"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870099
Đang truy cập:93

CHỨC VỤ CẦU NGUYỆN CỦA HỘI THÁNH - 2, 3

lasix

lasix ttvmerwestad.nl

sertraline and alcohol blackouts

sertraline and alcohol

 

CHƯƠNG HAI

“HÃY CẦU NGUYỆN THEO CÁCH NÀY”

“Khi ngươi cầu nguyện, đừng như những người đạo đức giả, vì họ ưa đứng cầu nguyện trong những nhà hội và tại các góc đường, để ngươi ta thấy. Thật vậy, Ta nói với các ngươi, họ đã được trọn phần thưởng của mình rồi. Còn ngươi, khi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng của mình, đóng cửa lại và cầu nguyện với Cha ngươi, là Đấng ở nơi kín đáo; và Cha ngươi, là Đấng nhìn thấy trong nơi kín đáo, sẽ báo đáp cho ngươi. Và khi cầu nguyện, đừng lảm nhảm nhiều lời trống rỗng như dân ngoại làm; vì họ tưởng rằng nói nhiều thì sẽ được nghe. Vì thế, đừng giống như họ, vì Cha các ngươi biết những điều các ngươi cần trước khi các ngươi cầu xin Ngài. Vậy, các ngươi hãy cầu nguyện theo cách này: Thưa Cha chúng con ở trên các từng trời, danh Cha được tôn thánh; vương quốc Cha được đến; ý muốn Cha được thực hiện trên đất như trên trời. Xin ban cho chúng con hôm nay thức ăn hằng ngày. Tha nợ chúng con, cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con. Đừng đem chúng con vào sự cám dỗ, nhưng giải cứu chúng con khỏi kẻ ác. Vì vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Cha mãi mãi. A-men. Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta các sự vi phạm của họ, thì Cha thiên thượng các ngươi cũng sẽ tha thứ cho các ngươi. Còn nếu các ngươi không tha thứ cho người ta các sự vi phạm của họ, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ các sự vi phạm của các ngươi đâu” (Mat. 6:5-15).

Thông thường, khi nói về sự cầu nguyện, chúng ta quan tâm đến sự đáp lời cầu nguyện. Trong những câu này, Chúa Jesus không nhấn mạnh về sự đáp lời cầu nguyện, nhưng về phần thưởng của sự cầu nguyện. Dựa trên điều gì mà chúng ta có thể nói như vậy? Ấy là dựa trên chữ “phần thưởng” trong câu 5, cũng chính là chữ “phần thưởng” về sự bố thí trong câu 2 và “phần thưởng” về sự kiêng ăn trong câu 16. Nếu phần thưởng cho sự cầu nguyện chỉ về sự đáp lời cầu nguyện, thì phần thưởng cho sự bố thí và kiêng ăn chỉ về điều gì? Theo văn mạch, “phần thưởng” chỉ về phần thưởng mà một người nhận được trong vương quốc. Điều này cho thấy được đáp lời cầu nguyện là điều phụ, mà điều chính yếu là nhận lãnh phần thưởng cho sự cầu nguyện của mình. Nếu lời cầu nguyện của chúng ta phù hợp theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì những lời ấy không những được trả lời, mà còn được ghi nhớ và ban thưởng trong tương lai trước ngai phán xét nữa. Như vậy, sự cầu nguyện được đề cập đến trong những câu này không những đem đến câu trả lời hôm nay, mà còn đem đến sự công chính nữa. Nói cách khác, lời cầu nguyện của chúng ta là sự công chính của chúng ta.

Tuy nhiên, sự công chính của lời cầu nguyện không đến từ những lời cầu nguyện cẩu thả, không hết lòng, theo thông lệ, hay phát xuất từ những động cơ không thuần khiết. Một mặt, Chúa dạy chúng ta đừng cầu nguyện theo cách mà hai hạng người [thường] cầu nguyện. Mặt khác, Ngài bày tỏ cho chúng ta mẫu mực về sự cầu nguyện. Trước hết, chúng ta hãy xem xét hai loại cầu nguyện mà chúng ta nên theo.

ĐỪNG NHƯ BỌN GIẢ HÌNH CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI TA THẤY

“Khi ngươi cầu nguyện, đừng như những người giả hình, vì họ ưa đứng cầu nguyện trong những nhà hội và tại các góc đường, để ngươi ta thấy. Thật vậy, Ta nói với các ngươi, họ đã được trọn phần thưởng của mình rồi”. Cầu nguyện là vì mục đích tương giao với Đức Chúa Trời và bày tỏ vinh quang của Ngài. Nhưng những người giả hình dùng sự cầu nguyện là điều tôn vinh Chúa, để tôn vinh mình. Kết quả là họ thích cầu nguyện trong các nhà hội và tại những góc đường. Họ làm như vậy để được người ta thấy, vì nhà hội và góc đường là những nơi công cộng, những nơi người ta không ngừng qua lại. Họ không cầu nguyện để được Đức Chúa Trời nghe, nhưng để người ta nghe. Họ muốn phô trương chính mình. Loại cầu nguyện này rất nông cạn, không thể được kể là cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không thể được kể là tương giao với Đức Chúa Trời. Những người này không thể mong nhận được điều gì từ Đức Chúa Trời, vì động cơ đằng sau sự cầu nguyện này là để nhận được vinh quang từ loài người, và vì không được giữ lại trước mặt Ngài. Họ đã nhận được phần thưởng của mình rồi, họ đã nhận được sự khen ngợi của loài người. Vì vậy, trong vương quốc tương lai, sẽ không có gì được ghi nhớ.

Như vậy, khi cầu nguyện, chúng ta nên làm gì? Chúa nói: “Còn ngươi, khi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng của mình, đóng cửa lại và cầu nguyện với Cha ngươi, là Đấng ở nơi kín đáo; và Cha ngươi, là Đấng nhìn thấy trong nơi kín đáo, sẽ đền đáp cho ngươi”. Phòng riêng ở đây là một biểu tượng. Nhà hội và góc đường đều chỉ về những nơi công cộng, trong khi phòng riêng chỉ về một nơi kín đáo. Anh chị em ơi, anh chị em có thể tìm được phòng riêng trong nhà hội và tại các góc đường. Anh chị em có thể tìm được phòng riêng trên lề đường và trong xe hơi. Phòng riêng là nơi anh chị em tương giao với Đức Chúa Trời cách kín đáo, đó là nơi anh chị em cầu nguyện mà không tìm cách phô trương sự cầu nguyện của mình. “Hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại”. Điều này có nghĩa là giữ thế gian ở bên ngoài và nhốt mình ở bên trong. Nói cách khác, đó là bỏ mặc mọi tiếng động bên ngoài và cầu nguyện với Đức Chúa Trời cách yên tịnh và riêng tư.

Khi anh em “cầu nguyện với Cha ngươi, là Đấng ở nơi kín đáo; và Cha ngươi, là Đấng nhìn thấy trong nơi kín đáo, sẽ đền đáp cho” anh em. Lời này an ủi chúng ta biết bao! Để cầu nguyện với Cha là Đấng ở trong nơi kín đáo, anh em cần có đức tin. Mặc dầu không cảm thấy gì ở bề ngoài, anh em phải tin rằng mình đang cầu nguyện với Cha là Đấng ở trong nơi kín đáo! Ngài ở trong nơi kín đáo, nơi mắt loài người không thể thấy được. Tuy nhiên, Ngài thật sự ở đó. Ngài không khinh thường lời cầu nguyện của anh em; Ngài thấy anh em. Điều này cho thấy Ngài quan tâm nhiều đến lời cầu nguyện của anh em như thế nào. Không phải Ngài thấy anh em rồi bỏ đi; Ngài sẽ đền đáp cho anh em. Anh chị em ơi, anh chị em có tin lời ấy không? Nếu Chúa nói rằng Ngài sẽ đền đáp cho anh chị em, thì có nghĩa là Ngài sẽ đền đáp. Chúa bảo đảm rằng lời cầu nguyện của anh chị em trong nơi kín đáo sẽ không vô ích. Nếu anh chị em cầu nguyện cách đúng đắn, Cha sẽ đền đáp cho anh chị em. Thậm chí nếu dường như không có một sự đền đáp nào hôm nay, một ngày kia Ngài sẽ đền đáp. Anh chị em ơi, lời cầu nguyện của anh chị em trong nơi kín đáo có qua nổi sự thử nghiệm của Cha là Đấng thấy trong chỗ kín đáo không? Anh chị em có tin rằng Cha nhìn thấy anh chị em trong chỗ kín đáo và sẽ đền đáp cho anh chị em không?

ĐỪNG LẢM NHẢM NHIỀU LỜI TRỐNG RỖNG NHƯ DÂN NGOẠI

Không những Chúa dạy chúng ta hãy vào trong nơi kín đáo, đóng cửa lại khi cầu nguyện mà Ngài còn dạy chúng ta “đừng lảm nhảm nhiều lời trống rỗng như dân ngoại làm; vì họ tưởng rằng nói nhiều thì sẽ được nghe”. Nhóm chữ “nói nhiều” trong tiếng Hi Lạp được dùng để mô tả những âm thanh lặp đi lặp lại nhàm chán mà một người cà lăm thường làm. Một số người lặp đi lặp lại các từ ngữ cách đơn điệu trong lời cầu nguyện của mình. Loại cầu nguyện này chỉ có những âm thanh mà không có ý nghĩa gì cả. Khi đứng bên cạnh một người như vậy và lắng nghe họ cầu nguyện, anh em thấy giống như mình đang đứng cạnh một dòng suối, nghe tiếng nước chảy rơi trên đá đều đều cách nhàm chán; giống như đứng trên một con đường trải sỏi và nghe tiếng bánh xe đều đều cán trên sỏi cách đơn điệu. Họ lặp đi lặp lại những từ ngữ giống nhau. Họ nghĩ nhờ lặp đi lặp lại như vậy mà lời cầu nguyện của mình được nghe. Nhưng cầu nguyện như vậy thật vô ích, không có hiệu quả gì cả, chúng ta không nên cầu nguyện như vậy.

Anh chị em ơi, những lời cầu nguyện của anh chị em không nên chỉ là âm thanh vô nghĩa. Lời cầu nguyện của nhiều người trong buổi nhóm cầu nguyện thật vô nghĩa. Nếu anh em không nói a-men khi họ cầu nguyện, họ sẽ lên án anh em là không hiệp một với họ. Nhưng nếu anh em nói a-men với lời cầu nguyện của họ, họ sẽ lặp đi lặp lại mãi những lời ấy. Họ không cầu nguyện để hoàn thành mục tiêu nào mà chỉ để tạo nên sự kích động. Những lời cầu nguyện của họ không nhằm mục đích giải tỏa gánh nặng mà chỉ để hoàn tất “bài diễn văn” của mình. Nhiều lời cầu nguyện được dâng lên là kết quả của ảnh hưởng con người, và nhiều lời được thốt ra lại vượt quá sự khao khát của người cầu nguyện. Những lời cầu nguyện ấy nghe giống như tiếng suối nước róc rách rơi trên các tảng đá, cũng như tiếng bánh xe lạo xạo lăn trên sỏi sạn. Loại cầu nguyện ấy chỉ phát ra âm thanh nhưng vô nghĩa. Chúng ta không nên giống những người cầu nguyện như vậy.

“Vì thế, đừng giống như họ, vì Cha các ngươi biết những điều các ngươi cần trước khi các ngươi cầu xin Ngài”. Điều này cho thấy lời cầu nguyện của chúng ta có được đáp lời hay không tùy thuộc vào thái độ của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, và cũng tùy thuộc vào nhu cầu của chúng ta. Lời cầu nguyện của chúng ta có được đáp lời hay không, không do chúng ta nói nhiều. Nếu cầu nguyện cho những điều mình không cần, chúng ta sẽ không được Chúa nghe dầu chúng ta có nói nhiều chăng nữa. Nếu điều chúng ta cầu xin không cần thiết, thì đó là cầu xin cách tham lam và hư không. Đức Chúa Trời vui mừng ban cho chúng ta điều chúng ta cần. Nhưng Ngài không muốn làm thỏa mãn những ước ao mà bản ngã chúng ta thèm muốn. Một số người nói vì Đức Chúa Trời biết chúng ta cần gì, nên chúng ta không phải cần xin nữa. Đó là một lời khờ dại. Mục đích chúng ta cầu nguyện không phải để báo cho Đức Chúa Trời biết một điều gì đó, nhưng để bày tỏ lòng tin cậy, đức tin, sự nương cậy, và lòng ao ước của chúng ta. Vì vậy, cầu nguyện là đúng đắn. Nhưng khi cầu nguyện, nỗi ao ước của chúng ta nên vượt quá lời nói của mình, và đức tin của chúng ta cũng nên vượt trổi lời nói của mình.

“HÃY CẦU NGUYỆN THEO CÁCH NÀY”

Bây giờ chúng ta hãy xem xét lời cầu nguyện mà Chúa dạy dỗ. Lời cầu nguyện này thường được gọi là Lời Cầu Nguyện của Chúa, nhưng nói như vậy không đúng. Lời cầu nguyện này không phải lời cầu nguyện của chính Chúa, mà là lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta. Lu-ca chương 11 nêu lên điểm này cách rõ ràng (cc. 1-4). Chúng ta nên học tập lời cầu nguyện này cách cẩn thận.

