủ: ‘Tôi là người đó!’ Thật vậy, tất cả chúng ta phải tự nói với mình rằng mình là người đó! Chúng ta không thể đổ lỗi cho người này, người kia đã không cầu nguyện. Chính chúng ta phải ăn năn. Chúng ta cần Chúa mở mắt mình để thấy cách mới mẻ về tầm quan trọng và giá trị của sự cầu nguyện. Đồng thời, chúng ta phải nhận biết rằng nếu không bị Sa-tan lừa dối, chúng ta đã không quá xao lãng trong việc cầu nguyện như vậy. Vì vậy, chúng ta phải thức canh, khám phá ra những mưu mô của Sa-tan và những thủ đoạn của nó. Chúng ta không được cho phép nó khiến chúng ta buông lơi hay mù lòa.
Sau khi hiểu tầm quan trọng của sự cầu nguyện và đã dâng mình phục vụ và làm việc trong sự cầu nguyện, những sự tấn công của Sa-tan sẽ đến trên chúng ta, hết điều này đến điều khác. Chúng ta sẽ cảm thấy mình không tìm được thì giờ để cầu nguyện. Trong khi dự định cầu nguyện, một người nào đó sẽ gõ cửa trước hay đến cửa sau; hoặc những người lớn cãi nhau, hay trẻ em gây rối. Hoặc một người nào đó đau ốm, hay ai đó gặp tai nạn. Trước khi chúng ta dự định cầu nguyện, mọi sự đều bình yên. Khi chúng ta muốn có một thì giờ cụ thể để cầu nguyện, nhiều vấn đề ngay lập tức đến với chúng ta, hết điều này đến điều khác. Nhiều điều bất ngờ và không dự kiến trước xông đến như một đạo quân phục kích. Vô số nan đề sẽ đến và ngăn chận chúng ta cầu nguyện. Nhiều việc sẽ chận đường chúng ta để tìm cách dẹp bỏ thì giờ cầu nguyện. Phải chăng tất cả những điều này tình cờ xảy ra? Không, chúng không tình cờ xảy đến. Đó là chiến lược đã được Sa-tan hoạch định và sắp đặt trước để ngăn chận chúng ta cầu nguyện. Hắn có thể khích lệ chúng ta làm nhiều điều, nhưng hắn sẽ tìm cách loại trừ thì giờ cầu nguyện của chúng ta. Hắn biết rằng nếu công tác thuộc linh không được xây dựng trên nền tảng cầu nguyện, công tác ấy sẽ không có giá trị bao nhiêu và kết quả sau cùng sẽ là thất bại. Vì vậy, chiến lược của hắn là khiến chúng ta trở nên bận rộn với những điều khác và xao lãng sự cầu nguyện. Chúng ta bận rộn làm việc, thăm viếng, tiếp khách, chuẩn bị bài giảng. Chúng ta bận rộn vào buổi sáng và bận rộn vào buổi tối đến độ sự cầu nguyện bị đẩy lùi vào một góc, và chúng ta không có nhiều thì giờ để cầu nguyện.
Tôi xin trích lời của một anh em biết Chúa cách sâu xa:
Khi con dân Israel dự định lìa khỏi Ai Cập, phản ứng của Pha-ra-ôn là chất thêm gánh nặng khiến họ phải làm việc cực nhọc hơn. Mục tiêu của Pha-ra-ôn là làm cho họ chú ý nhiều, thậm chí là đặt mọi sự quan tâm của mình vào công việc để họ không có thì giờ nghĩ đến việc lìa khỏi Ai Cập. Sau khi anh em quyết định hay lập kế hoạch để có một đời sống cầu nguyện phong phú hơn, Sa-tan sẽ bắt đầu một chiến lược mới, hắn sẽ làm cho anh em bận rộn hơn và chồng chất công việc cùng nhu cầu trên anh em để anh em không có thì giờ hay cơ hội cầu nguyện. Anh em yêu dấu, chúng ta phải giải quyết nan đề này một cách dứt khoát. Dĩ nhiên, khi chiến đấu để có thì giờ cầu nguyện, có thể sẽ có một số điều giằng co về trách nhiệm, bổn phận, và những điều chúng ta phải làm. Một số người nghĩ rằng bằng cách dâng mình cho sự cầu nguyện, chúng ta có thể xao lãng những điều phải làm, bỏ qua nhiệm vụ và phương hại đến những trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, khi đối diện với những tình huống như vậy, chúng ta nên đem mọi nan đề này, tức là mọi điều mình phải làm, các