amoxicillin 500mg
amoxicillin
500mg tds
abortion in philippines
abortion pill philippines
buy abortion pill online
buy abortion pill online reviews
click naltrexone naloxone treatment
naltrexone naloxone treatment
click here
“Tiếng người yêu dấu của tôi! Bây giờ chàng đến, nhảy qua các ngọn núi, nhảy nhót trên các ngọn đồi. Người yêu dấu của tôi như con linh dương hay con nai tơ. Bây giờ chàng đứng sau bức tường của chúng tôi; chàng đang nhìn qua các cửa sổ, liếc qua chấn song. Người yêu dấu của tôi đáp lại cùng tôi: ‘Người yêu của ta ơi, người đẹp của ta ơi, hãy trổi dậy và bước ra; vì bây giờ mùa đông đã qua; mưa đã dứt và qua rồi. Những bông hoa đua nở trên đất; thời kỳ hát xướng đã đến, và chúng ta đã nghe thấy tiếng chim cu trong xứ. Cây vả đã cho trái chín, còn nho đang trổ hoa – tỏa ngát hương thơm. Người yêu của ta ơi, người đẹp của ta ơi, hãy trỗi dậy và bước ra. Hỡi chim bồ câu của ta, trong các kẽ nứt của vầng đá, tại nơi ẩn náu trong vách núi, hãy cho ta thấy vẻ mặt nàng, cho ta nghe tiếng nàng; vì tiếng nàng dịu ngọt, và vẻ mặt nàng đáng yêu. Hãy bắt những con chồn cho chúng ta, những con chồn nhỏ phá hoại vườn nho trong lúc các vườn nho của chúng ta đang trổ hoa. Người yêu dấu của tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng; chàng chăn thả bầy mình giữa các hoa huệ. Cho đến khi bình minh ló dạng và bóng tối trốn đi, người yêu dấu của tôi ơi, hãy quay lại và hãy giống như con linh dương hay con nai tơ trên các núi Bether.”(Nhã Ca 2:8-17)
LỜI GIỚI THIỆU – KINH NGHIỆM
COI MÌNH LÀ TRUNG TÂM LÚC BAN ĐẦU
Cho đến điểm này, người tìm kiếm đã phát triển một sự hiểu biết trong bảy lĩnh vực kinh nghiệm mà chúng ta đã thấy trong sứ điệp trước. Tuy nhiên, người tìm kiếm vẫn chưa tiến bộ nhiều trong kinh nghiệm của nàng, dù nàng cảm thấy mình đã thu hoạch rất nhiều. Nhìn từ quan điểm của Chúa, nàng vẫn còn cách xa. Nàng đã trải qua một số kinh nghiệm, nhưng chưa tiến xa hơn. Nàng đã vui hưởng sự cung cấp của Chúa. Nàng đã đi đến chỗ nhận biết tình yên, sự tương giao, thập tự giá, vương quyền, sự sống của Chúa, hội thánh và thậm chí chính Chúa. Tuy nhiên, nàng vẫn còn là tiêu điểm trong kinh nghiệm của mình. Chính nàng là người biết tình yêu của Chúa. Chính nàng là người có sự tương giao với Chúa. Chính nàng là người biết thập tự giá. Chính nàng là người để cho Chúa làm Vua. Chính nàng là người nhìn thấy vẻ đáng yêu của hội thánh. Cũng chính nàng là người nhận thức rằng về một mặt nàng đen, và mặt khác nàng là một đóa hoa hồng Sharon và một bông hoa huệ trong các thung lũng.
Anh chị em ơi, một người mới được cứu coi mình là trung tâm thì bình thường. Kinh nghiệm và sự vui hưởng Chúa của một tín đồ mới không tập trung vào Chúa nhưng vào chính người ấy. Người ấy tìm kiếm sự thỏa mãn của chính mình chứ không phải của Chúa. Mối quan tâm của người ấy là mình cần gì chứ không phải Chúa cần gì. Trong nếp sống Cơ Đốc của mình, điều người ấy muốn, cầu xin và quan tâm là chính mình. Do đó chúng ta có thể nói rằng người ấy chỉ đang lợi dụng Chúa, nhưng việc người ấy lợi dụng Chúa đem người ấy vào trong sự hiện diện của Chúa.
Ngợi khen Chúa vì Ngài dung chịu một tình trạng như vậy. Thật vậy, thậm chí Ngài còn rất vui về điều đó. Ngài mời gọi chúng ta chạm đến tình yêu của Ngài, lợi dụng Ngài, vui hưởng Ngài, kinh nghiệm Ngài và bước vào trong các căn phòng của Ngài để kinh nghiệm thập tự giá, để chấp nhận Ngài làm Vua, để nhận biết hội thánh, và cuối cùng là nhận biết bản ngã. Chúa vui mừng khi chúng ta vui hưởng các sự cung cấp của Ngài theo cách như vậy, cho dù chúng ta đang coi mình là trung tâm.
TỪ SỰ VUI HƯỞNG CHÚA TRỌN VẸN
ĐẾN MỐI LIÊN HIỆP TRỌN VẸN VỚI NGÀI
Bây giờ chúng ta đến phân đoạn thứ hai của sách Nhã Ca. Trong giai đoạn này, người tìm kiếm bắt đầu có sự nhận thức ngày càng cao hơn khi tri thức và kinh nghiệm của nàng về Chúa tiến bộ hơn. Trong giai đoạn đầu, nàng chính yếu coi mình là trung tâm. Trong giai đoạn thứ hai này, Chúa kêu gọi nàng trổi dậy. Chúa muốn trung tâm sự tập trung của nàng chuyển dời từ nàng qua chính Chúa, từ sự thỏa mãn của nàng qua sự thỏa mãn của Ngài, từ sự tương giao của các căn phòng đến một sự tương giao sâu hơn với Ngài, và từ tri thức ban đầu về thập tự giá đế kinh nghiệm thực tiễn về thập tự giá. Trong quá khứ thì hội thành vì nàng; bây giờ nàng thấy hội thánh là vì Chúa. Nếp sống Cơ Đốc của nàng không còn ở trên đồng bằng nữa nhưng đang hướng lên. Nàng bắt đầu sống một nếp sống ngày càng cao hơn trước mặt Chúa.
