"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7333745
Đang truy cập:187

CÁC ẨN DỤ VỀ VƯƠNG QUỐC

 Kinh Thánh : Mác 4 :1-34

Phúc Âm Mác cho chúng ta một bản ký thuật về các hoạt động của Cứu Chúa- Nô Lệ . Như chúng tôi đã chỉ ra, Phúc Âm này không có ý định ghi lại những lời nói hay sự dạy dỗ của Cứu Chúa- Nô Lệ . Dĩ nhiên, Phúc Âm này cho chúng ta biết rằng Chúa Jesus đã dạy dỗ. Tuy nhiên, Phúc Âm Mác không nhấn mạnh lời nói của Chúa.
Chương 4 được xem như phần xen vào, khác với phần còn lại của Phúc Âm Mác là phần ghi lại về bốn ẩn dụ của Chúa. Trong 4 :1-34 chúng ta không có lời mô tả về hoạt động hay chuyển động của Cứu Chúa- Nô Lệ. Trái lại, trong chương này chúng ta có phần ghi lại sự dạy dỗ của Cứu Chúa-Nô Lệ về Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Chương này, một chương về sự dạy dỗ thì rất quan trọng.
Nếu so sánh chương 4 của Mác với chương 13 của Ma-thi-ơ, chúng ta sẽ thấy Mác chương 4 ngắn hơn Ma-thi-ơ ở chương 13 rất nhiều. Trong Ma-thi-ơ chương 13, chúng ta có bảy ẩn dụ, nhưng trong Mác chương 4 chúng ta chỉ có bốn : ẩn dụ về người gieo giống (cc.1-20), ẩn dụ về cái đèn (cc.21-25), ẩn dụ về hạt giống (cc.26-29), và ẩn dụ về hạt cải (cc.30-34). Trong bốn ẩn dụ này, chỉ có ẩn dụ về cái đèn là không được đề cập trong Ma-thi-ơ chương 13.
SỰ LỚN LÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA HẠT GIỐNG VƯƠNG QUỐC
Vấn đề trọng yếu được khải thị trong Phúc Âm Mác chương 4 là hạt giống Vương Quốc. Vương Quốc Đức Chúa Trời không được sinh ra bởi hoạt động hay tổ chức. Vương Quốc Đức Chúa Trời thật ra là chính Đức Chúa Trời được gieo vào trong con người và phát triển trong họ thành một Vương Quốc.
Chúng ta cần được ấn tượng rằng Vương Quốc Đức Chúa Trời không phải là vấn đề dạy dỗ, hoạt động hay tổ chức. Trái lại, Vương Quốc Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trong sự nhục hóa của Ngài được gieo vào trong những người được Ngài chọn để lớn lên và phát triển trong họ thành một Vương Quốc.
Trong định nghĩa vắn tắt này về Vương Quốc, chúng ta có một lời khẳng định về yếu tố nội tại của toàn bộ sự dạy dỗ Tân Ước. Tân Ước dạy dỗ chúng ta những gì ? Tân Ước dạy rằng Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã nhục hóa để được gieo vào trong những người được chọn của Ngài và sau đó phát triển bên trong sự dạy dỗ của Tân Ước.
Nếu đọc Tân Ước trong ánh sáng này, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời Tam-Nhất trở nên một người. Khi con người này, là Jesus Christ, bắt đầu rao giảng Phúc Âm và dạy lẽ thật, Ngài đã gieo chính Ngài vào trong người khác. Điều này có nghĩa là việc Ngài rao giảng Phúc Âm và dạy lẽ thật, thật ra là gieo chúng Ngài vào trong những người nghe Ngài. Trong khi rao giảng và dạy dỗ, Ngài đã gieo lời Ngài vào trong những người Nghe. Lời Ngài truyền chính Ngài vào trong họ. Vì vậy, qua lời Ngài thì chính Ngài là Đấng Thần-Nhân, là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trong nhân tính, được gieo vào trong những người được Ngài chọn. Rao giảng và dạy dỗ là cách Ngài gieo chính Ngài là hạt giống Vương Quốc. Khi những người được chọn của Đức Chúa Trời nghe lời của Đấng Thần-Nhân này vè tiếp nhận lời ấy, họ thật sự tiếp nhận một Thân Vị kỳ diệu, Đấng vừa là Đức Chúa Trời Tam-Nhất vừa là một người thật sự. Đây là những Đức Chúa Trời Tam-Nhất vừa là một người thật sự. Đây là những gì được ghi lại trong bốn sách Phúc Âm.