bổn phận, và trách nhiệm đến với Chúa và cầu nguyện. (Nhưng không dễ áp dụng loại cầu nguyện này cho mọi tín đồ. Hơn nữa, nói như vậy thường dễ gây hiểu lầm vì một số người rất vui mừng từ bỏ trách nhiệm của mình, họ không chăm lo chu toàn trách nhiệm của mình cách nghiêm túc. Họ rất vui vẻ và dễ dàng lẩn tránh trách nhiệm gia đình mà trút cho người khác làm để có thì giờ cầu nguyện một mình. Nguyện Chúa giữ gìn lời nói của chúng ta để tránh gây hiểu lầm như vậy). Chúng ta phải hiểu rằng kẻ thù đang tìm cách dùng trách nhiệm, những điều chúng ta phải làm, và các vấn đề khác đụng đến lương tâm, để tạo nên những lý do tốt nhất ngăn chận không cho chúng ta cầu nguyện. Nếu chúng ta thấy đời sống cầu nguyện của mình hoàn toàn bị phá hoại hay rơi vào một tình trạng bị giới hạn đến nỗi chúng ta trở nên hoàn toàn bất lực, không sống được một đời sống thuộc linh, trổi cao, đắc thắng, thì trong những hoàn cảnh ấy, chúng ta nên cầu nguyện với Chúa: “Chúa ôi, trong khi cầu nguyện, con sẽ giao phó các trách nhiệm của con cho Ngài. Xin đừng cho phép điều gì ngăn trở con hay phá hoại thì giờ cầu nguyện của con. Xin canh giữ giờ cầu nguyện này cho con vì trong thì giờ con cầu nguyện, vinh quang của Ngài là điều con ngắm xem; xin đừng để Sa-tan xâm phạm thì giờ này”. Chúng ta cũng có thể áp dụng nguyên tắc dâng phần mười cho vấn đề cầu nguyện. Sau khi đã dâng cho Chúa phần và vị trí Ngài đáng được, và đã dâng một phần mười [thì giờ] cho Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ khám phá rằng mình có thể sử dụng chín phần thì giờ còn lại của mình cách hiệu quả hơn là khi chúng ta cố gắng sử dụng tất cả thì giờ cho mình trước khi dâng phần mười cho Ngài. Nguyên tắc dâng phần mười rất hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta nên nhận biết chiến trận trong sự cầu nguyện. Chúng ta phải đứng cách mạnh mẽ, quyền năng, và vững vàng trên vị trí của mình trong Đấng Christ và nên cầu nguyện theo chiến thắng của thập tự giá. Chúng ta phải chiến đấu cho sự cầu nguyện bằng cách áp dụng chiến thắng trọn vẹn mà Chúa đã đạt được trên thập tự giá, và chúng ta phải xua đuổi kẻ thù khỏi bất cứ phần lãnh thổ nào hắn chiếm giữ trong sự cầu nguyện để chúng ta có thể đóng quân bảo vệ vị trí cầu nguyện của mình. Cũng giống như Sa-ma, một trong những dũng sĩ của Đa-vít, là người đứng giữa cánh đồng đầy đậu, bảo vệ nó, và giết người Phi-li-tin, và Chúa đã giành được chiến thắng vĩ đại (2 Sa 23:11-12). Vùng đất đầy đậu này tượng trưng cho vị trí cầu nguyện của chúng ta, phải được bảo vệ nhờ chiến thắng tại Gô-gô-tha chống lại sự xâm nhập của kẻ thù. Chiến trận đưa đến sự cầu nguyện là chiến trận vì sự cầu nguyện. Tôi e rằng nhiều lúc chúng ta chấp nhận hoàn cảnh và cho rằng không thể nào cầu nguyện vào một số thời điểm nào đó. Vì mọi sự đang xảy ra và tiến triển theo cách mà chúng ta nghĩ mình không thể cầu nguyện vào lúc đó. Thật ra, nếu chúng ta nhường chỗ cho ma quỉ, mọi sự sẽ luôn luôn xảy ra để hạn chế sự cầu nguyện của mình. Đó là chiến lược của ma quỷ. Chúng ta phải dời tất cả những sự ngăn trở trong chiến trận cầu nguyện bằng danh của Chúa và theo sự chiến thắng của thập tự giá. Thập tự giá có thể giành cho chúng ta thì giờ cầu nguyện cách hiệu quả y như thập tự giá vẫn hiệu quả trong những lãnh vực khác, miễn là chúng ta biết cách áp dụng quyền năng chiến thắng của Ngài.
