"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870202
Đang truy cập:174

NHÃ CA 12 - SỰ TRÔNG ĐỢI (PHẦN A)

prometrium

prometrium beerotor.de

citalopram side effects 20mg

citalopram side effects 20mg ilcuoreinafrica.org

pillola cialis effetti

cialis 5 mg blog.toolroom.at

 

“Ô, ước chi chàng là anh tôi, là người được nuôi nơi vú của mẹ tôi! Nếu gặp chàng ở ngoài, tôi sẽ hôn chàng, và sẽ chẳng ai khinh miệt tôi. Tôi sẽ dẫn chàng và đem chàng vào trong nhà mẹ tôi, là người đã chỉ dẫn tôi; tôi sẽ cho chàng uống rượu pha hương liệu từ nước trái thạch lựu của tôi. Tay trái chàng sẽ kê dưới đầu tôi, và tay phải chàng ôm chặt lấy tôi. Hỡi các con gái Jerusalem, ta nài khuyên các ngươi, đừng làm kinh động hay đánh thức người yêu của ta cho đến khi nàng vui thỏa. Người nữ này là ai mà đi lên từ đồng vắng, nương dựa nơi người yêu dấu của nàng? Ta đã đánh thức nàng dưới cây táo: tại đó mẹ nàng đã lao tác vì nàng; tại đó bà đã lao tác và sinh ra nàng. Hãy đặt tôi như một dấu ấn trên lòng chàng, như một dấu ấn trên cánh tay chàng; vì tình yêu mạnh như sự chết, sự ghen tuông hung bạo như Âm Phủ; các tia chớp của nó là các tia lửa, một ngọn lửa của Đức Jehovah. Nước nhiều chẳng tưới tắt được tình yêu, các cơn lụt cũng không nhận chìm được nó. Nếu một người đem cả gia sản mình để đổi lấy tình yêu, chắc sẽ bị khinh miệt vô cùng. Chúng tôi có một em gái nhỏ, chưa có nhũ hoa: chúng tôi sẽ làm gì cho em gái mình vào ngày nàng được hứa hôn? Nếu nàng là bức tường, chúng ta sẽ xây trên nàng một lỗ châu mai bằng bạc; còn nếu nàng là cánh cửa, chúng tôi sẽ rào quanh nàng bằng ván hương nam. Tôi là một bức tường, và ngực tôi như các ngọn tháp; còn trong mắt chàng tôi giống như một người đã tìm thấy hòa bình. Solomon có một vườn nho ở Baal-hamon: chàng cho những kẻ giữ vườn thuê vườn nho của mình; mỗi người phải đưa một ngàn shekel về bông trái nó. Vườn nho của tôi, là điều thuộc về tôi, ở trước mặt tôi. Hỡi Solomon, chàng sẽ có một ngàn; còn những người giữ bông trái sẽ có hai trăm. Hỡi chàng là người cư trú trong các khu vườn, các bạn đồng hành của tôi lắng nghe tiếng chàng; hãy cho tôi nghe với. Người yêu dấu của tôi ơi, hãy chóng đến, và hay giống như con linh dương hay con nai tơ trên các núi hương liệu (Nhã Ca 8:1- 14)

SỰ GIỚI HẠN CỦA XÁC THỊT

ĐỐi với chúng ta, dường như kinh nghiệm của một người được cứu phải kết thúc ở chương bảy, vì trong chương đó, người nữ này đã đạt đến đỉnh cao nhất mà nàng có thể đạt đến. Nàng là toàn mỹ. Mọi người khen ngợi nàng là người nhìn về phía trước như rạng đông, đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời và đáng sợ như một đội quân giương cờ xí. Trong mắt của cả Đức Chúa Trời lẫn con người, nàng đã trưởng thành. Từ góc độ kinh nghiệm của nàng, nàng vui hưởng sự hiệp nhất trọn vẹn với Chúa. Nàng đã thật sự trở nên một người làm thỏa mãn Chúa.