Bốn sách Phúc Âm khải thị về Đức Chúa Trời Tam-Nhất được nhục hóa. Đấng Thần-Nhân này cuối cùng đã xuất hiện để gieo chính Ngài vào trong những người được chọn của Đức Chúa Trời bằng cách rao giảng và dạy dỗ. Khi những người được chọn của Đức Chúa Trời nghe lời Ngài và tiếp nhận lời ấy thì họ nhận lãnh hạt giống, gien của Vương Quốc. Hạt giống này, gien này là Đức Chúa Trời nhục hóa, là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trong nhân tính. Trong các sách Phúc Âm, chúng ta có việc gieo hạt giống Vương Quốc này.
Trong sách Công Vụ, chúng ta có sự sinh sôi nẩy nở và lan rộng của việc gieo này. Trong các sách Phúc Âm, chúng ta có sự lan rộng trước hết là từ một Đấng gieo giống rồi đến mười hai người gieo giống, rồi từ mười hai người gieo giống đến bảy mươi người gieo giống. Nhưng trong sách Công Vụ, hàng trăm và thậm chí hàng ngàn người gieo giống được dấy lên. Tất cả những người gieo giống này là những người đã nhận hạt giống, gien. Bởi nhận lãnh hạt giống, họ trở nên những người có thể gieo hạt giống ấy vào trong người khác. Bằng cách này, chúng ta có sự sinh sôi nẩy nở của việc gieo giống và của hạt giống.
-
Trong Các Thư tín, chúng ta thấy sự lớn lên của hạt giống, gieo Vương Quốc. Chúng ta thấy sự lớn lên này đặc biệt trong 1 Cô-rin-tô chương 3. Trong 1 Cô-rin-tô 3 :9b, Phao lô nói : « Anh em là ruộng đất của Đức Chúa Trời ». Cũng một chỗ khác trong chương này, Phao lô nói : « Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên » (c.6). Ở đây trong chương này, chúng ta có sự lớn lên, phát triển của hạt giống.
Sự phát triển hơn nữa của gien Vương Quốc được thấy trong 2 Phi-e-rơ chương 1. Theo 2 Phi-e-rơ 1 :3 thì « thần năng của Ngài đã ban cho chúng ta mọi sự liên hệ đến sự sống thần thượng đã được ban cho chúng ta vì mục đích phát triển ».
Chúng ta có sự mô tả của sự phát triển này trong 2 Phi-e-rơ 1 :5-7 : «…thêm cho đức tin mình đức hạnh, cho đức hạnh tri thức, cho tri thức tiết chế, cho tiết chế nhẫn nại, cho nhẫn nại kỉnh kiền, cho kỉnh kiền tình kính mến anh em, cho tình kính mến anh em lòng thương yêu ». Ở đây , chúng ta có các bước phát triển của hạt giống cho đến trưởng thành. Phi-e-rơ cho thấy rằng nếu chúng ta có sự phát triển này « thì dường ấy sẽ ban cho anh em được vào cảnh thảnh thơi trong nước đời đời của Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Jesus Christ » (c.11) Vì vậy, trong các Thư Tín, chúng ta có sự phát triển hạt giống Vương Quốc cách rõ ràng.
Mùa gặt của hạt giống này được thấy trong sách sau cùng của Tân Ước, là sách Khải Thị. Theo Khải Thị chương 14, trước nhất chúng ta có trái đầu mùa rồi sau đó đến mùa gặt. Khải Thị 14 :4 nói về những người « được chuộc mua từ trong loài người để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con ». Sau đó trong câu 15, chúng ta thấy « mùa màng của đất đã chín khô rồi ».