Trên đây có thể là những lời nhắc nhở và cảnh cáo quan trọng cho chúng ta. Anh chị em ơi, chúng ta phải chiến đấu cho thì giờ cầu nguyện và chúng ta phải dành cho được thì giờ cầu nguyện. Nếu chờ đợi cho đến khi có thì giờ cầu nguyện, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội cầu nguyện cả. Chúng ta phải dành ra một thì giờ để cầu nguyện. Andrew Murray đã nói: “Những ai không có một thì giờ cố định để cầu nguyện là những người không cầu nguyện”. Vì vậy, chúng ta phải thức canh và dành thì giờ cầu nguyện. Chúng ta cũng phải cầu nguyện để bảo vệ thì giờ này hầu kẻ thù không chiếm đoạt thì giờ ấy bằng sự lừa dối của nó.
Không những chúng ta phải thức canh về thì giờ cầu nguyện, mà cũng phải thức canh trong khi cầu nguyện, để có thể cầu nguyện và biết phải cầu nguyện những gì. Không những Sa-tan tấn công chúng ta bằng mọi điều và hoàn cảnh bên ngoài để buộc chúng ta không còn thì giờ cầu nguyện, nhưng ngay khi chúng ta thật sự quì gối xuống để cầu nguyện, nó sẽ dùng đủ mọi loại lừa dối để ngăn trở chúng ta không cầu nguyện được. Trước khi cầu nguyện, có thể tâm trí chúng ta rất sáng suốt và tư tưởng rất trật tự, nhưng ngay khi quì gối xuống, tư tưởng chúng ta trở nên lộn xộn. Chúng ta bắt đầu nhớ những điều không cần nhớ, bắt đầu suy nghĩ những điều không cần suy nghĩ trước. Nhiều tư tưởng không cần thiết thình lình vụt tới. Trước khi cầu nguyện, không ý tưởng nào như vậy đến với chúng ta. Nhưng ngay khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, chúng đến làm chúng ta xao lãng. Ở bên ngoài, mọi sự có vẻ bình an, và dường như không điều gì làm cho chúng ta sợ hãi, nhưng ngay khi quì gối cầu nguyện, chúng ta bắt đầu nghe nhiều tiếng nói trong tai mình. Thật ra những âm thanh đó không đến từ bên ngoài, chúng đến một cách kỳ lạ, không thể giải thích được để làm cho chúng ta bị rối loạn. Trước khi cầu nguyện, chúng ta cảm thấy rất mạnh mẽ, nhưng ngay khi quì xuống cầu nguyện, chúng ta cảm thấy mệt mỏi và không thể giữ mình [tỉnh táo] được mặc dầu mình không thiếu ngủ. Sự mệt mỏi không đến khi chúng ta không cầu nguyện, nhưng ngay khi cầu nguyện, chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Thỉnh thoảng, những dấu hiệu bệnh tật mà trước đây chúng ta không có thình lình đến trên mình. Có thể chúng ta muốn dốc đổ một gánh nặng qua sự cầu nguyện, nhưng khi quì xuống chúng ta không thể thốt ra một lời nào. Dường như chúng ta bị tắc nghẽn và thiếu lời để cầu nguyện. Rõ ràng có nhiều điều nên cầu nguyện, nhưng ngay khi bắt đầu cầu nguyện, chúng ta trở nên câm nín, lạnh lẽo và cảm thấy mình không có gì để cầu nguyện. Thậm chí khi cầu nguyện, dường như chúng ta đang nói vào cõi không không và sau khi nói hai ba câu, chúng ta không còn biết nói gì nữa. Những tình trạng này không xảy đến trước khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Chỉ khi quì gối xuống cầu nguyện chúng mới thình lình xảy ra. Nếu không nhận biết đó là sự lừa dối của Sa-tan nhằm phá hoại sự cầu nguyện của mình, chúng ta sẽ muốn ngưng cầu nguyện và đứng dậy ngay sau khi quì xuống. Vì vậy, để có thể cầu nguyện, cầu nguyện cách xuyên suốt và dốc đổ gánh nặng trong lòng mình, chúng ta cần phải thức canh trong sự cầu nguyện. Chúng ta phải thức canh để chống lại những hoàn cảnh ngăn cản chúng ta cầu nguyện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chiến đấu. Trước khi cầu nguyện, chúng ta phải xin Đức Chúa Trời làm cho chúng ta có thể cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, chúng ta phải xin Đức Chúa Trời giữ mình khỏi bị phân tâm và giải cứu mình khỏi mọi sự lừa dối của kẻ thù ngăn trở chúng ta cầu nguyện. Chúng ta phải nói với mọi tư tưởng và tiếng nói gây xao lãng cũng như mọi sự yếu đuối, bệnh tật, và công bố rằng tất cả những điều xảy ra mà chúng ta không giải thích được này là những điều giả dối, lừa gạt của Sa-tan, và chúng ta chống đối chúng. Chúng ta phải mở miệng mà đuổi chúng đi. Chúng ta không nên nhường cho chúng một chỗ nào. Chúng ta phải thức canh và dùng lời cầu nguyện để chống trả những mưu kế của Sa-tan. Khi ấy, không những chúng ta sẽ cầu nguyện được mà còn có thể cầu nguyện xuyên suốt nữa.