Tuy nhiên, bất kể mọi điều này, nàng nói: “Ô, ước chi chàng là anh tôi, là người được nuôi nơi vú của mẹ tôi! Nếu gặp chàng ở ngoài, tôi sẽ hôn chàng, và sẽ chẳng ai khinh miệt tôi” (8:1). Đối với cảm nhận riêng của nàng, nàng bị khinh miệt và đáng khinh. Chỉ có người nào đã đạt đến đỉnh cao nhất của kinh nghiệm thuộc Linh, là người ở trong mối liên hiệp trọn vẹn với Chúa và làm thỏa mãn Ngài hết sức, mới kinh nghiệm loại cảm nhận này. Nàng tự cho là mình bị khinh miệt, vì nàng vẫn còn ở trong “thân thể thấp hèn của chúng ta” (Phil. 3:21). Đối với cảm nhận của nàng, vẫn còn một điều gì đó thiếu hụt, và nàng không xứng đáng để đứng trước mặt Ngài. Đối với nàng, dường như mọi người- Chúa, các anh chị em, và Satan– sẽ thấy nàng đáng ghê tởm chừng nào khi nàng còn ở trên đất, vì nàng vẫn có các sự yếu đuối và giới hạn ngăn chặn nàng trở nên giống như Đấng Christ vĩ đại và vinh hiển của nàng.


“Ô, ƯỚC CHI CHÀNG LÀ ANH TÔI”

Những người đã đạt đến giai đoạn này đau đớn ý thức về sự thất bại và yếu đuối của mình trước mặt Chúa, nhưng họ không có sự lựa chọn nào ngoài việc chờ cho đến khi Chúa trở lại, khi tình trạng của họ có thể được cứu chữa. Ở đây, người tìm kiếm của Chúa than khóc: “Ô, ước chi chàng là anh tôi, là người được nuôi nơi vú của mẹ tôi!” Ý tưởng của nàng là nếu họ có cùng một mẹ, thì theo mọi cách, nàng có thể giống như Đấng mà nàng yêu, vì khi ấy họ dự phần vào cùng một sự sống. Mặc dù người tìm kiếm thật sự có sự sống của Chúa, nhưng nàng cảm thấy nàng vẫn chưa tương xứng với Ngài – nàng vẫn còn kinh nghiệm sự yếu đuối, xiềng xích, sự giới hạn, và các sự thiếu hụt, trong khi Chúa thì quá hoàn hảo, thanh khiết, mạnh mẽ, tự do, vinh hiển và vĩ đại. 


Ngài sống cho chủ đích của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Mặc dù Chúa khen ngợi nàng, nhưng nàng than thở rằng nàng chỉ đáng bị khinh miệt.

Mọi người khen ngợi sự phong phú của nàng, và ngay cả Chúa cũng khen ngợi sự hoàn hảo của nàng. Nhưng bất kể mọi kinh nghiệm vinh hiển của nàng về việc nhận biết Chúa và công tác của thập tự giá trong suốt những năm này, nàng vẫn cảm thấy mình đáng ghê tởm. Có một sự than thở sâu bên trong nàng: “Tôi có sự hiện diện của Ngài, tôi biết bí quyết để làm một người đắc thắng, và tôi sống trong sự tương giao với Ngài, nhưng tôi trông mong sự cứu chuộc thân thể tôi. Trước khi tôi được biến hóa, tôi không thể tương xứng với Ngài. Ô, ước chi Ngài là anh tôi! Tôi muốn giống như Ngài và ở trong vinh hiển cùng với Ngài.”

Anh chị em ơi, có lẽ anh chị em đã có kinh nghiệm này rồi. Khi anh chị em đang vui hưởng sự dịu ngọt đỉnh cao trong sự tương giao của mình với Chúa, anh chị em nhận thức được sự cản phá và rào cản của xác thịt. Trong một tình trạng như vậy, một người sẽ than thở và nói với Chúa: “Tôi trông mong được giải phóng khỏi quyền lực của bản ngã và luật của tội biết bao! Tôi muốn kinh nghiệm mối liên hiệp trọn vẹn với Ngài. Tôi ao ước thân thể thấp hèn của mình được biến hóa để tôi có thể được đồng hóa với thân thể vinh hiển của Ngài.”

