-"Vậy, Phi-e-rơ bị giam trong ngục, còn Hội Thánh cứ khẩn thiết cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho ông. Nhưng, ngay trong đêm trước khi Hê-rốt đưa Phi-e-rơ ra xử, Phi-e-rơ đang ngủ giữa hai tên lính, bị xích bằng hai xiềng và có lính canh giữ trước cửa ngục" (Công. 12:5-6)
Có một điều đặc biệt về những hoàn cảnh mà Phi-e-rơ xuất hiện trong sự việc này: cùng đêm đó "Phi-e-rơ đang ngủ giữa hai người lính." Lu-ca, người ghi lại sự thật, cũng đã kể lại trong phúc âm của mình về việc thế nào cùng một môn đệ nầy đã ngủ trên Núi Hóa Hình. Điều dường như quá lạ là Phi-e-rơ lại ngủ khi một chủ đề quan tâm vượt trội được thảo luận trên núi, lúc Moses và Elijah gặp Cứu Chúa và nói chuyện với Ngài về sự kiện vĩ đại sẽ chấm dứt thời kỳ của họ, khi "họ hiện ra trong vinh quang và nói về sự chết của Ngài, là việc Ngài sắp làm ứng nghiệm tại thành Giê-ru-sa-lem" (Lu-ca 9:31). Tuy nhiên tình hình hiện nay thật là cập nhật, vì chúng ta sống trong bầu không khí theo nghĩa đen là sẽ có sự sắp đặt sự kiện vĩ đại sẽ đưa đến sự kết thúc thời đại của chúng ta. Chúng ta không còn tỉnh táo và không còn cảnh giác hơn Phi e rơ và những người bạn của ông nữa.
Và rồi Mác viết về một dịp cũng là nơi mà Phi e rơ ngủ. Đó là Vườn Gethsemane. Những đau khổ tập họp mà Đấng Cứu Rỗi đã phải gánh chịu một mình đã thúc đẩy Ngài tìm kiếm từ một số môn đồ của riêng mình, một ít người thông công trong sự Ngài bị chối bỏ. “Rồi Ngài trở lại, thấy ba người đang ngủ; Ngài nói với Phi-e-rơ:“Si-môn, con ngủ ư! Con không thể tỉnh thức được một giờ sao?” (Mác 14:37. Một lần nữa, lịch sử lại được nhắc lại. Vì sự việc Chúa chúng ta bị chối bỏ vẫn chưa kết thúc. Vết nhơ gắn liền với Danh Ngài có thể vẫn còn được cảm nhận. Sự phản đối của một thế giới thù địch vẫn còn dũng mãnh.
Nhưng trong khi hai thất bại thuộc về Phi e rơ có thể bị những người nào đó chỉ trích, sự việc ghi lại trong Kinh Thánh được trích dẫn ở trên cho thấy một khía cạnh hoàn toàn khác biệt về tính cách của Phi-e-rơ. Thời gian này gắn liền với giấc ngủ của ông ta một sự tin cậy không nghi ngờ, một niềm tin ngầm nơi Đức Chúa Trời, một sự tin tưởng vững vàng trong lời cầu nguyện, phát sinh sự ngưỡng mộ của chúng ta. "Vậy, Phi-e-rơ bị giam trong ngục, còn Hội Thánh cứ khẩn thiết cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho ông". Có một bí quyết về sự an tâm của người tù. Hãy suy nghĩ về sự hùng biện của từ ngữ "nhưng". Xếp về một phía có sức mạnh của một vị vua thù địch và ích kỷ, và mặt khác chỉ có một số ít tín đồ khiêm tốn. Họ cầu nguyện, và sau lời cầu nguyện của họ đã có Đức Chúa Trời và đó là tất cả những gì họ cần.
Phi-e-rơ đã được dạy một số bài học tốt nhất trong khi ông ta đang ở trong tù. Không có kinh nghiệm này, ông không bao giờ có thể viết trong thư tín đầu tiên của ông, "Thưa anh em yêu dấu, khi lửa thử thách đến để thử nghiệm anh em thì đừng ngạc nhiên như mình gặp một việc khác thường" (1Phi e rơ 4: 12). Sức mạnh lớn dường nào đã được thêm vào những lời của ông bằng kinh nghiệm riêng của ông về thử nghiệm lửa đỏ. Hoặc ai đó biết được rằng một trong những mục đích của Đức Chúa Trời trong việc cho phép đức tin của Phi-e-rơ bị thử nghiệm là ông có đủ khả năng để viết: "để đức tin của anh em sau khi được thử nghiệm sẽ quý hơn vàng — dù vàng đã được thử lửa, vẫn có thể hư hoại — đem lại sự ca ngợi, vinh quang và tôn trọng khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện đến "(1Phi e rơ 1,7)
Có thể hầu hết lẽ thật đã gây ấn tượng cho Phi-e-rơ là cùng một sự thật mà Ma-thê và Ma-ri học được - rằng Đức Chúa Trời không bao giờ vội vã. Dường như rõ ràng Phi-e-rơ đã phải chịu cảnh tù túng trong một thời gian đáng kể trong ngục thất. Chúng ta cũng có thể chắc chắn rằng các anh em của ông đã luôn luôn cầu khẩn cho ông. Nhưng Đức Chúa Trời gần như cho phép chính buổi sáng mà Hê-rốt dự định hành quyết Phi e rơ thì Ngài thực hiện việc giải cứu người đầy tớ của Ngài trước rạng đông rồi. Nhưng sự giải cứu đã đến, và chắc chắn cặp theo với điều đó, thì có điều đã đến với linh hồn của Phi-e-rơ là sự hiểu biết rằng "thời gian của Đức Chúa Trời là tốt nhất" để thử nghiệm đức tin của ông, và đã dẫn đến sự tăng cường của nó.
Sự tĩnh lặng đáng tin này đã gần như trở thành một nghệ thuật bị mất mát. Chúng ta biết nhiều hơn về sự nhộn nhịp của một tâm linh không nghỉ ngơi hơn là giấc ngủ của một niềm tin không nghi ngờ. Chúng ta hãy nhắc nhở chính mình rằng Đức Chúa Trời vẫn ở trên ngai- rằng Ngài vẫn quan tâm đến lời cầu khẩn của chúng ta, và Ngài vẫn có thể làm cho bước đường cùng của chúng ta thành cơ hội của Ngài.