Để có thể cầu nguyện xuyên suốt và quyền năng, chúng ta không chỉ hi vọng hão. Chúng ta không thể thoải mái lướt êm vào đời sống cầu nguyện, cũng không thể theo sự tưởng tượng của mình mà được nhẹ nhàng lôi cuốn vào đời sống cầu nguyện. Chúng ta phải học tập, phải được phá vỡ và đánh trận trước khi đạt được tình trạng cầu nguyện này.
Trong khi cầu nguyện, chúng ta phải cảnh giác ngăn ngừa những lời cầu nguyện không phải là lời cầu nguyện. Sa-tan không những lấy đi thì giờ cầu nguyện mà còn tước đoạt sức mạnh cầu nguyện của chúng ta nữa. Thậm chí nó sẽ đến trong khi chúng ta cầu nguyện để làm cho chúng ta nói nhiều lời không liên quan, lộn xộn, không quan trọng, và những lời hư không. Nó sẽ làm cho chúng ta xin một cách vô ích, và phung phí thì giờ cầu nguyện. Nó sẽ tìm cách chiếm thì giờ cầu nguyện của chúng ta để làm lời cầu nguyện mất hiệu quả. Nhiều lời cầu nguyện xác thịt, cũ kỹ, dài dòng, nhạt nhẽo, không thật lòng, vô mục đích là những lời cầu nguyện làm mất thì giờ và vô ích. Dường như chúng ta đang cầu nguyện theo thói quen, nhưng thật ra, trong những lời cầu nguyện ấy có sự gợi ý, xúi giục và lừa dối của Sa-tan. Nếu không tỉnh thức, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa và không kết quả. Một anh em nhắc đến câu chuyện anh đã đọc trong tiểu sử của Evan Roberts. Ngày kia, có vài người đang cầu nguyện về một điều gì đó trong nhà của anh. Trong khi một người cầu nguyện, Evan Roberts bước tới bịt miệng người ấy và nói: “Anh ơi, hãy dừng lại. Không phải anh đang cầu nguyện đâu”. Người anh em đọc câu chuyện này tự hỏi: “Sao anh Roberts lại làm như vậy?” Nhưng về sau anh em ấy mới nhận thấy anh Roberts đúng. Nhiều lời cầu nguyện của chúng ta nói ra do xác thịt bị Sa-tan xúi giục. Những lời cầu nguyện này có thể dài dòng, nhưng trong số đó rất nhiều lời không thực tế và vô ích. Anh chị em ơi, đó là sự thật. Nhiều lúc trong khi cầu nguyện, dường như chúng ta đi khắp thế giới, mất hết cả thì giờ và sức lực, nhưng không cầu nguyện được điều gì đúng trọng tâm cả. Chúng ta không thể mong Đức Chúa Trời đáp lời đối với loại cầu nguyện này. Loại cầu nguyện này không có giá trị thuộc linh. Vì vậy, khi cầu nguyện, chúng ta phải tỉnh thức và đừng dành quá nhiều thì giờ hoặc đưa ra quá nhiều lý luận. Trái lại, chúng ta nên nói những gì phát xuất từ lòng mình với Đức Chúa Trời một cách thành thật. Chúng ta đừng bao giờ lấp đầy sự cầu nguyện của mình bằng những lời lẽ trống rỗng.