Chúa nói: “Vậy, các ngươi hãy cầu nguyện theo cách này”. Ngài không bảo chúng ta hãy cầu nguyện bằng những lời này. Nếu vậy, tất cả những gì chúng ta phải làm là lặp lại những lời này mỗi khi cầu nguyện. Không, đó không phải là điều Chúa muốn nói. Chúa có ý nói rằng chúng ta nên cầu nguyện theo cách này. Nói cách khác, Chúa đang dạy chúng ta cách cầu nguyện, Ngài không dạy chúng ta bắt chước lời Ngài, nhưng dạy chúng ta cầu nguyện theo cách của Ngài.

Vì từ buổi ban đầu của thế giới, Đức Chúa Trời đã lắng nghe lời cầu nguyện của loài người. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, thời đại này sang thời đại khác, loài người đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Nhưng khó tìm được những người cầu nguyện thích hợp. Nhiều người chú ý đến nhu cầu của mình, họ không chú ý đến nhu cầu của Đức Chúa Trời. Đó là lý do vì sao Chúa mở miệng bảo chúng ta “hãy cầu nguyện theo cách này”. “Cầu nguyện theo cách này” là điều rất có ý nghĩa, lớn lao và sâu xa. Anh chị em ơi, nếu muốn học cầu nguyện, chúng ta phải học “cầu nguyện theo cách này”. Kể từ khi Đức Chúa Trời đến trên đất để trở nên một con người, đó là lần đầu tiên Ngài dạy chúng ta cách cầu nguyện và cách cầu nguyện ngắn gọn.

Chúa bảo chúng ta rằng chúng ta phải cầu nguyện với “Cha chúng ta ở trên các từng trời”. “Cha” là một danh hiệu, một danh mới mà loài người gọi Đức Chúa Trời. Trước đó, loài người gọi Đức Chúa Trời là “Đấng Toàn Năng”, “Đấng Chí Cao”, “Đức Chúa Trời hằng sống”, hay “Đức Giê-hô-va”. Không ai dám gọi Đức Chúa Trời là “Cha”. Đó là lần đầu tiên từ ngữ “Cha” được dùng. Điều này bày tỏ rõ lời cầu nguyện này dành cho những người được cứu, những người có sự sống đời đời rồi. Khi một người được cứu, người ấy có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha.

Chỉ có những người do Đức Chúa Trời sanh ra mới là con cái của Ngài, và chỉ có họ mới có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha. Lời cầu nguyện này hướng đến “Cha chúng ta ở trên các từng trời”. Điều này ngọt ngào biết bao và là một sự an ủi lớn lao biết bao. Ban đầu, chỉ có Chúa Jesus của chúng ta mới có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha. Nhưng trong những câu này, Ngài dạy chúng ta gọi Đức Chúa Trời là Cha mình. Đó là một sự khải thị lớn lao. Nếu Đức Chúa Trời không yêu chúng ta và ban Con độc sinh của Ngài cho chúng ta, làm sao chúng ta có thể gọi Đức Chúa Trời là Cha? Tạ ơn Đức Chúa Trời vì Con Ngài đã chết và sống lại cho chúng ta nên chúng ta có thể trở thành các con cái của Ngài và nhận được một địa vị mới. Từ nay trở đi, chúng ta có thể cầu nguyện với Cha mình ở trên các từng trời. Điều này thật thân mật, tự do và cao cả biết bao. Nguyện Linh của Chúa dạy chúng ta càng ngày càng biết rằng Đức Chúa Trời là Cha chúng ta, và để chúng ta tin rằng Cha rất yêu thương và kiên nhẫn. Không những Ngài muốn nghe chúng ta cầu nguyện, mà Ngài còn muốn chúng ta chia sẻ niềm vui của sự cầu nguyện.

Lời cầu nguyện này có thể chia làm ba phần. Phần thứ nhất liên quan đến những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Đây là lời cầu nguyện với ba điều ước ao liên quan đến Đức Chúa Trời (cc. 9-10). Đó là nền tảng. Phần thứ hai liên quan đến chúng ta, đây là lời chúng ta xin Đức Chúa Trời bảo vệ mình (cc. 11-13a). Phần thứ ba là lời tuyên bố của chúng ta, đây là lời chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời (c. 13). Chúng ta hãy xem xét lời cầu nguyện này từng phần một.

BA ĐIỀU AO ƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỨC CHÚA TRỜI

Phần thứ nhất bao gồm ba điều ao ước liên quan đến Đức Chúa Trời.

Điều Ao Ước Thứ Nhất: “Nguyện Danh Cha Được Tôn Thánh”

“Nguyện danh Cha được tôn thánh!” Đức Chúa Trời có một nỗi ao ước, đó là tất cả chúng ta cầu nguyện cho danh Ngài được tôn thánh bởi loài người. Danh Ngài được tôn cao giữa các thiên sứ. Nhưng trên đất, danh Ngài đang bị dùng cách hư không, thậm chí các hình tượng cũng dùng danh Ngài. Khi một người dùng danh Chúa cách hư không, Đức Chúa Trời không bày tỏ cơn thịnh nộ của Ngài bằng cách dùng sấm sét đánh người ấy. Ngài ẩn mình đi như thể Ngài không hiện hữu. Khi một người dùng danh Ngài cách hư không, Ngài không làm gì để xử lý người ấy. Tuy nhiên, Ngài muốn các con cái Ngài cầu nguyện: “Nguyện danh Cha được tôn thánh”. Anh chị em ơi, nếu anh chị em yêu Đức Chúa Trời và biết Ngài, anh chị em sẽ muốn danh Ngài được tôn thánh. Nếu có ai dùng danh Đức Chúa Trời cách hư không, anh chị em sẽ cảm thấy mình bị tổn thương, nỗi ao ước của anh chị em càng mạnh mẽ hơn, và anh chị em sẽ cầu nguyện tha thiết hơn: “Nguyện danh Cha được tôn thánh”. Một ngày kia, loài người sẽ tôn thánh danh Ngài và không còn dùng danh Ngài cách hư không nữa.

“Nguyện danh Cha được tôn thánh!” Danh Đức Chúa Trời không những là một danh hiệu chúng ta gọi bằng môi miệng, đó còn là một sự khải thị lớn lao mà chúng ta nhận được từ Chúa. Danh Đức Chúa Trời được dùng trong Kinh Thánh để bày tỏ rõ khải thị của Ngài cho loài người về chính Ngài, danh Ngài chỉ về mọi điều chúng ta biết về Ngài. Danh Đức Chúa Trời nói lên bản chất của Ngài, và khải thị sự đầy đủ của Ngài. Đó không phải một điều loài người có thể hiểu bằng hồn của mình, nhưng là điều Chúa khải thị cho chúng ta (Gi. 17:6). Chúa phán: “Con đã tỏ cho họ biết danh Cha, lại còn tỏ cho họ biết nữa, hầu cho sự thương yêu của Cha đem thương yêu Con được ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa” (17:26). Điều này cho chúng ta thấy rằng để biết danh của Đức Chúa Trời, chúng ta cần Chúa bày tỏ cho chúng ta danh ấy nhiều lần.

“Nguyện danh Cha được tôn thánh!” Đây không những là nỗi ao ước của chúng ta nhưng cũng là sự thờ phượng Cha của chúng ta. Chúng ta nên dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời. Chúng ta nên bắt đầu lời cầu nguyện của mình bằng sự ngợi khen. Trước khi có thể hi vọng nhận được sự thương xót và ân điển từ Ngài, chúng ta nên dâng vinh quang cho Ngài. Chúng ta cần phải để Ngài nhận được sự ngợi khen đầy đủ nhất về chính Ngài, và sau đó, chúng ta sẽ nhận được ân điển từ Ngài. Anh chị em ơi, chúng ta phải nhớ rằng điểm chính yếu và mục tiêu sau cùng trong lời cầu nguyện của chúng ta là để Đức Chúa Trời được vinh hiển.

“Danh Cha được tôn thánh!” danh của Đức Chúa Trời được liên kết với vinh quang của Ngài. Ê-xê-chi-ên chương 36 chép: “Nhưng Ta tiếc danh thánh của Ta mà nhà Israel đã xúc phạm giữa vòng các dân tộc, là nơi nhà ấy đã đi đến” (c. 21). Điều này có nghĩa là nhà Israel không tôn thánh danh của Đức Chúa Trời, cho nên danh Ngài bị xúc phạm tại giữa vòng dân ngoại tại những nơi họ đi đến. Tuy nhiên Đức Chúa Trời tiếc danh thánh của Ngài. Chúa muốn chúng ta có sự ao ước này. Nói cách khác, Ngài muốn tôn vinh chính danh Ngài qua chúng ta. Danh của Đức Chúa Trời trước hết phải được tôn thánh trong lòng chúng ta trước khi chúng ta có thể chuyển sang ao ước một điều gì sâu xa hơn. Cần phải có công tác sâu xa của thập tự giá trước khi chúng ta có thể tôn vinh danh của Đức Chúa Trời. Nếu không, ao ước của chúng ta thậm chí không phải là một ao ước, mà chỉ là một tư tưởng trống rỗng. Anh chị em ơi, vấn đề là chúng ta cần được xử lý và tỉa sửa biết bao.

Điều Ao Ước Thứ Hai: “Vương Quốc Cha Được Đến”

Đây là vương quốc nào? Nếu đọc theo văn mạch trong Ma-thi-ơ, chúng ta sẽ thấy vương quốc chỉ về vương quốc của các từng trời. Chúa dạy chúng ta cầu nguyện: “Vương quốc Cha được đến”. Điều này có nghĩa là vương quốc của Đức Chúa Trời ở trên trời, nhưng vương quốc Ngài không ở dưới đất. Vì vậy, chúng ta phải cầu nguyện để Đức Chúa Trời mở rộng lãnh vực thuộc về cõi trời trên đất. Trong Kinh Thánh, vương quốc của Đức Chúa Trời có tính cách lịch sử cũng như địa lý. Lịch sử liên quan đến thời gian, trong khi địa lý liên quan đến không gian. Theo Kinh Thánh, vương quốc của Đức Chúa Trời là vấn đề có tính cách địa lý hơn là lịch sử. Chúa phán: “Nhưng nếu Ta nhờ Linh Đức Chúa Trời mà đuổi các quỉ, thì vương quốc Đức Chúa Trời đã đến trên các ngươi rồi” (Mat. 12:28). Điều này có liên quan đến lịch sử không? Không, đó là điều liên quan đến địa lý. Vương quốc của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào Con của Đức Chúa Trời đuổi các quỉ ra. Như vậy, trong giai đoạn này, vương quốc của Đức Chúa Trời là vấn đề địa lý hơn là lịch sử. Anh chị em ơi, nếu anh chị em đầy dẫy khái niệm lịch sử về vương quốc, anh chị em chỉ thấy một phương diện của lẽ thật mà không thấy đủ mọi phương diện. Trong Cựu Ước, người ta chỉ tìm thấy lời tiên tri liên quan đến vương quốc các từng trời. Khi Chúa Jesus đến, chúng ta có lời tuyên bố của Giăng Báp-tít, là người công bố rằng vương quốc các từng trời đã đến gần (Mat. 3:1-2). Sau đó, chính Chúa Jesus nói rằng vương quốc các từng trời đã đến gần (4:17). Chúa và Giăng Báp-tít nói như vậy vì khi ấy, đã có những người ở trong vương quốc các từng trời rồi. Trước Ma-thi-ơ chương 13, chúng ta có sự hiện ra của vương quốc các từng trời trên đất. Ngày nay, vương quốc của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào các con cái Đức Chúa Trời đuổi các quỉ và công việc của chúng bởi Linh của Đức Chúa Trời. Khi bảo chúng ta hãy cầu nguyện để vương quốc Ngài được đến, Chúa đang trông mong thời điểm vương quốc của Đức Chúa Trời đầy dẫy cả đất.

“Vương quốc Cha được đến!” Đây không những là nỗi ao ước của hội thánh, nhưng cũng là trách nhiệm của hội thánh. Hội thánh cần phải đem vương quốc của Đức Chúa Trời đến. Để có thể đem vương quốc của Đức Chúa Trời đến, hội thánh phải trả một giá là bị trời kiểm chế và ở dưới sự cai trị của trời. Hội thánh phải là cửa của trời, và phải cho phép uy quyền của trời được bày tỏ ra trên đất. Để đem vương quốc của Đức Chúa Trời đến, hội thánh phải biết tất cả những mưu chước của Sa-tan (2 Cô. 2:11). Hội thánh phải mặc trọn bộ khí giáp của Đức Chúa Trời và đứng nghịch lại với mọi mưu kế của ma quỉ (Êph. 6:11), vì nơi nào có vương quốc của Đức Chúa Trời thì nơi đó ma quỉ bị ném ra. Khi vương quốc của Đức Chúa Trời cai trị trên đất cách đầy đủ, Sa-tan sẽ bị ném vào vực sâu (Khải. 20:1-3). Vì hội thánh có một trách nhiệm lớn lao như vậy, Sa-tan sẽ làm tất cả những gì hắn có thể làm để tấn công hội thánh. Nguyện hội thánh cầu nguyện giống như các thánh đồ ngày xưa “Hỡi Đức Giê-hô-va, hãy hạ các từng trời và giáng xuống” (Thi. 144:5). “Ôi! ước gì Ngài xé rách các từng trời, để Ngài ngự xuống” (Ês. 64:1). Đồng thời, chúng ta nên nói với Sa-tan: “Hãy lìa khỏi trái đất ngay lập tức, và đi vào lửa đời đời, là nơi Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho ngươi” (đc. Mat. 25:41).