Những người là trái đầu mùa trong Khải Thị chương 14 sẽ là những người cùng làm vua với Đấng Christ trong thiên hi niên. Thiên hi niên, thời đại một ngàn năm, sẽ là sự phát triển đầy trọn của gien Vương Quốc. Trong suốt thiên hi nên nhiều người đã nhận gien Vương Quốc sẽ cùng làm vua với Đấng Christ. Vào lúc đó, Cha chúng ta sẽ khoe khoang với kẻ thù của Ngài rằng « Sa-tan nhỏ bé kia, người ở đâu ? Ngươi ở trong vực thẳm. Sa-tan, Ta bảo ngươi hãy nhìn vào Vương Quốc của Ta. Ta đặc biệt bảo ngươi nhìn vào những người hiện cùng làm vua với Đấng Christ. Nhiều người đã tin Con Ta và nhận lãnh gien Vương Quốc đã trở nên người cùng làm vua với Ngài. Con Ta là vua và tất cả những tín đồ đắc thắng là những người đồng làm vua với Ngài. Sa-tan, hãy nhìn vào Vị Vua này và những người đồng làm vua với Ngài. Đây thật là một Vương Quốc kỳ diệu!»
-
Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời đời đời, Đấng vĩnh hằng ; với Ngài không yêu tố thời gian. «Ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày » (2 Phi.3 :8). Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, một ngàn năm của thiên hi niên chỉ là một ngày để Ngài trưng bày Vương Quốc tuyệt diệu của Ngài. Nhưng đối với Sa-tan, sự trưng bày Vương Quốc sẽ kéo dài một ngàn năm. Trong thời gian ấy, Sa-tan sẽ bị xiềng trong vực thẳm
Vào cuối thời đại ngàn năm, Sa-tan sẽ được thả ra và được phép phản loạn một lần nữa. Về điều này, Khải thị 20:7 và 8 chép: “ Khi ngàn năm mãn rồi, Sa-tan sẽ được thả khỏi ngục, đi ra lừa dối các dân ở bốn phương trên đất, tức là Gót và Ma-gót”. Mặc dầu Sa-tan sẽ xúi giục sự phản loạn giữa các quốc gia nhưng hắn sẽ không thể chạm đến những người đồng làm vua, vì khi ấy họ đã được biến đổi bởi gien Vương Quốc. Tất cả yếu tố phản loạn trong nhân tính sa ngã của những người đồng làm vua này sẽ được gien Vương Quốc mất đi. Vì vậy, Sa-tan, tức kẻ ác, không thể nào xúi giục “dân có gien Vương Quốc” phản loạn với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một số lớn dân thuộc các quốc gia được phục hồi sẽ theo hắn. Khải Thị 20:9 cho chúng ta biết hậu quả của cuộc phản loạn sau cùng này: “Chúng lên khắp cả đất, vây dinh thánh đồ và thành yêu dấu. Nhưng có lửa từ trời xuống thiêu nuốt chúng”. Những người thuộc các dân tộc được phục hồi không tham gia vào cuộc phản loạn thì sẽ được chuyển dời vào trái đất mới.
Trong trời mới đất mới, Đức Chúa Trời sẽ có Vương Quốc đời đời cùng với Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là sự tổng cộng các vua, và các vua này sẽ cai trị trên các dân được phục hồi hoàn toàn. Sau đó, Đức Chúa Trời sẽ có một Vương Quốc đời đời là sự phát triển đầy đủ của gien được gieo trong các sách Phúc Âm bởi Jesus người Na-xa-rét, là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trong nhân tính
Gien Vương Quốc được gieo trong các sách Phúc Âm thật là tuyệt diệu! Cuối cùng, gien này sẽ được phát triển thành Vương Quốc ngàn năm được nói đến trong Khải Thị chương 20 và trở thành Vương Quốc đời đời của Đức Chúa Trời trong Khải Thị chương 21 và 22. Ngợi khen Chúa về bức tranh gien Vương Quốc và sự phát triển của gien ấy.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2