Chúng ta phải tỉnh thức để không nói cẩu thả khi cầu nguyện. Một người có nhiều kinh nghiệm trong sự cầu nguyện từng viết một bài thánh ca, trong đó có một câu nói về sự cầu nguyện. Câu ấy nói rằng nếu một người muốn cầu nguyện với Đức Chúa Trời, trước hết, người ấy nên chuẩn bị sẵn sàng là mình muốn nhận được gì từ nơi Ngài. Anh chị em ơi, khi quì gối cầu nguyện, nếu chúng ta không biết mình muốn gì, làm thế nào chúng ta mong Đức Chúa Trời đáp lời mình cầu xin? Nếu lời cầu nguyện của chúng ta vô mục đích và không thật lòng, thì đó không phải là lời cầu nguyện. Sa-tan sẽ dùng điều ấy và làm chúng ta nghĩ mình đã cầu nguyện rồi, nhưng thật ra chưa cầu nguyện gì cả. Chúng ta phải tỉnh thức và cảnh giác. Mỗi khi đến cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta phải biết lòng mình muốn gì. Nếu không ao ước gì cả, chúng ta đừng cầu nguyện. Mọi lời cầu nguyện đều được chi phối bởi sự ước ao của chúng ta. Chúa chúng ta rất quan tâm đến điều này. Người mù Ba-ti-mê nài khẩn Chúa: “Jesus, con vua Đa-vít, xin thương xót tôi!” Chúa hỏi ông ấy: “Ngươi muốn Ta làm chi cho ngươi?” (Mác 10:47, 51). Ngày nay, Chúa đang hỏi: “Ngươi muốn Ta làm chi cho ngươi?” Anh chị em có thể trả lời câu hỏi này không? Một vài anh chị em cầu nguyện mười hay hai mươi phút. Sau đó, khi anh em gọi và hỏi họ: “Anh cầu xin Đức Chúa Trời điều gì vậy?”, có lẽ họ không thể trả lời anh em. Dầu họ đã nói nhiều trong khi cầu nguyện, nhưng thậm chí họ không biết mình đã cầu xin điều gì. Đó là cầu nguyện mà không có ước ao, không mục đích, và đó là lời cầu nguyện không đáng kể theo mắt Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tỉnh thức để cảnh giác đối với loại cầu nguyện này.
Khi cầu nguyện, không những chúng ta phải có lòng ước ao, mà còn phải có lời để diễn tả lòng ước ao ấy. Đôi khi chúng ta ước ao một điều gì đó, nhưng càng nói, dường như chúng ta càng đi xa khỏi nỗi ao ước của mình. Chúng ta cũng phải cảnh giác đối với điều ấy. Chiến lược của Sa-tan là giữ chúng ta lại để chúng ta không cầu nguyện hoặc đẩy chúng ta tới trước trong khi cầu nguyện để càng cầu nguyện, chúng ta càng đi lạc. Vì vậy, khi cầu nguyện, chúng ta phải tự cảnh giác để lời cầu nguyện của mình không lạc khỏi trọng tâm. Một khi khám phá lời cầu nguyện của mình đang lạc khỏi trọng tâm, chúng ta nên trở lại. Chúng ta phải tỉnh thức để nhắm đúng hướng và kiên trì loại bỏ những lời không cần thiết. Chúng ta phải tự cảnh giác tránh cầu nguyện những lời không phải là lời cầu nguyện gì cả.
Chúng ta phải tỉnh thức trong sự cầu nguyện, đừng cho phép Sa-tan dùng sự lừa dối phá rối sự cầu nguyện của mình. Sa-tan sẽ thường buộc tội chúng ta sau khi chúng ta thất bại chút ít và khiến chúng ta tự phân tích chính mình trong khi cầu nguyện để chúng ta không thể mở miệng ra với Đức Chúa Trời. Khi câu trả lời của Đức Chúa Trời dường như còn ở xa, Sa-tan sẽ làm cho chúng ta thất vọng và nản lòng, rồi nó sẽ lấy đi sức mạnh trông đợi Đức Chúa Trời của chúng ta. Anh chị em ơi, nếu lời cầu nguyện của chúng ta theo ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải kiên trì cầu nguyện đến cùng. Mặc dầu thất bại, chúng ta có thể đến trước mặt Đức Chúa Trời nhờ huyết của Chiên Con, không cần phải để Sa-tan quấy nhiễu chúng ta. Chúng ta phải giống như bà góa cầu nguyện đến khi quan án báo thù cho bà (Lu 18:7). Chúng ta phải giống như người đàn bà Su-nem không lìa khỏi Ê-li-sê cho đến khi ông đi cùng với bà (2 Vua 4:30). Chúng ta tin rằng sự trì hoãn đáp lời cầu nguyện có thể giúp chúng ta biết một điều gì đó mà trước đây mình chưa biết, và có thể giúp chúng ta học những bài học mà mình đã bỏ qua. Chúng ta đừng bao giờ cho phép Sa-tan ngăn trở hay phá hoại lời cầu nguyện của mình. Lúc ấy, chúng ta có thể hát thêm những bài thánh ca liên quan đến chiến trận thuộc linh, chẳng hạn như thánh ca số 880, 775, 876, và 893.
