"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7363366
Đang truy cập:42

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG NẾP SỐNG HỘI THÁNH-

 Hội Thánh đứng chỗ nào trong bức tranh về gien Vương Quốc, về sự phát triển và tổng kết của gien ấy? Các Hội Thánh đang ở trong giai đoạn phát triển của gien này. Sự phát triển này diễn ra do sự lớn lên và được biến đổi

Trong 1 và 2 Cô-rin-tô, Phao-lô nói về sự lớn lên và biến đổi mà ngày nay chúng ta đang kinh nghiệm trong nếp sống Hội Thánh. Trong 1 Cô-rin-tô chương 3, chúng ta có sự lớn lên trong sự sống và trong 2 Cô-rin-tô chương 3, chúng ta có sự biến đổi của sự sống. Trong 1 Cô-rin-tô 3:7 Phao-lô nói về “Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên”. Ở đây, chúng ta có sự lớn lên trong sự sống. Sau đó, trong 2 Cô-rin-tô 3:18, Phao-lô nói: “Chúng ta thảy đều để mặt trần mà ngắm xem và chiếu lại sự vinh hiển của Chúa như một cái gương, thì đều biến hóa nên cùng một hình tượng của Ngài, từ vinh hiển đến vinh hiển, như từ Chúa Linh vậy” .Ở đây, chúng ta có sự biến đổi của sự sống. Vì vậy, trong 1 và 2 Cô-rin-tô, chúng ta có một chương nói về sự lớn lên trong sự sống và một chương khác nói về sự biến đổi của sự sống. Bây giờ trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta đang kinh nghiệm sự lớn lên trong sự sống và sự biến đổi của sự sống.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng Hội Thánh là sự tiếp nối về kết quả của gien Vương Quốc. Sự tiếp nối này cuối cùng sẽ đạt đến sự phát triển trọn vẹn của gien ấy. Khi ấy Vương Quốc sẽ được biểu lộ suốt thời kỳ ngàn năm. Tất cả những ai đã nhận lãnh gien này trải qua các thế kỷ sẽ trở thành các vua qua sự phát triển của gien ấy bên trong họ. Toàn thể các vua này sẽ là Vương Quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Vương Quốc đời đời của Đức Chúa Trời là sự phát triển đầy trọn của gien được Đấng Thần-Nhân, là Jesus người Na-xa-rét, gieo vào.
Trong nếp sống Hội Thánh ngày nay, chúng ta đang kinh nghiệm sự phát triển gien Vương Quốc qua sự lớn lên trong sự sống và sự biến đổi của sự sống. Cuối cùng, sự lớn lên và biến đổi này sẽ đạt đến sự tổng kết chung cuộc. Khi ấy chúng ta sẽ cùng làm vua với Đấng Christ, là những người đã kinh nghiệm sự phát triển đầy trọn của gien Vương Quốc.
Hiện nay, chúng ta đang trải qua quá trình phát triển. Nhưng chắc chắn là một ngày kia, tất cả chúng ta sẽ đồng làm vua. Khi ngày ấy đến, chúng ta có thể nhìn nhau và nói: “Anh ơi, anh có nhớ những buổi nhóm mà chúng ta nghe về gien vương quốc chăng? Khi đang ở trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển của gien này. Bây giờ, tất cả chúng ta ở đây là những người đồng làm vua với Đấng Christ. Bây giờ chúng ta có thể thấy được sự phát triển đầy trọn của gien Vương Quốc”. Sự phát triển đầy trọn của gien Vương Quốc sẽ là một sự trưng bày cho các dân, các thiên sứ và Ma Quỉ là Sa-tan.
Chúng ta cần đọc chương 4 của Phúc Âm Mác trong ánh sáng của những gì chúng ta thấy về gien Vương Quốc. Nếu đọc chương này trong ánh sáng như vậy, chúng ta sẽ ý thức rằng trong Mác chương 4, chúng ta có yếu tố nội tại của Phúc Âm.