Điều Ao Ước Thứ Ba: “Ý Muốn Cha Được Thực Hiện Trên Đất Như Trên Trời”

Lời cầu nguyện ở đây là “Ý muốn Cha được thực hiện trên đất như trên trời”. Điều này cho thấy ý muốn Đức Chúa Trời được thực hiện trên trời, nhưng chưa được thực hiện trên đất cách đầy đủ. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, ai có thể ngăn cản ý muốn Ngài được thực hiện? Loài người có thể ngăn trở Đức Chúa Trời được không?” Ma quỉ có thể ngăn trở Ngài được không? Không ai có thể ngăn trở Đức Chúa Trời. Vậy, tại sao chúng ta phải cầu nguyện? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nhắc đến một vài điều về nguyên tắc cầu nguyện.

Trong cả Kinh Thánh, có một vài nguyên tắc cơ bản liên quan đến lẽ thật. Nguyên tắc của sự cầu nguyện là một trong những nguyên tắc này. Anh chị em ơi, chúng ta phải nhận biết rằng thật kỳ diệu khi trong Kinh Thánh lại có một điều như sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời đã biết nhu cầu của chúng ta rồi. Vậy tại sao chúng ta phải cầu nguyện? Theo cái nhìn của con người, vì Đức Chúa Trời biết tất cả, nên con người không cần cầu nguyện. Tuy nhiên, theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời cần lời cầu nguyện của con người. Cầu nguyện nghĩa là Đức Chúa Trời muốn làm một điều gì đó, nhưng Ngài sẽ không tự làm điều đó, Ngài sẽ chờ con người trên đất cầu nguyện về điều đó trước khi Ngài thực hiện. Đức Chúa Trời có ý muốn và các ý tưởng của Ngài nhưng Ngài đang chờ đợi con người cầu nguyện. Đức Chúa Trời biết nhu cầu của chúng ta, nhưng Ngài phải chờ đợi con người cầu nguyện trước khi Ngài làm bất cứ một điều gì. Ngài không chuyển động một mình, Ngài sẽ chuyển động sau khi con người cầu nguyện. Lý do chúng ta cần phải cầu nguyện là vì Đức Chúa Trời không làm bất cứ điều gì một mình, Ngài phải chờ đợi con người cầu nguyện trước khi Ngài hành động. Chúa Jesus phải ra đời. Nhưng cần phải có một Si-môn và An-ne cầu nguyện cho điều ấy (Lu. 2:25, 36-38). Thánh Linh phải giáng xuống, nhưng Ngài không thể giáng xuống cho đến khi một trăm hai mươi người cầu nguyện trong mười ngày (Công. 1:15; 2:1-2). Đó là nguyên tắc của sự cầu nguyện. Bởi sự cầu nguyện, chúng ta có thể xin Đức Chúa Trời đừng làm điều Ngài muốn không? Không, chúng ta không thể làm điều đó. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời phải chờ đợi chúng ta cầu nguyện trước khi Ngài có thể làm điều Ngài muốn làm. Vào thời A-háp, lời của Đức Giê-hô-va đến với Ê-li cách rõ ràng: “Ta sẽ khiến mưa sa xuống đất”. Nhưng Ê-li phải cầu nguyện trước khi Đức Chúa Trời ban mưa (1 Vua. 18:1, 41-45). Đức Chúa Trời sẽ không thực hiện ý chỉ của Ngài một mình. Ngài phải chờ chúng ta cầu nguyện trước khi Ngài thực hiện ý chỉ Ngài. Cầu nguyện là gì? Trước hết, Đức Chúa Trời có một ý chỉ; thứ hai, chúng ta đụng chạm được ý chỉ ấy và cầu nguyện cho ý chỉ ấy; và thứ ba, Đức Chúa Trời đáp lời chúng ta cầu nguyện.

Nhiều người quan niệm sai lầm khi nghĩ rằng lý do con người cầu nguyện với Đức Chúa Trời là để khởi xướng một điều gì đó và xin Đức Chúa Trời hành động. Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta thấy trước hết, Đức Chúa Trời có một ý chỉ và Ngài muốn làm một điều gì đó, kế đến, Ngài bày tỏ ý chỉ Ngài cho chúng ta, và sau đó chúng ta dùng miệng mình nói ra ý chỉ Ngài mà chúng ta đã hiểu. Đó là cầu nguyện. Chúa dạy chúng ta cầu nguyện. Chính Đức Chúa Trời muốn danh Ngài được tôn thánh. Chính Đức Chúa Trời muốn vương quốc Ngài đến, và chính Đức Chúa Trời muốn ý chỉ Ngài được thực hiện trên đất. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ không làm những điều này một mình. Ngài đang chờ đợi hội thánh cầu nguyện. Nếu anh chị em cầu nguyện, tôi cầu nguyện và tất cả con cái Đức Chúa Trời cầu nguyện, nếu có đủ những lời cầu nguyện, danh Ngài sẽ được tôn thánh, vương quốc Ngài sẽ đến, và ý chỉ Ngài sẽ được thực hiện trên đất như trên trời. Các con cái Đức Chúa Trời phải học cầu nguyện như vậy. Chúng ta phải luôn luôn nhớ những gì Đức Chúa Trời ao ước và những gì Ngài muốn làm. Mặc dầu Đức Chúa Trời quyết định làm một điều gì đó, Ngài sẽ không làm; Ngài phải chờ đợi các con cái Ngài được thúc giục và sẵn lòng bày tỏ ý muốn Ngài qua lời cầu nguyện của họ trước khi Ngài đáp lời cầu nguyện của họ. Mặc dầu việc danh Ngài được tôn thánh, vương quốc Ngài đến, và ý muốn Ngài được thực hiện trên đất sau cùng sẽ được hoàn thành vào thời đại một ngàn năm, nhưng thời điểm của việc ấy, tức là điều này đến sớm hay muộn, tùy thuộc vào sự cầu nguyện của các con cái Ngài. Nguyên tắc cơ bản là Đức Chúa Trời sẽ không tự một mình làm bất cứ điều gì theo mục đích của Ngài, mà Ngài sẽ chờ đợi các con cái Ngài cầu nguyện trên đất trước khi Ngài làm bất cứ điều gì.

Một số điều có thể được xem là những vấn đề nhỏ nhặt trong ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời có một ý chỉ rất vĩ đại, và những điều nhỏ nhặt của ý chỉ Ngài bao hàm trong ý chỉ vĩ đại này. Khi chúng ta chú ý đến ý chỉ vĩ đại của Đức Chúa Trời, mọi vấn đề nhỏ nhặt sẽ được thành tựu. Đức Chúa Trời có ý muốn Ngài ở trên trời, Linh Ngài chuyển đạt ý muốn ấy cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể đáp ứng bằng cách kêu lên: “Đức Chúa Trời ôi, chúng con xin Ngài hoàn thành điều này”. Khi việc ấy xảy ra, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành ý muốn Ngài. Đó là nguyên tắc của sự cầu nguyện được bày tỏ trong Kinh Thánh. Chuyển động của Đức Chúa Trời ngày nay chịu ảnh hưởng bởi lời cầu nguyện của chúng ta trên đất. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời mở mắt mình để có thể thấy rằng chuyển động trên trời chịu ảnh hưởng bởi lời cầu nguyện của chúng ta trên đất. Chúa của chúng ta đã bày tỏ huyền nhiệm này cho chúng ta là điều đã giấu kín suốt các thời đại. Anh chị em ơi, nếu chúng ta bằng lòng hi sinh và dành thì giờ cầu nguyện, chúng ta sẽ thấy cầu nguyện như vậy là cách cầu nguyện không những nhận được sự đáp lời của Đức Chúa Trời mà còn được Ngài ban thưởng nữa.

Ý chỉ của Đức Chúa Trời giống như một dòng sông, và lời cầu nguyện của chúng ta giống như con kênh. Nếu lời cầu nguyện của chúng ta lớn lao, sự thành tựu của lời cầu nguyện ấy cũng lớn lao. Nếu lời cầu nguyện của chúng ta có giới hạn, sự thành tựu của lời cầu nguyện ấy cũng giới hạn. Cuộc phục hưng tại Wales vào những năm 1903-1904 là cuộc phục hưng lớn nhất trong lịch sử hội thánh. Đức Chúa Trời đã đem đến một cuộc phục hưng vĩ đại qua một người thợ mỏ than, là Evan Roberts. Anh ấy không học nhiều. Nhưng lời cầu nguyện của anh sâu thẳm. Về sau, anh không tham gia vào các công tác nào tại nơi công cộng suốt bảy hoặc tám năm. Khi một anh em gặp anh, và hỏi: “Suốt những năm qua, anh đã làm gì?” Anh ấy trả lời ngắn gọn: “Tôi đã và đang cầu nguyện lời cầu nguyện của vương quốc”. Anh chị em ơi, nếu không có sự cầu nguyện, vương quốc sẽ không đến. Nếu các con kênh bị nghẹt, nước không thể chảy qua. Khi dạy chúng ta cầu nguyện, Chúa bày tỏ tâm trí của Đức Chúa Trời và những đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Bất cứ khi nào các con cái của Đức Chúa Trời có ý muốn hòa hợp với ý chỉ của Đức Chúa Trời, thì danh Ngài sẽ được tôn thánh, vương quốc Ngài chắc chắn sẽ đến, và ý muốn Ngài sẽ thật sự được thực hiện trên đất như trên trời.

BA ĐIỀU CẦU NGUYỆN CHO CHÍNH MÌNH

Phần thứ hai nói về ba điều chúng ta cầu nguyện cho chính mình.

Điều Thứ Nhất: “Xin Ban Cho Chúng Con Hôm Nay Thức Ăn Hằng Ngày”

Khi đọc lời này, một số người không hiểu vì sao thình lình Chúa chuyển từ danh Đức Chúa Trời, vương quốc Ngài, và ý chỉ Ngài sang thức ăn hằng ngày của chúng ta. Đó không phải là một bước lùi rất lớn khi chuyển từ một lời cầu nguyện cao cả như vậy xuống những vấn đề thấp kém sao? Anh chị em ơi, điều ấy có lý do. Khi một người chân thật của Đức Chúa Trời cầu nguyện liên tục cho danh Ngài, vương quốc Ngài và ý chỉ Ngài, Chúa sẽ chăm sóc chính người đó. Nếu lời cầu nguyện quan trọng, người cầu nguyện chắc chắn sẽ khuấy động sự tấn công của Sa-tan. Vì vậy, thức ăn của chúng ta là một vấn đề chúng ta phải cầu nguyện. Thức ăn là nhu cầu trước mắt của con người. Đó cũng là một sự cám dỗ lớn. Khi một người rơi vào hoàn cảnh mà thức ăn trở nên nan đề, thì người ấy đang ở trong một thử thách lớn. Một mặt, chúng ta cầu nguyện để danh Ngài được tôn thánh, vương quốc Ngài đến, và ý muốn Ngài được thực hiện trên đất. Mặt khác, vì là con người, chúng ta vẫn sống trên đất, vẫn cần thức ăn hằng ngày. Sa-tan biết điều ấy. Do đó, cần có những lời cầu nguyện bảo vệ. Đó là lời cầu nguyện của một Cơ Đốc nhân về nhu cầu của chính mình; người ấy cần cầu xin Chúa bảo vệ mình. Nếu không, một mặt người ấy có thể có nhiều lời cầu nguyện cao cả, trong khi mặt khác lại bị ở dưới sự tấn công của Sa-tan. Sa-tan có thể tấn công. Khi chúng ta thiếu thức ăn, chúng ta bị tấn công và lời cầu nguyện của mình bị ảnh hưởng. Chúng ta phải thấy mình cần lời cầu nguyện này. Chúng ta vẫn là những con người [sống] trên đất, và thân thể chúng ta cần thức ăn. Vì vậy, chúng ta phải xin Đức Chúa Trời ban thức ăn cho mình.