Khi một vài người trong chúng ta cầu nguyện chung, Sa-tan sẽ không để chúng ta tiến lên cách dễ dàng. Nó sẽ tích cực dùng nhiều cách, đặt ra nhiều kế hoạch để ngăn chận những lời cầu nguyện như vậy. Có thể có những lời đồn đãi vô căn cứ, những lời tường thuật không đúng sự thật, những sự ganh ghét vô cớ, những sự hiểu lầm rắc rối, những nỗi sợ hãi không giải thích được, và những làn sóng đe dọa không biết đến từ đâu. Mọi điều này đều ở dưới sự điều khiển bí mật của Sa-tan với mục đích tạo nên một loại chia rẽ nào đó để làm rúng động buổi nhóm cầu nguyện và phá hoại sự cầu nguyện hiệp một này. Vì vậy, anh chị em ơi, chúng ta phải “thử nghiệm mọi sự” (1 Tê 5:21). Chúng ta đừng nhẹ dạ tin bất cứ điều gì, đừng dễ bị rúng động, hay cẩu thả chuyền miệng những lời đồn đãi. Nếu tỉnh thức, chúng ta sẽ thấy có nhiều lời và nhiều điều không chính xác, không cần thiết là những sự lừa dối đến từ kẻ thù. Mục tiêu của nó là làm cho dân của Đức Chúa Trời sợ hãi, yếu đuối, và thậm chí tan tác. Vì vậy, một mặt, chúng ta phải cầu nguyện, mặt khác, chúng ta phải canh giữ. Chúng ta phải noi theo gương Nê-hê-mi, là người đã cho người canh gác ngày đêm (Nê 4:9). Trước sự đe dọa của Sa-tan, chúng ta nên trả lời: “Những điều ngươi nói, không có ai làm chút nào, nhưng chính trong lòng ngươi đặt nó ra... Một người như tôi đây sẽ chạy trốn sao? Người nào như tôi đây lại vào trong đền thờ để cứu mạng sống mình sao? Tôi không vào đâu” (Nê 6:8, 11). Chúng ta sẽ không sợ hãi, và sẽ không ngưng cầu nguyện. Một anh em đã nói: “Chúng ta cần có một người canh để cảnh giác chống lại sự lừa dối của ma quỉ, vì những phương cách hắn dùng để hủy diệt sự sống tập thể của dân Đức Chúa Trời vượt quá khả năng tính toán và tiên liệu của chúng ta”. Vì lý do ấy, chúng ta phải tỉnh thức để xem xét và cảnh giác về những điều này để Sa-tan không có cơ hội chia rẽ chúng ta, phá hoại sự hiệp một trong sự cầu nguyện của chúng ta, hay ngăn cản sự cầu nguyện của chúng ta.
Chúng ta cũng phải thức canh trong sự cầu nguyện của mình để không rơi vào sự lừa dối của Sa-tan mà không cầu nguyện cách cụ thể. Thường thường, có nhiều điều cần quyết định, nhiều người cần được cầu thay, nhiều sứ điệp quan trọng cần được rao giảng, và nhiều nan đề cần được giải quyết. Tuy nhiên, khi cầu nguyện, dường như chúng ta thiếu vấn đề để cầu nguyện. Thậm chí chúng ta không có lời để cầu nguyện, và hiếm khi nói cho xong được hai ba câu. Chúng ta phải biết rằng có sự tấn công của Sa-tan. Đúng là qua sự biếng nhác, sợ bị liên lụy, thiếu yêu thương hay không muốn tiến lên và không muốn hết lòng mà thỉnh thoảng lời cầu nguyện của chúng ta trở nên thông lệ. Nhưng nhiều lúc nhóm họp lại với nhau, chúng ta thật sự muốn cầu nguyện. Dầu vậy, rất ít lời cầu nguyện được dâng lên. Điều này chứng tỏ có một sự đe dọa nào đó. Điều này do Sa-tan mưu mô gây ra để ngăn cản chúng ta cầu nguyện. Nếu tỉnh thức, chúng ta sẽ thấy có nhiều trường hợp lơ đễnh, bỏ sót, trễ nải, và cẩu thả đã xảy ra nhưng không phải vì cố ý. Trái lại, Sa-tan đang kéo chúng ta xuống, lừa dối chúng ta, đánh cắp chúng ta, và cướp đoạt chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải chống lại những chiến lược của hắn. Chúng ta phải cầu nguyện xuyên suốt cho người khác, cho những sự việc, cho lẽ thật, và