Phân đoạn thứ hai bắt đầu với sự kêu gọi của Chúa. Đó là một sự kêu gọi về sự giải phóng khỏi bản ngã. Dường như Chúa nói với nàng: “Ngươi cần được giải phóng khỏi việc quan tâm đến cảm nhận, sự vui hưởng, sự mong đợi của ngươi về hiện diện của Ta, và thậm chí là tình trạng vui mừng của ngươi với các anh chị em. Từ giờ trở đi, Ta sẽ xây dựng ngươi. Ta sẽ công tác trên ngươi để ngươi có thể tăng trưởng, trưởng thành và đứng vững trước mặt Ta. Bây giờ Ta có một yêu cầu cho ngươi. Ta muốn ngươi chuyển dời trung tâm của ngươi từ cảm nhận của ngươi đến niềm ao ước của Ta. Ngươi không hiện hữu vì sự nuôi dưỡng và thỏa mãn riêng của mình, những người khác cũng không hiện hữu vì sự chăm sóc và chúc phước của ngươi. Ngươi và Ta phải được liên hiệp trong cảm nhận, sự lao tác và chủ đích. Ngươi phải trở nên một với Ta”. Anh chị em ơi, điều này đem đến cho nếp sống Cơ Đốc của chúng ta một sự thay đổi lớn.
Trong kinh nghiệm thuộc linh của mình, chúng ta không thể tách rời khỏi hai nền tảng. Nền tảng thứ nhất chúng ta phải có là một sự vui hưởng Chúa trọn vẹn. Nền tảng thứ hai là một mối liên hiệp trọn vẹn với Ngài. Trong giai đoạn thứ nhất của nếp sống Cơ Đốc, chúng ta vui hưởng Chúa và sự phong phú của Ngài. Trong giai đoạn thứ hai, chúng ta trở nên nối kết với Ngài và chủ đích của Ngài.
“BÂY GIỜ CHÀNG ĐẾN, NHẢY QUA CÁC NGỌN NÚI,
NHẢY NHÓT TRÊN CÁC NGỌN ĐỒI”
Nền tảng của giai đoạn thứ hai là xây dựng một điều gì đó trong chúng ta để chúng ta có thể có cùng một cảm nhận với Chúa. Khởi đầu giai đoạn thứ hai, Chúa khải thị chính Ngài như Đấng đang nhảy qua các ngọn núi, nhảy nhót trên các ngọn đồi đến với chúng ta (2:8). Ngài đến. Ngài đã thắng hơn và đắc thắng mọi khó khăn, trở ngại và gian khổ. Không điều gì có thể ngăn cản sự đến của Ngài. Ngài khải thị rằng Ngài không chỉ là Chúa của các căn phòng, Chúa của sự vui hưởng, và Chúa của tình yêu mà còn là một Chúa dẫn chúng ta vượt lên và đắc thắng mọi sự để sống một nếp sống thiên thượng, vượt trổi. Ngài có thể dẫn dắt chúng ta bước đi vượt trên mọi sự trong sự phục sinh với Ngài.
“BÂY GIỜ CHÀNG ĐỨNG SAU BỨC TƯỜNG CỦA CHÚNG TÔI”
Trong câu 9 chúng ta được cho biết: “Bây giờ chàng đứng sau bức tường của chúng tôi.” Ngài đang nhảy qua các ngọn núi và nhảy nhót trên các ngọn đồi như Đấng đã đắc thắng mọi sự. Tuy nhiên, khi Ngài đến, Ngài đứng phía sau “bức tường của chúng ta.” Bức tường của chúng ta là kinh nghiệm quá khứ của chúng ta. Kinh nghiệm và sự vui hưởng của ngày hôm qua trở nên bức tường của ngày hôm nay. Mọi điều tốt lành, đúng đắn và lành mạnh trong quá khứ trở nên bức tường hôm nay, ngăn trở chúng ta tiến lên. Vì cớ điều này, chúng ta cần sự thương xót của Chúa liên tục.
Tại sao việc để cho Chúa dẫn chúng ta tiến lên với Ngài hơn nữa sau khi chúng ta đã có đôi chút kinh nghiệm về Ngài lại khó khăn như vậy? Đó là vì chúng ta bám chặt các kinh nghiệm đó. Chúng ta quý trọng, vui hưởng và tôn trọng kinh nghiệm Chúa của mình trong quá khứ. Chúng ta cho rằng vì các kinh nghiệm đó là từ Chúa, nên chúng có giá trị đặc biệt trước mặt Ngài. Tuy nhiên, các kinh nghiệm này trở nên một bức tường giữa chúng ta và Chúa. Chúng cản phá dẫn dắt chúng ta tiến lên hơn nữa.
Anh chị em ơi, mọi kinh nghiệm mà Chúa đo lường cho anh chị em đều giống như mùa xuân hoặc mùa đông. Điều đó là để sửa soạn con đường cho các kinh nghiệm hơn nữa. Vì vậy anh chị em không thể lưu lại vị trí hiện tại, và anh chị em không thể bám lấy hoặc quý trọng các kinh nghiệm quá khứ của mình. Nếu anh chị em làm như vậy, tự phát chúng ta sẽ trở nên một bức tường giữa anh chị em và Chúa.