Lời cầu nguyện này cũng bày tỏ chúng ta phải ngưỡng trông Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Ngài hằng ngày. Chúa dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin ban cho chúng con hôm nay thức ăn hằng ngày”. Chúng ta không cầu nguyện hằng tuần, nhưng cầu nguyện hằng ngày. Trên đất chúng ta không có sự hỗ trợ, không có tiền để dành. Tới một mức độ nào đó, chúng ta không thể cầu xin thức ăn hằng tuần hay hằng tháng, mà chúng ta phải cầu xin thức ăn cho ngày hôm nay. Tại đây đòi hỏi chúng ta phải tin cậy Đức Chúa Trời nhiều biết bao! Chúa không phải không biết nhu cầu hằng ngày của chúng ta, Ngài không bảo chúng ta hãy quên việc cầu nguyện cho những nhu cầu này đi. Trái lại, Ngài bảo chúng ta hãy cầu nguyện hằng ngày. Thật ra, Cha đã biết chúng ta cần những gì rồi. Chúa muốn chúng ta xin Cha thức ăn hằng ngày vì Ngài muốn chúng ta học ngưỡng trông Cha hằng ngày. Ngài muốn chúng ta vận dụng đức tin mình hằng ngày. Chúng ta thường quá lo xa về tương lai, và hướng lời cầu nguyện vươn tới quá xa trong tương lai. Anh chị em ơi, nếu chúng ta ao ước mãnh liệt muốn sống vì danh Ngài, vương quốc Ngài, và ý chỉ Ngài, chúng ta sẽ chịu nhiều hoạn nạn. Nhưng nếu Đức Chúa Trời vui lòng ban cho chúng ta thức ăn hằng ngày, chúng ta hãy chờ đợi ngày mai đến rồi hãy cầu nguyện về thức ăn ngày mai. Anh chị em ơi, đừng lo lắng về ngày mai, sự khó khăn ngày nào đủ cho ngày ấy (Mat. 6:31-34).

Điều Thứ Hai: “Tha Nợ Chúng Con, Cũng Như Chúng Con Tha Người Mắc Nợ Chúng Con”

Một mặt, chúng ta có nhu cầu vật chất. Mặt khác, chúng ta cần có một lương tâm tốt. Hằng ngày, chúng ta phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Trong nhiều điều, chúng ta có thể không phạm tội, nhưng chúng ta mắc nợ. Không làm điều mình nên làm là mắc nợ. Không nói điều mình nên nói là mắc nợ. Chúng ta không dễ gì duy trì một lương tâm tốt trước mặt Đức Chúa Trời. Mỗi đêm khi đi ngủ, chúng ta nhận biết mình đã phạm nhiều điều nghịch cùng Đức Chúa Trời. Có thể chúng không phải là tội lỗi, nhưng tất cả đều là nợ. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời tha thứ cho mình và tha nợ cho mình rồi mới có được một lương tâm tốt. Điều này rất quan trọng. Được tha nợ cũng giống như được tha tội, chúng ta phải được tha nợ rồi mới có một lương tâm tốt và sống dạn dĩ trước mặt Đức Chúa Trời. Nhiều anh chị em kinh nghiệm rằng ngay khi lương tâm họ có một chỗ rỉ, thì đức tin sẽ thoát ra. Chúng ta không được có một chỗ rò rỉ, chỗ thủng nào trong lương tâm mình. Phao-lô nói về đức tin và một lương tâm tốt: “Có mấy người vì đã bỏ lương tâm ấy, nên đức tin họ đắm chìm” (1 Ti. 1:19). Lương tâm giống như một chiếc thuyền, không thể có một lỗ thủng nào cả. Một khi lương tâm có lỗ thủng, đức tin rỉ ra mất. Lương tâm không được mắc nợ, không được chất chứa những sự vi phạm. Một khi vi phạm một điều gì, lương tâm có chỗ thủng, và điều đầu tiên sẽ rỉ mất là đức tin của chúng ta. Nếu lương tâm có chỗ thủng, một người không thể tin cho dầu người ấy cố gắng tin. Một khi sự định tội dấy lên trong lương tâm, đức tin sẽ rỉ ra mất. Vì vậy, anh chị em ơi, để duy trì một lương tâm tốt, chúng ta phải xin Đức Chúa Trời tha nợ cho mình. Đó là vấn đề quan trọng. Sự tha nợ không liên quan đến việc nhận lãnh sự sống đời đời, nhưng liên quan đến mối tương giao và sự sửa trị của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cần phải xin Đức Chúa Trời tha nợ cho mình cũng như chúng ta tha cho những người mắc nợ chúng ta. Nếu một người hẹp hòi đối với các anh chị em mình, không tha thứ cho họ những điều họ phạm lỗi với mình, thì người ấy không thể xin Đức Chúa Trời tha nợ cho mình. Người hẹp hòi, luôn luôn chú ý đến cách những người khác đã xúc phạm, gây tổn thương, hay đối xử xấu với mình, không thể cầu nguyện một lời như vậy trước mặt Đức Chúa Trời. Một người phải có tấm lòng tha thứ trước khi có thể dạn dĩ xin Cha: “Tha nợ chúng con, cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con”. Chúng ta không thể bắt con nợ của mình phải trả trong khi xin Đức Chúa Trời tha nợ cho mình. Nếu chúng ta không tha thứ cho những người nợ mình, làm thế nào chúng ta có thể mở miệng xin Đức Chúa Trời tha nợ cho chúng ta? Anh chị em ơi, nếu chúng ta chưa nhận được một điều gì đó từ người khác, và ấp ủ một nỗi bất bình trong lòng mình, “tính sổ” hết những lỗi lầm người khác đã vi phạm với mình, làm thế nào chúng ta có thể cầu nguyện như vậy với Cha được? Anh chị em ơi, y như các sự vi phạm của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời cần được tha thứ thì chúng ta cũng phải tha thứ những lỗi lầm người khác đã vi phạm đối với mình. Trước hết chúng ta phải tha nợ cho người khác rồi mới có thể dạn dĩ cầu nguyện với Cha: “Tha nợ chúng con, cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con”.

Ở đây chúng ta phải chú ý đến một điều: Không những Kinh Thánh nói đến mối liên hệ giữa chúng ta với Cha mà còn nói đến mối liên hệ giữa chúng ta với các anh chị em khác. Nếu một anh em chỉ nhớ đến mối liên hệ giữa mình với Đức Chúa Trời, mà quên đi mối liên hệ giữa mình với các anh chị em khác, và coi như không có gì trục trặc giữa mình và Ngài, thì người ấy đang tự lừa dối mình. Anh chị em ơi, đừng bao giờ bỏ qua mối liên hệ giữa mình với các anh chị em khác. Nếu có một hàng rào giữa anh chị em và một anh chị em khác, ngay lập tức, anh chị em sẽ đánh mất sự ban phước của Chúa. Nếu có một điều gì đó anh chị em nên làm cho một anh em hoặc một chị em, hoặc nếu có một điều gì anh chị em nên nói với họ mà lại không làm hoặc không nói, thì có lẽ anh chị em không phạm tội, nhưng đã mắc nợ. Đừng nghĩ mọi sự là tốt đẹp chỉ vì anh chị em không phạm tội. Anh chị em cũng cần phải không mắc nợ nữa. Đồng thời, nếu một anh em hay chị em nợ mình điều gì mà mình không quên, như vậy là anh chị em không tha nợ cho họ. Điều này cũng làm cho anh chị em không được Đức Chúa Trời tha nợ. Đức Chúa Trời sẽ đối xử với anh chị em theo cách anh chị em đã đối xử với họ. Nếu anh chị em không quên nợ của họ mà cứ tiếp tục kể lể và phàn nàn, nhưng vẫn nghĩ Đức Chúa Trời đã tha nợ cho mình, thì anh chị em đang hoàn toàn bị lừa dối. Chúa dạy chúng ta cầu nguyện cách rõ ràng: “Tha nợ chúng con, cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con”. Chúng ta phải chú ý đến những chữ: “như chúng con cũng tha”. Nếu không có những chữ “cũng tha”, thì không thể dùng chữ “như”. Nếu chúng ta không tha nợ cho người mắc nợ mình, nợ của chúng ta vẫn sẽ bị ghi nhớ trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta xóa đi khỏi lòng những gì họ mắc nợ chúng ta, không còn chất chứa gì trong lòng mình nữa, chúng ta có thể dạn dĩ đến trước mặt Đức Chúa Trời và nói: “Tha nợ chúng con, cũng như chúng con tha người mắc nợ chúng con”. Đức Chúa Trời sẽ phải tha thứ cho chúng ta. Anh chị em ơi, chúng ta phải hoàn toàn tha thứ cho những người mắc nợ mình. Nếu không, vấn đề ấy sẽ ảnh hưởng đến việc chúng ta được tha thứ trước mặt Đức Chúa Trời.

Điều Thứ Ba: “Đừng Đưa Chúng Con Vào Sự Cám Dỗ, Nhưng Cứu Chúng Con Khỏi Kẻ Ác”

Phần đầu tiên nói về nhu cầu vật chất của chúng ta. Phần thứ hai nói về mối quan hệ giữa chúng ta với các anh chị em. Phần này nói về mối liên hệ giữa chúng ta với Sa-tan. “Đừng đưa chúng con vào sự cám dỗ”. Đó là một lời cầu xin tiêu cực. “Nhưng cứu chúng con khỏi kẻ ác” là một lời cầu xin tích cực. Một mặt, khi chúng ta sống cho Đức Chúa Trời trên đất này và có một ước ao mãnh liệt cho danh Ngài, vương quốc Ngài và ý muốn Ngài, chúng ta vẫn có những nhu cầu vật chất; nên chúng ta cần cầu xin thức ăn hằng ngày. Mặt khác, lương tâm chúng ta cần được tinh sạch, không bị cáo trách gì trước mặt Đức Chúa Trời; nên chúng ta cần được Đức Chúa Trời tha nợ cho mình. Nhưng còn một điều khác. Chúng ta cũng cần sự bình an; nên chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu mình khỏi tay của Sa-tan. Anh chị em ơi, càng theo con đường của vương quốc các từng trời, những sự cám dỗ càng lớn lao. Khi ấy, chúng ta nên làm gì? Chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời “Đừng đưa chúng con vào sự cám dỗ”. Anh chị em ơi, chúng ta không thể quá tự tin đến nỗi coi thường mọi sự cám dỗ. Vì Chúa bảo chúng ta cầu nguyện, chúng ta nên cầu nguyện để Đức Chúa Trời không đưa chúng ta vào sự cám dỗ. Chúng ta không biết khi nào sự cám dỗ đến. Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện trước để không bị đưa vào sự cám dỗ. Đây là lời cầu nguyện bảo vệ chúng ta. Chúng ta không chờ đợi sự cám dỗ đến mỗi ngày. Trái lại, mỗi ngày chúng ta cầu nguyện để sự cám dỗ không đến. Chúng ta nên cầu xin để chỉ gặp những gì Chúa cho phép xảy đến và không gặp những gì Chúa không cho phép xảy đến với mình. Nếu không cầu nguyện như vậy, chúng ta không thể chống nổi sự cám dỗ chút nào; chúng ta sẽ không thể hoàn thành được điều gì cả. Chúng ta phải xin Chúa đừng đưa chúng ta vào sự cám dỗ, đừng để chúng ta gặp người nào mà mình không nên gặp hay tình cờ gặp bất cứ điều gì mà mình không nên gặp. Đó là lời cầu nguyện bảo vệ. Anh chị em ơi, chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta để chúng ta được cung cấp thức ăn hằng ngày, lương tâm mình trong sạch, và không đối diện với sự cám dỗ. Trong mọi sự, chúng ta phải xin Chúa đừng đưa chúng ta vào sự cám dỗ. Chúng ta nên cầu nguyện để không gặp những gì Chúa không cho phép. Hằng ngày, chúng ta xin Đức Chúa Trời giữ mình khỏi sự cám dỗ.

Không những chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời đừng đem chúng ta vào sự cám dỗ, mà cũng phải cầu xin Ngài “giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác”. Đó là lời cầu nguyện tích cực. Cho dầu Sa-tan đặt tay hắn vào đâu chăng nữa, chúng ta cũng phải cầu xin Đức Chúa Trời cứu chúng ta khỏi kẻ ác. Trong vấn đề thức ăn hằng ngày, sự định tội của lương tâm, và trong bất cứ sự cám dỗ nào, chúng ta phải xin Chúa giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác. Nói cách khác, chúng ta cầu xin để không bị rơi vào tay kẻ ác trong bất cứ điều gì. Khi đọc Ma-thi-ơ chương 8 và 9, chúng ta thấy tay của Sa-tan vượt quá những gì chúng ta suy nghĩ và hiểu biết. Chúng ẩn sau cơn sốt thình lình bộc phát trong thân thể một người (8:14) và cơn bão bất ngờ nổi lên trên biển (8:24). Chúng khiến các quỉ ám người ta và nhận chìm bầy heo (8:28-32). Chúng hành động bên trong lòng người, khiến cho người đó từ chối và chống đối Chúa không vì lý do nào cả (9:3, 11). Tóm lại, Sa-tan ra đi để hại người ta và gây ra những nỗi khổ cho con người. Vì vậy, chúng ta phải cầu nguyện để mình được giải cứu khỏi kẻ ác.

Ba ao ước liên quan đến Đức Chúa Trời là những lời cầu nguyện cơ bản, và ba lời cầu xin cho chính mình là những lời cầu nguyện bảo vệ. Chúng ta xin Chúa ban cho mình thức ăn hằng ngày không chỉ vì chúng ta muốn ăn. Chúng ta xin cho lương tâm mình không có vi phạm gì không chỉ vì để có một lương tâm tốt. Chúng ta xin Chúa giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác không chỉ vì chúng ta muốn được cứu khỏi sự phá hoại của kẻ ác. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những điều này để được sống lâu hơn trên đất, hầu thực hiện công tác cầu nguyện để danh Cha được tôn thánh, vương quốc Cha được đến, và ý chỉ Cha được nên ở đất như trời.