cho các nan đề của mình. Anh chị em ơi, chúng ta cần nhận biết rằng một lời cầu nguyện vội vã, “tiết kiệm” thường là lời cầu nguyện cẩu thả, nhường chỗ cho Sa-tan. Chúng ta đừng buông lơi, chúng ta phải xin Chúa nhắc nhở mình về mọi gánh nặng trong sự cầu nguyện và ban cho mình lời cầu nguyện để cầu thay cho những vấn đề ấy. Đồng thời, chúng ta phải xử lý chính sự biếng nhác và trễ nãi của mình. Chúa chúng ta thức dậy lúc: “rất sớm vào buổi sáng... và... cầu nguyện”. Khi Si-môn và những người ở với Ngài đi tìm và nói với Ngài: “Tất cả đang tìm thầy”, Ngài trả lời: “Chúng ta hãy đi nơi khác... để Ta cũng rao giảng ở đó nữa, vì cốt tại việc đó mà ta đã đến” (Mác 1:35-38). Chúa của chúng ta thật cụ thể và kỹ lưỡng. Ngài “đi lên núi để cầu nguyện, và cứ cầu nguyện với Đức Chúa Trời suốt đêm. Đến sáng, Ngài vời môn đồ đến, lựa chọn mười hai [người] trong họ, gọi là sứ đồ” (Lu 6:12-13). Điều này thật cụ thể và kỹ lưỡng. Khi sứ đồ Phao-lô nhắc các thánh đồ Ê-phê-sô hãy tỉnh thức trong sự cầu nguyện và khẩn xin, ông đề cập đến việc “cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ. Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện nữa, để tôi được khẩu tài, dạn dĩ mở miệng bày tỏ lẽ mầu nhiệm của tin lành... hầu cho ở trong đó, tôi vẫn được dạn dĩ giảng lẽ đạo ấy như tôi đáng phải giảng” (Êph. 6:18-20). Điều này cũng rất cụ thể và sáng tỏ, đó là vấn đề đòi hỏi nhiều sự cầu thay. Nếu chúng ta có ý thức về Thân Thể và nếu quan tâm đến hồn của tội nhân, đến những gì liên quan tới các thánh đồ, và sự phục vụ của các đầy tớ Chúa, thì sẽ có vô số vấn đề và vô số người chúng ta cần phải cầu thay. Cần phải cầu nguyện nhiều để mọi lẽ thật được rao giảng ra. Khi viết cho các thánh đồ tại Ê-phê-sô, Phao-lô nói: “Vì cớ ấy, tôi quì gối trước mặt Cha... xin Ngài tùy sự... ban cho anh em...” (3:14-16). Ở đây chúng ta thấy khải thị của Phao-lô về lẽ thật vinh hiển đến từ sự cầu nguyện và chính khải thị là lời cầu nguyện. Từ đó chúng ta thấy giá trị thật của ánh sáng lẽ thật đến từ sự cầu nguyện. Chúng ta nên cầu nguyện để lẽ thật đi vào đời sống mình và cầu nguyện lẽ thật ấy ra. Chúng ta nên cầu nguyện về mọi lẽ thật mà mình đã nghe và nói, để những lẽ thật ấy không chỉ ở trong tâm trí hay trong sách vở của chúng ta, mà còn được bày tỏ trong đời sống của mình.
Thật cần có biết bao nhiêu lời cầu nguyện cụ thể và kỹ lưỡng cho vấn đề ấy!
Ma quỉ liên hệ và điều động đằng sau nhiều vấn đề. Nếu không tỉnh thức, chúng ta sẽ nghĩ rằng chỉ có nan đề với những con người, các sự việc và các biến cố. Nhưng nếu có sự thông sáng thuộc linh, chúng ta sẽ thấy công việc của ma quỉ đang có mặt và chúng ta sẽ đuổi tất cả các quỉ ở đằng sau những điều ấy. Thỉnh thoảng, như Chúa đã phán: “Nếu không cầu nguyện, kiêng ăn, thì thứ quỉ này không chịu ra” (Math. 17:21). Điều ấy đòi hỏi chúng ta một mặt phải tỉnh thức, mặt khác phải bền lòng cầu nguyện. Nếu không, sự khó khăn sẽ giống như một ngọn núi, hoặc chúng ta phải ra lệnh cho nó dời xuống biển, hoặc chúng ta phải đi vòng quanh nó. Anh chị em ơi, chúng ta hãy tỉnh thức. Chúng ta phải cầu nguyện cách triệt để. Chúng ta phải phơi bày sự lừa dối của Sa-tan và hủy diệt tất cả những gì liên hệ với hắn và do hắn điều động. Chúng ta phải đuổi các quỉ ẩn phía sau mọi nan đề.