“CHÀNG ĐỨNG”– NGÀI SẴN SÀNG HÀNH ĐỘNG
Chúa đứng sau bức tường của anh em. Điều này chỉ tỏ rằng Ngài sẵn sàng hành động; Ngài đang đứng chứ không ngồi. Ngài đứng đó chờ đợi anh em. Ngay khi anh em sẵn sàng, Ngài sẽ lập tức hành động. Ngay khi anh em sẵn sàng, Ngài sẽ dẫn dắt. Ngay khi anh em sẵn sàng, Ngài sẽ đem anh em vào trong một cuộc hành trình khác. Ngay khi anh em sẵn sàng, Ngài sẽ đem anh em tiến lên một giai đoạn khác trong sự tăng trưởng thuộc linh của mình. Về việc tiến lên của anh em, Chúa không bao giờ ở không. Ngài luôn sẵn sàng đi.
Shulammite làm chứng: “Bây giờ chàng đến, nhảy qua các ngọn núi, nhảy nhót trên các ngọn đồi”. Ở đây không phải Chúa đang đến để dự tiệc với chúng ta. Thay vì vậy, Ngài đang đến để chúng ta có thể đi với Ngài hầu nhảy qua các ngọn núi và nhảy nhót trên các ngọn đồi. Ngài ao ước cấu tạo sự phong phú vượt trổi và quyền năng của Ngài vào trong chúng ta để trở nên sự phong phú, vượt trổi và quyền năng của chúng ta. Ngài ao ước có mối liên hiệp sâu hơn, trọn vẹn hơn với chúng ta. Qua một mối liên hiệp như vậy, chúng ta sẽ vui hưởng không chỉ tình yêu và sự hiện diện của Ngài mà còn vui hưởng sự chết và sự phục sinh của Ngài. Do đó khi Ngài đến, Ngài đứng đó và gọi chúng ta: “Hỡi người yêu dấu của Ta, ngươi sẵn sàng đi chưa?”
Khi Chúa mời gọi chúng ta đi, không có ai đủ sáng tỏ để đáp ứng ngay lập tức. Hãy nghĩ thử xem. Đây là một anh em có nhiều kinh nghiệm quý báu. Anh ấy vẫn đang kinh nghiệm sự vui hưởng nhà yến tiệc cùng với tất cả các thánh đồ. Ngọn cờ yêu thương của Chúa phất trên anh ấy. Anh ấy làm chứng rằng mình đang ở trong vòng tay yêu thương của Chúa. Anh ấy cũng nói với các thánh đồ: Anh chị em là sự vui hưởng của tôi, bánh nho khô và những trái táo của tôi. Được ở với Chúa và với tất cả các anh chị em quả thật thú vị. Chúng ta đã có được chút ít sự xây dựng và sự tương giao kỳ diệu. Chúng ta không bao giờ cãi cọ hoặc tranh cãi. Chúng ta ở trong sự hòa hợp và đã trở nên sự cung ứng cho nhau”. Nếu vào lúc ấy Chúa hiện diện ra và nói: “Hãy đi”, thì người tìm kiếm chắc chắn sẽ bối rối và hỏi: “Chúa ôi, Ngài thật sự muốn tôi đi sao? Ngài muốn tôi đi đâu?”Thật ra, có thể chúng ta không thuộc linh như vậy, và thậm chí không thể nhìn thấy hoặc nghe sự kêu gọi của Chúa trong một tình trạng như vậy.
Anh chị em ơi, khi không có sự hiện diện của Chúa thì anh chị em dễ đáp ứng hơn nhiều. Nếu không có sự hiện diện của Chúa, sự khô hạn sẽ khiến anh chị em muốn lìa khỏi tình trạng đó ngay lập tức. Và khi Chúa yêu cầu anh chị em đi, anh chị em sẽ theo Ngài không do dự. Tuy nhiên, trong tình huống này, người tìm kiếm không yếu đuối hoặc khô hạn. Nàng có sự hiện diện của Chúa. Mọi sự điều quá đỗi dịu ngọt, vinh hiển và thắng thế. Thậm chí “những cây nho đang trổ hoa”. Khi mọi sự rất tươi sáng và kì diệu, và Chúa nói: “Người yêu của ta ơi, hãy trỗi dậy,” thì thật khó để anh chị em đáp ứng với sự kêu gọi của Ngài.
CÁC KINH NGHIỆM THUỘC LINH
LÀ BỨC TƯỜNG GIỮA CHÚNG TA VÀ CHÚA
Khi Chúa kêu gọi chúng ta theo cách như vậy, chúng ta đáp lại: “Bây giờ tôi không ổn sao? Ở đây không tốt đẹp sao? Sao Ngài lại bảo tôi đi lúc này? Ngài có chắc không?” Thật sự có một bức tường giữa chúng ta và Chúa. Bức tường này là gì? Đó không phải thế giới, cũng không phải tội lỗi. Thay vì vậy, đó là các kinh nghiệm thuộc linh đẹp đẽ nhất, quý báu nhất và thắng thế nhất. Các kinh nghiệm vượt trổi và thỏa mãn này trở nên một bức tường phân rẽ chúng ta khỏi Chúa.
Ban đầu, khi Chúa dẫn dắt, chúng ta bước theo ngay lập tức, vì chúng ta có một linh sẵn sàng. Tuy nhiên, ngay khi chúng ta bước vào trong điều mà Chúa dẫn chúng ta bước vào, điều đó trở nên một bức tường. Bức tường này có thể bao gồm sự vui hưởng mà chúng ta nắm giữ, phương tiện và phương cách có hiệu quả, và bất cứ điều gì làm cho chúng ta có sự vui hưởng hay sự thành công thuộc linh để chúng ta không cần nương tựa vào Chúa. Khi nào thì chúng ta có bức tường? Không phải lúc chúng ta yếu đuối và khô hạn. Chính lúc chúng ta đang đắc thắng và cảm thấy mình có đường lối. Chúng ta quá chắc chắn về cách để tiến lên, và điều đó trở nên một bức tường. Khi một tình huống như vậy phát sinh, chúng ta không thể tiến lên hơn nữa với Chúa trên một con đường thiên thượng.