BA ĐIỀU NGỢI KHEN

Cuối cùng, Chúa dạy chúng ta dâng lời ngợi khen về ba điều: “Vương quốc, quyền năng, vinh quang đều thuộc về Cha đời đời. A-men”. Lời ngợi khen này nói với chúng ta rằng vương quốc thuộc về Cha, quyền năng thuộc về Cha, và vinh quang thuộc về Cha. Ba điều chúng ta ngợi khen liên quan đến việc giải cứu khỏi kẻ ác. Ba điều này cũng liên quan đến toàn bộ lời cầu nguyện Chúa đã dạy. Chúng ta cầu xin Chúa giải cứu mình khỏi kẻ ác vì vương quốc thuộc về Cha, không thuộc về Sa-tan, vì quyền năng thuộc về Cha, không thuộc về Sa-tan, và vì vinh quang thuộc về Cha, không thuộc về Sa-tan. Đây là điểm chính yếu: vì vương quốc thuộc về Cha, chúng ta không nên rơi vào tay Sa-tan; vì quyền năng thuộc về Cha, chúng ta không nên rơi vào tay Sa-tan; và vì vinh quang thuộc về Cha, chúng ta không nên rơi vào tay Sa-tan. Đó là lý do mạnh mẽ đằng sau việc chúng ta không nên rơi vào tay Sa-tan. Nếu rơi vào tay Sa-tan, làm thế nào chúng ta có thể tôn vinh Cha được nữa? Nếu Cha phải có quyền năng trên chúng ta, Sa-tan không thể có quyền năng trên chúng ta. Vì vương quốc các từng trời thuộc về Cha, chúng ta không thể và không nên rơi vào tay Sa-tan.

Về vấn đề uy quyền, chúng ta nên nhớ lời của Chúa. Ngài nói: “Nầy, Ta đã ban cho các ngươi uy quyền giày đạp rắn, bò cạp, và trên mọi năng lực của kẻ thù, không gì làm hại các ngươi được” (Lu. 10:19). Câu này nói rằng uy quyền Ngài ban cho chúng ta khiến chúng ta đắc thắng mọi năng lực của kẻ thù. Cùng với uy quyền, có quyền năng. Chúa muốn chúng ta biết rằng với vương quốc, có uy quyền, và phía sau uy quyền, có quyền năng để cai trị. Vương quốc thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc về Sa-tan. Uy quyền thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc về Sa-tan. Kết quả là quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc về Sa-tan. Dĩ nhiên vinh quang cũng thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc về Sa-tan. Vì vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Đức Chúa Trời, những ai thuộc về Đức Chúa Trời nên đắc thắng mọi sự cám dỗ và được cứu khỏi tay của Sa-tan.

Trong Tân Ước, danh Chúa chỉ về uy quyền, trong khi Thánh Linh chỉ về quyền năng. Tất cả uy quyền đều ở trong danh Chúa trong khi mọi quyền năng đều ở trong Thánh Linh. Thánh Linh là quyền năng của Đức Chúa Trời. Vương quốc chỉ về sự cai trị thiên thượng và uy quyền của Đức Chúa Trời, trong khi quyền năng cho chúng ta biết tất cả quyền năng đều ở trong Thánh Linh. Khi Đức Chúa Trời chuyển động, Thánh Linh trở nên quyền năng của Ngài. Vì vương quốc thuộc về Đức Chúa Trời, Sa-tan không có chỗ để thi hành sự cai trị của nó. Vì quyền năng thuộc về Thánh Linh, Sa-tan không có cách nào đụng đến Thánh Linh. Ma-thi-ơ 12:28 nói rằng bất cứ khi nào các quỉ đụng đến Thánh Linh, chúng bị đuổi ra. Cuối cùng, vinh quang cũng thuộc về Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta có thể tuyên bố và lớn tiếng ngợi khen: “Vì vương quốc, quyền năng, vinh quang đều thuộc về Cha đời đời. A-men”.

Chúa dạy chúng ta cầu nguyện theo cách này. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta nên đọc thuộc lòng lời cầu nguyện đó như một nghi thức, nhưng nên cầu nguyện theo mẫu mực ấy. Mọi lời cầu nguyện nên theo mẫu mực ấy. Liên quan đến Đức Chúa Trời, chúng ta ao ước danh Ngài được thánh hóa, vương quốc Ngài đến, và ý chỉ Ngài được nên ở đất như trời. Liên quan đến chính mình, chúng ta xin Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta. Liên quan đến lời ngợi khen của chúng ta, lời ấy đặt nền tảng trên sự kiện vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Ngài. Vì vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Ngài, nên danh Ngài cần phải được tôn thánh, vương quốc Ngài cần phải đến, và ý chỉ Ngài phải được thực hiện trên đất như [đã được thực hiện] trên trời. Vì vương quốc, quyền năng, và vinh quang thuộc về Ngài, nên chúng ta cầu nguyện với Ngài về thức ăn hằng ngày, về nợ nần và sự cám dỗ của mình, và về kẻ ác. Mỗi một lời cầu nguyện nên lấy lời cầu nguyện này làm mẫu mực. Một số người đã nói đây không phải là lời cầu nguyện của Cơ Đốc nhân vì không được kết thúc bằng nhóm chữ: “Nhân danh Chúa Jesus”. Nói như vậy là khờ dại. Lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta không phải là một câu thần chú để chúng ta cầu nguyện. Có lời cầu nguyện nào trong Tân Ước kết thúc bằng những chữ: “Nhân danh Chúa Jesus”? Khi các môn đồ ở trên thuyền, họ kêu lên: “Chúa ôi, cứu chúng tôi với, chúng tôi chết mất” (Mat. 8:25), họ có kết thúc bằng những chữ: “nhân danh Chúa” không? Chúa không dạy chúng ta nói những lời ấy. Ngài dạy chúng ta cầu nguyện theo nguyên tắc ấy. Ngài dạy chúng ta cách cầu nguyện. Ngài không bảo chúng ta cầu nguyện bằng những lời ấy.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THA THỨ
SỰ VI PHẠM CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Sau khi kết thúc lời dạy dỗ của Ngài về sự cầu nguyện, Chúa nói tiếp: “Bởi vì nếu các ngươi tha thứ sự quá phạm cho người ta, thì thiên phụ các ngươi cũng sẽ tha thứ cho các ngươi. Nhưng nếu các ngươi không tha thứ sự quá phạm cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ sự quá phạm của các ngươi đâu”. Đó là lời Chúa giải thích câu 12, là câu nói rằng: “Tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha người mắc nợ chúng con”. Các Cơ Đốc nhân dễ thất bại trong việc tha thứ cho người khác. Nếu có tình trạng không tha thứ giữa vòng các con cái Chúa, thì mọi bài học, đức tin và quyền năng sẽ rỉ đi mất. Đó là lý do vì sao Chúa nói rất mạnh và rõ ràng. Đây là một lời đơn giản. Tuy nhiên, các con cái của Đức Chúa Trời cần lời đơn giản này. “Bởi nếu các ngươi tha thứ cho người ta các sự vi phạm của họ, thì Thiên phụ các ngươi cũng sẽ tha thứ cho các ngươi”. Chúng ta nhận lãnh sự tha thứ của Cha thì rất đơn giản. Tuy nhiên, “nếu các ngươi không tha thứ cho người ta các sự vi phạm của họ, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha thứ các sự vi phạm của các ngươi đâu”. Không có sự tha thứ cẩu thả. Lời này thật đơn giản, nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Nếu ngoài miệng chúng ta tha thứ mà trong lòng lại không tha thứ, thì điều đó không được kể là tha thứ theo mắt Đức Chúa Trời. Sự tha thứ trên môi miệng chỉ là vô ích và lừa dối, không được kể là tha thứ trước mặt Cha. Tận đáy lòng chúng ta phải tha thứ lỗi lầm cho người khác. Cũng như các môn đồ cần lời này của Chúa, chúng ta cũng cần chính lời này. Nếu các Cơ Đốc nhân không thể giải hòa và nếu tận trong lòng họ không tha thứ cho người khác, thì hội thánh sẽ gặp nan đề. Nếu chúng ta không có ý định cư xử giống như hội thánh và muốn đi theo đường riêng của mình ngay khi bất đồng ý kiến về một chuyện nhỏ, thì chúng ta không cần tha thứ cho nhau. Nhưng Chúa biết vấn đề này quan trọng như thế nào đối với chúng ta. Vì vậy, Ngài lại nhấn mạnh điều này ở cuối lời cầu nguyện. Chúa biết càng thông công và tương giao với nhau, chúng ta càng cần tha thứ cho nhau. Ngài biết vấn đề này quan trọng như thế nào. Vì vậy, Ngài hướng chúng ta chú ý đến vấn đề này. Nếu không tha thứ cho nhau, chúng ta rất dễ nhường chỗ cho ma quỉ. Nếu không thể tha thứ cho nhau, chúng ta không phải là người của vương quốc, và không thể làm công việc của vương quốc. Không ai không tha thứ lại có thể làm công việc của vương quốc, và không ai không tha thứ lại có thể làm một người trong vương quốc. Bất cứ khi nào chúng ta có vấn đề với các anh chị em mình, chúng ta đang có vấn đề với Chúa. Chúng ta không thể một mặt cầu nguyện với Chúa và mặt khác vẫn không tha thứ. Các anh chị em ơi, đây không phải là một điều vô nghĩa. Chúng ta phải chú ý đến những gì Chúa chú ý. Chúng ta phải tha thứ cho những người khác các lỗi lầm của họ.

Cuối cùng, chúng ta nên lưu ý Chúa quan tâm nhiều đến vấn đề cầu nguyện biết bao. Chỉ có bốn câu nói về sự bố thí. Về sự kiêng ăn thì chỉ có ba câu. Nhưng về sự cầu nguyện, Ngài lại nhấn mạnh vì sự cầu nguyện liên quan đến Đức Chúa Trời. Cầu nguyện là công tác quan trọng nhất của Cơ Đốc nhân. Chúa bày tỏ cho chúng ta rằng có phần thưởng dành cho sự cầu nguyện vì cầu nguyện là điều vô cùng lớn lao; đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Những ai trung tín trong công tác cầu nguyện sẽ nhận được phần thưởng. Những ai tiếp tục công tác này cách ầm thầm và chú ý đến công tác này sẽ không thể không có phần thưởng. Nguyện Chúa dấy lên những người cầu nguyện cho công tác của Đức Chúa Trời.

Hơn nữa, lời cầu nguyện Chúa dạy chúng ta luôn luôn dùng chữ “chúng con”. Đó là cách xưng hô được hội thánh sử dụng. Đó là một lời cầu nguyện đầy ý nghĩa Thân Thể. Đó là một lời cầu nguyện lớn lao. Tôi không biết có bao nhiêu thánh đồ trên đất cầu nguyện được lời cầu nguyện này. Anh chị em ơi, nguyện chúng ta dâng mình cách tươi mới cho lời cầu nguyện lớn lao này. Vô số các thánh đồ trải qua các thời đại đã trở nên một phần của lời cầu nguyện lớn lao này. Nguyện Chúa thương xót chúng ta để chúng ta cũng có phần trong lời cầu nguyện lớn lao ấy.

CHƯƠNG BA

TRONG DANH CHÚA JESUS — SỰ PHÓ THÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Kinh Thánh: Phil. 2:9-11; Êph. 1:21; Gi. 14:13-14; 15:16; 16:23-24, 26a; Mác 16:17; Lu. 10:17-19; 24-47; Công. 3:6; 4:7, 10, 12; 10:43; 16:18; 19:5; 1 Cô. 6:11

Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta phải đặc biệt sáng tỏ về một điều: đó là danh Chúa Jesus. Không ai trên đất được cứu mà không có danh Chúa Jesus, và không ai có thể hữu dụng trong tay Đức Chúa Trời mà không biết danh Chúa Jesus. Chúng ta phải biết ý nghĩa của danh Chúa Jesus. Thật đáng tiếc khi danh Chúa đã trở nên tầm thường trong những lời trò chuyện của con người! Nhiều lúc, nhóm chữ trong danh Chúa Jesus đã trở nên một điều gì đó vô nghĩa! Người ta thường nghe và đọc nhóm chữ này nhiều lần đến nỗi họ không biết danh của Jesus Christ có nghĩa là gì. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời giúp mình hiểu ý nghĩa danh quen thuộc của Chúa Jesus một cách tươi mới.