Đây là ý nghĩa của việc nàng nói: “Ô, ước chi chàng là anh tôi!” Câu này chỉ xuất hiện một lần trong sách này. Ở đầu sách, nàng theo đuổi những điều thuộc Linh. Nàng ao ước trở nên chiến thắng và có kinh nghiệm trong những điều của Chúa. Sau khi đạt được những điều này, nàng chi ao ước có được chính Chúa. Bây giờ, sau khi đã có được Ngài, nàng khao khát sự cứu chuộc thân thể. Nàng ao ước được tự do như Chúa, được giải phóng khỏi mọi điều tiêu cực. Nàng ao ước sự thanh khiết của Chúa trở nên sự thánh khiết của nàng. Nàng chỉ có một niềm ao ước: đó là không ai sẽ khinh miệt nàng, đặc biệt là chính nàng. Nàng khinh miệt chính mình và ao ước sự biến hóa. Vì vậy nàng trông mong Chúa đến, vì sự đến của Ngài sẽ giải quyết mọi nan đề của nàng.

Nàng không ở trong sự chiến thắng sao? Nàng đã chiến thắng. Nàng chưa kinh nghiệm thập tự giá sao? Nàng đã kinh nghiệm sự vận hành của thập tự giá cách sâu xa. Nàng có biết Chúa không? Nàng biết Ngài cách tường tận. Tuy nhiên, mọi điều này không thể ngăn nàng than khóc: “Chúa ôi, tôi đi theo Ngài đến nay đã nhiều năm, và người ta coi tôi là một người trưởng thành về mặt thuộc Linh. Ngay cả Ngài cũng khen ngợi tôi là một người trưởng thành trước mặt Ngài. Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong, tôi cảm thấy mình thật đáng khinh. Tôi trông mong sự cứu chuộc thân thể mình biết bao!”

“TÔI SẼ HÔN CHÀNG”

Rồi nàng thốt lên: “Nếu gặp chàng ở ngoài, tôi sẽ hôn chàng.” Ban đầu nàng xin Chúa hãy hôn nàng (1:2). Trái lại, ở đây nàng ao ước hôn Ngài. Trong chương 1, nàng không quan tâm đến ai ngoài chính nàng, nhưng trong chương 8, nàng hoàn toàn thuộc về Chúa. Nàng đã học được bí quyết trong mọi sự và trong mọi điều, và có khả năng biểu hiện tình yêu của nàng đối với Chúa trong mọi hoàn cảnh.


“VÀO TRONG NHÀ MẸ TÔI”


Kế đến, nàng Shulammite nói: “Tôi sẽ dẫn và đem chàng vào trong nhà mẹ tôi, là người đã chỉ dẫn tôi”(8:2). Đây là điều nàng ao ước thực hện khi Chúa trở lại, khi nàng đã được giải phóng khỏi thân thể thấp hèn của mình. Tư tưởng của nàng không tập trung vào chính nàng. Vào ngày đó nàng sẽ không nói: “Hallelujah! Tôi được biến hóa! Không còn bản ngã, tội lỗi, sự buồn rầu và sự chết nữa. Mọi sự đều mới!” Trái lại, các ý tưởng của nàng chỉ hướng về Chúa và việc nàng sẽ đến với Ngài như thế nào vào lúc đó. Khi đọc đến phần này, tôi cảm động sâu sắc.

