"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7529783
Đang truy cập:126

CHƯƠNG 10


CÁC BẬC TRIẾT THỜI XƯA CHỨNG

MINH SỰ HIỆN HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Thật nghịch lí là nhiều người theo Khổng Tử và Mạnh Tử lại không tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Nhiều bản ký thật đã ghi lại rằng các nhà hiền triết thời xưa thật ra đã tin rằng có Đức Chúa Trời.

Người thời xưa của đất nước tôi tin Đức Chúa Trời

Trước khi ba triều đại cổ hình thành, quan niệm về “trời” đã ăn sâu vào trong niềm tin và văn hóa của người Trung Hoa cổ. Điều này cũng đúng đối với các chủng tộc khác trên thế giới. Quan niệm về “Đức Chúa Trời” là bẩm sinh và không phài do con người bịa đặt. Người ta có thể dùng các từ liệu khác nhau để chỉ về Đức Chúa Trời, hay dùng nhiều cách khác nhau để tôn kính Đức Chúa Trời; nhưng trải qua nhiều thời đại và trong nhiều nơi khác nhau trên thế giới, có một niềm tin chung về Đấng Tối Cao, Đấng Cao Nhất trên trời và đất.

Đối với người Hoa, “Trời” mang hai ý nghĩa khác nhau. Nghĩa thứ nhất chỉ về nơi chốn; nghĩa thứ hai chỉ về Đức Chúa Trời là Đấng có chủ quyền trên trời. Trong Hoa ngữ, từ “Thiên” (Trời) được viết giống như từ “Đại” (Lớn) và có chữ “Nhất” (Số 1, đầu tiên) ở phía trên. Từ liệu đó chỉ về một Đức Chúa Trời vĩ đại.

Rất lâu trước thời Khổng Tử, văn chương, các bản viết tay, các bài hát cổ, v.v… đã nói về “Trời”. Người Trung Hoa cho rằng “Trời” sáng tạo nên con người, và lập nên luật pháp cho con người giữ. Một cuốc sách đặc trưng có tựa đề là Thư Kinh Y Doãn mô tả chi tiết về ý nghĩa, lề luật và phương cách của việc dâng sinh tế. Sách này nói chi tiết về sự hiện hữu của Đấng Tối Cao trên trời và đất. Và sách này có trước thời Khổng Tử. Một số câu trích từ sách nói rằng: “Chỉ có Đức Chúa Trời là phi thường. Làm điều thiện thì đem sự may mắn. Không làm điều thiện sẽ đem đến sự bất hạnh”.

Ví dụ về vua Thành Thang nhân từ của triều đại Thương

Trong suốt thời kì trị vì của vua này, có một trận hạn hán trong bảy năm, dẫn đến nạn đói khắp xứ. Vua Thành Thang cắt tóc và móng tay, mặc bao bố trắng. Cùng với quần thần, người đến vùng dâu tằm mà cầu nguyện, xưng ra sáu điều trước mặt Đức Chúa Trời: sự quản trị yếu kém của chính quyền, tình trạng thất nghiệp cao trong dân chúng, sự tích lũy của cải giữa quần thần, cái bẫy của phụ nữ xinh đẹp, hối lộ, và sự thịnh vượng của những kẻ dua nịnh. Sau đó họ cầu nguyện như vậy, một trận mưa to đã đổ xuống! Sự kiện này được ghi lại trong Thượng Thư và trong những Tài liệu lịch sử. Quý vị có thể tự kiểm tra. Khi Vua Thành Thang lên ngôi hoàng đế, ông thốt ra một lời cầu nguyện được ghi lại trong Luận Ngữ của Khổng Tử, một chương ghi lại những câu châm ngôn cao quý. Về tính chất, lời cầu nguyện của Vua Thành Thang là như thế này: “Tôi, vua Thành Thang, không dám gọi mình là vua trước mặt Trời; tôi chỉ có thể gọi mình là người trẻ tuổi. Tôi dâng những sinh tế này với lòng chân thành để nói với Đức Chúa Trời chân thật và khôn ngoan rằng tôi không dám xin tha thứ cho tội tôi. Bầy tôi của tôi và tôi đã phạm tội và không thể giấu được, vì mọi sự điều dưới mắt Đức Chúa Trời. Xin đừng phạt người dân vì tội của tôi. Nếu người dân phạm tội, đó là chính tôi dẫn dắt họ. Vì vậy, xin hãy phạt tôi. Xin đừng gán tội cho dân”. Không gì ngạc nhiên khi Đức Chúa Trời đã vui long nghe và chúc phước cho sự sùng kính và lời cầu nguyện tha thiết này.