Danh Chúa Jesus là một điều rất đặc biệt. Đó là một điều Chúa không có trong khi Ngài ở trên đất. Ma-thi-ơ chương 1 cho chúng ta biết khi Chúa Jesus ở trên đất, danh Ngài là Jesus. Nhưng Phi-líp chương 2 nói rằng Ngài trở nên vâng phục thậm chí cho đến chết và chết trên thập tự giá, vì vậy, Đức Chúa Trời đã tôn cao Ngài và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh. Danh ấy là gì? Phi-líp 2:10-11 nói: “Hầu cho mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất đều trong danh của Jesus mà quì xuống và mọi lưỡi đều thừa nhận Jesus Christ là Chúa để qui vinh Đức Chúa Trời là Cha”. Danh ấy là “danh của Jesus”. Ngài không nhận được danh ấy khi Ngài còn trên đất. Sau khi Ngài lên trời, Ngài nhận được danh ấy. Ngài đã được gọi là Jesus khi còn ở trên đất. Qua sự vâng phục đến chết trên thập tự giá, Đức Chúa Trời tôn cao Ngài. Trong sự tôn cao Ngài, danh vượt trên hết mọi danh đã được ban cho Ngài. Danh vượt trên hết mọi danh ấy là “danh của Jesus”.

Không những Phao-lô nhận được khải thị về một sự thay đổi như vậy trong danh Chúa, nhưng chính Chúa Jesus cũng nói về một sự thay đổi lớn trong chính danh Ngài trong Phúc âm Giăng. Ngài nói: “Đến bây giờ các ngươi chưa từng trong danh Ta mà xin điều gì hết, hãy xin thì sẽ được... Trong ngày đó, các ngươi sẽ trong danh Ta mà xin” (Gi. 16:24, 26). “Trong ngày đó” chúng ta sẽ trong danh Ngài mà xin. Vào ngày Chúa nói lời ấy, Ngài chưa nhận được danh vượt trên hết mọi danh. Mãi cho đến một ngày, Ngài nhận được danh vượt trên hết mọi danh và chúng ta mới có thể cầu xin Cha trong danh Ngài.

Nguyện Chúa mở mắt chúng ta thấy sự thay đổi lớn lao trong danh Chúa sau sự thăng thiên của Ngài. Chúng ta không thể dò thấu sự thay đổi này trong tâm trí mình. Danh này được Đức Chúa Trời ban cho, và ấy là danh vượt trên hết mọi danh.

Ý nghĩa của danh này là gì? Danh này tượng trưng cho uy quyền và quyền năng. Vì sao danh này tượng trưng cho uy quyền và quyền năng? Phi-líp 2:10-11 nói: “Hầu cho mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất đều trong danh của Jesus mà quì xuống, và mọi lưỡi đều thừa nhận Christ Jesus là Chúa để qui vinh Đức Chúa Trời là Cha”. Đó là uy quyền. Mọi đầu gối phải quì xuống trước danh của Jesus, và mọi người phải gọi Jesus là Chúa vì cớ danh Ngài. Do đó, danh của Jesus chỉ về sự kiện Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài uy quyền và quyền năng vượt trổi tất cả.

Trong Lu-ca 10:17, các môn đồ nói với Chúa: “Thưa Chúa, trong danh Chúa đến nỗi các quỉ cũng phục chúng tôi!”. Thật là một điều lớn lao khi các môn đồ đuổi các quỉ ra trong danh của Chúa. Các quỉ không sợ nhiều danh trên đất. Nhưng khi các môn đồ làm bất cứ điều gì trong danh Chúa Jesus, các quỉ thuận phục họ. Về sau Chúa giải thích vì sao danh Ngài làm cho các quỉ thuận phục họ. Ngài phán: “Ta đã ban uy quyền cho các ngươi giày đạp... trên mọi năng lực của kẻ thù nghịch” (c. 19). Vì vậy, danh tương đương với uy quyền. Ở đâu có danh, ở đó có uy quyền.

Điều ấy chưa phải là tất cả. Ngay cả những nhà cầm quyền người Do Thái cũng biết điều ấy. Sau khi Phi-e-rơ đỡ người què đứng dậy, ngay hôm sau các nhà cầm quyền gọi các sứ đồ đến trước mặt họ và hỏi: “Bởi quyền năng nào hay là trong danh nào mà các ông làm điều này?” (Công. 4:7). Nói cách khác, họ có uy quyền nào khi bảo người đàn ông đứng dậy và bước đi? Họ biết trong mỗi danh đều có uy quyền. Vì vậy, danh của Jesus chỉ về toàn bộ uy quyền mà Đức Chúa Trời đã phó thác cho Ngài. Chúng ta không nói rằng tự danh ấy là uy quyền mà ảnh hưởng của danh là uy quyền.

Trong Tân Ước, không những chúng ta thấy danh của Jesus, mà còn thấy một nhóm chữ rất lạ lùng: “trong danh của Jesus”. Anh chị em ơi, chúng ta có thấy điều này chưa? Đó không chỉ là vấn đề danh của Jesus Christ nhưng là vấn đề ở trong danh của Jesus Christ. Nếu cẩn thận đọc Lời của Đức Chúa Trời và theo đuổi con đường thuộc linh, có lẽ chúng ta thường nói mình làm điều này, điều kia trong danh Chúa Jesus hay trong danh của Jesus Christ, nhưng thật ra chúng ta không biết ở trong danh này nghĩa là gì. Nếu không biết làm thế nào hành động trong danh Chúa Jesus, thì thậm chí chúng ta không thể làm một Cơ Đốc nhân. Vì vậy, chúng ta phải thấy ý nghĩa của việc ở trong danh Chúa Jesus.

Lần đầu tiên Chúa Jesus đề cập đến việc ở trong danh Ngài là trong sách Giăng từ chương 14 đến 16. Sau khi rửa chân cho các môn đồ, Chúa nói với họ. Trong ba chương này, Chúa nói cách rõ ràng về những gì chúng ta có thể làm khi hành động trong danh Ngài. Ngài nói: “Hễ điều gì các ngươi trong danh Ta cầu xin, Ta sẽ làm cho... Nếu các ngươi trong danh Ta xin điều chi, Ta sẽ làm cho” (14:13-14). Suốt trong các chương từ mười bốn đến mười sáu, nhiều lần Ngài bảo các môn đồ cầu nguyện “trong danh Ta”. Điều này cho chúng ta thấy không những một ngày kia, Ngài nhận được một danh vượt trên hết mọi danh, mà các môn đồ còn có thể dùng danh ấy nữa. Đó là danh anh em và tôi có thể sử dụng. Danh này là danh Đức Chúa Trời ban cho Con Ngài là Jesus, là danh sau đó được đặt vào trong tay chúng ta. Hiện nay danh ấy ở trong tay tôi và tay anh em. Anh em và tôi và mọi người khác bây giờ có thể sử dụng danh này. Do đó, không những Kinh Thánh nói rằng Chúa Jesus đã nhận được một danh vượt trên hết mọi danh, mà còn đề cập đến kinh nghiệm việc ở trong danh của Jesus Christ. Không những có danh Ngài, nhưng còn có sự việc ở trong danh Ngài. Danh của Jesus Christ là danh Ngài nhận được trước mặt Đức Chúa Trời, và ở trong danh của Jesus Christ là để con cái Đức Chúa Trời dự phần trong danh Ngài. Vì vậy, ở trong danh Chúa Jesus là dự phần vào danh Ngài. Điều có có nghĩa là chúng ta có thể dùng danh này. Anh chị em ơi, chúng ta phải nhận biết rằng đây là điều lớn lao hơn hết mà Đức Chúa Trời và Chúa Jesus đã phó thác cho chúng ta.

Tại sao chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời đã phó thác danh của Jesus cho chúng ta? Phó thác có nghĩa là gì? Đức Chúa Trời giao cho chúng ta nhiệm vụ rao giảng Phúc âm; Ngài giao cho chúng ta một công tác nào đó, và Ngài giao cho chúng ta nhiệm vụ đi đến một nơi nào đó để rao giảng cho Ngài. Tất cả những điều này là những gì Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta làm. Nhưng ý nghĩa của việc ở trong danh Chúa Jesus không chỉ về sự giao phó nhiệm vụ này. Ở trong danh Chúa Jesus có nghĩa là Đức Chúa Trời phó thác Con Ngài cho chúng ta. Ở đây Đức Chúa Trời không giao phó cho chúng ta một việc làm, Ngài phó thác Con Ngài cho chúng ta. Đức Chúa Trời không truyền chúng ta ra đi, Ngài truyền chúng ta đem Con Ngài theo với mình. Đó là ý nghĩa của việc ở trong danh Chúa Jesus.

Ở trong danh Chúa Jesus là Đức Chúa Trời phó thác Con Ngài cho chúng ta. Giả sử anh em có một số tiền trong ngân hàng. Khi muốn rút tiền, anh em phải sử dụng con dấu của mình. Nếu anh em nhờ một người bạn rút tiền thay mình, anh em phải giao con dấu cho người đó. Khi người ấy đi rút tiền, mọi việc sẽ rất dễ dàng vì người ấy có con dấu trong tay. Khi đến ngân hàng, viết mười đô-la vào ngân phiếu, và đóng dấu vào ngân phiếu, người ấy sẽ nhận được mười đô-la. Ở trong danh Chúa cũng giống như Chúa Jesus ban cho chúng ta con dấu của Ngài. Anh chị em ơi, chúng ta có một số tiền gởi giới hạn và số tiền chúng ta có thể rút cũng giới hạn. Nhưng có con dấu của Chúa Jesus là một việc lớn lao. Nếu tôi có một số tiền lớn trong ngân hàng và giao sổ ngân phiếu cùng với con dấu cho một người nào đó, chắc chắn tôi phải sẵn lòng hoàn toàn tin cậy người ấy. Nếu không thể tin cậy người ấy, tôi sẽ thắc mắc không biết người ấy có dùng con dấu để rút tiền không. Làm thế nào tôi biết người ấy sẽ không viết ngân phiếu bằng con dấu của tôi? Làm thế nào tôi biết người ấy sẽ không ký hợp đồng bằng con dấu của tôi? Nếu không tin cậy một người, tôi không thể giao phó con dấu của tôi vào tay người ấy. Nếu tôi giao con dấu, điều đó có nghĩa là tôi công nhận mọi việc người ấy làm. Đó là ý nghĩa của việc ở trong danh Chúa Jesus. Điều này có nghĩa là Chúa mạnh dạn giao phó danh Ngài vào tay chúng ta và Ngài cho phép chúng ta dùng danh Ngài. Chúa tin cậy chúng ta đến mức dám phó thác danh Ngài vào tay chúng ta và cho phép chúng ta sử dụng danh Ngài. Đó là ý nghĩa của việc ở trong danh Chúa Jesus. Ở trong danh Chúa có nghĩa là Chúa Jesus đã ban chính Ngài cho chúng ta và Ngài vui lòng công nhận mọi điều chúng ta làm trong danh Ngài. Ngài bằng lòng chịu mọi hậu quả của những gì chúng ta làm trong danh Ngài.

Thỉnh thoảng chúng ta nói với một người nào đó: “Anh hãy đi nói với anh ấy phải làm như vầy. Nếu anh ấy hỏi ai nói, chỉ cần nói tôi bảo như vậy”. Đó là ở trong danh một người nào đó. Ở trong danh một người nghĩa là dùng tên của người đó. Nếu anh em phó thác tên của mình cho một người và người ấy dùng tên của anh em, anh em phải chịu trách nhiệm việc người ấy sử dụng tên mình. Đó là ý nghĩa của việc ở trong danh Ngài.

Đêm cuối cùng ở trên đất, Chúa Jesus nói với các môn đồ: “Hễ điều gì các ngươi trong danh Ta mà xin, Ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi xin điều gì trong danh Ta, Ta sẽ làm cho” (Gi. 14:13-14). Điều này có nghĩa là Chúa Jesus phó thác một điều lớn lao cho các môn đồ. Ngài ban danh Ngài cho họ. Danh Ngài là uy quyền, Ngài không thể ban điều gì lớn lao hơn điều này. Giả sử sau khi Chúa Jesus phó thác danh Ngài vào tay chúng ta, chúng ta dùng danh ấy cách vô trách nhiệm. Điều gì sẽ xảy ra? Một người giữ một địa vị quan trọng chỉ cần đóng dấu vào lệnh của mình, lệnh ấy sẽ được thi hành. Nếu ông ấy giao con dấu của mình cho một người nào đó, ông ấy phải chịu trách nhiệm mỗi khi con dấu được dùng để ban hành một lệnh nào. Anh em có nghĩ rằng ông ấy có thể dễ dàng giao phó con dấu của mình cho bất cứ ai không? Dĩ nhiên là không. Nhưng Chúa Jesus đã giao phó danh Ngài cho chúng ta. Danh Chúa là danh vượt trên hết mọi danh. Ngài bằng lòng giao phó danh này cho anh em và tôi và cho phép chúng ta dùng danh Ngài. Chúng ta có thấy trách nhiệm Ngài phải chịu khi giao phó danh Ngài cho chúng ta không? Đức Chúa Trời tin cậy chúng ta và Ngài giao phó danh Chúa Jesus cho chúng ta. Bất cứ điều gì chúng ta làm trong danh Ngài, Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm về điều đó. Anh chị em ơi, điều này lớn lao biết bao! Đức Chúa Trời sẽ chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì chúng ta làm trong danh của Chúa Jesus!