Về nguyên tắc, mỗi kinh nghiệm thuộc linh mà anh em có được đều có thể trở nên một bức tường ngăn cản anh em tiến lên hơn nữa. Càng tăng trưởng trong Chúa, anh em sẽ càng có ít bức tường, vì anh em dần dần học được rằng Chúa luôn luôn muốn đem anh em vào trong một điều gì đó hơn nữa. Thí dụ, nếu anh em muốn nắm giữ một điều gì đó mà anh em có được từ chính các sứ điệp này, điều đó sẽ trở nên một bức tường ngăn cản Chúa đem anh em tiến lên hơn nữa.
Nếu thật sự ao ước đi theo Chúa, anh em phải đến trước mặt Ngài và hỏi: “Có bức tường nào giữa chúng ta không? Nếu có, xin hãy phá nổ nó hoàn toàn. Dù đó là kinh nghiệm cao nhất, cảm nhận dịu ngọt nhất, hay công tác lớn nhất, tôi cũng không muốn. Tôi thà quăng bỏ điều đó để không có bức tường nào giữa chúng ta”
“CHÀNG ĐANG NHÌN QUA CÁC CỬA SỔ,
LIẾC QUA CHẤN SONG”
Về một mặt, Chúa đang đứng sau bức tường của chúng ta. Mặt khác, Ngài đang nhìn qua các cửa sổ và liếc qua chấn song (2:9). Trong tình trạng này, chúng ta có thể nhìn thấy Ngài và Ngài có thể thấy chúng ta. Ngài gọi chúng ta, ban cho chúng ta khải thị, và để cho chúng ta thấy mặt Ngài trong khi khích lệ chúng ta trỗi dậy. Tuy nhiên, chúng ta không muốn đi theo Ngài, vì chúng ta có sự khoan khoái thuộc linh với những điều minh có.
Thật khó để chúng ta bỏ lại phía sau điều chúng ta hiện đang kinh nghiệm. Dường như điều đó đã vào trong huyết quản chúng ta và chúng ta không thể buông bỏ. Chúa không nghỉ ngơi, Ngài đang hồi hộp hi vọng chúng ta nhận thấy Ngài và xoay hướng chăm xem Ngài. Nhưng than ôi, chúng ta vẫn tập trung vào một sự dạy dỗ nào đó mà chúng ta đã vui hưởng, vào tình trạng thuộc linh hiện tại của mình, vào các anh em, các sự thực hành, hay vào những gì chúng ta đã kinh nghiệm về Chúa bấy lâu. Chúng ta không nhận thấy Ngài đang nóng lòng chờ đợi chúng ta. Ngài khẩn thiết gọi chúng ta: “Hãy đến!” nhưng chúng ta không nhận biết hoặc không hiểu. Tình trạng của chúng ta thật đáng thương tiếc biết bao!.
“NGƯỜI YÊU CỦA TA ƠI, NGƯỜI ĐẸP CỦA TA ƠI,
HÃY TRỖI DẬY VÀ BƯỚC RA”
Chúa không chỉ để chúng ta nhìn thấy Ngài mà còn nghe tiếng Ngài, vì Ngài kêu gọi chúng ta. “Người yêu của Ta ơi, người đẹp của Ta ơi, hãy trỗi dậy và bước ra” (2:10). Ở đây Chúa khen ngợi người tìm kiếm của Ngài và gọi nàng là người đẹp của Ngài. Chúa thấy nàng đẹp và đáng yêu. Nàng rất thu hút, vì vậy Chúa nói: “Người yêu của Ta ơi, người đẹp của Ta ơi, hãy trỗi dậy và bước ra.”
1. “Vì Bây Giờ Mùa Đông Đã Qua;
Mưa Đã Dứt và Qua Rồi”
Câu 11 tiếp tục: “Vì bây giờ mùa đông đã qua; mưa đã dứt và qua rồi”. Anh em có thể đã nghĩ rằng các kinh nghiệm đó là một điều gì đó của mùa xuân. Tuy nhiên, Chúa bảo anh em rằng việc anh em cứ ở trong những điều đó phải được xem là thời kỳ mùa đông. Dường như Chúa muốn nói: “các kinh nghiệm, sự vui hưởng, cung ứng và khoe khoang của ngươi phải dừng lại. Mùa đông đã qua. Mưa cũng đã dứt và qua rồi. Ngươi sẽ không nhận được sự cung ứng, nuôi dưỡng hoặc tưới nước nếu ngươi cứ tiếp tục ở trong những điều này.
Anh chị em ơi, ban đầu khi được cứu, anh chị em có thể khóc khi nghĩ về Chúa. Sau khi được phục hưng trong đời sống thuộc linh của mình, anh em có thể đã khóc một lần nữa khi tình yêu của anh em đối với Chúa được làm mới lại. Tuy nhiên, anh chị em không cần phải tìm cách trở lại các tình huống đó. Cơn mưa đó đã dứt và qua rồi. Ao ước hoặc cầu nguyện về điều đó cũng vô ích. Nếu anh em xin Chúa cho anh em có kinh nghiệm điều đó một lần nữa, Chúa sẽ trả lời: “Đừng cầu xin để kinh nghiệm sự thương xót của Ta theo cách này một lần nữa, Ta sẽ không thông cảm với ngươi trong vấn đề này.” Anh chị em ơi, điều anh chị em quý trọng, điều dịu ngọt nhất, điều đã giúp đỡ anh chị em trước đây– tất cả đều qua rồi. Bây giờ Chúa nói: “hãy trỗi dậy và bước ra. Mưa đã dứt và qua rồi. Ta sẽ không tưới nước, nuôi dưỡng và chúc phước ngươi theo cách Ta đã làm trước đây. Cơn mưa mà chúc phước ngươi trước đây đã tạnh rồi. Nó đã dứt và qua rồi. Vấn đề ngươi vui hưởng trước đây đã kết thúc rồi.”