Cha mẹ Khổng Tử tin có Trời

Trong nhà của Khổng Tử, có một câu châm ngôn kể câu chuyện về sự sinh ra của ông. Cha của ông là Thúc Lương Hột, một viên chức của nước Lỗ (hiện là Thị Xã Trâu, tỉnh Sơn Đông) vào thời điểm đó. Ông cưới con gái út của ông Nhan tên là Chinh Tại. Trong một thời gian, hai người không có con. Vì thế họ đi đến núi Ni Trâu (tọa lạc cách Khúc Phụ 60 dặm về phía Nam, quê của Khổng Tử tại tỉnh Sơn Đông) để cầu nguyện với Trời. Cuối cùng, bà Chính Tại có thai và sanh ra Khổng Tử. Để tôn kính và tưởng nhớ ân điển của Trời, cha mẹ Khổng Tử gọi ông là Khâu, và đặt tên là Trọng Ni (theo tên ngọn núi), cho thấy họ tin rằng việc Khổng Tử sinh ra là do họ cầu nguyện tại núi Ni Khâu. Điều này cho chúng ta thấy rằng cha mẹ Khổng Tử là người kỉnh kiền, tôn kính Đức Chúa Trời.

Khổng Tử tin vào Trời

Trong cuốn đầu tiên, có một chương ghi lại lúc Khổng Tử bệnh. Môn đồ ông là Tử Lộ đến thăm thầy, và nói: “Thầy có muốn môn đồ cầu nguyện cho bệnh của thầy không?” Khổng Tử trả lời: “Ta đã cầu nguyện lâu nay!”

Trong chương mười của cuốn đầu tiên về các cộng đồng địa phương, nói rằng mỗi lần Khổng Tử ăn chay, thái độ của ông là kiêng ăn và hi sinh. Và vì thế chúng ta thấy, cho dù Khổng Tử bệnh hay khỏe, ông đều là người luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời chân thật.

Một trường hợp khác, khi Khổng Tử biết có người tên là Hoàn muốn hại ông, ông thốt lên: “Trời sinh ta ra là một người đạo đức, Hoàn muốn làm gì ta?” Khi môn đồ Khổng Tử là Nhan Uyên qua đời, ông than rằng: “Trời giết tôi”. Nhưng điều này cho thấy rằng Khổng Tử nhận thức sự tể trị của Đức Chúa Trời trên sự sống và sự chết, và mọi việc của con người. Về lễ vật dâng hiến, Khổng Tử dạy rằng một người phải dâng lễ vật lên với tất cả sự trang trọng và tôn kính, như thể Đức Chúa Trời đang hiện diện. Điều này chứng minh đức tin của ông nơi Đức Chúa Trời.

Mạnh Tử tin Đức Chúa Trời

Mạnh Tử nói: “Người có địa vị cao phục vụ người có địa vị thấp là làm vui lòng Trời. Và người có địa vị thấp phục vụ người có địa vị cao là kính sợ Trời. Người làm vui lòng Trời giữ cả thế giới; người kính sợ Trời giữ nước” ( sách: Vua Lương Huệ). Làm vui lòng Trời nghĩa là làm cho Đức Chúa Trời vui; kính sợ Trời nghĩa là sợ sự nổi giận và trừng phạt của Đức Chúa Trời. Người có địa vị cao phục vụ cho người có địa vị thấp là hành động cao quý không tư lợi. Do đó, chỉ có những người tôn kính và quan tâm đến vấn đề làm Trời vui lòng mới có những hành động cao thượng như vậy.

Mạnh Tử cũng nói: “Vì Trời ban trách nhiệm lớn cho con người nên trước hết người ấy phải có ý tưởng chịu khổ, xương và cơ thể lao động, thân thể và bao tử để chịu đói…” (Cáo tử). Lời nói này cho thấy một người tin vào Đấng trên trời (Đức Chúa Trời).

Một số người giải thích sai một câu để chứng tỏ rằng Khổng Tử không tin Đức Chúa Trời: “Khổng Tử không nói về những điều phi thường, kì công của quyền năng, những sự kiện huyền bí, và những bản thể thuộc linh”. Điều này không chính xác. Rõ ràng là Khổng Tử có một nhận thức và đức tin đúng đắn vào “Trời”, nhưng không bàn đến chuyện ma quỷ và những điều li kì như người ta thường làm. Ông giống như tín đồ Đức Chúa Trời ngày nay là những người “cũng không nói những điều phi thường, những kì công của quyền năng, những sự kiện huyến bí, và những bản thể thuộc linh”. 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2