Một đặc điểm của thời đại này là Chúa Jesus không trực tiếp làm gì cả. Ngài không trực tiếp phán trên đất, trái lại, Ngài phán qua Hội thánh. Ngài không trực tiếp làm một phép lạ nào, trái lại, Ngài làm phép lạ qua Hội thánh. Ngài không trực tiếp cứu người ta, nhưng Ngài cứu họ qua Hội thánh. Ngày nay, Chúa hoàn thành công tác của Ngài qua Hội thánh thay vì chính Ngài làm cách trực tiếp. Đó là lý do vì sao Ngài phó thác danh Ngài cho Hội thánh. Nhưng Ngài phải mang một trách nhiệm lớn lao biết bao. Anh em dễ dàng chịu trách nhiệm về những gì mình trực tiếp làm. Tất cả những gì anh em phải làm là chịu trách nhiệm về những gì mình thực hiện; anh em không phải chịu trách nhiệm về những gì người khác làm. Nếu con dấu của anh em ở trong tay mình, anh em sẽ chịu trách nhiệm về những gì chính mình làm mà thôi. Nhưng nếu con dấu của anh em ở trong tay một người khác, anh em sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì họ làm với con dấu của mình. Nếu Chúa Jesus ở trên thế giới ngày nay, làm việc theo cách Ngài đã làm trước đây bằng cách tự làm mọi sự, Ngài sẽ không phải chịu trách nhiệm về những gì chúng ta làm. Nhưng ngày nay công việc Chúa không chỉ được thực hiện bởi một mình Ngài. Ngài đã giao phó công tác của Ngài cho Hội thánh. Tất cả công tác của Chúa Jesus ngày nay ở trong Hội thánh. Ngày nay công tác của Hội thánh là công tác của Chúa. Như vậy, Ngài phải chịu trách nhiệm về mọi điều Hội thánh làm trong danh Ngài. Khi phó thác công tác cho một người nào đó, chúng ta phải tìm một người đáng tin cậy. Nếu người ấy không đáng tin cậy, thật khó giao phó bất cứ việc gì cho người ấy. Nhưng ngày nay, Chúa Jesus bắt buộc giao phó chính Ngài cho Hội thánh. Bây giờ không phải là lúc Con của Đức Chúa Trời hiện ra trong xác thịt. Bây giờ là lúc Con của Đức Chúa Trời hiện ra trong Linh và trong Hội thánh. Vì vậy, Ngài phải giao phó chính mình cho Hội thánh. Nếu không, Ngài không làm gì được cả. Ngày nay, Ngài đã thăng thiên lên các từng trời và đang ngồi bên hữu của Cha, chờ đợi kẻ thù làm bệ chân Ngài. Ngài đang ở đó là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, và Ngài đang cầu nguyện. Đó là công việc của Ngài. Còn công việc Ngài trên đất, thì Ngài đã giao phó cho Hội thánh. Vì vậy, ngày nay Hội thánh có quyền sử dụng danh Ngài. Kết quả là Chúa phải chịu trách nhiệm về việc Hội thánh sử dụng danh Ngài.

Trên đất, Hội thánh không có uy quyền nào lớn hơn là uy quyền làm mọi việc trong danh Chúa Jesus. Chúa đã phó thác danh Ngài cho Hội thánh. Đó là sự phó thác lớn lao nhất vì danh Ngài chỉ về chính Ngài. Bất cứ điều gì anh em nói trong danh Chúa Jesus đều trở nên điều chính Ngài nói. Bất cứ điều gì anh em cầu xin trong danh Chúa Jesus đều trở nên điều chính Ngài cầu xin. Bất cứ điều gì anh em quyết định trong danh Chúa Jesus đều trở nên điều chính Ngài quyết định. Hội thánh có uy quyền phát ngôn trong danh Chúa. Đức Chúa Trời đã ban cho Hội thánh một sự phó thác lớn lao biết bao!

Chúng ta thấy trong Kinh Thánh có một ví dụ về việc hành động trong danh Chúa. Khi thiên sứ trưởng Mi-ca-ên tranh luận với ma quỉ về thi hài của Môi-se, thiên sứ ấy nói: “Ta quở trách ngươi” hay “Nguyện Chúa quở trách ngươi”? Nếu anh em thêm chữ nguyện, câu nói của anh em trở nên một lời cầu nguyện và một ao ước. Không, thiên sứ trưởng đã nói: “Chúa quở trách ngươi”! (Giu. 9). Điều này có nghĩa là đối với thiên sứ Mi-ca-ên, quở trách ma quỉ là việc của Chúa. Thiên sứ trưởng Mi-ca-ên áp dụng danh Chúa. Như vậy, ở trong danh Chúa Jesus không nhất thiết có nghĩa là nói lên nhóm chữ “trong danh Chúa Jesus”. Hành động trong danh Chúa Jesus có nghĩa là chúng ta dùng danh Ngài như chúng ta dùng chính danh mình. Ở đây, chúng ta bàn đến một nguyên tắc thuộc linh rất quan trọng: chúng ta có thể dùng danh Chúa Jesus như chúng ta dùng chính tên mình. Nhiều người nói rằng họ không thể sử dụng hết quyền năng trong huyết Chúa. Tôi muốn nói rằng chúng ta chưa hề sử dụng hết quyền năng trong danh Chúa. Phao-lô có thể nói với người Cô-rin-tô: “Tôi chẳng có mạng lịnh của Chúa, song tôi tỏ ý kiến tôi”. Về sau, ông nói: “Tôi tưởng tôi cũng có Linh của Đức Chúa Trời” (1 Cô. 7:25, 40). Chúng ta phải thấy rằng danh này là danh chúng ta có thể sử dụng. Anh chị em ơi, anh chị em có nhận biết rằng đây là một danh, một uy quyền, và một quyền năng đã được đặt vào tay của Hội thánh không? Hội thánh có thể sử dụng những điều này. Hội thánh nên dùng danh Chúa một cách đúng đắn. Chúng ta nói rằng Hội thánh trị vì. Nhưng không có danh ấy, Hội thánh không có cách nào trị vì cả. Chúng ta nói Hội thánh giữ chìa khóa của vương quốc và chịu trách nhiệm đưa vương quốc đến. Nhưng nếu không có danh ấy, cổng của vương quốc không thể mở ra. Chúng ta nói ý định của Đức Chúa Trời là Hội thánh nhờ sự sống mà cột trói sự chết và Sa-tan. Tuy nhiên, nếu không có danh ấy hay không biết cách sử dụng danh ấy, chúng ta không có cách nào hoàn thành những điều ấy. Chúng ta phải thấy rằng Chúa Jesus đã ban danh này cho Hội thánh.

Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời truyền rằng sau khi tin Chúa và được cứu, người ta phải chịu báp-têm. Báp-têm là gì? Ấy là vào trong danh Chúa. Vào ngày tôi chịu báp-têm, tôi bắt đầu dự phần trong danh này. Từ ngày ấy về sau, Đức Chúa Trời phó thác danh này cho tôi. Tôi có thể sử dụng danh Chúa Jesus như tôi dùng chính tên của mình. Đó là lý do vì sao báp-têm là một vấn đề lớn lao như vậy. Theo thực tại thuộc linh, tôi là một người chết và tôi cũng là một người sống lại. Vì tôi đang đứng trên nền tảng của sự chết và sự phục sinh, tôi có thể dùng danh Chúa. Từ ngày ấy, tôi liên hệ đến danh Ngài. Ngài là Đấng Christ và chúng ta là Cơ Đốc nhân. Cơ Đốc nhân là gì? Hội thánh là gì? Hội thánh chỉ là một nhóm người trên đất có thể sử dụng danh Chúa, và Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về hành động của họ mỗi khi họ sử dụng danh ấy. Dầu chúng ta sử dụng danh ấy cách nào, Đức Chúa Trời cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Đó là một điều lớn lao. Mối quan hệ giữa chúng ta với danh Chúa bắt đầu vào thời điểm chịu báp-têm. Chúng ta được báp-têm vào trong danh Ngài. Nói cách khác, qua báp-têm, chúng ta bước vào trong danh Ngài.

Ở đây chúng ta thấy thập tự giá và sự phục sinh là hai điều không thể thiếu. Chỉ bằng cách đứng trên nền tảng của báp-têm, chúng ta có thể sử dụng danh Chúa. Nếu không đứng trên nền tảng báp-têm, chúng ta không thể sử dụng danh Chúa, vì thập tự giá sẽ không được tự do di chuyển trong chúng ta, và Chúa Jesus sẽ không có ảnh hưởng gì trên chúng ta cả; chúng ta không thể sử dụng danh Ngài. Thậm chí nếu chúng ta có dùng danh Ngài đi nữa, Đức Chúa Trời sẽ không chịu trách nhiệm về điều đó. Chúng ta phải đứng trên nền tảng báp-têm. Nền tảng báp-têm nghĩa là chúng ta tin vào sự kiện của thập tự giá và tin rằng con người cũ đã bị đóng đinh với Đấng Christ, chúng ta chấp nhận nguyên tắc thập tự giá và tiếp nhận thập tự giá như một điều xử lý sự sống thiên nhiên của mình. Báp-têm cho chúng ta biết mọi sự mình có phải trải qua sự chết hằng ngày. Chỉ có những gì còn lại sau khi trải qua sự chết mới có ý nghĩa thuộc linh. Nếu một điều gì mất đi sau khi trải qua sự chết, điều đó sẽ không đứng nổi trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời mong muốn được những gì còn lại sau khi đã trải qua sự chết, những gì không bị hủy diệt sau khi sự chết làm xong công tác của nó.

Con cái Đức Chúa Trời cần nhìn thấy sự kiện thập tự giá. Chúng ta cần Đức Chúa Trời bày tỏ những gì mình đã nhận được trong Đấng Christ. Sẽ đến một ngày Chúa phá vỡ xương sống của sự sống thiên nhiên trong chúng ta. Chỉ khi ấy chúng ta mới trở nên hữu ích. Phải đến một ngày Đức Chúa Trời nhìn thấy dấu vết thập tự giá trong chúng ta. Trong nhiều người, dường như thập tự giá chưa thực hiện công tác nào cả. Dường như thập tự giá chưa làm một công tác nào trong lời họ nói, trong cách họ làm việc, trong cảm xúc, và đặc biệt trong thái độ của họ trước mặt Đức Chúa Trời. Phải đến một ngày Đức Chúa Trời dùng thập tự giá phá vỡ một người như vậy. Chỉ có những gì tồn tại sau thập tự giá mới là sự phục sinh. Sự phục sinh là điều qua sự chết mà không bị kết liễu. Đó là điều qua sự chết mà không bị diệt trừ. Sự phục sinh là những gì còn lại sau khi một người bị Chúa “đánh đập”. Chỉ có những ai đứng trên một nền tảng như vậy mới có thể sử dụng uy quyền của Chúa, và chỉ có họ mới có thể sử dụng được danh Chúa. Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm cho những ai đứng trên nền tảng này, và Ngài hậu thuẫn cho họ khi họ dùng danh Chúa. Anh chị em ơi, đây là sự phó thác lớn lao nhất trên cả thế giới. Đức Chúa Trời có thể phó thác danh của Con Ngài cho chúng ta và cho phép chúng ta dùng danh ấy như [là danh] của mình. Đây là một điều quá lớn lao. Đức Chúa Trời phải chịu trách nhiệm lớn lao trong vấn đề này. Thật vậy, đây không phải là điều nhỏ nhặt.

Khi chúng ta hành động trong danh Chúa, danh này sẽ đem đến kết quả gì? Kinh Thánh cho thấy có ba kết quả do hành động trong danh Chúa. Kết quả đầu tiên liên quan đến con người, kết quả thứ hai liên quan đến ma quỉ, và kết quả thứ ba liên quan đến Đức Chúa Trời.

TÁC ĐỘNG TRÊN CON NGƯỜI

Lu-ca 24:47 nói: “Phải trong danh Ngài mà rao giảng sự ăn năn và sự tha tội cho muôn dân muôn nước, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem”. Công vụ các Sứ đồ 10:43 nói: “Hết thảy các tiên tri đều làm chứng cho Ngài rằng tất cả những ai tin Ngài thì nhờ danh Ngài mà nhận được sự tha tội”. 1 Cô-rin-tô 6:11: “Trong anh em vốn cũng có kẻ như thế, nhưng trong danh Chúa Jesus Christ và trong Linh của Đức Chúa Trời chúng ta, thì anh em đã được rửa sạch, đã được nên thánh, và đã được xưng nghĩa rồi”. Phân đoạn rõ ràng nhất nói về vấn đề này là Công vụ các Sứ đồ 3:2-6: “Có một người kia què từ lúc lọt lòng mẹ, hằng ngày người ta đem để tại cửa đền thờ, gọi là Cửa Đẹp, để xin khách vào đền thờ bố thí. Ông thấy Phi-e-rơ và Giăng sắp vào trong đền, thì xin bố thí. Phi-e-rơ và Giăng ngó chăm ông mà nói rằng: “Hãy nhìn chúng tôi”. Ông bèn chăm chú nhìn họ, mong được điều gì đó từ họ. Nhưng Phi-e-rơ nói: “Bạc vàng tôi chẳng có, nhưng điều tôi có thì tôi cho ông: trong danh của Jesus Christ người Na-xa-rét, hãy chỗi dậy và bước đi!” Anh chị em ơi, anh chị em có biết nói với người khác trong danh của Jesus Christ ở Na-xa-rét có nghĩa là gì không? Nếu anh chị em không đứng trên nền tảng của sự chết, sự phục sinh và báp-têm, anh chị em sẽ làm gì? Có lẽ anh chị em sẽ quì xuống mà cầu nguyện: “Chúa ôi, con không biết có nên chữa lành cho người què này không. Xin tỏ ra cho chúng con biết người què này có nên được chữa lành hay không. Nếu nên chữa lành, xin làm cho chúng con sáng tỏ, và ban cho chúng con sự dạn dĩ, nếu không, chúng con xin bỏ qua vấn đề này”. Đó không phải là kinh nghiệm của các sứ đồ. Các vị sứ đồ không cảm thấy danh Chúa vẫn ở với Chúa và họ phải xin phép khi làm bất cứ điều gì. Các sứ đồ nhận biết rằng danh của Jesus người Na-xa-rét thuộc về họ; họ sở hữu danh ấy, và họ có thể sử dụng danh ấy.