---HUYỀN NHIỆM
VỀ VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong 4:1-8, Chúa kể ẩn dụ về người gieo giống. Trong 4:11, Ngài tiếp tục phán với các môn đồ rằng: “Đã ban cho các ngươi sự huyền nhiệm của nước Đức Chúa Trời, còn đối với người ngoài thì dạy mọi sự bằng thí dụ”. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời về Vương Quốc của Ngài là một huyền nhiệm ẩn giấu, là điều đã được tiết lộ cho các môn đồ của Cứu Chúa-Nô Lệ. Tuy nhiên, vì bản chất và đặc tính của Vương Quốc Đức Chúa Trời là hoàn toàn thần thượng, và yếu tố mà qua đó Vương Quốc được sản sinh là sự sống thần thượng và sự sáng thần thượng nên Vương Quốc của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong thực tại, tức là Hội Thánh đích thực trong thời đại này (La.14:17), vẫn còn là huyền nhiệm đối với con người thiên nhiên
ẨN DỤ VỀ CÁI ĐÈN
Trong 4:21-25, chúng ta có ẩn dụ về Cái Đèn. Trong các câu 21 và 22, Chúa phán: “Há có ai đem đèn để ở dưới cái đấu, hoặc dưới chõng, mà không để trên giá đèn sao? Vì chẳng có điều gì giấu mà không lộ, cũng chẳng có việc gì kín mà không tỏ” Đèn chiếu ra ánh sáng, ngụ ý rằng sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa- Nô Lệ không những gieo sự sống vào những người Ngài phục sinh mà cũng đem ánh sáng đến cho họ. Vì vậy, một sự phục vụ thần thượng như thế sinh ra các tín đồ như những vì sáng (Phil 2:15) và các Hội Thánh như các Giá Đèn (Khải 1:20), soi sáng trong thời đại tối tăm này là chứng cớ của Ngài và tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới với các đặc tính nổi bật của sự sống và sự sáng (Khải. 22:1-2; 21:11, 23-24)
Mác 4:24 và 25 chép: “Ngài lại phán rằng: Hãy coi chừng về điều mình nghe. Các ngươi dùng lượng nào mà lượng ra thể nào, thì cũng sẽ được lượng lại thể ấy, và còn thêm hơn nữa. Vì ai có, sẽ cho thêm; còn ai không có, dẫu điều họ đã có cũng sẽ bị cất luôn nữa”. Trong Ma-thi-ơ 7:2 và Lu-ca 6:38, lời Chúa về việc đo lường được áp dụng cho cách chúng ta đối xử với người khác. Ở đây trong Mác 4:24, lời này áp dụng cho cách chúng ta nghe lời Chúa. Mức Lượng Chúa ban cho chúng ta tùy thuộc và lức lượng chúng ta nghe. Cũng vậy, lời Chúa trong câu 25 cũng liên hệ đến cùng chúng ta nghe lời Chúa. Điều này cũng đúng như trong Ma-thi-ơ 13:10-13 và Lu-ca 8:18
---ẨN DỤ VỀ HẠT GIỐNG
Trong Mác 4:26-29, chúng ta có ẩn dụ về hạt giống. Câu 26 chép: “Ngài lại phán rằng: Nước Đức Chúa Trời cũng như người vãi giống xuống đất”. Vương Quốc Đức Chúa Trời là thực tại của Hội Thánh được sinh ra bởi sự sống phục sinh của Đấng Christ qua Phúc Âm (1 Cô.4 :15). Sự tái sinh là lối vào của Vương Quốc (Gi.3:5), và sự lớn lên của sự sống thần thượng trong tín đồ là sự phát triển của Vương Quốc (2 Phi 1:3-11)
Người trong Mác 4:26 là Cứu Chúa- Nô Lệ, tức là Người gieo giống. Người trong câu 26 là người gieo giống trong câu 3. Người gieo giống này là Cứu Chúa- Nô Lệ, tức con Đức Chúa Trời đến gieo chính Ngài là hạt giống sự sống trong lời Ngài (c.14) vào lòng người để Ngài có thể lớn lên, sống trong họ và được biểu lộ từ bên trong họ.
Hạt giống trong câu 26 là hạt giống sự sống thần thượng (1Gi.3:9; 1Phi.1:23) được gieo vào trong những người đã tin Cứu Chúa- Nô Lệ. Việc vãi giống ở đây cho thấy rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời, là kết quả và mục tiêu Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ và của Hội Thánh trong thời đại này (La.14:17), là vấn đề sự sống, tức sự sống của Đức Chúa Trời, nẩy mầm, lớn lên, kết quả, trưởng thành và sinh ra mùa gặt. Nhưng điều này không phải là vấn đề của tổ chức không có sự sống qua sự khôn ngoan và khả năng con người. Lời của các sứ đồ trong 1 Cô-rin-tô 3:6-9 và Khải Thị 14:4, 15,16 xác quyết điều này.
Mác 4:27 tiếp tục viết: “Tối ngủ sáng dậy, giống nảy mộng đâm chồi, mà người không thể nào”. Cụm từ “tối ngủ sáng dậy” và “người không hiểu thể nào” không nên áp dụng cho Cứu Chúa – Nô Lệ. Câu này minh họa cho việc hạt giống lớn lên cách tự phát (c.28). Từ “đâm chồi” ở đây chỉ về sự lớn lên.