2. “Những Bông Hoa Đua Nở Trên Đất”
Mặc dù đây là một thời kỳ lạnh lẽo, nhưng đó cũng là thời kỳ đẹp đẽ. “Những bông hoa đua nở trên đất; thời kỳ hát xướng đã đến, và chúng ta đã nghe thấy tiếng chim cu trong xứ” (2:12). Việc những bông hoa xuất hiện chỉ tỏ rằng sự sống dư dật đã được biểu lộ giữa vòng các thánh đồ. Đức Chúa Trời có một chủ đích đời đời và chủ đích này được thực hiện qua sự biến đổi của các thánh đồ. Khi ở với các thánh đồ, anh em cần phải có cảm nhận là những bông hoa đang đua nở trên đất.
3. “Thời Kỳ Hát Xướng Đã Đến”
Sau đó chúng ta được cho biết: “thời kỳ hát xướng đã đến” (2:12) Vào lúc đó, dân chúng ngợi khen Đức Chúa Trời, và lời ngợi khen của họ chân thật và thực tiễn. Một sự ngợi khen như vậy thì đẹp đẽ trước mặt Chúa. Điều đó giống như âm nhạc. “Thời kỳ hát xướng đã đến”!
4. “Chúng Ta Đã Nghe Thấy Tiếng Chim Cu trong xứ”
Hơn nữa, “chúng ta đã nghe thấy tiếng chim cu trong xứ” (2:12). Tiếng chim cu đại diện cho tình yêu. Tình yêu này không chỉ hiện hữu giữa anh em và Chúa mà còn giữa Chúa và các anh chị em. Khi nghe tiếng chim cu, anh chị em nghe thấy sự hát xướng và các bài tình ca. Ngợi khen Chúa về những bông hoa, sự hát xướng và tiếng chim cu!
5. “Cây Vả Đã Cho Trái Chín,
Còn Nho Đang Trổ Hoa”
Cũng có hai lời khích lệ. Thứ nhất, Chúa bảo chúng ta cây vả đã cho trái chín. Thứ hai, Ngài nói rằng nho đang trổ hoa (2:13). Anh em giống như cây vả đã cho trái chín.
Một sự biểu lộ hơn nữa đã xảy ra trong anh em. Điều đó không có nghĩa là anh em đã trở nên trưởng thành đầy đủ trong sự sống, nhưng điều đó thật sự cho thấy anh em đã đạt đến sự chín muồi trong kinh nghiệm về giai đoạn này. Bây giờ anh em cần tiến đến một kinh nghiệm khác với Chúa: bây giờ là lúc để anh em kết trái, vì các cây nho của anh em đang trổ hoa.
Ngợi khen Chúa về năm điểm này trong các câu 11 đến 13. Thứ nhất, mùa đông đã qua, mưa đã dứt và qua rồi. Thứ hai, những bông hoa đua nở trên đất. Thứ ba, thời kỳ hát xướng đã đến. Thứ tư, chúng ta đã nghe thấy tiếng chim cu trong xứ. Và thứ năm, cây vả đã cho trái chín, còn nho đang trổ hoa. Năm điểm này kỳ diệu biết bao!. Chúa nói với chúng ta nhiều lần: “Đừng lưu lại với những điều trong quá khứ, vì những điều ở phía trước thậm chí còn chói sáng và vinh hiển hơn.” Chúng ta phải tiến lên cách kiên định và tiếp tục lao tác vào trong sự phong phú của Đấng Christ.
Chúa lặp lại: “Người yêu của Ta ơi, người đẹp của Ta ơi, hãy trỗi dậy và bước ra” (2:13). Vì bây giờ nàng đã có một sự biểu lộ nào đó trong sự sống, nên Chúa nhận thấy nàng hấp dẫn. Ngài ao ước nàng sẽ đi với Ngài và biểu lộ sự sống của Ngài trên đất.
“HỠI CHIM BỒ CÂU CỦA TA”
Trong câu 14, Chúa nói về Shulammite như chim bồ cầu của Ngài. Chúa từng nói rằng mắt nàng giống mắt bồ câu. Bây giờ nàng trở nên chim bồ câu. Bây giờ trong mắt Chúa, nàng thật sự xinh đẹp. Không chỉ đôi mắt nàng mà cả thân vị nàng cũng thuần khiết. Chúng ta không thấy như Chúa thấy; chúng ta không nghĩ mình giống như bồ câu. Tuy nhiên, Chúa nói: “Ngươi giống như bồ câu. Ta sẽ công tác trong ngươi và làm cho ngươi trở nên chim bồ câu.”
Vì vậy Ngài nói: “hỡi chim bồ cầu của Ta, trong các kẽ nứt của vầng đá, tại nơi ẩn náu trong vách núi, hãy cho Ta thấy vẻ mặt nàng, cho Ta nghe tiếng nàng; vì tiếng nàng dịu ngọt, và vẻ mặt nàng đáng yêu” (2:14). Chúa đang nói với chim bồ câu của Ngài rằng nàng cần hai điều: “các kẽ nứt của vầng đá và nơi ẩn náu trong vách núi. Các kẽ nứt của vầng đá tượng trưng cho mối liên hiệp của chúng ta với Chúa trong sự chết của Ngài trên thập tự giá. Việc chúng ta đi đến nơi ẩn náu trong vách núi chỉ tỏ rằng chúng ta có khả năng phục sinh và thăng thiên với Ngài để đi đến nơi mà những người bình thường không thể đến được. Khi đến nơi ẩn náu trong vách núi, chúng ta vui hưởng mọi sự phong phú của Christ trong sự phục sinh và thăng thiên của Ngài.