Hội thánh là gì? Hội thánh là một nhóm người trên đất duy trì danh Chúa. Đức Chúa Trời đã kêu gọi con người ra khỏi các quốc gia để vào trong danh Ngài. Đó là Hội thánh. Hội thánh duy trì danh Chúa trên đất. Đó là lý do vì sao Hội thánh có thể dùng danh Chúa và áp dụng [danh ấy] cho người ta. Chúng ta có thể nói với người khác: “Hãy chỗi dậy và chịu báp-têm, kêu cầu danh Ngài để rửa sạch tội lỗi anh” (Công. 22:16). Khi Chúa Jesus ở trên đất, Ngài phán với một phụ nữ: “Con gái ơi, đức tin con đã cứu con, hãy đi bình an” (Lu. 8:48). Một lần khác, Ngài nói với một người què: “Con ơi, hãy vững lòng, tội lỗi con đã được tha” (Mat. 9:2). Anh chị em ơi, nếu chúng ta đang đứng trên nền tảng của báp-têm, có khải tượng và khải thị, chúng ta sẽ nhận biết rằng mình đang chịu trách nhiệm về danh Chúa. Khi rao giảng Phúc âm cho một người nào và họ tiếp nhận, đến một mức độ nào đó, chúng ta có thể nói: “Anh ơi, anh có thể ra về. Chúa Jesus đã tha thứ anh”. Không cần phải chờ đợi người ấy nói gì cả, chúng ta có thể công bố người ấy đã được cứu.

Vì việc chữa lành người què, các nhà cầm quyền, các trưởng lão và các chuyên gia kinh luật gọi các sứ đồ đến giữa vòng họ và hỏi: “Nhờ quyền năng nào hay là trong danh ai mà các ông làm điều đó?” (Công. 4:7). Vào lúc ấy, Phi-e-rơ được đầy dẫy Thánh Linh, ông nói với họ: “Tất cả các ông và toàn dân Israel đều biết, ấy là trong danh của Jesus Christ, người Na-xa-rét, Đấng mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, và Đức Chúa Trời đã khiến từ người chết sống lại, nhờ danh ấy mà người đang đứng trước mặt các ông được lành mạnh”. Sau khi nói lời ấy, ông tuyên bố: “Không có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì dưới trời, không có danh nào khác ban cho loài người để trong danh ấy chúng ta được cứu” (Công. 4:10, 12). Chỉ có danh này, danh độc nhất này, có thể cứu chúng ta. Chúng ta có thể dùng danh này và áp dụng danh ấy cho loài người.

TÁC ĐỘNG TRÊN MA QUỈ

Chúng ta có thể áp dụng danh này không những cho loài người, mà cũng cho ma quỉ. Mác 16:17 chép: “Trong danh Ta họ sẽ đuổi quỉ”. Làm thế nào trong danh Chúa chúng ta đuổi quỉ? Công vụ các Sứ đồ chương 16 ghi lại Phao-lô gặp một người tớ gái bị một linh ám. Suốt nhiều ngày, cô quấy rầy ông. Kinh Thánh chép: “Phao-lô rất phiền tức”. Cô ấy làm cho ông bực bội. Ông làm gì? Ông không cầu nguyện, và không làm nhiều điều khác. Ông chỉ quay lại và nói với linh ấy: “Trong danh của Jesus Christ, Ta bảo ngươi hãy ra khỏi nàng” (c.18). Chỉ một lời ra lệnh thì linh ấy lìa khỏi cô ấy. Danh Chúa Jesus được phó thác cho Phao-lô, và ông dùng danh ấy. Chúng ta cần nhận biết rằng khi danh Chúa được giao phó cho chúng ta, danh ấy không còn giữ ở trên trời. Nếu tình trạng thuộc linh của chúng ta bình thường, danh Ngài sẽ ở trong tay chúng ta. Khi Phao-lô bị quấy rầy, ông truyền cho linh ấy ra khỏi. Ông không cầu nguyện với Chúa. Chúng ta có thể nghĩ rằng ông không thuộc linh, rằng ông hành động cách độc lập, và không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng khi Phao-lô quở linh ấy, nó liền ra khỏi. Vấn đề thật sự là chúng ta có đang sống trước mặt Đức Chúa Trời và có đứng trên một nền tảng đúng đắn hay không. Nếu đang đứng trên một nền tảng đúng đắn, chúng ta sẽ thấy danh Chúa ở trong tay mình. Ở trong danh Chúa không phải là một lời trống rỗng. Danh Chúa là danh chúng ta có thể sử dụng. Chúng ta có thể dùng danh ấy để hành động và đuổi quỉ.

Trong Lu-ca chương 10, Chúa sai các môn đồ ra đi. Chúa chưa thăng thiên nhưng Ngài đang hành động từ vị trí thăng thiên. Do đó, Ngài phán: “Ta thấy Sa-tan từ trời sa xuống như chớp” (c. 18). Khi các môn đồ ra đi, Chúa Jesus không đi với họ. Tuy nhiên, họ đem danh Chúa theo. Sau đó, họ trở về và tường thuật với Chúa: “Thậm chí các quỉ cũng thuận phục chúng ta trong danh Ngài” (c. 17). Vì sao các quỉ thuận phục họ? Vì các môn đồ làm điều đó “... trong danh Chúa”. Họ nắm giữ danh Chúa trong tay mình và uy quyền ở trong tay họ. Vì vậy, Chúa Jesus phán: “Ta đã ban quyền bính cho các ngươi giày đạp rắn và bọ cạp và trên mọi năng lực của kẻ thù nghịch” (c. 19). Anh chị em ơi, chúng ta đã thấy điều này chưa? Với danh Chúa, chúng ta có thể xử lý mọi quyền lực của kẻ thù. Đức Chúa Trời phải mở mắt chúng ta để thấy rằng Ngài đã ban cho chúng ta danh của Chúa Jesus. Đó là điều Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta.

TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Hơn nữa, danh Chúa đã được ban cho chúng ta không những để giao tiếp với loài người, để cứu họ, để chữa lành họ, để có uy quyền trên các quỉ, và đuổi chúng ra khỏi người ta. Thậm chí điều quí báu hơn nữa là sự kiện danh Chúa làm cho chúng ta có thể đến với Cha và nói chuyện với Ngài. Khi chúng ta đến với Cha như vậy, Ngài phải đáp lời chúng ta. Các chương từ 14 đến 16 của sách Giăng nói về danh Chúa ba lần. Chúng ta phải nói với lòng kính sợ rằng Chúa Jesus rất dạn dĩ! Ngài nói gì? “Hễ điều gì các ngươi trong danh Ta mà xin, Ta sẽ làm cho, để Cha được tôn vinh nơi Con. Nếu các ngươi trong danh Ta xin điều chi, Ta sẽ làm cho” (14:13-14). Ô, danh này vượt trên mọi danh! Danh này là danh mọi lưỡi trên trời, dưới đất và bên dưới đất đều công khai xưng nhận là Chúa. Đó là danh mà trước danh ấy, mọi đầu gối đều quì xuống! Danh này rất quyền năng trước mặt Đức Chúa Trời; Đức Chúa Trời tôn trọng danh này. Khi chúng ta thực hiện nhiều điều trong danh ấy, thì Đức Chúa Trời tôn trọng danh ấy. Chúa nói “Không phải các ngươi đã lựa chọn Ta, mà Ta đã lựa chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi mà kết quả và trái các ngươi còn luôn, hầu cho hễ điều gì các ngươi trong danh Ta xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi” (Gi. 15:16). Một lần nữa, Ngài phán: “Trong ngày đó, các ngươi sẽ không hỏi Ta chi hết. Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi nếu các ngươi xin Cha điều gì, thì Ngài chắc trong danh Ta mà ban cho các ngươi. Đến bây giờ, các ngươi chưa từng trong danh Ta mà xin điều gì hết, hãy xin thì sẽ được, hầu cho sự vui mừng các ngươi được đầy đủ” (16:23-24). Anh chị em ơi, có lời hứa nào lớn hơn lời hứa này không?

Như vậy, cầu nguyện trong danh Chúa Jesus có nghĩa là gì? Cầu nguyện trong danh Chúa Jesus có nghĩa là nói với Đức Chúa Trời rằng: “Con không đáng tin cậy. Con là vô dụng. Nhưng con đang cầu nguyện trong danh Chúa Jesus”. Giả sử anh em nhờ một người đem lá thư của mình đến một người bạn rồi nhờ người đưa thư đem về cho mình một số tiền. Khi người bạn nhìn thấy chữ ký của anh em, người bạn ấy sẽ giao tiền cho người đưa thư. Làm như vậy không đúng sao? Bạn anh em có hỏi người đưa thư: “Anh có học thức không? Bối cảnh gia đình anh như thế nào? Gia đình anh gồm những ai? Tính tình anh như thế nào?” Chắc chắn người bạn của anh em không hỏi những câu ấy. Anh không quan tâm người đưa thư ấy là ai. Anh chỉ cần biết chắc bức thư ấy có chữ ký của anh em không. Người đưa thư đến trong danh của anh em, và anh em đã đặt lòng tin cậy nơi người đưa thư ấy. Ha-lê-lu-gia! Đứng trước mặt Đức Chúa Trời trong danh Chúa Jesus nghĩa là nói rằng mình không đứng trên công đức của mình, nhưng trên công đức của danh Chúa. Điều này có nghĩa là anh em không kể mình là ai và sẽ là ai, nhưng chỉ kể danh Chúa là gì. Nhiều người cầu nguyện với hi vọng họ sẽ được đáp lời trong tương lai. Số người khác cầu nguyện với hi vọng họ sẽ được đáp lời một vài tháng hay vài năm sau. Họ hi vọng như vậy vì họ mong vài năm nữa mình sẽ tốt hơn. Họ mong rằng lời cầu nguyện của họ sẽ được đáp ứng. Nhưng chúng ta phải nhận biết rằng lời cầu nguyện của mình được đáp lời vì danh Ngài chứ không phải vì danh của chúng ta. Chúng ta phải hoàn toàn từ chối xác thịt, và cần ở trong danh Chúa Jesus. Tất cả nền tảng chúng ta có đều đạt được nhờ Ngài. Chúng ta đứng trước mặt Đức Chúa Trời vì cớ Ngài và không vì chính mình, không phải vì sự công chính của chúng ta nhưng vì huyết Ngài, không dựa trên những gì chúng ta muốn nhưng trên những gì Ngài muốn. Chúng ta ở đây trong danh Ngài.

Anh chị em ơi, sự hiểu biết về danh Chúa Jesus là một khải thị, chứ không phải một giáo lý. Sẽ đến ngày Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta thấy quyền năng trong danh này, sự vĩ đại trong danh này, và thật kỳ diệu khi Đức Chúa Trời đã phó thác danh ấy cho chúng ta. Vì Đức Chúa Trời đã phó thác danh của Con Ngài cho chúng ta nên chúng ta có thể thưa: “Đức Chúa Trời ôi, chúng con làm điều này trong danh Con Ngài là Jesus Christ”. Điều này có nghĩa là: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài tin chúng con. Ngài tin cậy chúng con. Ngài chịu trách nhiệm về mọi điều chúng con làm”. Anh chị em ơi, vì danh này được đặt trong tay chúng ta nhằm mục đích để chúng ta đối xử với loài người, ma quỉ và Đức Chúa Trời, nên chúng ta nhận thức rằng mình phải sống một cuộc đời như thế nào trước khi có thể có quyền năng sử dụng danh này. Vì vậy, chúng ta phải học nhận biết thập tự giá hằng ngày. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể áp dụng danh này. Anh chị em ơi, xin hãy nhớ rằng thập tự giá không thể tách rời khỏi danh này. Nguyện thập tự giá hành động cách sâu xa trong chúng ta đến mức chúng ta biết cách áp dụng danh này cho loài người, biết cách sử dụng danh này đối với ma quỉ và nhờ danh này mà biết cách cầu nguyện với Cha. Nguyện Chúa ban cho Hội thánh sự hiểu biết dư dật về danh này để vị trí, uy quyền và quyền năng của danh này được khôi phục giữa vòng chúng ta ngày nay và Hội thánh sẽ nhận được nhiều sự phong phú thuộc linh nhờ danh Ngài.


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2