Câu 28 chép: “Vì đất tự sanh hoa quả, ban đầu là mạ, kế đến bông, đoạn bông kết hột chắc”. Đất ở đây là đất tốt (c.8) chỉ về tấm lòng tốt được Đức Chúa Trời tạo dựng (Sáng 1:31) để sự sống thần thượng của Ngài lớn lên trong con người. Một tấm lòng tốt như thế sẽ thích hợp cho hạt giống sự sống thần thượng được gieo vào trong chúng ta để lớn lên và kết quả cách tự phát hầu biểu lộ Đức Chúa Trời. Lời ở đây làm cho chúng ta có thể có đức tin về tính tự phát này. Vì vậy, về mặt tiêu cực, cỏ lùng không được cập ở để như trong Ma-thi-ơ 13:-24-30. Từ “tự” có nghĩa là sự lớn lên thì tự phát.
Câu 29 kết luận: “Khi hoa quả đã chín, người ta liền đưa lưỡi liềm vào, vì mùa gặt đã đến”. Lưỡi liềm chỉ về các thiên sứ được Chúa sai đi gặt mùa màng (Khải 14:16; Mat 13:39)
----ẨN DỤ VỀ HẠT CẢI
Trong 4:30-34, chúng ta có ẩn dụ về hạt cải. Trong câu 30 đến 32, Chúa phán: “Chúng ta sánh nước Đức Chúa Trời với chi, hay lấy thí dụ nào mà giải bày? Nước ấy ví như hột cải gieo xuống đất; tuy nó nhỏ hơn cả các giống trên đất, song khi gieo rồi thì nó mọc lên, trở nên lớn hơn mọi thứ rau, nứt ra nhành lớn, đến nỗi chim trời có thể đậu dưới bóng nó được”. Ý nghĩa của hạt giống trong câu 3 và câu 26 và giá đèn trong câu 21 bày tỏ bản chất và thực tại bề trong của Vương Quốc Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ý nghĩa của hạt cải trở nên lớn không theo loại của nó, và chim trời đậu dưới bóng nó là nói về sự hư hoại và dáng vẻ bề ngoài của Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Trong Ma-thi-ơ 13:31 và 32, chúng ta thấy hạt cải không những trở nên lớn hơn mọi thứ rau mà cuối cùng còn trở nên một cây lớn. Hội Thánh, tức hiện thân của Vương Quốc , phải giống như rau làm thực phẩm. Nhưng Hội Thánh đã trở nên một cây, là chỗ chim ở, đã thay đổi bản chất và chức năng. (Điều này nghịch lại luật sáng tạo của Đức Chúa Trời là mỗi cây phải theo loài của nó – Sáng 1:11-12). Điều này xảy ra khi Constantine đại đế pha trộn Hội Thánh với thế giới vào nửa đầu thế kỷ thứ tư. Ông đem hàng ngàn tín đồ giả vào trong Cơ-đốc giáo, làm Cơ-đốc giáo thành Cơ-đốc giáo giới, không còn là Hội Thánh nữa. Vì vậy, ẩn dụ về hạt cải tương ứng với Hội Thánh thứ ba trong bảy Hội Thánh và Khải Thị chương 2 và 3, là Hội Thánh tại Bẹt-găm (Khai 2:12-17) Cải là cây thân thảo, sống theo mùa; trong khi cây thân mộc sống lâu năm. Hội Thánh, theo bản chất thiên thượng và thuộc linh, phải giống như cây cải, kiều cư trên đất. Nhưng với bản chất đã bị thay đổi. Hội Thánh đã đâm rễ sâu và ổn định trên đất như cây thân mộc, phát triển sự nghiệp của mình thành các nhánh để cho những người gian ác và vật gian ác. Điều này đã hình thành tổ chức bề ngoài thuộc về dáng vẻ bề ngoài của Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Trong ẩn dụ về người gieo giống “chim đến ăn nuốt” hạt giống rơi nhằm mé đường (Mác 4:4). Theo câu 15, điều này cho thấy rằng Sa-tan đến và giựt lấy lời đã gieo vào lòng một số người. Vì chim trong ẩn dụ về hạt cải phải chỉ về các ác linh của Sa-tan cùng với những người và những điều gian ác bị chúng xúi giục. Chúng ở trong các nhánh của cây lớn này, tức là ở trong sự nghiệp của Cơ-đốc giáo giới.
Trong 4:33 và 34, chúng ta có lời kết luận cho phần này của Phúc Âm Mác về các ẩn dụ liên quan đến Vương Quốc Đức Chúa Trời: “Ngài dùng nhiều thí dụ dường ấy mà giảng đạo cho họ, tùy sức họ nghe; ngoài thí dụ Ngài chẳng phán gì cùng họ, nhưng khi ở riêng thì Ngài giải nghĩa hết cho môn đồ”. Các ẩn dụ này bày tỏ sự khôn ngoan và sự hiểu biết thần thượng của Cứu Chúa- Nô Lệ (Mat.13:34-35)
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2