Không những chúng ta phải tỉnh thức trước khi cầu nguyện, trong khi cầu nguyện, mà còn phải tỉnh thức sau khi cầu nguyện nữa. Chúng ta phải tỉnh thức để xem xét mọi sự thay đổi xảy ra sau khi mình cầu nguyện. Chúng ta phải nhận biết rằng tất cả những lời cầu nguyện nghiêm túc và những lời cầu nguyện có gánh nặng không những được dâng lên bằng “mọi cách cầu nguyện” mà còn “luôn mọi lúc” nữa. Không phải một lần, nhưng nhiều lần. Không phải cầu nguyện một lần bằng mọi cách, mà là cầu nguyện luôn mọi lúc bằng mọi cách cầu nguyện. Vì vậy, chúng ta phải lưu ý tất cả những sự tiến triển, thay đổi, hay biến chuyển mới sau mỗi lần cầu nguyện. Chẳng hạn, khi Ê-li cầu nguyện trên núi Cạt-mên, ông quì xuống và úp mặt giữa hai đầu gối. Ông cũng xin đầy tớ mình nhìn ra biển bảy lần cho đến khi người đầy tớ thuật lại rằng người ấy thấy một đám mây nhỏ bằng bàn tay từ biển lên. Khi ấy ông bảo người đầy tớ tâu với A-háp là hãy chuẩn bị xe ngựa và đi xuống kẻo mưa cầm ông ấy lại (1 Vua 18:42-44). Chúng ta cũng thấy điều này qua việc Ê-li-sê cầu nguyện cho đứa con của người đàn bà Su-nem. Ông ấp thân mình trên đứa bé cho đến khi thân thể nó ấm lại. Sau đó ông trở lại và đi tới đi lui trong nhà, lên giường và ấp mình trên đứa bé cho đến khi nó nhảy mũi bảy lần và mở mắt ra. Sau đó, ông giao đứa bé lại cho mẹ nó (2 Vua 4:33-37). Ê-li cũng như Ê-li-sê không khi nào quì gối cầu nguyện mà không xin một điều gì đó. Trong khi cầu nguyện, họ quan sát hiệu quả lời cầu nguyện của mình và những thay đổi trong hoàn cảnh. Chẳng hạn, anh em cầu nguyện cho một người nào đó đang chống đối Chúa. Anh em cầu xin Đức Chúa Trời làm cho người ấy tin. Có thể anh em cầu nguyện cho người ấy bằng mọi cách cầu nguyện, và có thể anh em có lời hứa của Đức Chúa Trời về điều này. Nhưng hoàn cảnh bên ngoài có vẻ còn tệ hơn; người ấy chống đối mạnh mẽ hơn. Nếu anh em làm như không biết điều ấy và tiếp tục cầu nguyện y như trước thì không đủ. Anh em phải khám phá ra điều ấy và nói với Chúa. Nếu tỉnh thức, anh em sẽ nhận được ánh sáng từ Chúa. Có thể anh em nhận thấy lời cầu nguyện của mình đã ảnh hưởng đến người ấy, và bắt đầu ngợi khen Đức Chúa Trời. Hay anh em sẽ thay đổi lời cầu nguyện và tung một cái lưới khác. Có lẽ sau một thời gian, người ấy sẽ mềm mại lại, và anh em có thể đổi sang một loại cầu nguyện khác để tung ra một cái lưới khác nữa. Chúng ta phải điều chỉnh sự cầu nguyện của mình tùy theo hoàn cảnh. Để làm điều đó, chúng ta cần phải tỉnh thức.
Ê-phê-sô chương 6 là một chương bàn về chiến trận thuộc linh. Điều quan trọng nhất trong chương này là sự cầu nguyện được đề cập đến cuối cùng. Giữa vòng các con cái Đức Chúa Trời, cầu nguyện là điều dễ bị tấn công hơn hết. Đó là lý do vì sao chúng ta phải tỉnh thức để chiến đấu sao cho có thì giờ cầu nguyện, canh giữ sự cầu nguyện, chấm dứt những lời cầu nguyện không phải là cầu nguyện, và cảnh giác đối với những chiến lược ngăn trở sự cầu nguyện. Chúng ta phải nhớ rằng cầu nguyện là phục vụ, là sự phục vụ tốt nhất. Chúng ta phải thức canh cầu nguyện, và phải tận tâm thực hành việc này để Sa-tan không có cơ hội phá hoại sự cầu nguyện của chúng ta.