“CÁC KẼ NỨT CỦA VẦNG ĐÁ”
Vầng đá là chính Chúa. Các kẽ nứt của vàng đá là nơi chúng ta có thể được nối kết với Chúa. Ban đầu khi chúng ta yêu Ngài, mối liên hiệp giữa chúng ta là một sự sáp nhập của tình yêu, nhưng đó chưa phải là mối liên hiệp thật sự. Ở đây Chúa đòi hỏi chúng ta vui hưởng không chỉ tình yêu của Ngài mà còn chính Ngài. Chúng ta cần được nối kết trong mối liên hiệp với Ngài. Trong mối liên hiệp này chúng ta không chỉ vui hưởng sự phong phú của tình yêu Ngài; chúng ta cũng kinh nghiệm những gì Ngài đã trải qua.
Việc Chúa ao ước nhìn thấy chúng ta trong các kẽ nứt của vầng đá cho thấy rằng mọi kinh nghiệm của Chúa cũng phải là của chúng ta. Chúng ta cần kinh nghiệm thể nào Ngài đã tự hạ mình, chịu khổ, chịu khinh miệt và sỉ nhục. Vì vậy chúng ta cần kinh nghiệm việc được nối kết với Chúa trong các kẽ nứt của vầng đá, tức là ở trong mối liên hiệp với Chúa tại thập tự giá của Ngài.
Nếu so sánh kinh nghiệm Đấng Christ của mình ở đây với điều được mô tả trong chương một, chúng ta sẽ thấy kinh nghiệm trong chương một rất nông cạn. Ở đây Chúa kêu gọi chúng ta vào trong mối liên hiệp với ngài, mối liên hiệp vượt xa mối liên hiệp trong quá khứ của người tìm kiếm với Chúa qua việc đơn giản yêu Ngài. Trong mối liên hiệp qua các kẽ nứt của vầng đá này, mọi kinh nghiệm của Đấng Christ trở nên kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta trải qua điều mà Chúa đã trải qua. Chúng ta khóc như Ngài đã khóc. Chúng ta bị đánh đập và hiểu lầm giống như Ngài đã bị. Chúa ao ước nhìn thấy chúng ta trong các kẽ nứt của vầng đá, tức là Ngài ao ước rằng qua mối liên hiệp của thập tự giá, chúng ta sẽ kinh nghiệm những gì Ngài đã kinh nghiệm.
Anh chị em ơi, đây là khởi đầu của một cuộc hành trình gian khổ. Nếp sống Cơ Đốc của anh em cuối cùng đòi hỏi anh em phải có mối liên hiệp với sự chết của Chúa. Mỗi ngày thập tự giá cần phải công tác trong anh em khi anh em kinh nghiệm lời Chúa trong Matthew 16:24: “nếu ai muốn theo Ta, người ấy hãy phủ nhận chính mình và vác thập tự giá mình mà theo Ta.” Chúng ta cần phải tăng trưởng với Ngài trong hình trạng của sự chết Ngài nếu muốn ở với Ngài trong hình trạng của sự phục sinh Ngài (Ro. 6:5)
“NƠI ẨN NÁU TRONG VÁCH NÚI”
Chúa ao ước tìm thấy chúng ta không chỉ trong các kẽ nứt của vầng đá mà còn tại nôi ẩn náu trong vách núi. Vách núi là nơi những người bình thường không thể leo tới, nhưng Chúa ở đó. Từ ngữ “nơi ẩn náu” chỉ về sự tương giao. Vì vậy, ý nghĩa của cụm từ “tại nơi ẩn náu trong vách núi” có thể được dịch là “trong sự tương giao nơi vách núi”. Nói cách khác, điều đó có nghĩa là “trong sự tương giao của sự phục sinh,” vì vách núi đại diện cho đỉnh cao trung tâm mà Chúa đã đạt đến trong sự phục sinh của Ngài.
Chúa ở trong “các kẽ nứt của vầng đá” và Ngài mong chúng ta cũng nối kết với Ngài ở đó. Ngài mong chúng ta kinh nghiệm sự chết của Ngài trên thập tự giá. Ngài cũng ở tại “nơi ẩn náu trong vách núi”, mong đợi chúng ta nối kết với Ngài trong việc kinh nghiệm quyền năng và sự phong phú của sự phục sinh Ngài. Ngài mong muốn chúng ta sẽ liên hiệp với Ngài để Ngài có thể nhìn thấy vẻ mặt chúng ta và nghe được tiếng chúng ta trong mối liên hiệp này với Ngài.
Nếu Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta vác thập tự giá của mình và đi theo Ngài thì điều đó sẽ quá khó đối với chúng ta. Ngợi khen Ngài! Mặc dù chúng ta phải kinh nghiệm thập tự giá, nhưng chúng ta làm điều đó với kinh nghiệm về sự sống phục sinh dư dật. Chúng ta kinh nghiệm thập tự giá, nhưng chúng ta kinh nghiệm điều đó với sự phục sinh! Khi đối mặt với thử thách gay go, chúng ta có sự tin chắc rằng Chúa phục sinh là thành tín. Khi chịu khổ bởi tai họa mà đem chúng ta vào kinh nghiệm về sự chết của Ngài, chúng ta cũng kinh nghiệm Ngài trong sự phục sinh của Ngài. Chúng ta không thể ở trong điều này nếu không có điều kia. Chúng ta không chỉ ở trong các kẽ nứt của vầng đá mà còn ở tại nơi ẩn náu trong vách núi. Theo Chúa theo cách này là đi trọn con đường từ nhà yến tiệc đến các kẽ nứt của vầng đá và nơi ẩn náu trong vách núi, và tăng trưởng từ việc cứ ở trong một sự vui hưởng nào đó về sự phong phú của Chúa vào trong mối liên hiệp thực tiễn với Ngài.