Trong chương 7, chúng ta thấy người nữ này đã đạt đến chỗ yêu Chúa bằng cả tấm lòng, hồn, tâm trí và sức lực của nàng. Nàng mời Chúa đi đến ngôi làng và trao tình yêu của nàng cho Ngài trong các cánh đồng. Trong cõi đời đời, tình yêu cảu nàng dành cho Chúa sẽ mãi mãi không thay đổi. “Tôi sẽ dẫn và đem chàng vào trong nhà mẹ tôi.” Ở đây, nhà của mẹ nàng tiêu biểu cho ân điển. Nàng có cảm nhận: “Ô Chúa, trong thế hệ độc ác này, Ngài đã lựa chọn tôi, yêu tôi và ban chính Ngài cho tôi. Khi đếm lại mọi kinh nghiệm của mình về ân điển, tôi rất biết ơn vì đời sống tôi đầy dẫy tình yêu của Ngài và công tác của ân điển. Tôi chỉ là một tội nhân được cứu bởi ân điển. Tôi muốn dẫn Ngài đến vui hưởng ân điển Ngài trong tôi.”


“LÀ NGƯỜI SẼ CHỈ DẪN TÔI”

Theo Bản King James, câu 2 được dịch là: “Tôi sẽ dẫn chàng và đem chàng vào trong nhà mẹ tôi, là người sẽ chỉ dẫn tôi.” Khi bắt đầu theo đuổi Chúa, nàng đã xin Chúa đem nàng vào trong các căn phòng của Ngài để nàng có thể biết được tình trạng thật của mình. Ở đây, nàng dẫn Chúa vào trong nhà mẹ nàng để nàng có thể được chỉ dẫn hầu nhận biết ân điển của Đức Chúa Trời.

Mặc dù nàng đã nhận biết Chúa trong thời đại hiện tại, nhưng nàng cảm nhận rằng nàng chưa nhận biết Ngài đầy đủ. Thậm chí trong cõi đời đời, nàng muốn được chỉ dẫn để có thể nhận biết Ngài giống như nàng đã được nhận biết cách đầy đủ (1 Cor. 13:12). Nàng xin Chúa khải thị chính Ngài cho nàng thêm nữa để trong các thời đại đời đời nàng có thể sở hữu tri thức về ân điển Ngài cách đầy đủ.

“TÔI SẼ CHO CHÀNG UỐNG RƯỢU CÓ PHA HƯƠNG LIỆU”


Câu này tiếp tục: “Tôi sẽ cho chàng uống rượu có pha hương liệu từ nước trái thạch lựu của tôi.” Dường như nàng muốn nói: “Chúa ôi, tôi sẽ yêu Ngài cho đến đời đời. Tôi cũng sẽ triển lãm công tác của thập tự giá Ngài để Ngài có thể được thỏa mãn.” Là một người đã đi theo Chúa trên đất trong thời đại này, nàng đã nhận được sự cung ứng “hương liệu” của Chúa. Trong cõi đời đời, nàng muốn triển lãm công tác của thập tự giá Chúa– một dược, nhũ hương và các loại phấn thơm của thương nhân- vì sự thỏa mãn của Ngài. Nàng làm rượu có pha hương liệu từ các kho lưu trữ kinh nghiệm của mình để làm thỏa mãn Ngài.

Vào lúc đó, nàng sẽ không chỉ bước vào trong sự yên nghỉ mà còn đem Chúa vào trong mối liên hiệp của tình yêu để vui hưởng rượu pha hương liệu từ nếp sống của nàng. Đây là sự kết tinh của mọi kinh nghiệm của nàng về thập tự giá. Mọi điều nàng đã kinh nghiệm sẽ được trình dâng cho Chúa để Ngài vuiu hưởng.

“TAY PHẢI CHÀNG ÔM CHẶT LẤY TÔI”

Kế đến, nàng Shulammite nói: “Tay trái chàng sẽ kê dưới đầu tôi, còn tay phải chàng ôm chặt lấy tôi.” Trong chương 2, nàng cũng đã có sự tương giao mặt đối mặt như vậy với Chúa (2:6). Kinh nghiệm đó ở trong linh nàng. Bây giờ nàng làm chứng rằng trong ngày đó nàng sẽ tương giao với Ngài theo cách vật lý khi mà không có điều gì phân rẽ họ. Nàng sẽ vui hưởng mối liên hiệp không một bóng mây với Chúa mãi mãi. Một khi đã kinh nghiệm giai đoạn cuối cùng trong công tác cứu chuộc với Chúa, sự cứu chuộc thân thể, nàng sẻ không bao giờ kinh nghiệm việc xa cách Ngài nữa.


“HỠI CÁC CON GÁI JERUSALEM, TA NÀI KHUYÊN CÁC NGƯƠI”

Câu 4 nói: “Hỡi các con gái Jerusalem, ta nài khuyên các ngươi, đừng làm kinh động hay đánh thức người yêu của ta cho đến khi nàng vui thỏa.” Trước đây, Chúa nói: “Hỡi các con gái Jerusalem, ta nài khuyên các ngươi, như những con linh dương hoặc những con nai cái trong các cánh đồng, đừng làm kinh động hay đánh thức người yêu của ta” (2:7). Vào lúc đó, người nữ này rất ngờ vực về điều Chúa đã hoạch định cho nàng. Giống như con linh dương hay con nai tơ, nàng dễ bị hoảng hốt, Bây giờ nàng đã kinh nghiệm. Nàng không bị ảnh hưởng bởi môi trường của nàng và không còn phản ứng với những điều đã từng là “báo động giả”. Vì vậy, Chúa nói: “Đừng làm kinh động nàng khi nàng đang sống trong hi vọng về sự trở lại của Ta.” Vì nàng sống bằng cách trông đợi Chúa đến và sống trong hi vọng về sự cứu chuộc thân thể, nên nàng đang ở trong giai đoạn cuối cùng của kinh nghiệm sự sống. Chúa nói: “Trong khi nàng đang ở trong giai đoạn cuối cùng, hãy để nàng giống như một người đang chờ đợi Ta đến, chớ làm cho nàng xao lãng.”

SỰ GIẢI PHÓNG KHỎI XÁC THỊT VÀ SỰ SỐNG HỒN

Ở đây, các thánh đồ lại hỏi: “Người nữ này là ai mà đi lên từ đồng vắng, nương dựa nơi người yêu dấu của nàng?” Trong chương 3 họ đã hỏi: “Người nữ này là ai mà đi lên từ đồng vắng giống như các trụ khói, đượm hương thơm một dược và nhũ hương, với mọi loại phấn thơm của thương nhân?” Vào lúc đó, người ta chiêm ngưỡng sự biểu lộ của nàng, vì nàng đầy dẫy quyền năng của Linh và mang chứng cớ về công tác của thập tự giá. Ở đây, nàng không còn có nhiểu sự biểu lộ; nàng chỉ như một người đi lên từ đồng vắng, không hơn không kém.


Ở đây, đồng vắng không chỉ nói về thế giới mà còn về xác thịt và sự sống hồn. Việc nàng đi lên từ đồng vắng khải thị rằng nàng đã đắc thắng xác thịt cũng như sự sống hồn của nàng và tuyệt đối sống trong sự đầy đủ của Linh. Nàng không chỉ biểu lộ các dấu vết của công tác Đức Chúa Trời; nàng thật sự là một người thuộc Linh và sống trong lĩnh vực thiên thượng. Khi dân chúng nhìn thấy nàng, họ biết rằng nàng hoàn toàn được biệt riêng cho Chúa.

Trong Cựu Ước, Ai Cập biểu thị cho xác thịt, đồng vắng biểu thị cho sự sống hồn, và miền đất tốt lành biểu thị cho Linh. Ở đây, người yêu của Chúa đang đi lên từ đồng vắng. Nàng đã được giải phóng khỏi sự sống hồn cũng như xác thịt của nàng. Sự sống hồn của nàng không còn có thể ngăn trở nàng nữa. Nàng không sống trong tâm trí, tình cảm hoặc ý muốn của nàng. Nàng sống trong linh và trong mối liên hiệp với Chúa. Khi nhìn thấy điều này, những người quen biết nàng được thôi thúc để hỏi: “Người nữ này là ai mà đi lên từ đồng vắng, nương dựa nơi người yêu dấu của nàng?”