Anh chị em ơi, đừng dừng lại ở việc Chúa đã hoàn thành trong anh chị em bao nhiêu hoặc anh chị em đã kinh nghiệm bao nhiêu sự vui hưởng. Anh chị em phải nhận thức rằng chúng ta đang bước đi trên lối mòn của thập tự giá. Chúng ta phải sẵn lòng để chết giống như Chúa. Tuy nhiên, sự chết này được kinh nghiệm trong sự phục sinh. Đó là nơi ẩn náu trong vách núi, một nơi mà những người bình thường không cách gì đạt đến. Chúng ta ở trong cõi thiên thượng với Chúa để kinh nghiệm nỗi khổ của thập tự giá trên đất. Do đó sự tương giao của chúng ta với Chúa trong mối liên hiệp này trở nên hết sức thân mật. Đây là kinh nghiệm về nơi ẩn náu trong vách núi.
“ HÃY CHO TA THẤY VẺ MẶT NÀNG,
CHO TA NGHE TIẾNG NÀNG”
Trong giai đoạn này, Chúa nói: “Hãy cho Ta thấy vẻ mặt nàng, cho Ta nghe tiếng nàng,” Vẻ mặt của một người là diện mạo bên ngoài của người ấy, và tiếng nói của một người là sự trình bày bên trong. Chúa muốn nhìn xem chúng ta trong cả hai phương diện. Ngài ao ước vui hưởng vẻ mặt và tiếng nói của chúng ta.
Anh chị em ơi, Chúa đang đòi hỏi anh chị em dâng toàn bộ thân vị của mình cho Ngài. Chúa muốn dẫn anh chị em vào trong sự chết cả bên trong lẫn bên ngoài, và vào trong sự phục sinh của Ngài. Sau khi kinh nghiệm mối liên hiệp Đấng Christ trong sự chết và sự phục sinh của Ngài, anh chị em sẽ trở nên một người mềm mại, dịu ngọt và đáng yêu cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi chúng ta kinh nghiệm sự chết và sự phục sinh của Chúa, tiếng nói của chúng ta trở nên dịu ngọt. Chúng ta có thể biểu hiện một điều gì đó thực tiễn khi sự ngợi khen Chúa của chúng ta ra từ kinh nghiệm chân thật. Tiếng nói của chúng ta trở nên dịu ngọt và vẻ mặt bên ngoài của chúng ta trở nên đáng yêu như một kết quả của sự thay đổi bên trong này.
“ HÃY BẮT NHỮNG CON CHỒN”
Câu 15 nói: “Hãy bắt những con chồn cho chúng ta, những con chồn nhỏ phá hoại vườn nho trong lúc các vườn nho của chúng ta đang trổ hoa.” Chúa đã kêu gọi người tìm kiếm của Ngài thoát khỏi các cảm nhận, các kinh nghiệm, các sự tin chắc trong quá khứ của nàng, và bất cứ điều gì khác quan trọng đối với nàng. Chúa kêu gọi nàng bước đi trên con đường thập tự trong mối liên hiệp với Ngài hầu cho nàng có thể bước vào trong kinh nghiệm về sự phục sinh. Kết quả là Chúa đã được hấp dẫn bởi sự biểu lộ càng đáng yêu hơn nàng.
Tuy nhiên, đôi mắt nàng chăm nhìn các vườn nho. Nàng quý trọng sự hoàn hảo và trọn vẹn trong công tác của nàng. Vì vậy nàng nói rằng các vườn nho đang trổ hoa, nhưng những con chổn đang gây rắc rối. Những con chồn ở đây đại diện cho xác thịt loài người. Thí dụ, chúng có thể đại diện cho những người nhiệt thành, không được kiểm soát bởi Linh, những người này giết chết các buổi nhóm bằng các sự dạy dỗ theo văn tự chết của họ. Theo sự hiểu biết của Shulammite, khi nào không còn những người xác thịt gây rắc rối thì Linh trong nếp sống hội thành mới được giải phóng và công tác mới tiến triển. Tuy nhiên, Chúa nhắc nhở nàng: “Đừng tập trung vào công tác!”.
Trước đó Chúa cũng đã không chấp thuận mối quan tâm của nàng về vườn nho của nàng (1:16). Ở đây, vào vuối chương 2, nàng vẫn chưa học được bài học này, vì nàng vẫn còn bận tâm về các vườn nho đang trổ hoa. Chúng ta có khuynh hướng chú ý đến những bông hoa chứ không phải những trái nho. Chúng ta không thể chỉ sinh ra những bông hoa. Chúng ta phải sinh ra những trái nho để làm nguồn cung ứng sự sống. Mặc dù thánh đồ này có một lượng kinh nghiệm đáng kể, nhưng nàng vẫn còn tập trung vào công tác, nghĩ cách để bắt những con chồn nhỏ.
Vào lúc này lòng nàng không thuần khiết. Dường như Chúa muốn nói với nàng: “Ngươi không nên muốn điều gì ngoài Ta. Ngươi cần phải đi con đường thập tự với Ta và kinh nghiệm mọi nỗi khổ của Ta cũng như mọi sự phong phú của Ta trong sự phục sinh.” Than ôi! Chúng ta thật nghèo nàn và nông cạn biết bao. Chúng ta thật dễ bỏ lỡ Ngài dường nào. Trong khi Chúa đang kêu gọi, chúng ta đáp lại: “Hãy bắt những con chồn cho chúng ta, những con chồn nhỏ phá hoại vườn nho trong lúc các vườn nho của chúng ta đang trổ hoa.” Người tìm kiếm của Chúa vẫn còn bận tâm về công tác, và nàng quên mất rằng Chúa ao ước nàng tiếp tục tiến cao hơn. Thay vì vậy, nàng lo lắng về việc phải làm gì với các vườn nho. Nàng quên mất sự kêu gọi của Chúa. Khi nào nàng vẫn còn bị mắc bẫy trong công tác và thỏa mãn với một chút thành tựu và tiến bộ, nàng sẽ không thể kinh nghiệm sự phong phú của sự thăng thiên cũng như vinh hiển của sự phục sinh của Đấng Christ.
“ NGƯỜI YÊU DẤU CỦA TÔI THUỘC VỀ TÔI,
VÀ TÔI THUỘC VỀ CHÀNG”
Ở điểm này, nàng có một điều không thể chê trách: nàng vẫn có một mối liên hệ dịu ngọt với Chúa. Nàng nói: “ Người yêu dấu của tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chành” (2:16). Tại sao nàng có thể nói điều này? Đó là nhờ kinh nghiệm quá khứ của nàng. Nàng vẫn đang ở trong nhà yến tiệc, và ngọn cờ phất trên nàng vẫn là tình yêu. Nàng có bánh nho khô và táo từ các thánh đồ và chính Chúa là sự vui hưởng của nàng. Nàng được đặt vào một nơi đầy sự vui hưởng. Vì vậy nàng nói: “ Người yêu dấu của tôi thuộc về tôi, và tôi thuộc về chàng.”
Một người bị mắc bẫy trong các công tác không thể nhận biết tình trạng thật của mình. Công tác của người ấy trở nên bức tường phân rẽ người ấy khỏi Chúa. Tại sao một người như vậy dường như vẫn cảm thức được sự dịu ngọt của Chúa? Đó là vì sự tập trung vào công tác thúc ép người ấy đến với Chúa. Không phải Chúa thật sự là Người yêu dấu của người ấy và người ấy là người yêu dấu của Chúa. Trong khi phục vụ, người ấy phải đến và hỏi Chúa về các buổi nhóm, sự lao tác, việc chăm sóc các thánh đồ,vv. Dường như điều đó đem người ấy vào trog một tình trạng mà người ấy cảm thấy Chúa thuộc về mình và mình thuộc về Chúa, nhưng cuối cùng cảm giác này sẽ sụp đổ, vì điều đó giống như nhà xây trên cát.
“ CÁC NÚI BETHER”
Chúa đã nói rõ với nàng: “Bây giờ mùa đông đã qua; mưa đã dứt và qua rồi, và yêu cầu nàng cho xem vẻ mặt nàng cũng như cho nghe tiếng nàng trong các kẻ nứt của vầng đá và nơi ẩn náu trong vách núi. Tuy nhiên, câu trả lời của nàng là: “Ô Chúa, tôi rất tiếc. Tôi không thể đi theo Ngài bây giờ, dù tôi sẵn lòng.” Do đó trong câu 17 nàng nói: “Cho đến khi bình minh ló dạng và bóng tối trốn đi, người yêu dấu của tôi ơi, hãy quay lại và giống như con linh dương hay con nai tơ trên các núi Bether.” Nàng nhận thức rằng Chúa đang kêu gọi mình, nhưng nàng quá bận rộn không thể bước theo. Nàng biết rằng Chúa ao ước có một mối liên hiệp sâu hơn với Nàng và Ngài đang đòi hỏi nàng sống trong sự phục sinh cùng với Ngài, nhưng nàng không thể lìa bỏ công tác của mình. Nàng muốn bước theo nhưng lại thiếu năng lực để làm điều đó. Vì vậy nàng kêu la: “Cho đến khi bình minh ló dạng và bóng tối trốn đi, người yêu dấu của tôi ơi, hãy quay lại và giống như con linh dương hay con nai tơ trên các núi Bether.”
“Bether” có nghĩa là “đầy dẫy thung lũng.” Điều này phải chỉ về tất cả các kinh nghiệm mà Chúa đã trải qua– sự chịu khổ, áp bức, sự chết trên thập tự giá, sự phục sinh, thăng thiên và vinh hóa của Ngài. Người tìm kiếm của Chúa chỉ có các thuật ngữ chứ không có thực tại của các kinh nghiệm này. Thậm chí nàng không quan tâm đến việc bước vào trong thực tại của những điều đó. Nàng vẫn được thấm nhuần bằng sự vui hưởng của nhà yến tiệc, nơi nàng tiếp tục ca tụng tình yêu của Ngài. Nàng vẫn tập trung vào bánh nho khô và những trái táo mà các thánh đồ cung cấp để làm cho nàng khỏe khoắn. Nàng vẫn đang sống trên đồng bằng chứ không phải trên núi. Mặc dù nàng biết Chúa đang kêu gọi mình đi lên, nhưng kinh nghiệm của nàng là: “linh thì sẵn sàng , nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Math. 26:14). Vì vậy nàng không còn lựa chọn nào ngoài việc kêu la: “Ô Chúa, cho đến khi bình minh ló dạng và bóng tối trốn đi, xin hãy quay lại các núi Bether. Vào lúc đó, hãy lấy đi mọi điều ở giữa chúng ta để tôi có thể vui hưởng sự phong phú và vinh hiển của sự phục sinh. Tôi thật sự ao ước rằng mọi điều Ngài dự định cho tôi sẽ trở nên thực tại của tôi!”
TITUS CHU - CANADA