SỐNG TRONG TÌNH YÊU VÀ ÂN ĐIỂN

Kế đến, Chúa nói: “Ta đã đánh thức nàng dưới cây táo” (8:5). Dường như Ngài muốn nói: “Đừng lìa bỏ tình yêu đầu nhất của ngươi. Khi ngươi bắt đầu bước theo ta, hồn ngươi đã được đánh thức, ngươi đã vui thích và ngồi xuống trong bóng mát của Ta. Trái của Ta dịu ngọt cho khẩu vị ngươi (2:3). Ngươi đã được đánh thức để lìa khỏi những điều tội lỗi và tôn giáo. Ta đã đánh thức ngươi trong bóng mát của Ta và trái của tình yêu Ta. Bây giờ Ta muốn nhắc nhở ngươi, đừng lìa bỏ tình yêu đầu nhất của ngươi. Ngươi không thể thuộc Linh đến mức ngừng yêu Ta. Ngươi không thể lìa bỏ tình yêu đầu nhất của ngươi torng khi ngươi đang chờ đợi Ta đến. Giống như ban đầu ngươi đã yêu Ta và được hấp dẫn bởi tình yêu của Ta, theo cùng một cách, ngươi cũng phải yêu Ta và được hấp dẫn bởi tình yêu của ta trọn đời ngươi.”


Bất kể kinh nghiệm thuộc Linh của chúng ta trở nên cao và sâu bao nhiêu, chúng ta không bao giờ có thể lìa khỏi mối liên hệ yêu thương của chúng ta với Chúa. Trong sách này, tình yêu giữa người nữ và Đấng Yêu Dấu của nàng không bao giờ thiếu. Mỗi khi chạm đến Chúa, anh em chạm đến tình yêu. Giống như tác giả bài thánh ca này đã viết: “Lối yêu thương là ngắn nhất. Để đem ngươi vào với Chúa” (Hymns, #477). Nếu anh em ao ước đi theo Ngài, trở nên một người đắc thắng, và có tri thức sâu hơn về lẽ thật, thì mọi sự theo đuổi của anh em phải ở trong lĩnh vực của tình yêu.

Chúa nói tiếp: “Tại đó mẹ nàng đã lao tác vì nàng; tại đó bà đã lao tác và sinh ra nàng”. Các lời này quá tuyệt hảo! Mẹ nàng đã lao tác vì nàng. Bà đã sinh ra nàng và nuôi nàng khôn lớn. Chính tình yêu đã đánh thức và dẫn dắt nàng. Chính ân điển (được tượng trưng bởi người mẹ) đã đi theo nàng suốt cuộc đời nàng. Ân điển đang lao tác trên nàng, công tác để sinh ra nàng. Vì cớ tình yêu mà nàng đã bắt đầu đi theo Chúa. Bây giờ nàng phải tiếp tục sống trong ân điển và vui hưởng tình yêu của Ngài. Con đường của ân điển và tình yêu phải ở với nàng đến cuối cùng. Điều này quá kỳ diệu, nhưng lại quá đơn giản.


Đời sống chúng ta sẽ tiếp diễn như thế nào? Ân điển sẽ lao tác vì anh em trọn đời anh em. Anh em sẽ kinh nghiệm sự chiến thắng qua sự nâng đỡ và cung ứng của ân điển. Điều này trở nên chứng cớ và đặc điểm của những tín đồ có kinh nghiệm.

Kỳ huấn luyện này sắp kết thúc, và tất cả anh em đều đang xem xét tương lai của chính mình cũng như tương lai của hội thánh. Tâm trí chúng ta quá tỉnh táo khi chúng ta xem xét mọi vấn đề và lựa chọn. Tuy nhiên, khi tâm trí chúng ta quá tỉnh táo thì tình yêu bắt đầu phai nhạt. Dường như phương cách thì rõ ràng, nhưng kinh nghiệm về tình yêu lại biến mất. Thật không lạ khi Chúa nhắc nhở người tìm kiếm của Ngài ở phần kết luận của sách này: “Đừng quên Ta đã đánh thức nàng dưới cây táo như thế nào. Đừng quên ngọn cờ của Ta ở trên nàng, đó là tình yêu. Đừng lìa khỏi tình yêu. Nàng phải sống trong tình yêu mọi lúc. Ân điển sẽ ở với nàng.”

Anh chị em ơi, tất cả chúng ta sẽ mang một gánh nặng lớn khi đang phục vụ. Đúng là anh em càng yêu Chúa, gánh sẽ càng nặng hơn. Tuy nhiên, khi đang phục vụ, anh em phải nói với Chúa: “Ô Chúa, nền tảng phục vụ của tôi là tình yêu. Tôi dâng bông trái sự lao tác của tôi cho Ngài vì tôi yêu Ngài.” Anh em phải cứ ở mãi mãi trong sự tươi mới của tình yêu này.


Tình yêu là động lực cho cuộc hành trình của chúng ta. Đôi khi một thánh đồ tăng trưởng rất nhanh khi mới được cứu, rồi sự tăng trưởng ấy chậm dần và cuối cùng ngừng hẳn. Đôi khi tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy một anh em khao khát không hề thay đổi sau mười năm ở trong nếp sống hội thánh. Lý do cho điều này là tình yêu của người ấy đối với Chúa có vấn đề. Dường như người ấy vì Chúa, nhưng không có tình yêu, chỉ có sự phục vụ. Ngoài tình yêu thì không có ân điển. Kết quả là nhiều anh chị em tốt không hề thay đổi thậm chí sau rất nhiều năm.

Hội thánh cần phải khôi phục lại tình yêu đầu nhất, nhưng chúng ta phải đòi hỏi điều này nơi chính mìnhh trước khi tìm kiếm điều đó nơi người khác. Sau kỳ huấn luyện này, Chúa sẽ dẫn dắt anh em vào trong một lĩnh vực phục vụ nào đó. Cho dù đi đâu, anh em cũng phải nói với Ngài: “Chúa ôi, tôi muốn là một người yêu Ngài mọi lúc.” Anh em không bao giờ có thể lìa khỏi điều này. Khi ấy, bất kể mọi điều có thể trở nên khó khăn như thế nào, anh em cũng sẽ được an toàn trong mối liên hệ yêu thương của anh em với Chúa. Anh em sẽ không sợ hãi hoặc lo lắng, vì anh em với sẽ chỉ chịu trách nhiệm với Chúa, và Ngài sẽ chịu trách nhiệm về anh em. Trong mối liên hệ này, ân điển sẽ “lao tác” vì anh em, công tác vì anh em và là sự nâng đỡ của anh em trong cuộc hành trình của mình. Anh em phải sống trong tình yêu.


Khi chúng ta xem xét tương lai của mình trước mặt Chúa, điều ưu tiên trước hết là giữ cho tình yêu đầu nhất của chúng ta đối với Ngài tươi mới. Nếu tình yêu của chúng ta có vấn đề thì mọi sự lao tác của chúng ta sẽ vô ích. Nếu tình yêu của chúng ta có vấn đề, chúng ta sẽ thấy rằng không điều gì khác trong cuộc đời chúng ta là đáng giá. Trong tương lai Chúa sẽ ban cho anh em một sự dẫn dắt cao hơn, một sự dẫn dắt sâu hơn, hoặc một vết thương sâu hơn mà anh em cảm thấy khó hiểu hoặc khó có thể chịu nổi. Có thể anh em phải nói được với Ngài: “Chúa ôi, Ngài biết rằng tôi yêu Ngài.” Kết quả, anh em sẽ kinh nghiệm ân điển và khám phá vì ích lợi của những người yêu Ngài (Rom. 8:28).

(còn Phần B)

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2